Nhuộm vải bằng chất màu tự nhiên10 năm nghiên cứu Con đường đến với nghiên cứu này của PGS Lĩnh bắt đầu từ năm 1996 khi bà được một số tổ chức phi chính phủ mời tham gia vào dự án giúp
Trang 1Nhuộm vải bằng chất màu tự nhiên
10 năm nghiên cứu
Con đường đến với nghiên cứu này của PGS Lĩnh bắt đầu từ năm 1996 khi bà được một số tổ chức phi chính phủ mời tham gia vào dự án giúp dân tộc thiểu số nâng cao độ bền màu của thổ cẩm
Có một thực tế là rất ít chất nhuộm tự nhiên được sử dụng để nhuộm các loại vải hiện nay, kể cả
tơ tằm Đối với đồng bào thiểu số cũng vậy, họ thường dùng chất nhuộm tổng hợp, nếu dùng chất nhuộm tự nhiên thì chủ yếu là trong cây chàm
Là chuyên gia hoá nhuộm, trong quá trình tham gia dự án, PGS Lĩnh đã phát hiện trong thiên nhiên có sẵn các nguồn nguyên liệu làm chất nhuộm Vậy làm sao cứ phải dùng chất nhuộm tổng hợp, gây ô nhiễm môi trường?
Thế là hai năm sau, bà xin đăng ký đề tài khai thác sử dụng các chất nhuộm màu tự nhiên để nhuộm vải bông, lanh và tơ tằm Trong phòng thí nghiệm, PGS Lĩnh đã sử dụng lá bàng, lá tre, lá thiên lý, lá xà cừ, lá găng, ngải cứu, lá bạch đàn, lá chè, lá hồng xiêm, vỏ cây sà cừ để nhuộm vải sợi bông, lanh và vải tơ tằm
Ban đầu, bà làm bằng phương pháp thủ công: nấu lá lên để lấy dung dịch màu trong lá rồi nhúng vải vào nhuộm Trong dung dịch màu có bổ sung một số chất làm tăng khả năng lên màu, đều màu, bền màu và tạo ra các ánh màu, gam màu khác nhau
Sở dĩ PGS Lĩnh dùng phương pháp tách chiết dịch màu là vì hai nguyên nhân
Thứ nhất, nếu tách chất màu trong lá rồi chế thành thuốc nhuộm tinh khiết thì sẽ rất tốn kém.Thứ hai, trong dung dịch màu có nhiều tạp chất và những tạp chất này góp phần tạo ra những gam màu trầm, tự nhiên mà không thể có được nếu dùng thuốc nhuộm tổng hợp Dung dịch màu
Trang 2được tận dụng tối đa vì nước đầu tiên sẽ được dùng để nhuộm màu đậm, những nước còn lại sẽ cho các gam màu nhạt hơn.
Quy trình công nghệ hoàn chỉnh
Theo thời gian, PGS Lĩnh đã phát triển được ý tưởng về công nghệ, vừa tách dịch màu, vừa nhuộmvải trên thiết bị công nghiệp với số lượng lớn Nguyên liệu sau khi thu gom được đưa vào bộ phận phụ trợ bên cạnh máy nhuộm để chiết dung dịch màu Sau đó, dung dịch được đưa trực tiếp vào máy nhuộm để nhuộm vải như phương pháp nhuộm thông thường
PGS Lĩnh cho biết lá chè già (bị vứt bỏ trên các nông trường chè), hạt lương nho (hạt cà ri sẵn có trong miền Nam), lá hồng xiêm và lá bàng là những nguồn nguyên liệu dồi dào nhất, có thể được
sử dụng trong sản xuất Mỗi loại có thể tạo ra 5 gam màu khác nhau, từ đậm tới nhạt Còn nếu phối các gam màu của các loại lá này với nhau thì sẽ tạo ra nhiều gam màu độc đáo hơn nữa.Kết quả nghiên cứu và thử nghiệm cũng khẳng định các màu tự nhiên này đặc biệt thích hợp với vải tơ tằm Một phát hiện thú vị nữa trong quá trình nghiên cứu là lá chè có khả năng kháng nhàu cho lụa tơ tằm trong khi lá bàng và bạch đàn làm tăng khả năng kháng khuẩn cho sản phẩm
Một số khách nước ngoài đã tìm tới PGS Lĩnh hỏi mua vải tơ tằm được nhuộm bằng chất màu tự nhiên này song bà chưa thể đáp ứng do không có vốn để triển khai sản xuất
Trăn trở duy nhất của nhà khoa học tâm huyết này là tìm được người cộng tác để ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất quy mô lớn, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra sản phẩm có tính sinh thái cao, góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân
Đã có một số người tìm đến hỏi về công nghệ nhuộm độc đáo này và PGS Lĩnh không ngần ngại tiết lộ bí quyết Thế nhưng, sau đó bà không nghe tin gì về họ Tiếc ư? hoàn toàn không vì đối với PGS Lĩnh, hạnh phúc lớn nhất là kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào đời sống
Minh Sơn Logged Nước hiền hòa ẩn chứa nhiều bí ẩn
Lê Võ Sơn Quân
Trang 3Re: Nhuộm vải bằng chất màu tự nhiên
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Tư 04, 2009, 09:42:03 PM »
Vấn đề độc hại của thuốc nhuộm gây ra cho môi trường đã làm đau đầu các nhà khoa học, cũng như các chuyên gia trong ngành Các đề tài nghiên cứu đã ra đời nhưng đã có bao nhiêu đề tài cuối cùng được áp dụng vào thực tế nhà máy?
Và tại sao chúng ta lại chưa công nghiệp những thuốc nhuộm tự nhiên?
Và tại sao chúng ta không thử thuốc nhuộm tự nhiên trên các loại vải khác nhau như polyester, spandex, CD, ?
Màu sắc được nâng cao, sự đa dạng ánh màu, phối màu,
Và cuối cùng, em phải làm gì để có thể bắt nhịp được quá trình nghiên cứu ấy?
