1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHÍNH TRỊLÝ LUẬN VÀ KỸ NĂNG

69 647 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 428,5 KB

Nội dung

MỤC ĐÍCH MÔN HỌC 1)Trang bị những tri thưc tổng quát về nghiên cứu khoa học; khoa học LL chính trị 2) Xác lập thái độ gắn hoạt động lãnh đạo, quản lý, hoạt động chuyên môn với NCKH; hình thành tư duy mới, tư duy khoa hoc, sáng tạo, đột phá 3) Rèn luyên kỹ năng luận chứng, thực hiện một đề tài khoa học, trực tiếp là đề tài KHCT

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ & TUYÊN TRUYỀN

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHÍNH TRỊ-

LÝ LUẬN VÀ KỸ NĂNG

Trang 2

MỤC ĐÍCH MÔN HỌC 1)Trang bị những tri thưc tổng quát về

nghiên cứu khoa học; khoa học LL chính trị 2) Xác lập thái độ gắn hoạt động lãnh đạo, quản lý, hoạt động chuyên môn với NCKH; hình thành tư duy mới, tư duy khoa hoc,

sáng tạo, đột phá

3) Rèn luyên kỹ năng luận chứng, thực hiện một đề tài khoa học, trực tiếp là đề tài KHCT

Trang 3

YÊU CẦU MÔN HOC

- Thời lượng 60 tiết (4ngày)

- Nghe giảng, trao đổi

- Luận chứng đề tài NCKH

- Trình bày và trao đổi trước lớp

- Mỗi người viết 1 tiểu luận: Luận chứng 1 đề

tài; cả lớp nén thành 1 fie gửi theo dịa chỉ: Dương Xuân Ngọc

Email: dxngoc@yahoo.com

ĐT: 0913 280 855

Trang 4

BÀI TẬP LUẬN CHỨNG ĐỀ TÀI KHOA HỌC

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng 4.2 Phạm vi

5 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

5.1 Câu hỏi nghiên cứu 5.2 Giả thuyết nghiên cứu 6.Phương pháp luận/cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp luận/cơ sở lý luận 6.2 Phương pháp nghiên cứu

7 Điểm mới khoa học

8 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

9.Kết cấu đề tài

10 Tài liệu tham khảo

Trang 5

động của thế giới vật chất xung quanh

•Một cách khái quát Khoa học được hiểu với 3 tư cách:

Trang 6

a) là hệ thống tri thức về những qui luật của tự nhiên, xã hội và tư uy con người; trong đó có tri thức kinh nghiệm (là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống

hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con

người và giữa con người với thiên nhiên)và tri thức khoa học(là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ

thống nhờ hoạt động NCKH);

b)là hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện và ứng

dụng những qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy con người;

c) là một hình thái ý thức xã hội, tồn taị tương đối độc

lập với các hình thái ý thức xã hội khác, phản ánh tồn tại

xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định.

Trang 7

1.1.2 Tiêu chí nhận biết môn khoa học

- Có lịch sử hình thành và phát triển

- Có đối tượng nghiên cứu: bản thân sự vật, hiện tượng

được đặt trong phạm vi quan tâm của bộ môn; Những đặc điểm phản ánh bản chất của sự vật, hiện tượng

- Có hệ thống lý thuyết: Hệ thống khái niệm, phạm trù , qui luật

Hệ thống lý thuyết của bộ môn khoa học bao gồm: lý thuyết riêng có; lý thuyết kế thừa;

- Có hệ thống phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu;

- Có tính ứng dụng và tính khả thi(Viet Nam)

Trang 8

1.1.3 Quá trình phát triển của khoa học

3.1.3.1.Sự phát triển của khoa học gắn liền với lịch sử phát triển xã hội loài người

+ Ở thời cổ đại khi mới hình thành, khoa học là một thểthống nhất chưa bị phân chia, mọi lĩnh vực tri thức đều tập trung trong Triết học Người đặt nền móng cho khoa học cổ đại

chính là Aristôt (384-270 trước CN)

