1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

KIỂM TRA TÍNH THUẾ VÀ THU THUẾ HẢI QUAN

36 1,7K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 135,09 KB

Nội dung

KIỂM TRA TÍNH THUẾ VÀ THU THUẾ HẢI QUAN

Trang 1

KIỂM TRA TÍNH THUẾ VÀ THU THUẾ HẢI

Trang 2

5.1 THUẾ HẢI QUAN

5.2 KIỂM TRA TÍNH THUẾ H.QUAN

5.3 THU THUẾ HẢI QUAN

Trang 3

Khái niệm thuế hải quan

Các quan niệm về thuế hải quan

- Thuế hải quan là thuế do cơ quan hải quan thu

- Thuế hải quan là thuế đánh vào hành vi (hoạt động) xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá

- Thuế hải quan là thuế đánh vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

- Thuế hải quan là thuế qui định trong biểu thuế hải quan mà hàng hoá phải chịu khi nhập vào hay xuất ra khỏi lãnh thổ hải quan (Công ước Kyoto sửa đổi)

Trang 4

- Theo nghĩa rộng, thuế hải quan là thuế liên quan đến hàng hoá xuất khẩu,

nhập khẩu gồm:

• Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,

• Thuế giá trị gia tăng đánh vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

• Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

• Thuế đặc biệt: thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ.

Trang 5

- Theo nghĩa hẹp, thuế hải quan được hiểu là thuế đánh vào hoạt động

xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá

Hiểu theo nghĩa này thuế hải quan là thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Trang 6

Phân biệt thuế hải quan với thuế nội địa

- Xét về bản chất, thuế Hải quan là thuế gián thu

- Về phạm vi áp dụng, thuế Hải quan chỉ áp dụng đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới hoặc các hoạt động được coi là xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và chỉ đánh vào một số đối tượng hàng hóa nhất định mà Chính phủ cần thực hiện chính sách quản lý mặt hàng

Trang 7

- Về đối tượng áp dụng, thuế Hải quan chỉ áp dụng cho các hàng hóa hữu hình được xuất khẩu, nhập khẩu không áp dụng đối với các dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu hay nói cách khác các dịch vụ không phải là đối tượng tính thuế Hải quan

- C quan hơ ành thu: là c quan H i quan ơ ả

Trang 8

Phân loại thuế hải quan Căn cứ vào mục đích:

- Thuế để tạo nguồn thu:

- Thuế để bảo hộ:

- Thuế để trừng phạt:

Trang 9

Phân loại thuế hải quan (tiếp)

Căn cứ vào phạm vi tác dụng của thuế:

- Thuế tự quản: là thuế thể hiện tính độc lập của một quốc gia (qui định tuỳ theo mục tiêu của quốc gia mình mà không phụ thuộc vào bất cứ một hiệp định song phương hoặc đa phương nào đã ký kết)

- Thuế theo các cam kết quốc tế: là thuế thực hiện theo các cam kết trong các hiệp định song phương hoặc đa phương đã ký kết

Trang 10

Phân loại thuế hải quan (tiếp)

Căn cứ vào cách thức đánh thuế:

- Thuế tuyết đối (Specific duty):

- Thuế theo tỷ lệ (Ad valorem duty):

- Thuế hỗn hợp (Combine duty):

- Thuế theo lượng thay thế (Alternative specific duty):

Trang 11

Phân loại thuế hải quan (tiếp)

Căn cứ vào mức độ quan hệ ngoại thương giữa các quốc gia:

- Thuế thông thường:

- Thuế ưu đãi:

- Thuế ưu đãi đặc biệt:

Các loại thuế này thường được phân biệt bởi mức thuế suất

Trang 12

Cơ sở pháp lý của quản lý thuế hải quan

* Pháp luật quốc tế

Trên bình diện quốc tế, thuế Hải quan là do các quốc gia thực hiện trên cơ sở sự giám sát của các tổ chức quốc tế đa phương và song phương dựa trên các thỏa thuận về thuế giữa các quốc gia với nhau

Ví dụ: Trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA): Hiệp định AFTA, với các điều khoản về thuế Hải quan;

Đối với Mỹ, Việt Nam phải tuân thủ Hiệp định thương mại Mỹ - Việt;

Với Tổ chức thương mại thế giới WTO: Hiệp định Trị giá Hải quan (Customs Valuation Agreement), Công ước về hài hòa hóa hệ thống phân loại hàng hóa (Harmonisation System Convention), Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

Trang 13

* Pháp luật quốc gia

- Luật nội dung:Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB.