Logged Nước hiền hòa ẩn chứa nhiều bí ẩn
Lê Võ Sơn Quân
Re: Nhuộm vải bằng chất màu tự nhiên
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Tư 04, 2009, 10:05:31 PM »
1 Thuốc nhuộm màu chàm (Wikipedia.com)
Thuốc nhuộm màu chàm hay thuốc nhuộm chàm hay bột chàm là một loại thuốc nhuộm với màu xanh chàm (xem bài màu chàm) dễ nhận ra Thành phần hóa học tạo ra thuốc nhuộm màu chàm
là indigotin Người cổ đại chiết lấy thuốc nhuộm chàm tự nhiên từ một vài loài thực vật cũng như một trong hai loài ốc biển (Hexaplex trunculus hay Haustellum brandaris) nổi tiếng của người Phoenicia, nhưng gần như tất cả thuốc nhuộm màu chàm ngày nay đều được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp
Trong số các ứng dụng của thuốc nhuộm màu chàm có sản xuất vải bông chéo (denim) cho loại quần áo bò (jeans) màu xanh chàm Dạng của thuốc nhuộm màu chàm dùng cho thực phẩm được gọi là "indigotine", và nó được liệt kê tại USA như là FD&C Blue No 2, và tại Liên minh châu Âu như là E132
Trang 4Một cục thuốc nhuộm màu chàm
1.1 Nguồn sử dụng
Một số loài thực vật, như tùng lam (Isatis tinctoria), đã từng là nguồn cung cấp thuốc nhuộm chàmtrong lịch sử, nhưng phần lớn thuốc nhuộm màu chàm tự nhiên là thu được từ các loài trong chi Chàm (Indigofera), có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới Trong các khu vực có khí hậu ôn đới thuốc màu chàm cũng có thể thu được từ tùng lam (Isatis tinctoria) và nghể chàm (Polygonum
tinctorum), mặc dù từ các loài trong chi Indigofera thì sản lượng thuốc nhuộm là cao hơn Loài chàm có giá trị thương mại chủ yếu tại châu Á là cây chàm (Indigofera tinctoria) Tại Trung Mỹ và Nam Mỹ thì hai loài Indigofera suffruticosa (chàm anil) và Indigofera arrecta (chàm Natal) là quan trọng nhất
Bột màu chàm tự nhiên là nguồn thuốc nhuộm duy nhất cho tới năm 1900 Tuy nhiên, chỉ trong
Trang 5một khoảng thời gian ngắn thì bột màu chàm tổng hợp đã gần như thay thế hoàn toàn cho bột màu chàm tự nhiên.
Tại Hoa Kỳ, công dụng chủ yếu của thuốc nhuộm màu chàm là trong sản xuất vải bông chéo để may quần áo bò Trên một triệu bộ quần áo bò của thế giới được nhuộm màu chàm mỗi năm Trong nhiều năm, thuốc màu chàm cũng được dùng để sản xuất len màu xanh nước biển sẫm
Màu chàm không liên kết quá bền với sợi vải vì thế việc mặc và giặt liên tục có thể làm bay màu của vải một cách chậm chạp
Thuốc màu chàm cũng được sử dụng để tạo màu thực phẩm (FD&C Blue No 2 hay E132) Thông
số cho FD&C Blue No 2 bao gồm ba hóa chất, trong đó thành phần chính là muối
Mesoamerica, Peru, Iran và châu Phi biết tới
Người ta coi Ấn Độ là trung tâm cổ nhất trong ngành thủ công nghiệp nhuộm màu chàm của Cựu thế giới Đây cũng là nơi cung cấp đầu tiên thuốc nhuộm màu chàm cho châu Âu vào thời đại Hy-
La Sự gắn liền của màu chàm với Ấn Độ được phản ánh trong các từ trong tiếng Hy Lạp để chỉ loạithuốc nhuộm và vùng đất này, đó là indikon và Ἰνδία (India-Ấn Độ) Người La Mã sử dụng từ indicum, nó được chuyển qua và thể hiện trong tiếng Italia và cuối cùng là trong tiếng Anh với từ
Trang 6Tại vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia), tấm bảng ghi bằng chữ hình nêm kiểu tân-Babilon trong thế kỷ
7 có đưa ra công thức để nhuộm màu len, trong đó len màu xanh da trời (uqnatu) được sản xuất bằng cách ngâm trong nước chàm và đưa quần áo ra ngoài không khí lặp đi lặp lại vài lần Bột chàm có lẽ đã được nhập khẩu từ Ấn Độ
Người La Mã sử dụng thuốc màu chàm làm chất nhuộm màu cho thuốc màu và cho các mục đích y
tế, mỹ phẩm Đây là một xa xỉ phẩm do các thương nhân Ả Rập nhập khẩu từ Ấn Độ vào vùng venĐịa Trung Hải
Thuốc nhuộm màu chàm vẫn còn là mặt hàng khan hiếm tại châu Âu trong suốt thời kỳ Trung cổ Thuốc nhuộm từ tùng lam, với thành phần hóa học đồng nhất, đã được sử dụng để thay cho thuốc nhuộm màu chàm
Vào cuối thế kỷ 15, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha là Vasco da Gama đã phát hiện ra hành trình đi biển để tới Ấn Độ Điều này đã dẫn tới việc thiết lập quan hệ thương mại trực tiếp của người châu Âu với Ấn Độ, quần đảo Gia vị, Trung Quốc, Nhật Bản Các nhà nhập khẩu đã có thể tránh các khoản thuế nặng nề do các trung gian người Ba Tư, Levant và Hy Lạp đặt ra cũng như độdài của các hành trình đường bộ đầy nguy hiểm đã từng được sử dụng trước đây Kết quả là việc nhập khẩu và sử dụng thuốc nhuộm màu chàm tại châu Âu cũng gia tăng đáng kể Phần lớn thuộc nhuộm màu chàm dùng tại châu Âu đến từ châu Á thông qua các hải cảng tại Bồ Đào Nha, Hà Lan,Anh Tây Ban Nha nhập khẩu thuốc nhuộm này từ các thuộc địa của mình ở Nam Mỹ Nhiều đồn điền trồng chàm được các quốc gia châu Âu hùng mạnh thiết lập tại các vùng nhiệt đới; với sản lượng lớn tại Jamaica và South Carolina, trong đó sức lao động chủ yếu là của các nô lệ da đen châu Phi hay châu Mỹ gốc Phi Các đồn điền chàm cũng phát triển tại quần đảo Virgin Tuy nhiên, Pháp và Đức đã đặt việc nhập khẩu thuốc màu chàm ra ngoài vòng pháp luật vào thế kỷ 16 để bảo