Triết học được phân thành Thiên văn học, Hình học, Cơhọc, Tính học Những bộ môn này đạt tới trình độlấy trái đất làm trung tâm trong hệ thống tri thức thiên văn của Pơtôlêmêm, hình học của ơcơlit, tĩnh học của Acsimet

+ Thời Trung cổkéo dài hàng nghìn năm, chủnghĩa duy tâm thống trị xã hội Giáo hội bóp nghét mọi tư tưởng khoa học, làm cho KH phát triển hết sức chậm chạp

+ ThếkỷXV-XVIII- thời kỳ phục Hưng CNTB mở ra cơ hội cho

KH phát triển

Trang 9

3.1.3.2 Quy luật phát triển của khoa học

a)- Qui luật phát triển nhanh của tất cả các lĩnh vực khoa học Điểm nổi bật nhất của sự phát triển KH hiện đại là nhịp độ

phát triển ngày càng gia tăng trong tất cả lĩnh vực, trên tất cả các phương diện

+ Lượng thông tin KH được khám phá ngày càng nhiều dẫn đến kỷ nguyên bùng nổ thông tin: Thông tin KH cứ 5- 7 năm lại tăng gấp hai lần Riêng thế kỷ XX số lượng thông tin bằng 90% lượng thông tin đã khám phá được trong lịch sử nhân loại

+ Số lượng các nhà KH cũng tăng lên hết sức nhanh chóng, 90% các nhà KH từng có mặt trên trái đất sống ở thế kỷ XX + Sự gia tăng TTKH đã rút ngắn chu kỳ phát triển lý thuyết

KH: Thuyết hấp dẫn của Aristốt tồn tại 2000 năm, thuyết của Niutơn 200 năm, thuyết của Dalton 1 thếkỷ, thuyết cấu trúc nguyên tử của Bo chỉ còn 10 năm

Trang 10

b) Quy luật phát triển nhân hoá của khoa học

Quy luật hiển nhiên là KH phải phân chia để nghiên cứu

- Từ thời Phục hưng, các khoa học tựnhiên bắt đầu tách

khỏi Triết học; Sau, đến KHXH (kinh tếhọc, chính trị

học, v:v ) cũng tiếp tục phân lập

- Ngày nay KH đã phân ra thành trên 2000 bộ môn khác nhau Quy luật tích hợp của sự phát triển KH co xu hướng phát

triển tạo thành một bộ môn KH mới

c) Quy luật ứng dung nhanh chóng các thành tựu KH

Trang 11

Phát minh sáng chế; Năm phát kiến Năm sản xuất Thời gian

•Máy hơi nước 1680 1780 100 năm

•Máy chiếu bóng 1756 1844 88 năm

•Phim ảnh 1832 1895 63 năm

•Radio 1867 1902 35 năm

•ôtô 1868 1895 27 năm

•Điêzen 1878 1897 19 năm

•Máy bay 1897 1911 14 năm

•Vô tuyến điện 1922 1934 12 năm

•Tranzitor 1948 1953 5 năm

•Pin mặt trời 1953 1955 2 năm

•Laze 1954 1954 6 tháng

Trang 12

1.2.CÔNG NGHỆ

1.2.1 Định nghĩa

CN có nguồn gốc từ lĩnh vực công nghiệp, trong thời đại

thông tin nó được “du nhập” vào các lĩnh vực của đời

sống xã hội, từ công nghệ bầu cử; công nghệ vận động hành lang; công nghệ dạy- học

- Là hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề hoặc một lớp vấn

đề kỹ thuật

- Là một hệ thống kiến thức:

+ Một hoặc một số giải pháp để giải quyết một số vấn đề kỹ thuật

+ Con đường để giải quyết một số vấn đề kỹ thuật

+ Toàn bộ kiến thức được chuyển vào hệ thống, bất cứ từ nguồn nào để luận cứ cho sự phát triển

