Sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch - mà đã được ví như" ngành công nghiệp không khói" đã thu hút một lực lượng lao động đôngđảo trên khắp thế giới, mang lại lợi ích to lớn về nhiều mặt,
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Thạc sỹ Phùng Thị ThanhHiền đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này Cungcấp cho em những kiến thức khoa học lý thú, tạo điều kiện thuận lợi cho em đượctiếp cận tới những tài liệu khoa học bổ ích, cung cấp thông tin cho bài khóa luận
Em học hỏi được rất nhiều về phong cách làm việc, cũng như phương pháp nghiêncứu khoa học
Em cũng xin thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn tới thầy – Tiến sĩ TrầnĐình Thụy, trưởng khoa du lịch trường Đại học Đông Đô đã cho em rất nhiều kiếnthức chuyên ngành, cũng như sự đóng góp ý kiến tận tình trong suôt thời gian emthực tập Đóng góp ý kiến quý báu để em hoàn thành tốt khóa luận
Đồng thời, em xin cảm ơn Sở văn hóa – thể thao – du lịch Thành phố HảiPhòng và các anh chị trong sở đã giúp đỡ em tiếp cận tới những tài liệu, thôngtin… để em hoàn thành tôt bài khóa luận
Sinh viên
Hoàng Thị Hương Giang
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN……… 1
MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Mục đích - yêu cầu 8
2.1 Mục đích 8
2.2 Yêu cầu 8
3 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 9
4 Nhiệm vụ của đề tài 9
5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 10
5.1 Giới hạn nội dung: 10
5.2 Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu: 10
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 10
6.1 Phương pháp luận: 10
6.1.1 Quan điểm tổng hợp: 10
6.1.2 Quan điểm lịch sử: 10
6.1.3 Quan điểm lãnh thổ: 10
6.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: 11
6.2.1 Phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so sánh: 11
6.2.2 Phương pháp biểu đồ, thống kê: 11
6.2.3 Phương pháp thực địa: 11
6.2.4 Phương pháp dự báo: 11
6.2.5 Phương pháp nghiên cứu liên ngành và khu vực học 11
7 Bố cục của luận văn: 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 13
1.1 Quan điểm cơ bản về tài nguyên du lịch 13
1.1.1 Quan điểm về du lịch 13
Trang 31.1.3 Các loại tài nguyên du lịch 15
1.2 Phát triển du lịch trong mối quan hệ bền vững với môi trường 18
1.2.1 Khái niệm về phát triển du lịch bền vững 18
1.2.2 Các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững 19
1.3 Nội dung 20
1.3.1 Nhìn chung về du lịch Việt Nam trong những năm gần đây 20
1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển du lịch Việt Nam và mục tiêu của du lịch trong tương lai gần 24
1.4.1 Thuận lợi và cơ hội phát triển du lịch Việt Nam 24
1.4.2 Những khó khăn thách thức chủ yếu 25
1.4.3 Những vấn đề về du lịch biển Việt Nam 25
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỒ SƠN 27
2.1 Lich sử phát triển du lịch Đồ sơn 27
2.1.1 Khái quát chung về Đồ Sơn 27
2.2 Lịch sử phát triển du lich Đồ Sơn 29
2.2.1 Vài nét về lịch sử địa danh Đồ Sơn 29
2.2.3 Về cơ sở phục vụ khách 30
2.2.4 Chính sách và lao động 30
2.2.5 Tài nguyên thiên nhiên 31
2.3 Tài nguyên nhân văn 34
2.3.1 Đánh giá chung về tài nguyên du lịch Đồ Sơn 54
2.4 Thực trạng phát triển du lịch Đồ Sơn 55
2.4.1 Cơ sở hạ tầng 56
2.4.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 58
2.4.3 Sản phẩm du lịch hiện có ở Đồ Sơn 64
2.4.4 Lao động phục vụ du lịch 65
2.4.5 Khách du lịch đến Đồ Sơn 66
Trang 42.4.7 Những hạn chế về phát triển du lịch và nguyên nhân 68
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỒ SƠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN TỚI NĂM 2030 71
QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN: 71
MỤC TIÊU: 71
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH: 71
3.1 Nhiệm vụ chủ yếu: 71
3.1.1 Về quy hoạch: 71
3.1.2 Về đầu tư: 72
3.1.3 Loại hình và sản phẩm du lịch: 73
3.1.4 Nâng cao chất lượng lao động du lịch: 74
3.1.5 Xây dựng thương hiệu du lịch Đồ Sơn: 74
3.2 Những giải pháp chủ yếu: 74
3.2.1 Tuyên truyền, giáo dục nhận thức về du lịch: 74
3.2.2 Về thị trường khách: 75