hộ cho công nghiệp sản xuất thuốc màu từ tùng lam của cư dân bản xứ
Màu chàm là nền tảng trong nhiều thế kỷ cho các truyền thống dệt may ở Tây Phi Từ những ngườidân du cư Tuareg ở sa mạc Sahara tới Cameroon, quần áo nhuộm chàm là biểu hiện của sự giàu
có Phụ nữ nhuộm chàm quần áo ở phần lớn các khu vực, với người Yoruba ở Nigeria và người Manding ở Mali là những người rất thành thạo trong công việc của họ Những thợ nhuộm Hausa là nam giới làm việc tại các hố nhuộm chàm của cộng đồng đã từng là nền tảng của sự giàu có của thành phố cổ Kano, và ngày nay người ta vẫn có thể nhìn thấy họ miệt mài làm công việc của mình tại các hố nhuộm đó
Tại Nhật Bản, bột chàm là đặc biệt quan trọng trong thời kỳ Edo khi nước này bị cấm nhập khẩu lụa và người Nhật bắt đầu nhập khẩu và trồng bông Rất khó để nhuộm màu cho sợi bông, ngoại trừ dùng bột chàm Thậm chí ngày nay, màu chàm vẫn là thích hợp cho kimono mùa hè Yukata, do
y phục truyền thống này gợi nhớ lại thiên nhiên và biển xanh
Trang 7Năm 1865 nhà hóa học người Đức là Johann Friedrich Wilhelm Adolf von Baeyer bắt đầu làm việc với thuốc nhuộm màu chàm Công trình của ông lên đến đỉnh điểm trong việc lần đầu tiên tổng hợp ra thuốc nhuộm màu chàm vào năm 1880 từ o-nitrobenzalđêhít và axeton bằng việc bổ sung hiđrôxít natri hay hiđrôxít bari hoặc amoniac loãng và việc thông báo về cấu trúc hóa học của nó vào 3 năm sau BASF đã phát triển quy trình sản xuất có thể khả thi về mặt thương mại và được
sử dụng vào năm 1897, còn tới năm 1913 thì thuốc nhuộm màu chàm tự nhiên đã gần như bị thaythế hoàn toàn bằng thuốc nhuộm màu chàm tổng hợp Vào thời điểm năm 2002, 17.000 tấn thuốcnhuộm màu chàm tổng hợp đã được sản xuất trên khắp thế giới
Trong thế kỷ 19, người Anh mua phần lớn thuốc nhuộm màu chàm từ Ấn Độ Với sự ra đời của chất thay thế theo phương pháp tổng hợp thì nhu cầu về thuốc nhuộm màu chàm tự nhiên đã giảmxuống và các trang trại trồng chàm không còn đem lại lợi nhuận nữa
Trong văn chương, vở kịch Nildarpan của Dinabandhu Mitra (1830-1873) được viết dựa trên cuộc sống của các nô lệ và cảnh lao động cưỡng bức của họ trong việc trồng chàm ở Ấn Độ khi đó Nó đóng một vai trò quan trọng trong cuộc nổi dậy của người Bengal năm 1858 gọi là Nilbidraha
1.3 Phát triển trong công nghệ nhuộm
Bột chàm (Indigo) là thuốc nhuộm khó sử dụng do nó không hòa tan trong nước; để hòa tan, nó cần phải trải qua một số biến đổi hóa học Khi vải cần nhuộm được đưa ra khỏi bể nhuộm, bột chàm nhanh chóng kết hợp với ôxy trong không khí và chuyển hóa thành dạng không hòa tan Khi lần đầu tiên nó có tương đối sẵn tại châu Âu vào thế kỷ 16, các thợ nhuộm và thợ in châu Âu đã gặp nhiều khó khăn với bột chàm do tính chất đặc biệt này Nó cũng là hóa chất có khả năng gây ngộ độc do đòi hỏi một vài biến đổi hóa học, và do vậy có nhiều cơ hội gây thương tổn cho người lao động Trên thực tế, trong thế kỷ 19, nhà thơ người Anh William Wordsworth đã nói tới những hoàn cảnh gian khổ của các công nhân làm nghề nhuộm chàm ở thành phố quê hương ông là Cockermouth trong bài thơ tự truyện của ông "The Prelude" Để nói về điều kiện làm việc kinh khủng của họ và lòng cảm thương mà ông dành cho họ, ông đã viết, "Doubtless, I should have then made common cause/ With some who perished; haply perished too,/ A poor mistaken and bewildered offering - / Unknown to those bare souls of miller blue."
Quy trình tiền công nghiệp để nhuộm màu bằng bột chàm được sử dụng tại châu Âu là hòa tan bộtchàm trong nước tiểu để lâu Nước tiểu khử bột chàm không hòa tan trong nước thành chất hòa tan trong nước gọi là bột chàm trắng hay leucoindigo, nó sinh ra dung dịch màu lục-vàng Vải nhuộm trong dung dịch này sẽ chuyển thành màu chàm sau khi bột chàm trắng bị ôxi hóa và trở thành bột chàm Urê tổng hợp để thay thế cho nước tiểu chỉ có trong thế kỷ 19
Một phương pháp tiền công nghiệp khác, sử dụng tại Nhật Bản, là hòa tan bột chàm trong bể chứanung nóng, trong đó mẻ cấy vi khuẩn ưa nhiệt và kỵ khí được duy trì Một vài loài vi khuẩn sinh ra
Trang 8hiđrô như là sản phẩm của quá trình trao đổi chất của chúng, nó có thể chuyển hóa bột chàm không hòa tan thành bột chàm trắng hòa tan Vải nhuộm trong các bể chứa này được trang trí bằng các kỹ thuật shibori, kasuri, katazome, tsutsugaki Các ví dụ về quần áo được nhuộm bằng các kỹ thuật này có thể nhìn thấy trong các tác phẩm của Hokusai và các nghệ sĩ khác.