- Là một phương tiện

- CN gồm 4 phần: Kỹ thuật; thông tin; con người; tổ chức

Trang 13

1.2.2 Phân biệt Khoa học và công nghệ

KHOA HỌC

- NCKH mang tính xác

suất

- Hoạt động khoa học luôn

đổi mới, không lặp lại

- Sản phẩm khó được

định hình trước

- Sản phẩm mang đặc

trưng thông tin

- Lao động linh hoạt và

sang tạo cao

- Hoạt động CN được lập theo chu kỳ

- Sản phẩm được định hình theo thiết kế

- Đặc trưng sản phẩm tùy thuộc đầu vào

- Lao động được định khuôn theo qui định

- Không mang mục đích tự thân

- Sáng chế CN tồn tại nhất thời,

bị thay thế theo tiến bộ kỹ thuật

Trang 14

1.3 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1.3.1 Định nghĩa

NCKH là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt

được từ các thí nghiệm, NCKH để phát hiện ra những cái mới

về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên, xã hội, và để sáng

tạo phương pháp, phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn

Trang 15

1.3.2 Chức năng cơ bản của nghiên cứu khoa học

NCKH để nhận thức và cải tạo thế giới theo qui luật của

tự nhiên NCKH có những chức năng cụ thể:

- Mô tả(định tính, định lượng) đưa ra một hệ thống tri

thức về sự vật, hiện tượng, quá trình để phân biệt sự

vật, hiện tượng, quá trình này với sự vật, hiện tượng,

quá trình khác.

- Giải thích là làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành

và qui luật chi phối sự vận hành, phát triển của sự vật, hiện tượng, quá trình; làm rõ những thuộc tính bản chất của sự vật, bao gồm: Giải thích nguồn gốc; giải thích tác nhân; quan hệ; qui luật chung và hậu quả…

Trang 16

- Tiên đoán là dự dự báo (nhìn trước) quá trình hình

thành, vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng

- Sáng tạo là sang tạo ra một sự vật, hiện tượng quá trình mới, hoặc những thuộc tính mới của sự vật, quá trình.

Trang 17

1.3.3 Các đặc điểm của nghiên cứu khoa học

- Tính mới

NCKH là quá trình thâm nhập vào thế giới của sự vật,

hiện tượng, quá trình mà con người chưa biết; bởi vậy NCKh luôn hướng tới những phát hiện mới hoặc sang tạo mới.Tính mới là thuộc tính quan trọng nhất của

NCKH

- Tính tin cậy :

Một kết quả NCKH được thực hiện bởi những

phương pháp nghiên cứu nhất định phải có khả

năng kiểm chứng nhiều lần, với nhiều người tổ

chức khác nhau nhưng đều cho một kết quả giống nhau

Trang 18

- Tính khách quan

Bảo đảm tính khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người nghiên cứu Tính khách quan vừa là đặc điểm vừa là tiêu chuẩn của NCKH

- Tính rủi ro

Một NCKH có thể thành công, có thể thất bại Sự thất bại có thể do nhiều nguyên nhân:

+ Thiếu những thông tin cần thiết và đủ tin cậy để xử lý + Mức độ hiện đại của phương tiện kỹ thuật chưa đáp

Trang 19

- Tính kế thừa

Các hoạt động NCKH đều có tính kế thừa những kết

quả nghiên cứu đi trước, vừa là thuộc tính vừa là yêu cầu trong NCKH

+ Các thiết bị nghiên cứu hầu như không thể khấu hao nếu đặt trong Labo của các nhà nghiên cứu