3.2.3 Huy động vốn và xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển du lịch: 75
3.2.4 Tổ chức và thực hiện tốt đào tạo lao động du lịch: 75
3.2.5 Triển khai thành lập khu du lịch: 76
3.2.6 Tổ chức tốt công tác xúc tiến - quảng bá du lịch: 76
3.2.7 Phát triển cơ sở lưu trú, các cơ sở dịch vụ du lịch: 77
3.2.8 Bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch: 77
3.2.9 Củng cố và tăng cường bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch: 78
KẾ HOẠCH BỐ TRÍ KINH PHÍ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2012-2020: 78
1 Kinh phí quảng bá - xúc tiến du lịch: 78
2 Dự kiến nguồn vốn đầu tư cho ngành du lịch: 78
TỔ CHỨC THỰC HIỆN 79
1 Sở Du lịch: 79
Trang 53 Sở Tài chính: 79
4 Sở Tài nguyên và Môi trường: 79
5 Công an thành phố: 79
6 Sở Văn hóa Thông tin: 80
7 Sở Giao thông Công chính: 80
8 Sở Xây dựng và Viện Quy hoạch: 80
KIẾN NGHỊ 80
1 Kiến nghị với UBND Thành phố 80
2 Kiến nghị với Tổng cục Du lịch 81
PHỤ LỤC 82
DANH SÁCH MỘT SỐ KHÁCH SẠN, NHÀ NGHỈ Ở ĐỒ SƠN 84
CHI TIẾT TOUR DU LỊCH HÀ NỘI - ĐỒ SƠN 2 NGÀY 1 ĐÊM 87
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Trang 6
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu du lịch ngàycàng trở nên quan trọng và không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người,đặc biệt ở các nước phát triển Sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch - mà đã được
ví như" ngành công nghiệp không khói" đã thu hút một lực lượng lao động đôngđảo trên khắp thế giới, mang lại lợi ích to lớn về nhiều mặt, là đòn bẩy thúc đẩy sựphát triển của tất cả các ngành kinh tế, tạo ra tích lũy ban đầu cho nền kinh tế quốcdân, là phương tiện quan trọng để thực hiện giao lưu giữa các nền kinh tế và vănhóa Phát triển du lịch còn tạo ra sự tiến bộ xã hội, tình hữu nghị hòa bình và sựhiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, quốc gia và các miền trong một đất nước Đốivới nhiều quốc gia, du lịch thực sự trở thành "con gà đẻ trứng vàng" và là ngànhkinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Bạn bè quốc tế trước đây biết đến Việt Nam là một quốc gia phải trải quanhiều thập kỷ chiến tranh với các thế lực xâm lược mạnh hơn gấp nhiều lần và họ
đã anh hùng đánh bại các thế lực xâm lược đó, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ non sôngđất nước Bởi vậy, ngày nay, khi khách du lịch đến Việt Nam họ thường ngạcnhiên và tự hỏi không hiểu tại sao những con người mãnh liệt, dũng cảm, lập nhiều
kỳ tích trong chiến tranh như vậy lại cuốn hút khách tham quan bởi sự hiền hậu,chân tình và thân thiện chứ không phải bằng những ánh hào quang của chiếnthắng Có lẽ một phần câu trả lời đang ẩn mình trong tính cách và truyền thống củangười Việt, bởi trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Việt đã tạo dựng cho mìnhmột phong cách, một nền văn hóa, thuần phong, mỹ tục riêng Đồng thời, du lịchcòn tạo ra một sự trải nghiệm cho chính du khách, giúp họ nhìn nhận lại những giátrị quý báu của dân tộc mà biết bao thế hệ, ngay cả chính họ đã phải đánh đổi bằngxương máu của mình để tạo dựng nên Đối với thế hệ trẻ thì du lịch là dịp để họhiểu hơn về công lao của ông cha mình, đồng thời cũng hiểu những giá trị nhânvăn, giá trị truyền thống và thiên nhiên mà họ đang được thừa hưởng Du lịch ngày
Trang 7làm cho đời sống xã hội ngày một phong phú hơn, lý thú và bổ ích hơn Về phươngdiện kinh tế, du lịch đã trở thành một ngành mũi nhọn, chiếm một tỷ trọng lớntrong thu nhập kinh tế quốc dân
Trong bối cảnh chung của thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang có xu hướngchuyển dịch cơ cấu từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế pháttriển Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp Vì vậy, việc nghiên cứu về tiềm năng,thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Đồ Sơn sẽ có tác dụng thực tiễn to lớntrong việc phát triển du lịch ở Hải Phòng nói riêng, và các điểm du lịch tương tựtrong nước nói chung