Hai phương pháp khác để áp dụng trực tiếp bột chàm được phát triển tại Anh trong thế kỷ 18 và được sử dụng nhiều trong thế kỷ 19 Phương pháp thứ nhất, gọi là pencil blue (bút chì lam) do nó được áp dụng chủ yếu bằng bút chì hay chổi, có thể được sử dụng để thu được tông màu sẫm Trisulfua asen và chất làm đặc được thêm vào bể chứa bột chàm Hợp chất của asen làm chậm quátrình ôxi hóa của bột chàm đủ kéo dài để quét lớp thuốc nhuộm lên trên vải
Phương pháp thứ hai gọi là china blue (lam Trung Hoa) do nó tương tự như sứ men lam-trắng của Trung Quốc Thay vì sử dụng dung dịch bột chàm trực tiếp, quy trình sẽ là việc in dạng không hòa tan của bột chàm lên trên vải Bột chàm sau đó bị khử trong một chuỗi các bể chứa sulfat sắt (II), với quá trình ôxi hóa giữa mỗi lần ngâm nước Quy trình china blue có thể tạo ra các kiểu mẫu sắc nét, nhưng nó không thể tạo ra tông màu sẫm như ở phương pháp pencil blue
Vào khoảng năm 1880 quy trình glucoza được phát triển Nó đã cho phép có khả năng in trực tiếp bột chàm lên vải và có thể tạo ra các bản in bột chàm sẫm màu không đắt tiền mà không thể đạt được với phương pháp china blue
1.4 Thuộc tính hóa học
Bột chàm là chất bột kết tinh màu lam sẫm, nóng chảy ở 390°-392°C Nó không hòa tan trong nước, rượu, ête nhưng hòa tan trong cloroform, nitrobenzen, axít sulfuric đặc Cấu trúc hóa học của bột chàm tương ứng với công thức C16H10N2O2
Chất có nguồn gốc tự nhiên là indican, nó không màu (hay màu trắng) và hòa tan trong nước Indican có thể dễ dàng bị thủy phân để tạo ra glucoza và indoxyl Các chất ôxi hóa nhẹ, như phơi nhiễm ra không khí, chuyển hóa indoxyl thành bột chàm
Quy trình sản xuất đã phát triển vào cuối thế kỷ 19 hiện vẫn còn được sử dụng trên khắp thế giới Trong quy trình này, indoxyl được tổng hợp bằng cách nấu chảy phenylglyxinat natri trong hỗn hợpcủa NaOH với sodamid
Một vài hợp chất đơn giản hơn cũng có thể được sản xuất bằng cách phân hủy indigo; các hợp chất
Trang 9này bao gồm anilin và axít picric Phản ứng hóa học có tầm quan trọng thực tế duy nhất là khử nó bằng urê thành bột chàm trắng Bột chàm trắng bị tái ôxi hóa thành bột chàm sau khi nó được dùng để nhuộm vải.
Bột chàm xử lý với axít sulfuric sinh ra chất có màu lam-lục Nó đã có sẵn từ giữa thế kỷ 18 Bột chàm được sulfonat hóa còn gọi là lam Saxon hay indigo cacmin
Tía Tyre là thuốc nhuộm màu tía có giá trị trong thời cổ đại Nó được sản xuất từ các chất bài tiết
ra của các loại ốc biển vùng Địa Trung Hải Năm 1909 cấu trúc hóa học của nó được thể hiện là 6,6′-dibromoindigo Nó chưa bao giờ được sản xuất tổng hợp trên nền tảng thương mại
Cấu trúc SMILES của indigo là S=O=c3c(=c2[nH]c1ccccc1c2=O)[nH]c4ccccc34 và số CAS là 12626-73-2
1.5 Tổng hợp hóa học
Bột chàm có thể sản xuất theo phương pháp tổng hợp bằng nhiều cách Phương pháp nguyên bản, lần đầu tiên được Heumann sử dụng năm 1897 để tổng hợp bột chàm là nung nóng axít N-(2-cacboxyphenyl)glyxin tới 200°C trong khí trơ với NaOH Nó sinh ra axít indoxyl-2-cacboxylic, một chất dễ dàng bị khử cacboxylat và ôxi hóa trong không khí thành bột chàm
Phương pháp nguyên bản của Heumann trong tổng hợp bột chàm (indigo)
Phương pháp tổng hợp hiện đại của bột chàm là khác biệt một chút với phương pháp nguyên bản
và việc phát minh ra phương pháp này được coi là của Pfleger vào năm 1901 Trong quy trình này,N-phenylglyxin được xử lý bằng các chất kiềm nóng chảy (NaOH hay KOH) chứa sodamid (NaNH2)
Nó sinh ra indoxyl, sau đó chất này bị ôxi hóa trong không khí thành bột chàm
Phương pháp Pfleger trong tổng hợp bột chàm
Logged Nước hiền hòa ẩn chứa nhiều bí ẩn
Lê Võ Sơn Quân
• Administrator
• Gold Member H2VN
•
Trang 10Re: Nhuộm vải bằng chất màu tự nhiên
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Tư 04, 2009, 10:13:03 PM »
2 NHUỘM TƠ TẰM BẰNG THUỐC NHUỘM TỰ NHIÊN ĐƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ LÁ CÂY TÍA TÔ TÂY
(Bài viết được đăng trên website của Bộ Công Thương-Vụ Khoa học Công nghệ-Thông tin khoa học công nghệ)
2.1 LỜI GIỚI THIỆU
Sự bắt đầu của một thiên niên kỷ mới đảm bảo đem đến rất nhiều thay đổi quyết liệt trong cuộc sống con người Một trong những sự biến chuyển này là hướng tới những loại thuốc nhuộm tự nhiên và cách sử dụng chúng sao cho có hiệu quả so với loại thuốc nhuộm tổng hợp là loại hoá chất hiện đang mất dần chỗ đứng do những nhận thức mang tính quốc tế về bảo vệ môi trường và sinh thái Với loại thuốc nhuộm tự nhiên không ô nhiễm hiện đang xuất hiện như là một sự lựa chọn hoàn hảo do chúng không độc hại và dễ sử dụng