- Luật thủ tục (luật hình thức): Luật hải quan, Luật Quản lý thuế.

Lưu ý: Khi nghiên cứu thuế Hải quan, cần xem xét trên hai giác độ: nội dung của thuế Hải quan và thủ tục thu nộp, quản lý thuế Hải quan.

Trang 14

Kiểm tra tính thuế hải quan

Trang 15

Khái niệm kiểm tra tính thuế hải quan

việc tính toán và thu nộp thuế Hải quan do cơ quan Hải quan và người kinh doanh thực hiện

- Đối với cơ quan Hải quan, việc kiểm tra tính thuế là một khâu, một qui trình của nghiệp

vụ kiểm tra hải quan

- Đối với người kinh doanh, kiểm tra tính thuế là một hoạt động “kiểm tra nội bộ” doanh nghiệp, nhằm bảo đảm tính toán chính xác chi phí kinh doanh, phục vụ công tác hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 16

Theo nghĩa hẹp: Kiểm tra tính thuế hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra việc tính

thuế hải quan của chủ hàng

Kiểm tra tính thuế được thực hiện nhằm hai mục đích:

* Kiểm tra tính trung thực, chính xác trong khai báo của chủ hàng;

* Kiểm tra việc áp dụng các chế độ, chính sách để có hướng dẫn cụ thể, kịp thời và chuẩn xác

Trang 17

Cơ sở kiểm tra tính thuế

a) Hồ sơ hải quan:

- Tờ khai Hải quan: khai báo số lượng hàng hóa, mã số, thuế suất, trị giá Hải quan của lô hàng;

- T khai tr giờ ị á h i quanả

- Các chứng từ chứng minh

b) Các văn bản pháp qui:

- Luật thuế

- Nghị định qui định chi tiết của Chính phủ

- Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính;

- Công văn của Tổng cục Hải quan

Trang 18

Quy trình kiểm tra tính thuế Hải quan

Được tiến hành ở hai khâu (hai giai đoạn):

• Trong khi làm thủ tục Hải quan

• Sau thông quan (sau khi đã giải phóng hàng)

Trang 19

Mức độ kiểm tra tính thuế hải quan

- Kiểm tra sơ bộ: là việc cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế

do đối tượng nộp thuế khai

+ Kiểm tra các chứng từ của hồ sơ khai thuế: Tờ khai hải quan; tờ khai trị giá; phụ lục tờ khai

+ Kiểm tra nội dung (kiểm tra đã khai đủ các nội dung, các dữ liệu trên các chứng từ thuộc hồ sơ khai thuế chưa?) kiểm tra thể thức pháp lý của các chứng

từ thuộc hồ sơ khai thuế

Trang 20

Mức độ kiểm tra tính thuế hải quan

- Kiểm tra chi tiết: Kiểm tra chi tiết các dữ liệu (các nội dung) trên các chứng

từ thuộc hồ sơ khai thuế.

Trang 21

Nội dung kiểm tra tính thuế hải quan

- Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế;

- Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế;

- Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp Nội dung kiểm tra gồm:

+ Kiểm tra số lượng, trọng lượng, đơn vị tính của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Kiểm tra trị giá khai báo của người khai hải quan;

+ Kiểm tra kê khai về mức thuế suất; chênh lệch giá (nếu có);

+ Kiểm tra về tỷ giá tính thuế;

Trang 22

Nội dung kiểm tra tính thuế hải quan (tiếp)

- Kiểm tra kết quả tính thuế:

+ Kiểm tra phép tính số học;

+ Kiểm tra số thuế phải nộp của từng mặt hàng theo từng sắc thuế;

+ Kiểm tra tổng số thuế phải nộp của cả tờ khai hải quan;

- Kiểm tra điều kiện để áp dụng thời hạn nộp thuế hoặc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế.

