Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy tập đọc lớp 3

9 734 6
Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy tập đọc lớp 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯNG TIU HC TAM HNG 2. CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP ĐỌC LỚP 3 Người thực hiện: Nguyn Th Ho Hương. ĐẶT VẤN ĐỀ. I. Nhận thức : Mục tiêu của giáo dục Tiểu học hiện nay là hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để các em có thể học tiếp lên lớp trên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vì vậy các em cần được học đủ 9 môn trong chương trình quy định. Trong đó có môn tiếng việt được coi là môn công cụ để học tốt các môn học khác. Đặc biệt phân môn ttập đọc giữ vị trí hết sức quan trọng không thể thiếu được. Nó là chìa khoá, là phương tiện để giúp học sinh Tiểu học tiếp xúc với kho tàng kiến thức của nhân loại. Nếu không biết đọc thì chúng ta sẽ không tiếp thu được nền văn minh của loài người Không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc trong xã hội hiện đại. Do vậy mỗi con người ngay từ tuổi tiểu học phải tập đọc để biết đọc. Bởi lẽ qua nội dung của bài tập đọc sẽ cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản, rèn cho các em kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết mà còn làm giàu vốn từ ngữ tạo điều kiện cho các em giao tiếp tốt và bồi dưỡng cho các em lòng yêu cái thiện cái đẹp. Dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lô gích và biết tư duy có hiệu quả. Nhiệm vụ của việc dạy đọc phải được thống nhất với các nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng. Dạy đọc tốt sẽ có tác dụng tích cực tới việc lĩnh hội tri thức về tự nhiên, xã hội và cũng góp phần rất lớn vào việc hình thành nhân cách học sinh. Song để dạy một bài tập đọc tốt vô cùng khó đòi hỏi mỗi giáo viên phải có phương pháp sáng tạo Vận dụng linh hoạt các đồ dùng dạy học và phối hợp các hìmh thức tổ chức dạy học để nâng cao chất lượng giờ dạy và phát huy tích cực chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh. Trong thực tiễn thời gian qua cho thấy: phưong pháp dạy tập đọc ở lớp 3 thể hiện còn lúng túng, đôi khi chưa chú ý đúng mức đến yêu cầu đọc của tiết tập đọc nên các em còn đọc yếu vì các em vừa ở lớp hai lên ít được đọc đoạn văn hay một văn bản. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng giờ dạy tập đọc. Đó là điều tôi băn khoăn và lo nghĩ. Chính vì vậy tôi chọn chuyên đề đổi mới phương pháp dạy tập đọc lớp 3. II. Thực trạng. Năm học 2008-2009 là năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động hai không trong giáo dục. Đòi hỏi việc dạy thật, học thực. Qua 2 năm thực hiện chúng ta vẫn thấy rằng học sinh đọc vẫn còn chậm dẫn đến ảnh hưởng nhiều đến môn học khác. Mặt khác vẫn còn nhiều học sinh phát âm sai các phụ âm : l/n, ch /tr, r/d / gi và các dấu thanh. Việc đọc lưu loát và đọc phân vai còn rất hạn chế. chỉ có một số em khá giỏi mới thực hiện được. Với những hạn chế trên đâychúng ta cần phải tìm tòi, suy nghĩ và đề ra những biện pháp, những kinh nghiệm tổ chức thực hiện để nâng cao chất lượng có hiệu quả trong môn học này. B – biện pháp thực hiện I – Cần nắm vững nội dung, yêu cầu, kiến thức cơ bản của môn tập đọc lớp 3. Với học sinh lớp 3:Yêu cầu các em đọc đúng và trôi chảy một đoạn văn đối thoại hay một bài văn ngắn. Phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi hợp lí, cường độ và tốc độ đọc vừa phải không ê a ngắc ngứ hay liến thoắng. Đạt yêu cầu khoảng 75 tiếng /1 phút. Đọc thầm không thành tiếng không mấp máy môi. Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh (bài đọc) nắm được nội dung của câu hoặc bài đã đọc. hay ý chính của đoạn. Thuộc lòng một số bài thơ, bài văn vần trong sgk. Biết dùng mục lục sách, thời khoá biểu, đọc thông báo nội quy …để phục vụ học tập và sinh hoạt bản thân. Nghe và nắm được cách đọc đúng. Nghe hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy cô. Nghe hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của bạn. Nói : biết cách trao đổi với các bạn trong nhóm học tập về bài đọc. Biết cách trả lời các câu hỏi về bài đọc. Biết cảm thụ được nội dung của đoạn văn hay đoạn thơ đó. Biết nêu được nội dung chính của đoạn văn hayđoạn thơ đó. II. Cần đổi mới phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức dạy tập đọc cho học sinh Nội dung và phương pháp tổ chức dạy học bao giờ cũng gắn bó với nhau Mỗi nội dung cần đòi hỏi có một phương pháp thích hợp. Không có một phương pháp nào là tối ưu, là vạn năng. Nên giáo viên cần biết phối, kết hợp nhiều phương pháp dạy học. Và các hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với từng bài dạy, từng bước dạy. Các kỹ năng giao tiếp không thể được phát triển bằng con đường thụ động mà phải đựơc hoạt động trong một môi trường giao tiếp dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Mỗi học sinh đều được hoạt động đều được bộc lộ mình và phát triển. Trong đó người giáo viên đóng vai trò là người tổ chức hoạt động của học sinh. Các hình thức tổ chức dạy học có thể thay đổi tuỳ theođặc điểm của từng tiết học, bài học, phần học. Có thể tổ chức học theo lớp (học chung toàn lớp) Học theo nhóm: tổ chức nhóm có thể 4-5 em ngồi cùng bàn trao đổi thống nhất ý kiến về nội dung bài học. Học theo cặp: Hai cá nhân ngồi gần nhau cùng trao đổi nội dung câu hỏi. Học cá nhân: Từng cá nhân làm việc độc lập, cùng thể hiện một nhiệm vụ nào đó. Việc phối hợp các hình thức tổ chức học tập tạo điều kiện cho toàn bộ học sinh tham gia hoạt động được bày tỏ ý kiến, tự tin về mình, biết đánh giá nhận xét kết quả bài làm của mình và của bạn. III. Cần coi trọng việc rèn đọc. Vì đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức từ chữ viết sang lời nói có âm thanh đó là đọc thành tiếng. Hay từ dạng chữ viết sang đơn vị nghĩa không có âm thanh đó là đọc thầm. Cũng có trường hợp đọc không có hình thức chữ viết trước mắt đó là đọc thuộc lòng. Vậy đọc là một công cụ lao động để tiếp xúc với tác phẩm là một cách trò chuyện với tác phẩm, ở lớp 3 yêu cầu đọc cần phải được trú trọng hơn vì kỹ năng đọc của các em còn hạn chế nên giáo viên cần phải coi trọng. Việc đọc mẫu của giáo viên không hạn chế chỉ 1-2 lần mà trong quá trình dạy còn đọc câu, đọc đoạn nhằm hướng dẫn gợi ý, tạo tình huống, gây cảm xúc để học sinh nhận xét, giải thích tự tìm ra cách đọc. Đọc từ, cụm từ nhằm sửa sai cho học sinh khi phát âm sai, nhầm lẫn các phụ âm, các vần dễ lẫn. Luyện đọc thành tiếng, đọc trơn, ngắt nghỉ đúng dấu câu. Xác định rõ lớp mình phụ trách các em học sinh hay sai ở phụ âm gì, vần gì, thanh gì, cụ thể ở từng em để có có cách luyện đọc cho em ấy. Khi hướng dẫn học sinh phát âm hay đọc ta cần phân tích cho học sinh thấy rõ được Sự khác biệt của việc đọc và viết. VD: âm l phát âm lưỡi cong giáp hàng trên. Âm n lưỡi thẳng miệng mở tròn. Đối với những vần khó ta đi sâu vào phân tích bằng hình vẽ để minh hoạ cho các em thấy được hệ thống môi răng, lưỡi khi phát âm. Kết hợp với việc rèn phát âm đúng rõ ràng đọc trôi chảy từ đó học sinh mới có thể vận dụng vào các môn học khác. Luyện đọc thầm: yêu cầu học sinh tập trung vào bài đọc, đọc theo yêu cầu, không đọc lướt. đọc bằng mắt, bỏ thói quen đọc lầm rầm. cố gắng không nên dùng que tính hay ngón tay để chỉ. Luyện đọc trôi chảy: Hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ đúng các dấu câu, phân biệt được câu thơ dòng thơ. Đối với những câu văn dài giáo viên hướng dẫn ngắt các cụm từ, biết giữ hơi khi đọc để khỏi bị ngắt quãng giữa các âm tiết. Luyện đọc phân vai: Hướng dẫn học sinh biết tự nhìn nhận bài đọc có mấy nhân vật, giọng đọc của từng nhân vật đó như thế nào ? Để thể hiện tình cảm của mình theo tính cách các nhân vật trong bài, biết sắm vai, đóng vai. Biết đọc nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm, từ chỉ màu sắc, âm thanh … IV- Đổi mới hệ thống câu hỏi và tìm hiểu bài * Xác định những