Trong bối cảnh hiện nay, thuốc nhuộm tự nhiên là chất tạo màu trong ngành dệt và may mặc thời trang ngày càng thích đáng hơn so với trước đây ở bên trong và bên ngoài đát nước (Ấn độ) Đây là một quốc gia mà đang có một mạng lưới đang phát triển bao gồm các nhà nghiên cứu thuốcnhuộm tự nhiên, những nhà sản xuất, nhà tổ chức và người tiêu dùng Do đó, toàn cảnh hiện nay của việc thúc đẩy sử dụng thuốc nhuộm tự nhiên là rất lạc quan và nhiều hứa hẹn
Nghề thủ công cổ đại sử dụng thuốc nhuộm tự nhiên đang được hồi phục lại trong các ngành dệt thoi, dệt kim và những người công nhân sản xuất kim dệt phát hiện lại những đặc tính mềm mại, mỏng, bóng láng và hơn tất cả đó là màu sắc sống động đồng thời cùng với việc phát hiện ra được rất nhiều màu sắc rõ nét, tươi sáng Thuốc nhuộm tự nhiên bền vững trong thời gian dài và lưu giữ được vẻ đẹp và sự quyến rũ tuyệt vời Chúng tạo ra được một sự phối hợp hài hoà giữa những gam màu và nếu như màu sắc phai đi thì tạo ra những ánh màu câm tuyệt vời
Trang 11Có rất nhiều thời gian để tập trung vào nghiên cứu về các phương pháp chiết xuất, nguồn đầu vào rẻ, mới mẻ để sản xuất ra một lượng vừa đủ những chất màu tự nhiên, an toàn và có thể tồn tại độc lập được mà có thể lấy lại được những danh tiếng từ trước, ít nhất là thay thế được với loại thuốc nhuộm tổng hợp.
2.2 CÁC BƯỚC THÍ NGHIỆM
Lựa chọn vải thí nghiệm
Loại vải tơ tằm được chọn để nghiên cứu là loại vải cho ánh màu rực rỡ với loại thuốc nhuộm đã chọn
Tiền xử lý vải lụa tơ tằm
Người ta chuẩn bị dung dịch bột giặt trung tính (Genteel) chứa 0,5ml genteel/100ml nước
và được đun nóng đến 50 độ C Vải tơ tằm được nhúng vào trong dung dịch này và khuấy nhẹ trong 30 phút Sau đó, vải được giũ trong nước máy, phơi trong bóng râm và là khi còn ẩm
2.2.1 Chọn thuốc nhuộm
Cây tía tô tây là một loại cây thảo mộc lâu năm nhưng thuộc loại cây bụi nhỏ Một tán lá nhỏ có kích thước từ 30 - 60cm, giống như cây khổ sâm có nhiều đốm màu khác nhau trên lá Với những vết, sọc, chấm của những màu sắc đối lập nhau trên tán lá cây thì những gam màu như xanh lá cây nhạt, nâu, hạt dẻ, màu tía, đồng thiếc, màu đồng, cùng hoặc không cùng với mép diềm lá, vỏ sò tạo vẻ đẹp như bức tranh Những cây này yêu cầu nhiệt độ tối thiểu là 55 độ C và phải được đất màu mỡ, đủ ánh nắng
2.2.2 Chọn chất cầm màu
Ở đây người ta đưa ra nghiên cứu ba chất cầm màu kim loại đó là sunphát nhôm kali, sunphát đồng và sunphát sắt và ba chất cầm màu tự nhiên với tên gọi Bahera, vỏ cây
Pomegranate và lá cây chè Với mối chất cầm màu thí nghiệm với bốn nồng độ khác nhau đó là
05, 10, 15 và 20gm cho nhôm; 01, 02, 03 và 4gm cho sunphát đồng và sunphát sắt; 1, 2, 3
và 4gm cho tương ứng với Bahera, vỏ cây Pomegranate và lá cây chè Các nhà nghiên cứu cũng tiến hành ba cách cầm màu đó là cầm màu trước, trong và cầm màu sau
2.2.3 Đánh giá các biến sô nhuộm
Người ta tiến hành thực hiện một loạt các thí nghiệm để xác định các biến số nhuộm chẳng hạn như nồng độ trích ly trung bình và tối ưu của nguyên liệu nhuộm, thời gian trích ly, thời gian nhuộm, nồng độ chất cầm màu và phương pháp cầm màu
Trang 12* Môi trường trích ly để nhuộm
Thuốc nhuộm từ lá cây tía tô tây được chiết xuất từ kiềm, axít và nước trung tính Người ta chuẩn bị axít trung tính bằng cách cho 1ml axít hyđrôcloric vào trong 100ml nước Kiềm trung tính được chuẩn bị bằng cách cho 1gm Na2CO3 vào 10ml nước Sau đó nguyên liệu nhuộm được cho vào từng dung dịch và đung nóng lên tơi 60 độ C trong thời gian 1 giờ đồng hồ Với mỗi phần chiếtthuốc nhuộm, cho một lượng vải tơ tằm đã biết bào và nhuộm trong 60 phút Phương pháp nhuộmnày cho màu sắc trên tơ tằm đẹp nhất và cách này được chọn để nghiên cứu về sau
* Nồng độ nguyên liệu nhuộm
Chuẩn bị năm nồng độ nguyên liệu nhuộm khác nhau bằng cách đun nóng 2, 4, 6, 8 và 10gm nguyên liệu nhuộm trong 100ml nước ở nhiệt độ 80 độ C trong 1 giờ Sau đó dung dịch này được lọc và làm lạnh
Mật độ quang học của dung dịch nhuộm trước và sau khi nhuộm được ghi lại và phần trăm thấm hút nước cũng được tính toán Nồng độ chỉ ra cho thấy phần trăm thấm hút nước cao nhất đãđược chọn là nồng độ tối ưu để nghiên cứu thêm
* Thời gian tận trích thuốc nhuộm
Năm mức nồng độ thuốc nhuộm được chọn, mỗi loại bao gồm 100ml nước axít và được đun lần lượt trong 30, 45, 60, 75 và 90 phút Với mỗi dung dịch tận trích, người ta cho vào đó một lượng vải tơ tằm đã cho và nhuộm trong 60 phút Vải nhuộm được giặt bằng nước và phơi trong bóng râm Phần trăm hấp thụ nước được tính cho riêng từng mẫu và trên cơ sở các kết quả thu được sẽ tối ưu hoá thời gian nhuộm tận trích
* Thời gian nhuộm
Năm dung dịch nhuộm của lá tía tô tây được chuẩn bị bằng cách tận trích thuốc nhuộm với nồng và thời gian tận trích tối ưư trong 100ml nước Việc nhuộm các mẫu vải tơ tằm trước giặt được tiến hành lần lượt trong 30, 45, 60, 75 và 90 phút./
Logged Nước hiền hòa ẩn chứa nhiều bí ẩn
Lê Võ Sơn Quân
• Administrator
• Gold Member H2VN
•
Trang 13Re: Nhuộm vải bằng chất màu tự nhiên
« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Tư 04, 2009, 10:17:12 PM »
3 Nhuộm vải bằng chất mầu chiết xuất từ thảo mộc
(đăng trên báo Nhân Dân)
Các chuyên gia Phòng Hóa nhuộm và xử lý hoàn tất sản phẩm dệt - may (Khoa Công nghệ dệt - may và thời trang, Trường đại học Bách khoa Hà Nội) đã hoàn thiện công nghệ nhuộm vải cotton, vải tơ tằm bằng chất mầu tự nhiên được chiết xuất từ lá các loại cây sẵn có ở nước ta như: chè, bàng, bạch đàn, hồng xiêm, sắn dây, thiên lý, tre
Ðây là công nghệ dựa trên kỹ thuật truyền thống của đồng bào các dân tộc địa phương, nhưng đã được nâng lên bằng những kỹ thuật mới nên màu vải sau khi nhuộm bền hơn, sặc sỡ hơn và vải ít
bị nhàu Ðiều quan trọng hơn là nó có ưu điểm về khả năng bảo vệ da, tính kháng khuẩn cao và nước thải trong quá trình nhuộm không hủy hoại môi trường như các loại thuốc nhuộm có nguồn gốc từ hóa chất
Ðề tài này được hình thành từ những chuyến đi thực tế của PGS-TS Hoàng Thị Lĩnh tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số chuyên nhuộm vải thổ cẩm thủ công bằng lá chàm và củ nâu ở Lạng Sơn, Sơn
La, Lào Cai, Hòa Bình Nhưng nguồn nguyên liệu này ngày càng khan hiếm Hầu hết bà con dân tộc phải sử dụng hóa chất để thay thế vừa dễ bị phai, vừa có hại cho da Vì thế tác giả đã nghiên cứu, đưa các loại lá vào tách chiết lấy dung dịch màu, sau đó bổ sung một số hợp chất có tỷ lệ thích hợp và cho vải vào nhuộm đều
Ðể tăng số lượng vải cho một lần nhuộm, đồng thời bảo đảm đồng đều của màu trên vải nhuộm, nhóm nghiên cứu đã hoàn thiện quy trình công nghệ nhuộm đơn giản: Sau khi thu gom nguyên liệu, rửa sạch đưa vào bộ phận phụ trợ có nhiệm vụ tách chiết lấy dung dịch chất mầu rồi chuyển vào máy nhuộm Trong bộ phận máy nhuộm, thiết kế thêm giỏ lọc tạp chất từ nguyên liệu Mỗi lầnnhuộm ít nhất cũng phải đạt công suất 200 m vải/lần
Mỗi loại lá cây cho ít nhất năm loại mầu khác nhau và khi tận dụng dung dịch loãng của hai loại cây khác nhau sẽ cho ra nhiều loại mầu phong phú
Trang 14Logged Nước hiền hòa ẩn chứa nhiều bí ẩn
Lê Võ Sơn Quân
Re: Nhuộm vải bằng chất màu tự nhiên
« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Tư 04, 2009, 10:21:48 PM »
4 Nhuộm Thâm
( http://blog.timnhanh.com/docongkysuu/comment/nhuom-mau-xua.35AB2062.html )
Truyền thuyết kể rằng, khi quân Mã Viện đuổi hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị, tới một làng, quân Mãchợt hoa mắt vì thấy những sào vải đen phơi dọc ngang không biết lối nào mà lần Quân Mã sợ rơi vào trận đồ bát quái của hai bà, đành quay ra tìm đường khác Ngôi làng trong truyền thuyết khiếnquân Mã Viện phải hốt hoảng ấy chính là Huê Cầu, thuộc tổng Huê Cầu, huyện Tế Giang (sau thuộc Văn Giang), phủ Thuận An (sau đổi phủ Thuận Thành), trấn Kinh Bắc, nay thuộc thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên Còn những sào vải đen khiến quân giặc tưởng là
"trận đồ bát quái" kia, chính là nghề tổ của làng - nghề nhuộm thâm
Ai lên Đồng Tỉnh,Huê Cầu Đồng Tỉnh bán thuốc,Huê Cầu nhuộm thâmNào ai đi chợ Thanh LâmMua anh một áo vải thâm hạt dền ,
Nói quanh nói quẩn những Đồng Tỉnh, Huê Cầu, Thanh Lâm, thì chẳng qua cũng là một lời tỏ tình, kiểu Hôm qua tát nước đầu đình , áo nhuộm thâm là cái cớ, nhưng cái cớ ấy từng là một phần không thiếu được trong đời sống người nông dân Việt Nam