Trang 23

Thu thuế hải quan

Trang 24

Đối tượng không chịu thuế

Là một số loại hàng hóa, vật phẩm nhất định không phải nộp thuế khi có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

1 Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam

2 Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại

3 Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào

khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này

sang khu phi thuế quan khác

4 Hàng hóa là dầu khí xuất khẩu.

Trang 25

Thủ tục hải quan đối với đối tượng không chịu thuế

- Người khai Hải quan: khai đầy đủ số lượng, mã số thuế, trị giá Hải quan của hàng hóa lên tờ khai hải quan nhưng không phải tính thuế cho hàng hóa

Đăng ký tờ khai Hải quan theo trình tự thủ tục Hải quan

- Khi thực hiện kiểm tra tính thuế đối với lô hàng, cơ quan Hải quan làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế Hải quan sẽ đối chiếu khai báo và các chứng từ chứng minh với quy định hiện hành để phê chuẩn việc không tính thuế cho hàng hóa

Trang 26

Miễn thuế Hải quan

* Miễn thuế là việc đối tượng nộp thuế không phải nộp một khoản thuế Hải quan mà lẽ ra người đó phải nộp khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào đó

* Những đối tượng được miễn thuế:

1 Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập;

2 Hàng hóa là tài sản di chuyển

3 Hàng hoá được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao;

4 Hàng hóa nhập khẩu để gia công;

5 Hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh;

Trang 27

Những đối tượng được miễn thuế (tiếp)

6 Hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư, phục vụ hoạt động dầu

khí;

7 Các sản phẩm tàu biển xuất khẩu, các sản phẩm nhập khẩu phục vụ cho cơ sở đóng tàu;

8 Nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm;

9 Hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

10 Nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư;

11 Hàng hoá s n xu t, gia công, t ả ấ ái ch , l p r ế ắ áp t i khu phi thu quan ạ ế

Trang 28

Thủ tục miễn thuế hải quan

- Người khai Hải quan khai báo trên tờ khai Hải quan và chuẩn bị bộ hồ sơ Hải quan theo yêu cầu + Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế;

+ Bằng chứng chứng minh hàng hóa xuất nhập khẩu phục vụ cho mục đích được hưởng miễn thuế + Nếu người xuất nhập khẩu là người nhận ủy thác thì phải có hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu.

- Cơ quan hải quan: Căn cứ vào các danh mục hàng hóa được miễn thuế và chính sách thuế áp dụng tại thời điểm xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, xác nhận trên tờ khai Hải quan việc hàng hóa thuộc đôi tượng được miễn thuế và không tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Trang 29

Xét miễn thuế hải quan

- Đố ượi t ng đượ ét mi n thu lc x ễ ế à nh ng lo i hữ ạ àng hóa, v t ph m ph i n p thu nh ng ậ ẩ ả ộ ế ư

Trang 30

Các đối tượng được xét miễn thuế

1 Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho an ninh, quốc phòng;

2 Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho nghiên cứu khoa học;

3 Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho giáo dục, đào tạo;

4 Hàng hoá là quà biếu, quà tặng, là hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu, do tổ chức, cá nhân nước ngoài biếu, tặng tổ chức, cá nhân trong nước hoặc ngược lại

Trang 31

- Cán b H i quan tr c ti p l ộ ả ự ế àm th t c nh p kh u, xu t kh u h ủ ụ ậ ẩ ấ ẩ àng hóa th c hi n không thu thu i ự ệ ế đố

v i lô h ớ àng và ghi rõ trên t khai H i quan vi c lô h ờ ả ệ àng đượ ưở c h ng mi n thu theo quy t nh n ễ ế ế đị ào (s , ng ố ày và n i ban h ơ ành quy t nh mi n thu ) ế đị ễ ế

Trang 32

Giảm thuế hải quan

- Giảm thuế là việc Nhà nước cho phép đối tượng nộp thuế được giảm một khoản tiền thuế trong số thuế đáng ra phải nộp cho hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Thông thường, những trường hợp được giảm thuế là hàng hóa có xuất khẩu, hoặc nhập khẩu nhưng không đạt được tiêu chuẩn đặt ra ban đầu vì những lý do khách quan xảy ra trong quá trình đưa hàng hóa từ người xuất khẩu đến người nhập khẩu

- Đối với Việt Nam, chỉ áp dụng đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị hư hỏng, mất mát vẫn đang nằm trong khu vực quản lý của cơ quan Hải quan (trước khi hoàn thành thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu) và phải có chứng từ giám định của cơ quan giám định có thẩm quyền

Trang 33

Thủ tục giảm thuế hải quan

- Khi xảy ra tình trạng hư hỏng, mất mát, chủ hàng có nhiệm vụ yêu cầu cơ quan giám định tiến hành giám định và ban hành chứng thư giám định Sau đó, chủ hàng phải nộp chứng thư giám định đó cho cơ quan Hải quan

- Căn cứ vào chứng thư giám định hư hỏng, mất mát, cơ quan Hải quan ra quyết định giảm thuế cho hàng hóa và không thu phần thuế đã được xét giảm đó

Trang 34

Hoàn thu H i quan ế ả

- Là vi c c quan H i quan ra quy t nh ho ệ ơ ả ế đị àn tr l i m t s ti n nh t nh (m t ph n ho c to ả ạ ộ ố ề ấ đị ộ ầ ặ àn b ) ộ trong s thu H i quan m ố ế ả à ch h ủ àng ã n p khi l đ ộ àm th t c xu t kh u, nh p kh u h ủ ụ ấ ẩ ậ ẩ àng hóa

- Các tr ng h p ườ ợ đượ c ho àn thu : ế

+ Hàng hóa thu c i t ng không ph i n p thu nh ng khi l ộ đố ượ ả ộ ế ư àm th t c h i quan, ch h ủ ụ ả ủ àng v n n p ẫ ộ thu ; ế

+ Hàng hóa thu c i t ng ộ đố ượ đượ ưở ư đ c h ng u ãi mi n thu nh ng khi l ễ ế ư àm th t c h i quan, ch h ủ ụ ả ủ àng

ch a c ư ó b ng ch ng nên t m th i n p thu ; đủ ằ ứ ạ ờ ộ đủ ế

+ Hàng hóa thu c i t ng t m th i ph i n p thu khi l ộ đố ượ ạ ờ ả ộ ế àm th t c h i quan; ủ ụ ả

+ v.v…

Trang 35

Thủ tục hoàn thuế Hải quan

+ Có công văn yêu cầu hoàn thuế

+ Nộp đầy đủ hồ sơ hoàn thuế theo yêu cầu của từng đối tượng được xem xét hoàn thuế

- Cơ quan Hải quan:

Xem xét và ra quyết định hoàn thuế Hải quan cho từng lô hàng tương ứng, phù hợp, đáp ứng đầy đủ các điều kiện

Trang 36

Thủ tục hoàn thuế Hải quan (tiếp)

- Việc hoàn trả lại số tiền thuế đã nộp có thể được thực hiện bằng hai cách:

+ Chủ hàng trực tiếp nhận khoản tiền theo quyết định hoàn thuế Hải quan (tại cơ quan quản lý quỹ ngân sách nhà nước);

+ Hoặc cấn trừ số tiền thuế được hoàn cho số tiền thuế phải nộp cho một hoặc nhiều lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu phát sinh sau; Hoặc khấu trừ vào tiền thuế, tiền phạt, các khoản thu khác mà đối tượng nộp thuế còn nợ ngân sách

Ngày đăng: 10/08/2015, 18:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w