+ Hiệu quả kinh tế của NCKH hầu như khó xác định

Trang 20

1.3.4 Các loại hình nghiên cứu khoa học (Phân loại)

1.3.4.1 Nghiên cứu cơ bản

- Là nghiên cứu nhằm phát hiện về bản chất và qui luật của sự

vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, con người

- Hình thức: Nghiên cứu thuần túy lý thuyết; nghiên cứu thực

nghiệm

- Nghiên cứu cơ bản được chía thành hai loại

+ Nghiên cứu cơ bản thuần túy: Nghiên cứu tìm ra bản chất qui luật nhằm nâng cao nhận thức, chưa ứng dụng được ngay vào thực tiễn

+ Nghiên cứu cơ bản định hướng: Nghiên cứu có dự kiến trước mục đích ứng dụng, bao gồm, nghiên cứu nền tảng(nghiên cứu

dự trên quan sát, đo đạc để thu thập tư liệu); Nghiên cứu

chuyên đề, nghiên cứu một hiện tượng đặc biệt của tự nhiên,

xã hội- Phương thức sản xuất châu Á

- Sản phẩm:Các phát hiện, phát kiến, công thức phát minh và

hướng đến hình thành một hệ thống lý thuyết có ảnh hưởng

đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học

Trang 21

1.3.4.2 Nghiên cứu ứng dụng

- Là nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứu cơ bản vào thực

tiễn; là sự vận dụng các qui luật từ nghiên cứu cơ bản để đưa

ra các nguyên lý về giải pháp có thể bao gồm cả công nghệ,

sản phẩm, vật liệu thiết bị, nghiên cứu áp dụng các kết quả

nghiên cứu vào môi trường mới của sự vật hiện tượng

- Sản phẩm có thể là một giải pháp, hệ giải pháp về tổ chức, quản

lý hoặc công nghệ vật liệu, sản phẩm

1.3.4.3 Nghiên cứu triển khai

- Là nghiên cứu ứng dụng kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn Đây là khâu cuối để nghiên cứu khoa học đi vào thực tiễn; đó là sự vận dụng các qui luật, kết quả

nghiên cứu cơ bản và nguyên lý, kết quả của các nghiên cứu ứng dụng để đưa ra các hình mẫu cả về công nghệ, kỹ thuật cho việc hiện thực hóa kết quả nghiên cứu khoa học

- Hoạt động triển khai được phân thành 3 loại: Triển khai trong

phòng thí nghiệm; triển khai bán đại trà và triển khai đại trà

Trang 22

1.3.5 Đề tài nghiên cứu khoa học

1.3.5.1 Khái niệm đề tài:

- Đề tài là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người thực hiện

Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn mang tính chất NCKH, chẳng hạn như: Chương trình, dự án, đề án Sự khác biệt giữa các hình thức NCKH này như sau:

+ Đề tài: được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế.

+ Dự án: được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả về kinh tế và xã hội Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực.

+ Đề án: là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gởi cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó như:

thành lập một tổ chức; tài trợ cho một hoạt động xã hội, Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành những dự án, chương trình, đề tài theo yêu cầu của đề án.

+ Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích xác định Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao Tiến độ thực hiện

đề tài, dự án trong chương trình không nhất thiết phải giống nhau, nhưng nội dung của chương trình thì phải đồng bộ.

Trang 23

1.3.5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học là cơ sở để xây dựng chính sách, kế hoạch

• Các đề tài được tiến hành xuất phát từ các nhiệm

vụ:

• Nhiệm vụ được giao từ cấp quản lý

• Nhiệm vụ được nhận từ hợp đồng với các đối tác

• Nhiệm vụ do người nghiên cứu đặt ra

• Các nhiệm vụ cũng chính là các dạng đề tài: Đề tài

do cấp quản lý đặt hàng; đề tài độc lập do người nghiên cứu tự xây dựng

Trang 24

1.3.5.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Là cái đích nghiên cứu cần đạt tới để hướng đề tài thực hiện

- Phân biệt mục đích và mục tiêu:

+ Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó có thể đo lường hay

định lượng Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu Mục đích trả lời câu hỏi "nhằm vào việc gì?", hoặc "để phục vụ cho điều gì?" và mang ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu

+ Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt

ra trong nghiên cứu Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài

và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa

ra, và là điều mà kết quả phải đạt được Mục tiêu trả lời câu hỏi

“làm cái gì?”