Trang 15Trong số gần 500 làng nghề từng tồn tại ở đồng bằng sông Hồng, làng ươm tơ dệt vải có lẽ là làng nghề đông nhất Dọc theo các con sông, các bãi bồi đều là những bãi dâu rười rượi, và nhất định phía trong những bãi dâu ấy có lanh canh tiếng thoi đưa cửi dệt Nhưng trừ Huê Cầu ra, không thấy nói đến làng nào có nghề nhuộm Các cụ bà Nguyễn Thị Thoan (làng dệt Đại Mỗ), Nguyễn ThịMùi (làng dệt La Khê) đều cho biết làng chỉ dệt vải rồi mang vải mộc ra chợ Đình (chợ đình làng) hoặc chợ Hà Đông bán cho lái buôn Nơi sẽ nhuộm tất cả thứ vải lụa ấy rồi đem bày bán chính là phường Hàng Đào nơi Kẻ Chợ Hàng Đào nổi tiếng về nhuộm điều, các mầu đỏ, hồng, hoa đào Đến thế kỷ 18, trong Thượng Kinh phong vật chí ghi chép lại thì: "Phường Hàng Đào làm nghề nhuộm mầu: mầu trắng như tuyết, mầu đỏ như tiết, mầu đen như mực Mầu vàng là chính Màu tạp thì có mầu hoa hiên, thiên thanh, hoa đào, cánh trả, quan lục, không mầu nào giống mầu nào" Rồi thì người Hàng Đào cũng bắt đầu "chuyên môn hóa" công việc, theo nhà nghiên cứu Chu Quang Trứ trong Tìm hiểu làng nghề thủ công điêu khắc cổ truyền, Hàng Đào chỉ giữ lại việc nhuộm điều, chuội trắng nhờ bên Cầu Gỗ, còn lại giao cho Hàng Thợ Nhuộm (đều thuộc Hà Nội).Duy có một thức nhuộm mà phường Hàng Đào không khi nào tự làm được, ấy là nhuộm thâm (đen) Bởi nhuộm thâm thời ấy, tất cả bằng mầu thực bắt buộc phải có bùn, người Hàng Đào phải giao vải mộc về nơi khác, và Huê Cầu chính là nơi nổi tiếng về cái thức nhuộm rất dân dã và cũng rất lạ lùng này Cứ theo truyền thuyết thì nghề nhuộm thâm ở Huê Cầu cũng có ngót nghét 2.000 năm !
Người Huê Cầu nhún nhường lắm về nghề tổ của làng mình: Ruộm (nhuộm) thâm chẳng hết bao nhiêu/Hết một nắm đất với niêu lá sòi Nhưng cái "chẳng hết bao nhiêu" ấy kể ra thì những nhà nhuộm bây giờ nghe cũng phức tạp: Đầu tiên phải nhuộm gụ bằng củ nâu, đun trong nước lá sòi (một loại cây thân gỗ mọc hoang), có nơi dùng lá bàng, hoặc hạt dền như trong câu ca dao, sau
đó lấy bùn trát kín, việc trát bùn phải được làm đi làm lại vài lần Sau khi nhuộm xong, tấm vải không đen nhánh, không đen bóng, mà có mầu đen thâm, bàng bạc, song hầu như không bao giờ phai Các khe của sợi vải sau khi nhuộm sẽ được lấp kín, tấm vải cực kỳ dai và bền, dày dặn nhưng mặc lại không nóng, không bí Chuyện rằng có những người mẹ nghèo, đêm ngủ dùng váy thâm lót cho con, tấm váy này có tác dụng như một tạ giấy thời hiện đại, chính được may bằng loại nái (một loại vải dày) nhuộm bùn Trước đây, những mầu sắc rực rỡ thường chỉ được dùng trong các ngày lễ hội
Trong đời sống thường ngày, nhất là đối với người lao động, mầu vải thâm vẫn là gam mầu chính Một anh chàng nhắn gửi "ai" đó: Mua anh một áo vải thâm hạt dền Sau này khi Nguyễn Đình Thi viết về Đất nước Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn, không biết có phải là tấm áo đó không ? Vàkhông chỉ thế, người Huê Cầu còn tự hào vì nghề nhuộm của mình đã ra khỏi làng, vào cả những nơi chốn cao sang
Theo gia phả họ Cao, ở làng có cụ Cao Quý Công từng được triều đình nhà Nguyễn vời vào kinh đô Huế nhuộm vải vóc cho hoàng tộc
Nhưng đấy là chuyện của những thế kỷ trước Bây giờ đến Huê Cầu hỏi làng nghề, người trẻ thì gãi
Trang 16đầu cười trừ Mấy bà bán hàng đầu chợ nói rằng làm gì còn ai nhuộm Cách Huê Cầu khá xa (về thị
xã Hải Dương rồi đi thêm chừng 10 km nữa), ở huyện Nam Sách còn chợ Thanh Lâm Không ai hiểu tại sao cái áo nhuộm thâm ở Huê Cầu lại có thể lưu lạc đến một cái chợ cách nó đến 40-50
km, xưa kia đấy là một khoảng cách đáng kể Hóa ra, chợ Thanh Lâm trong câu ca xưa không phải
ở Nam Sách, Hải Dương Theo bác Tô Xuân Thạch, nhà giáo về hưu đã bỏ nhiều năm tìm lục lại sử sách về làng, đó là chợ Thanh Lâm (hay Cách Lâm) nằm ở đầu làng Lê Cao bên cạnh Huê Cầu Khi quân Hán đô hộ Việt Nam, khu gia binh của thành Luy Lâu được đặt trên đất Xuân Cầu, hình thànhnên khu chợ gần đấy Chợ Thanh Lâm này còn có ngôi quán mang tên Hàng Vải, đây chính là nơi bán sản phẩm nhuộm đặc trưng của làng.Nay thì chợ Thanh Lâm ấy cũng không còn, khi dân làng đào đất làm lò gạch phát hiện nhiều nền phế tích xưa, trong đó có cả nền quán Hàng
Hàng Vải mất, Thanh Lâm cũng chẳng còn, làng mất nghề, chỉ còn lại độc cái tên từng ghi dấu vào
ca dao một thuở, dân làng chủ yếu chạy chợ và đi làm thuê ngoài Hà Nội Mấy năm nay, Huê Cầu cũng muốn mở lại hội làng, nhưng bàn đi bàn lại chẳng biết nên tổ chức thế nào Vì đình chùa miếu mạo không còn, nghề tổ cũng mất (ngoài nghề nhuộm, Huê Cầu còn có đặc sản bánh mỡ song cũng đã thất truyền), thế hệ trẻ gần như không biết chút gì về quá khứ xưa Bác Thạch ngậmngùi nói một câu nghe chừng rất đúng với Huê Cầu bây giờ: Thế mới hiểu những giá trị truyền thống có ý nghĩa như thế nào trong đời sống hiện đại
