NĂM 1941 BÁC HỒ VỀ CAO BẰNG LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG Đinh Ngọc Viện (Cao Bằng) Tháng 6 năm 1941, Bác Hồ (lúc đó lấy tên là Ba), rời bến nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Sau khi đi qua năm châu bốn biển, mất hơn 20 năm học hỏi rèn luyện, khi đã nắm chắc con đường cứu nước giải phóng đồng bào, Bác mong muốn khát khao trở về Tổ quốc, nhưng chưa thành. Trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản ngày 18/2/1930, Người đã nói: “Hai lần tôi thử quay trở về Việt Nam nhưng phải quay trở lại. Mật thám và cảnh sát ở biên giới rất cảnh giác đặc biệt là từ khi có vụ Việt Nam quốc dân Đảng”. Thời cơ “đột nội” chưa đến với Người. Tháng 9/1935 khi trả lời phỏng vấn của nhà báo Xô Viết Ilia Erenbua, Bác lại nói: “Tôi chỉ có một mong muốn là sớm trở về Tổ quốc”. Có thể nói trở về Tổ quốc luôn luôn là khát vọng cháy bỏng của Người. Tháng 10/1938, Bác lại rời Matxcova, xích lại gần quê hương, tìm cơ hội về nước. Năm 1940, biến cố của chiến tranh thế giới đã tạo ra cơ hội mà Bác hằng mong đợi, đó là sự kiện nước Pháp đầu hàng phát xít Đức. Cơ hội xuất hiện một cách khách quan nhưng quan trọng hơn là nhận biết cơ hội và lợi dụng cơ hội đó như thế nào? Đây là thời cơ mà Bác đã mong đợi từ lâu. Người khẳng định: “Việc Pháp mất nước là một cơ hội thuận lợi cho cách mạng Việt Nam, ta phải tranh thủ tìm mọi cách về nước ngay để tranh thủ thời cơ, chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng”. Nhưng việc lựa chọn địa điểm, tức chỗ đứng chân trong nước là hết sức quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định toàn bộ sự phát triển về sau của cách mạng. Ý tưởng về chỗ đứng chân, về căn cứ địa cách mạng đã xuất hiện khá sớm trong lí luận cách mạng của Bác. Trong tác phẩm “Công tác quân sự của Đảng trong nông dân” (1982) Người đã chỉ rõ “Việc tuyên truyền cách mạng phải được tiến hành trong tất cả các vùng nông thôn nhưng phải tập trung chủ yếu vào một tỉnh hoặc một vài tỉnh đặc biệt…Do vậy khi Đảng, Cách mạng đoán trước được tình hình cách mạng trực tiếp đang tới gần thì phải chỉ ra được tỉnh nào hay huyện nào là quan trọng nhất theo quan điểm tuyên truyền trong nông dân và phải dồn sự chú ý vào đó, phải tập trung sức người, sức của cho nó” Từ những ý tưởng đó, Người đã có dịp vận dụng nó vào thực tiễn lựa chọn chỗ đứng chân, đột phá khẩu sau đó là xây dựng và mở rộng căn cứ địa cách mạng của cả nước. Đầu tiên Người có ý định “đột nội” theo hướng Lào Cai, Người đã cử Bùi Đức Minh, Hoàng Văn Lộc về biên giới Lào Cai nắm tình hình trong nước và đặt cơ sở liên lạc để về nước hoạt động. Nhưng qua nghiên cứu ki phong trào cách mạng và địa thế của Cao Bằng Người đã quyết định chọn địa bàn chiến lược trọng yếu này xây dựng thnàh căn cứ địa vững chắc của cả nước. Nhưng tại sao lại là Cao Bằng mà không phải là hướng nào khác? Có lẽ trong suy nghĩ của Bác Cao Bằng đã quy tụ được nhiều yếu tố cần thiết. Trước hết về yếu tố địa lý: Cao Bằng có nhiều đường sang Trung Quốc cả đường cái, đường mòn, đường sông. Về giao thông liên lạc đây chính là điểm thuận lợi, điểm mạnh của những người yêu nước song lại là chỗ yếu của bọn thống trị. Cao Bằng còn có đường quốc lộ đi xuống Thái Nguyên, Lạng Sơn và Xuyên Việt…Ở Cao Bằng còn có địa thế hiểm trở, ở vùng sâu, vùng xa bọ máy thống trị của thực dân không với được hết…Vì vậy từ những chỗ yếu đó khả năng phát triển của cách mạng là hết sức rộng mở. Về yếu tố con người: Ngay từ khi còn ở Matxcova, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã được tiếp xúc với một người dân tộc Tày Cao Bằng. Đó là anh Hoàng Văn Nọn (tức Hoàng Tú Hưu, Hoàng Như) trong đoàn đại biểu của Đảng cộng sản Đông Dương tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản họp ở Matxcova vào tháng 7/1935. Sau khi kết thúc công việc Đại hội VII Quốc tế Cộng sản và Đại hội VI Quốc tế Thanh niên, Hoàng Văn Nọn ở lại dự lớp học ngắn hạn tại trường Đại học Phương Đông. Trong thời gian ở Matxcova Hoàng Văn Nọn đã được Nguyễn Ái Quốc giúp đỡ tận tình và qua đó có được những ấn tượng tốt đẹp về anh và về quê hương Cao Bằng. Hoàng Văn Nọn và Hoàng Đình Giong là những người Cao Bằng đầu tiên lựa chọn con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Anh là một trong những người xây dựng chi bộ Đảng cộng sảnđầu tiên ở Cao Bằng và đầu tiên ở Việt Bắc. Đó là chio bộ Nặm Lìn – Hoà An vào ngày 1/4/1930. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ này, đã lần lượt xuất hiện nhiều chi bộ Đảng ở các nơi như Phúc Tăng, Xuân Phách (Hoà An), Tĩnh Túc (Nguyên Bình), Sóc Hà (Hà Quảng) và chi bộ làng Cốc Coóc (Quảng Uyên) là chi bộ giữ đường dây liên lạc từ Cao Bằng sang Long Châu (Trung Quốc), nơi có chi bộ Hải ngoại của Đảng cộng sản Đông Dương. Với những hoạt động tích cực đó mà tháng 7/1933 Ban lãnh đạo Hải ngoại đã công nhận ban chấp hành tỉnh uỷ Cao Bằng do Hoàng Văn Nọn là bí thư, tiếp đó các Châu uỷ được thành lập ở Hoà An (1933), ở Hà Quảng (1935). So với các tỉnh giáp Trung Quốc thì Cao Bằng có phong trào cách mạng do Đảng cộng sản lãnh đạo sớm nhất và vững chắc hơn. Đó là một điểm mạnh của Cao Bằng để lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lựa chọn hướng về nước - điểm đặt chân đầu tiên để xây dựng căn cứ địa cách mạng. Người đã nhận định: “Căn cứ địa cách mạng Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nước ta. Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi. Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về phía Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối phong trào được với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu trannh vũ trang, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có thể giữ”*. Một điều rất quan trọng nữa là đầu tháng giêng năm 1941 trong thời điểm quyết định lựa chọn thì lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc gặp Hoàng Văn Thụ, đại diện của Trung ương Đảng ta từ trong nước sang - Cuộc gặp gỡ tại làng Tân Khư, Tĩnh Tây (Trung Quốc). Trong cuộc gặp gỡ đó, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã báo cáo với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tình hình trong nước và việc chuẩn bị Hội nghị Trung ương lần thứ tám, đồng thời đề nghị Người về nước theo hướng Cao Bằng vì trình độ giác ngộ cách mạng của nhân dân tương đối cao và cán bộ vững vàng. Đề nghị của Hoàng Văn Thụ rất đúng với suy nghĩ của Người bởi trước đó Người đã cử Vũ Anh về nước tìm một địa điểm thật bí mật , có hàng rào quần chúng bảo vệ và có đường rút lui, Cũng trong thời gian đó, Người tổ chức một lớp huấn luyện chính trị cho trên 40 thanh niên yêu nước phần đông là người Cao Bằng, làm nòng cốt cho cuộc trở về Tổ Quốc của mình. Thực hiện sự chỉ đạo của Người, đồng chí Vũ Anh đã tìm được một nơi “bí mật” có hàng rào quần chúng bảo vệ và có đường rút lui. Đó là Pác Bó xã Trường Hà (Hà Quảng). Vào ngày 28 tháng 1 năm 1941, đồng bào các dân tộc ở Pác Bó vinh dự đón lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước. Những ngày đầu mới về, Người ở với đồng bào bản Pác Bó, nhưng để đảm bảo bí mật, ngày 8 tháng 2 năm 1941 Người đã vào hang Cốc Pó ở gần bản Pác Bó, Hang Cốc Pó có đường sang biên giới nên có thể rút lui an toàn khi bị lộ. Từ đó lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với bí danh Già Thu cùng với những đồng chí thân cận sống và làm việc tại Pác Bó. Từ đó Pác Bó trở thành đầu nguồn cách mạng. Xuất phát từ Pác Bó , đến tháng 6 năm 1945 ta có khu giải phóng gồm 6 tỉnh (Cao - Bắc - Lạng – Thái – Tuyên – Hà), đến tháng 8 năm 1945 ta được cả nước Việt Nam. Tất cả những điều đó đều bắt nguồn từ sự lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn của Bác: Chọn Cao Bằng để về nước và chọn Cao Bằng làm căn cứ địa cách mạng. * Võ Nguyên Giáp: Từ nhân dân mà ra. NXB – QĐND – Hà Nội 1969 Trang 33 . NĂM 1941 BÁC HỒ VỀ CAO BẰNG LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG Đinh Ngọc Viện (Cao Bằng) Tháng 6 năm 1941, Bác Hồ (lúc đó lấy tên là Ba), rời bến nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Sau khi đi qua năm. địa cách mạng Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nước ta. Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi. Nhưng từ Cao Bằng. Nhưng tại sao lại là Cao Bằng mà không phải là hướng nào khác? Có lẽ trong suy nghĩ của Bác Cao Bằng đã quy tụ được nhiều yếu tố cần thiết. Trước hết về yếu tố địa lý: Cao Bằng có nhiều đường