từ ngữ cần tìm hiểu: có thể giải nghĩa đơn giản, cụ thể hoặc sử dụng đồ dùng tranh ảnh, mô hình, vật thật, để mô tả, diễn đạt từ đó hoặc có thể dùng cả cử chỉ điệu bộ, động tác. . . Tránh lạm dụng giảng từ quá xa không trọng tâm bài * Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài . Giáo viên căn cứ vào câu hỏi bài tập sách giáo khoa để hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài. Câu hỏi ngắn gọn cụ thể, từ ngữ phải rõ ràng, tránh :Đặt câu hỏi khai thác nội dung vượt quá yêu cầu của bài học không phù hợp với trình độ học sinh lớp mình. Giáo viên có thể nêu câu hỏi định hướng cho học sinh đọc thầm sau đó cho học sinh trao đổi thảo luận về vấn đề thầy nêu. Bằng nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau giáo viên tạo điều kiện cho học sinh luyện tập một cách tích cực trả lời câu hỏi, trao đổi ý kiến, thực hiện bài tập giáo viên giao sau đó báo cáo kết quả rồi cùng nhận xét sửa chữa. Trong quá trình tìm hiểu bài giáo viên cần rèn cho học sinh: Cách trả lời câu hỏi đầy đủ, chính xác. đúng yêu cầu nội dung câu hỏi đề ra. Cách diễn đạt phải thành câu rõ ràng, gãy gọn. C-VẬN DỤNG VÀO BÀI DẠY. Các em nhỏ và cụ già. I. Mục tiêu : Học sinh đọc trơn toàn bài, ngắt hơi đúng dấu chấm, dấu phảy và giữa các cụm từ. Bước đầu biết phân biệt lời nói của người dẫn chuyện với lời nhân vật. Chú ý đọc đúng các từ khó :ríu rít, sôi nổi, ốm nặng lắm, lặng đi. Hiểu được từ: u sầu, nghẹn ngào. Cảm thụ: Chúng ta cần phải biết quan tâm chia sẻ giúp đỡ mọi người xung quanh ta thì cuộc sống của mỗi người sẽ tươi đẹp hơn. II. Phương pháp và phương tiện dạy học. Tôi sử dụng phối hợp các phương pháp :trực quan, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, Giảng giải và luyện tập thực hành. - Phương tiện, công cụ: Tôi sử dụng giáo án, sgk, Tranh minh hoạ sgk. , bảng phụ ghi câu cần luyện đọc. III. Tiến trình : - ổn định lớp : 1phút - Kiểm tra bài cũ : 4 phút. - Bài mới 25 phút. - Hoạt động 1: dùng phương pháp trực quan : Quan sát tranh, thảo luận nhóm. Bức tranh vẽ cảnh gì ? …. Học sinh nêu … Hoạt động 2. Luyện đọc. Dùng phương pháp gợi mở nêu vấn đề luyện đọc từ, cụm từ, câu, đoạn Hoạt động 3: Thực hành đọc: Dùng phương pháp luyện tập thực hành :luyện đọc trong nhóm. Thi đọc trong nhóm, Thi đọc giữa các nhóm, Thi đọc cá nhân trước lớp. Thi đọc thuộc lòng. Hoạt động 4: Tìm hiểu bài. Dùng phương pháp đàm thoại, gợi mở nêu vấn đề, giảng giải… Để học sinh tự nêu vấn đề, giải quyết vấn đề tự rút ra cho mình thấy được: Chúng ta cần phải biết quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ mọi người xung quanh ta. Có làm được như vậy thì cuộc sống của mỗi người sẽ tươi đẹp hơn. Củng cố dặn dò 4-5 phút. Học sinh khá đọc lại bài, nêu nội dung bài học. Nhận xét giờ học khen phê kịp thời. A- Kết luận Trên đây là toàn bộ những nội dung, phương pháp, những việc cần làm của người giáo viên đang trực tiếp giảng dạy. bản thân tôi là người đã thực hiện trong những năm qua tôi thấy được kết quả như sau: * Học sinh đã đọc thông viết thạo ít phát âm sai. Biết nói và diễn đạt câu nói gãy gọn. Câu trả lời đủ ý trọn vẹn. Biết cảm thụ được một bài văn sau khi đọc. Hạn chế được tỷ lệ học sinh yếu kém ở môn học này. Rèn được 4 kỹ năng : Nghe nói đọc, viết cho học sinh lớp 3. . Luyện đọc. Dùng phương pháp gợi mở nêu vấn đề luyện đọc từ, cụm từ, câu, đoạn Hoạt động 3: Thực hành đọc: Dùng phương pháp luyện tập thực hành :luyện đọc trong nhóm. Thi đọc trong nhóm, Thi đọc. vậy tôi chọn chuyên đề đổi mới phương pháp dạy tập đọc lớp 3. II. Thực trạng. Năm học 2008-2009 là năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động hai không trong giáo dục. Đòi hỏi việc dạy thật, học. TRƯNG TIU HC TAM HNG 2. CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP ĐỌC LỚP 3 Người thực hiện: Nguyn Th Ho Hương. ĐẶT VẤN ĐỀ. I. Nhận thức : Mục tiêu của giáo dục Tiểu

Ngày đăng: 10/08/2015, 09:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan