BỆNH GIÁC BAN BÔNG Xanthomonas malvacearum (Smith) Dowson

22 1.6K 8
BỆNH GIÁC BAN BÔNG Xanthomonas malvacearum (Smith) Dowson

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỆNH GIÁC BAN BÔNG Xanthomonas malvacearum (Smith) Dowson

BỆNH GIÁC BAN BÔNG Xanthomonas malvacearum (Smith) Dowson GVHD: PGS.TS Đỗ Tấn Dũng I. MỞ ĐẦU • Bông vải (Gossypium herbaceum) là một loại cây thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae). • Là loại cây lấy sợi quan trọng nhất ở các nước nhiệt đới. Sợi bông là nguyên liệu chủ yếu trong công nghiệp dệt. Mặc dù trong những năm gần đây sợi bông bị sợi nhân tạo cạnh tranh kịch liệt, nhưng do những tính chất ưu việt của nó, sợi bông vẫn có một vị trí riêng biệt và không thể thay thế được. • Tuy nhiên cũng như nhiều loại cây trồng khác thì cây bông có nhiều loại sâu bệnh hại, trong đó thì giác ban bông là một bệnh phổ biến và ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất bông hiện nay. I. MỞ ĐẦU • Ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc thì cây bông đã trở thành cây trồng “xóa đói giảm nghèo” cho các hộ dân ở đây. • Do đó tìm hiểu về loại bệnh này cũng như tìm ra các phương pháp phòng chống tác hại của nó là một việc hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay khi mà cây bông đã chứng tỏ ưu việt của mình thông qua diện tích trồng bông ngày càng cao. II. NỘI DUNG 1. Tác hại của bệnh giác ban bông • Đây là một bệnh vi khẩn hại bông rất phổ biến ở hầu hết các vùng trồng bông ở nước ta và trên thế giới, ở những tỉnh đồng bằng và Tây Bắc Bắc bộ, một số tỉnh miền Trung cây bông bị bệnh này khá nặng, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển cỏa bông, giảm năng suất bông tối thiểu trên 6%, giảm khối lượng quả và hạt, làm giảm sức sống và tỷ lệ nảy mâm của hạt giống. Chiều dài của xơ bông giảm từ 8 – 20%, xơ bông ố vàng, giòn, … 2. Triệu chứng • Bệnh xuất hiện từ thời kỳ mầm cho tới khi thu hoạch, hại trên tất cả các bộ phận của cây như mầm, lá sò, thân, cành, hạt, hoa quả, xơ bông. • Thân cành bị bệnh ban đầu cũng có chấm bệnh nhỏ, màu trong xanh, giọt dầu lan rộng ra quanh thân, cành chỗ bị bệnh thắt nhỏ lại, dễ gãy nên có khi làm chết cả cành. • Trên đài hoa vết bệnh cũng có hình góc cạnh, xanh trong giọt dầu, từ đó bệnh dễ lây lan tới đáy quả và vỏ quả. • Trên quả, vết bệnh lúc đầu là một chấm tròn nhỏ xanh trong giọt dầu, dần dần lan rộng ra thành vết bệnh hình tròn lớn có khi chiếm hết nửa quả, ở phần giữa vết bệnh hơi lõm xuống có màu nâu đen, phía trong quả xơ bông bết dính thành cục rắn. Múi quả không mở, dễ bị thối rụng. • Tóm lại dù bệnh hại ở các bộ phận khác nhau nhưng đặc điểm chung cơ bản của triệu chứng bệnh là vết bệnh xanh trong giọt dầu, về sau màu nâu đen đều đặn và có màng dịch nhầy vi khuẩn ở trên vết bệnh. 3. Nguyên nhân gây bệnh và sinh thái của bệnh 3.1. Nguyên nhân gây bệnh • Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas malvacearum (Smith) Dowson. • Đặc điểm của vi khuẩn này: • Là loại vi khuẩn hình gậy, 2 đầu tròn, có một đến hai lông roi ở một đầu nên có thể chuyển động được trong nước. • Sống trên môi trường nước thịt pepton có khuẩn lạc hình tròn nhỏ, màu vàng rơm, nhẵn bóng. • Vi khuẩn háo khí. • Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của là 25 – 30 0 C. Nhiệt độ tối đa 36 – 38 0 C, nhiệt độ tối thiểu < 10 0 C. Nhiệt độ chết ở trong nước là 50 – 53 0 C. • Vi khuẩn nằm trong hạt được vỏ che chở có thể chịu được nhiệt độ sấy khô tới 100 0 C. Vi khuẩn có tính chống chịu với nhiệt độ thấp cũng khá cao. • Vi khuẩn rất mẫn cảm với ánh sáng mặt trời nhưng vì có sắc tố vàng và được nằm trong mô lá nên chống chịu dược tác động của ánh sáng trực xạ. • Vi khuẩn giác ban bông không sống lâu được ở trong đất ẩm. • Vi khuẩn giác ban có tính chuyên hóa hẹp chỉ hại cây bông hoặc đôi khi hại cây bông gòn và cây cối xay. 3.2. Sinh thái của bệnh • Nguồn bệnh của vi khuẩn là hạt giống. Hạt giống có thể nhiễm bệnh bên trong và bên ngoài bề mặt. Đó chính là nguyên nhân chính làm bệnh phát sinh ở thời kỳ cây con có lá sò ở các vùng trồng bông lâu đời và những vùng mới trồng bông lần đầu. • Hạt nhiễm bệnh xảy ra trong quá trình hình thành quả cho đến khi quả chín ở trên đồng ruộng, đồng thời cũng xảy ra trong quá trình cán sơ bông. • Vai trò của tàn dư thân, lá, quả bị bệnh rơi rớt lại trên đất chưa bị hoai mục có một ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn nguồn bệnh. • Quá trình xâm nhập của vi khuẩn vào cây được bắt đầu qua các lỗ khí tập trung ở mặt dưới lá và qua các vết thương sây sát cơ giới ở trên lá, quả,… • Quá trình xâm nhiễm của vi khuẩn tiến hành trong điều kiện có màng nước trên mặt lá, di động xâm nhập vào khoảng trống trong lỗ khí, lan ra các gian bào rồi tiết ra enzym để phân giải các mảnh gian bào. Cấu trúc mô bị phá hoại biến thành một khối nhão chứa dịch vi khuẩn được tiết ra ngoài thành một màng dịch nhầy trên vết bệnh trở thành nguồn lây bệnh lặp lại trên đồng ruộng. [...]... các giống bông kháng sâu bệnh nói chung cũng như bệnh giác ban bông nói riêng dựa trên những thành tựu mà lĩnh vực công nghệ sinh học mang lại V TÀI LIỆU THAM KHẢO • Giáo trình bệnh cây chuyên khoa, chủ biên GS.TS Vũ Triệu Mân • www.annualreviews.org/doi/abs/10.1146 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BỆNH GIÁC BAN BÔNG Triệu chứng bệnh trên quả bông Triệu chứng bệnh trên thân bông Triệu chứng bệnh trên lá bông ... chống bệnh giác ban tốt để dùng trong sản xuất • Ở nước ta một số giống bông mới có thể nhiễm bệnh nặng như M.456 - 10, Số 1742,…Một số giống bông mới kháng bệnh giác ban như: VN – 23, K – 44, VN – 31, VN – 30, VN – 27 và giống Bio – 7 kháng trung bình 4 Biện pháp phòng trừ • Xử lý hạt giống: Đây là biện pháp có hiệu quả trong việc phòng trừ bệnh Trộn hạt giống với axit sunfric đậm đặc cho cháy sơ bông. .. khuẩn trên vết bệnh đi xa sẽ thúc đẩy bệnh phát triển lây lan mạnh trên đồng ruộng • Bón kali có tác dụng hạn chế mức độ bị bệnh nhưng tác dụng đó còn phụ thuộc vào điều kiện đất đai và tình hình sinh trưởng của cây • Các giống bông khác nhau có tính chống chịu bệnh đối với các nhóm nòi vi khuẩn khác nhau Loài bông hải đảo nhiễm bệnh nặng • Loài bông cỏ có tính chống bệnh cao Nhiều giống bông lai có... bệnh • Trong trường hợp này cây bông có sức chống chịu bệnh kém, dễ nhiễm bệnh, tuy nhiên thời kỳ ủ bệnh kéo dài hơn khoảng 8 – 21 ngày mới xuất hiện rõ triệu chứng bệnh (Lê Lương Tề, 1965) • Trong điều kiện vụ mùa nhiệt độ tương đối cao, ở giai đoạn cây con, lá sò bị bệnh ít hơn nhưng thời gian phát bệnh lại ngắn hơn, thường chỉ trong vong 6 – 12 ngày sau khi mọc Tỷ lệ bệnh ở lá sò càng cao khi độ ẩm... của bệnh cũng như yếu tố nhiệt độ và lượng mưa có ảnh hưởng quyết định tới sự xâm nhiễm lặp lại của bệnh trên đồng ruộng • Ở miền Bắc nước ta, bông con mọc trong vụ đông xuân thường bị bệnh nặng hơn bông con trong vụ mùa Mặc dù bệnh phát triển mạnh khi nhiệt độ khoảng 25 – 280C nhưng khi nhiệt độ thấp hơn thậm chí ở 17 – 180C bệnh vẫn có thể phát sinh trên lá sò khá nhiều nếu hạt giống nhiễm bệnh. .. chống bệnh giác ban đã thu được hiệu quả phòng trừ và hiệu quả kinh tế lớn • Có thể sử dụng phân vi sinh vật đối kháng bón vào trong đất, dùng nước phân chuồng ( trong đó thường có một số vi khuẩn đối kháng) để ngâm hạt giống trước khi gieo Tuy nhiên biện pháp sinh học này đến nay chỉ là một triển vọng đang nghiên cứu chưa có tác dụng nhanh và ứng dụng còn bị hạn chế IV KẾT LUẬN • Bệnh giác ban bông. .. một bệnh gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến năng suất cũng như chất lượng của cây bông • Hiểu về đặc điểm của bệnh, đặc biệt là sự phát sinh phát triển của bệnh sẽ rất hữu ích trong việc bố trí mùa vụ bông hợp lý cũng như tác động các biện pháp cơ giới một cách phù hợp nhằm hạn chế tối đa tác hại của bệnh Qua đó sẽ đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực từ việc trồng loại cây công nghiệp này • Cây bông. .. cây bệnh không nên thúc đạm vào giai đoạn cuối sinh trưởng của cây Tăng cường bón thêm phân kali, tro bếp ở giai đoạn đầu và giai đoạn sau • Lấy giống ở những ruộng không bị bệnh Tuyệt đối không dùng những ruộng bông bị bệnh nặng để lấy hạt làm giống cho vụ sau Một số giống bông do chọn lọc lai tạo có khả năng chống bệnh cao mà năng suất khá cần được bồi dưỡng và sử dụng vào sản xuất để phòng trừ bệnh. .. gieo • Tiêu diệt tàn dư cây, quả bệnh sau khi thu hoạch Cày sâu,ngâm nước một thời gian, có thể luân canh với các cây trồng nước để làm giảm nguồn bệnh trên tàn dư trong đất • Ở giai đoạn lá sò bị bệnh cần tỉa cây kịp thời Trong trường hợp cần thiết có thể phun thuốc hóa học (Boocđô 0,5 - 1%) Tuy nhiên vấn đề phun thuốc hóa học ở giai đoạn này cũng như ở các giai đoạn bị bệnh về sau thường ít hiệu quả...• Thời kỳ tiềm dục của bệnh dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ và tuổi lá Trong điều kiện thuận lợi, thời kỳ tiềm dục 4 – 5 ngày, nhưng trong điều kiện không thuận lợi nhiệt độ cao trên 350C hoặc thấp hơn 200C mà lá lại già thì thời kỳ tiềm dục kéo dài tới 2 – 3 tuần lễ • Sự phát sinh phát triển của bệnh phụ thuộc nhiều vào các điều kiện ngoại cảnh, các yếu tố . BỆNH GIÁC BAN BÔNG Xanthomonas malvacearum (Smith) Dowson GVHD: PGS.TS Đỗ Tấn Dũng I. MỞ ĐẦU • Bông vải (Gossypium herbaceum) là một loại cây thuộc. giác ban bông không sống lâu được ở trong đất ẩm. • Vi khuẩn giác ban có tính chuyên hóa hẹp chỉ hại cây bông hoặc đôi khi hại cây bông gòn và cây cối xay. 3.2. Sinh thái của bệnh • Nguồn bệnh. có tính chống bệnh giác ban tốt để dùng trong sản xuất. • Ở nước ta một số giống bông mới có thể nhiễm bệnh nặng như M.456 - 10, Số 1742,…Một số giống bông mới kháng bệnh giác ban như: VN –

Ngày đăng: 09/08/2015, 16:12

Mục lục

    BỆNH GIÁC BAN BÔNG Xanthomonas malvacearum (Smith) Dowson

    V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

    MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BỆNH GIÁC BAN BÔNG