Làng Huê Cầu không còn ai biết nghề nhuộm thâm, nhưng đất dệt xứ bắc vẫn còn Làng Nội Duệ (Bắc Ninh) có bà Năm nay đã ngoại 80 là người sót lại cuối cùng của làng chuyên sống bằng nghề nhuộm thuê Tay bà vài hôm lại có một mầu: khi xanh, khi đỏ, lúc tím, lúc lại vàng Đấy là mầu của thuốc nhuộm, bây giờ là thuốc hóa học, nhuộm xong bà lại phải dùng thuốc hóa học khác để rửa phòng thuốc nhuộm ăn vào da Trước kia nhuộm màu tự nhiên bà không phải lo điều ấy, mà vải không phai, bây giờ thuốc hiện đại, mầu phai, bà thắc mắc lắm Bây giờ cũng không ai thuê bànhuộm thâm nữa, nhưng nếu bạn muốn, bà vẫn sẵn sàng
Logged Nước hiền hòa ẩn chứa nhiều bí ẩn
Lê Võ Sơn Quân
Re: Nhuộm vải bằng chất màu tự nhiên
« Trả lời #6 vào lúc: Tháng Tư 04, 2009, 10:31:11 PM »
Trang 175 Lãnh Mỹ A (Tân Châu-An Giang)
(Theo báo Điện tử Đại học An Giang)
Lãnh Mỹ A- là một thương hiệu nổi tiếng của lụa Tân Châu Quê hương xứ lụa Tân Châu là một làng nghề một thời vang bóng nhưng nay đã mai một rất nhiều Những hàng dâu bát ngát ven đường, những khung cửi cất lên những tiếng dệt vải trong những đêm trăng ….tất cả tạo nên một bức tranh hoành tráng về thời hoàng kim của lụa Tân Châu
Ca dao Nam Bộ có câu:
"Trai nào bằng trai hai huyệnTháng ngày dệt lụa trồng dâuGái nào thảo bằng gái Tân ChâuThờ cha nuôi mẹ quản đâu nhọc nhằn"
và những chính sách hỗ trợ khác nữa Vùng Tân Châu là vùng đất cù lao có đất đai, khí hậu thích hợp cho việc trồng dâu nuôi tằm Năng suất trồng dâu và chất lượng tơ nơi đây tốt hơn những nơi khác Lúc đầu nông dân nuôi những giống kén vàng nhưng sau đó với đà phát triển đã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nên nông dân đã chuyển sang nuôi những giống tằm lưỡng hệ trắng
và các cặp lai của nó Những giống tằm này cho năng suất cũng như chất lượng kén và tơ cao hơn.Tuy nhiên việc nuôi tằm rất cực nhọc nhất là vào thời điểm tằm ăn lên
Sau khi xử lý kén là đến giai đoạn ươm tơ Trước đây nghề ươm tơ còn đơn giản theo lối cổ truyền như: kén được cho vào nồi nước sôi, sau đó kéo mối tơ và gắn vào bánh xa quay, người thợ ươm
tơ khuấy đôi đũa liên hồi vào nồi nấu kén đồng thời tay cũng quay đều đầu bánh xe để cuộn tròn các sợi tơ Quay mãi cho đến khi còn lại xác con tằm Về sau nông dân đã cải tiến khâu ươm tơ sử dụng xa ươm tơ bông sen và cơ giới hoá để nâng cao năng suất và chất lượng tơ Tơ thô sau đó được tháo ra từ các bó để se lại thành sợi to Rồi được dệt lại thành những tấm lụa
Lụa Tân Châu nổi tiếng với thương hiệu Lãnh Mỹ A là một trong những loại mặt hàng “độc nhất vô nhị” mà bất kỳ người phụ nữ nào ở thế kỷ XX cũng đều mơ ước được mặc những chiết quần lãnh đầy nét quyến rũ này Lãnh Mỹ A là một loại lụa dệt bằng tơ tằm, được gia công bằng những công thức rất độc đáo Nó không có nhiều màu sắc như những loại vải hiện nay, nó chỉ có một màu đen
Trang 18huyền bóng loáng và không bao giờ phai màu Điều đặc biệt và cũng là nét đặc trưng cho sản phẩm này chính là khả năng không co giãn và không hút ẩm của nó Lãnh Mỹ A mặc vào mùa hè thì rất thoáng mát, mặt vào mùa đông thì ấm áp lạ thường Dấu hiệu dễ nhận thấy được của những người thợ nhuộm lụa Tân Châu là đôi bàn tay bị đen do tiếp xúc với phẩm nhuộm Nhưng điều đặc biệt ở đây là phẩm nhuộm không phải là những hoá chất được pha chế như hiện nay, nó
là nhựa của một loại quả gọi là quả mặc nưa Loại quả này có nguồn gốc từ Campuchia được những người thợ nhuộm mua quả chở về (mùa thu hoạch quả mặc nưa bắt đầu vào khoảng tháng
5 tháng 6) Sau đó người dân nơi đây tự trồng lấy, không ngờ loại cây này lại rất thích hợp với vùng đất Tân Châu
Cây mặc nưa là một loại cây gỗ có màu đen, thân già thì xù xì do có những mảng da bong ra, lá mỏng, chùm quả tròn trĩnh gần giống như quả nhản đung đưa trước gió Những quả mặc nưa sau khi thu hái đem về được phân loại lớn nhỏ khác nhau và đặc biệt là loại bỏ những quả chín vì không còn nhựa nữa Trái mặc nưa được đem về giã nát bằng cối đá hoặc bằng máy nghiền sau đóhoà vào nước tạo nên một dung dịch có màu vàng rất đẹp, màu này sẽ chuyển sang màu đen huyền khi tiếp xúc với không khí và nhiệt độ Dung dịch này được gạn bỏ bả và được dùng để nhuộm lụa Tân Châu
Lụa sau khi nhuộm xong được phơi trong nắng, những bãi phơi lãnh rất rộng được trải bằng như