Trang 25

Mục tiêu cấp 1

Mục tiêu cấp 2

Mục tiêu cấp 3

Trang 26

1.3.5.4 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

- Là sự vật, hiện tượng được lựa chọn để nghiên cứu

- Là đặc trưng bản chất để phân biệt sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng

khác- qui luật, tính qui luật

1.3.5.5 Phạm vi nghiên cứu

- Là không gian giới hạn NC

- Là thời gian giới hạn NC

- Là nội dung giới hạn NC

Trang 27

Chương 2

THIẾT LẬP SỰ KIỆN VÀ XÂY DỰNG, KIỂM CHỨNG GIẢ

THUYẾT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2.1 THIẾT LẬP SỰ KIỆN

2.1.1 Định nghĩa:

Thiết lập sự kiện là một phần của đối tượng

nghiên cứu được bóc tách để nghiên cứu: có thể là sự kiện vốn tồn tại trong tự nhiên hoặc

sự kiện được tạo nên do thực nghiệm để quan sát (khảo sát) để phát hiện vấn đề nghiên cứu, xây dựng khái niệm, đặt giả thuyết, kiểm chứng giả thuyết

Trang 28

2.1.2 Phát hiện vấn đề nghiên cứu

• Vấn đề nghiên cứu chính là những mâu thuẫn, những gây cấn của sự vật, hiện tượng đang trong quá trình phát triển, cần được nhận thức và giải đáp trong

nghiên cứu Phát hiện vấn đề nghiên cứu cũng chính

là để xác lập câu hỏi nghiên cứu.

• Khi phát hiện vấn đề nghiên cứu sẽ đưa người nghiên cứu đến những ý tưởng nghiên cứu- cơ sở ban đầu

để đi đến giải quyết nghiên cứu

2.1.3 Ý tưởng nghiên cứu

2.1.3.1 Ý tưởng

- Là một giai đoạn tiền giả thuyết

- Là một phấn đoán trực cảm về sự vật, hiện tượng

trong tự nhiên, chưa được tổng kết đầy đủ cần phải nghiên cứu

Trang 29

2.1.3.2 Phân loại ý tưởng

- Ý tưởng về qui luật, tính qui luật, hướng tới hình thành các đề tài cơ bản

- Ý tưởng về giải pháp, hướng tới hình thành các đề tài ứng dụng

- Ý tưởng về mô hình, hướng tới hình thành đề tài triển khai

2.1.3.3 Con đường hình thành ý tưởng nghiên cứu

- Phát hiện những mâu thuẫn, kẻ hở trong khoa học

- Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học

- Lật ngược những quan niệm thồng thường, truyền

thống

- Sự nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tế

- Khái quát những ý nguyện của nhân dân

- Những ý tưởng khoa học xuất hiện bất chợt (NiuTơn quan sát quả táo rơi)

Trang 30

2.2 XÂY DỰNG KHÁI NIỆM

2.2.1 Định nghĩa khái niệm:

- Là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng.

- Khái niệm là một đối tượng trong suy nghĩ trừu tượng, một ý tưởng, một ý nghĩa của một tên gọi chung trong phạm trù lôgic, hoặc một sự diễn xuất – bằng suy nghĩ – về các đối tượng và hiện tượng trong tâm lý học

Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy, phản ánh những thuộc tính chung, bản chất của sự vật, quá

trình, hiện tượng.

2.2.2 Phân loại khái niệm

- Thống nhất hóa những khái niệm được hiểu khác nhau (hệ thống hóa và đưa ra khái niệm)

- Xây dựng khái niệm hoàn toàn mới xuất phát từ nhiệm

vụ nghiên cứu

Trang 31

2.2.3 Cấu trúc khái niệm

- Nội hàm khái niệm: là những hiểu biết của toàn thể thuộc tính bản chất được phản ánh trong

khái niệm; là tập hợp những đặc điểm ,những dấu hiệu cơ bản khác biệt của đối tượng hay

lớp đối tượng được phản ánh trong khái niệm

đó.nội hàm trả lời câu hỏi sự vật là cái gì?

- Ngoại diên khái niệm: là toàn thể những cá thể

có chứa các thuộc tính bản chất được phản ánh trong khái niệm; là đối tượng hay tập hợp đối

tượng có cùng các dấu hiệu được phản ánh

trong nội hàm Ngoại diện trả lời câu hỏi có bao nhiêu sự vật như vậy?

Trang 32

2.3 XÂY DỰNG VÀ KIỂM CHỨNG GIẢ THUYẾT

NGHIÊN CỨU

2.3.1 Giả thuyết nghiên cứu là gì?

Giả thuyết là khởi điểm cho mọi nghiên cứu

(Mendeleep: Có một giả thuyết sai còn hơn không có giả thuyết nào cả): Là những phán đoán (tiên đoán)

giả định câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu

2.3.2 Tiêu chí xác lập giả thuyết nghiên cứu

- Phải được xây dựng trên cơ sở các sự kiện được quan sát

- Không được trái với những lý thuyết xác nhận tính

đúng đắn về mặt khoa học

- Có thể kiểm chứng bằng lý thuyết hay thực nghiệm

- Có sự phù hợp giữa loại hình nghiên cứu với các giả thuyết tương ứng: Nghiên cứu cơ bản giả thuyết về

qui luật; Nghiên cứu ứng dụng giả thuyết về giải pháp; Nghiên cứu về triển khai, giả thuyết mô hình

Trang 33

2.3.3 Nội dung khoa học của giả thuyết nghiên cứu

• Giả thuyết xây dựng nhằm phát hiện qui luật, tính qui luật; mô tả, giải thích nguyên nhân vận động của sự vật; sang tạo những nguyên lý, giải pháp phục vụ cho các hoạt động xã hội khác nhau cảu con người

2.3.4 Cách thức xây dựng giả thuyết nghiên cứu

- Để xây dựng giả thuyết nghiên cứu cần: Nhận dạng

chuẩn xác loại hình nghiên cứu cứu; có phương pháp đưa ra một phán đoán

- Về mặt logic học, xây dựng giả thuyết nghiên cứu là

đưa ra một phán đoán mới được hình thành từ những phán đoán cũ Tháo tác này gọi là suy luận (thuộc

khoa học logic)

- Suy luận là một hình thức tư duy, từ một hay một số

phán đoán đã biết(tiền đề) phán đoán mới(kết đề)

Phán đoán mới chính là giả thuyết- Phán đoán câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu Có 3 loại suy luận:

Trang 34

+ Suy luận diễn dịch là hình thức suy luận đi từ cái

chung đến cái riêng Suy luận diễn dịch bao gồm :

Diễn dịch trực tiếp: 1 tiền đề một kết đề; diễn dịch gián tiếp: 2, 3 tiền đề , 1 kết đề Trong suy luận cần chú ý tránh sai lầm tiền đề và tránh lẫn lộn giữa tiền đề và kết đề.

+ Suy luận qui nạp là hình thức suy luận, ngược lại với suy luận diến dịch, đi từ cái riêng đến cái chung Có

hai loại qui nạp: 1)Qui nạp hoàn toàn: đi từ tất cả các riêng đến cái chung; 2) qui nạp không hoàn toàn : đi

từ một số cái riêng đến cái chung

+ Loại suy là hình thức suy luận từ cái riêng dến cái

riêng

Qui nạp không hoàn toàn và loại suy thường được dung rộng rãi, thông minh trong nghiên cứu khoa học

Ngày đăng: 11/08/2015, 16:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w