Bên cạnh đó, du lịch Việt Nam mặc dù có nhiều tài nguyên thiên nhiên vànhân văn độc đáo song đến nay vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.Trước tình hình như vậy, du lịch Việt Nam đang tìm hướng đi cho mình là xâydựng biểu tượng của một đất nước thanh bình, thân thiện, đánh thức tiềm năng của
bờ biển dài và đẹp chạy dọc đất nước Trong đó Đồ Sơn lại là một điểm du lịchbiển quen thuộc có lịch sử khai thác hàng trăm năm nên việc tìm ra giải pháp thúcđẩy phát triển du lịch biển Đồ Sơn là hết sức cần thiết
Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau lễ hội khai trương Hồ bơi nướcbiển tạo sóng nhân tạo lớn nhất Châu Á đúng vào dịp 30-4-2011, Đồ Sơn đã cónhững chuyển biến và đổi mới tích cực, tạo thành một điểm nhấn hấp dẫn đối với
du khách Mặt khác, những thay đổi trong cách thức tổ chức các hoạt động du lịchcũng góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội Đồ Sơn, cũng như ngành kinh
tế du lịch Hải Phòng phát triển, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hóa - hiện đại hóa, đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động,tăng thu ngân sách Nhà nước và mở rộng hợp tác, giao lưu văn hóa, phát triển xãhội giữa Đồ Sơn - Hải Phòng với các tỉnh khác trong cả nước, góp phần vào conđường phát triển Đô thị loại I cấp quốc gia Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng và pháttriển du lịch Đồ Sơn những năm qua còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng vàthế mạnh sẵn có Hiện tượng khách du lịch có ấn tượng thiếu thiện cảm với du lịch
Trang 8địa danh du lịch mới, đặc biệt là du lịch biển ở các địa phương trong cả nước đangđặt Đồ Sơn trước thách thức của sự cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi địa danh du lịchnày phải nhanh chóng củng cố và làm mới mình để thu hút du khách.
Vì những lý do trên, việc nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề ra nhữnggiải pháp phát triển du lịch Đồ Sơn trong thời gian tới là vấn đề cấp bách nhằm đưangành kinnh tế du lịch Đồ Sơn phát triển theo hướng chuyên nghiệp và bền vững,khắc phục những thiếu sót trong cách thức tổ chức, phục vụ, xây dựng thương hiệuriêng cho biển Đồ Sơn Vì những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài:" Du lịch ĐồSơn ( Hải Phòng) - Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển" làm đề tài khóaluận Hơn nữa, vì bởi tôi là người con của đất Cảng, đứa con của thành phố Hoaphượng đỏ, thành phố của bến cảng, của "bến tàu không số", của vị nữ tướng duynhất đã tạo nên một vùng đất anh hùng - Nữ tướng Lê Chân và còn bởi tôi yêu cái
vị mặn mòi của biển cả, của mồ hôi những ngư dân thoảng trong hương gió quêhương từ tấm bé Nên tôi chỉ mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình
để xây dựng quê hương Hải Phòng yêu thương ngày càng tươi đẹp
2 Mục đích - yêu cầu.
2.1 Mục đích.
Tìm hiểu và đánh giá được tiềm năng du lịch của Đồ Sơn Phân tích thựctrạng phát triển du lịch tại Đồ Sơn: những thành quả đã đạt được và những mặt hạnchế trong thời gian từ 2008 đến nay, so sánh với một số năm trước Từ đó tiếp tụctìm ra những giải pháp thúc đẩy du lịch Đồ Sơn phát triển nhanh chóng và mạnh
mẽ hơn, xứng đáng với tiềm năng vốn có của vùng du lịch biển này
2.2 Yêu cầu.
Trên cơ sở tập hợp đầy đủ cá tài liệu có liên quan, sử dụng tổng hợp cácphương pháp nghiên cứu để rút ra các kết luận khoa học có ý nghĩa lý luận và ýnghĩa thực tiễn
Các kết luận khoa học rút ra phải đảm bảo góp phần giải quyết những lợi íchtrước mắt và lợi ích lâu dài, tránh làm xáo trộn quá mức đời sống kinh tế xã hội địa
Trang 93 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu về du lịch đã được các nhà khoa học trên thế giới và Việt Namngày càng quan tâm Việc nghiên cứu thực trạng các tuyến điểm du lịch, địa điểm
du lịch, khả năng khai thác cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đã trở thành nhữngnội dung cơ bản của ngành địa lý và ngành du lịch Ở Việt Nam, các công trìnhnghiên cứu về du lịch có thể kể tới một số công trình: Sơ đồ phát triển và phân bốngành du lịch Việt Nam (1986), dự án VIE/89/003 về kế hoạch chỉ đạo, phát triển
du lịch Việt Nam do tổ chức du lịch thế giới (OMT) thực hiện, Madrid, 1992, tổchức lãnh thổ du lịch Việt Nam (1991), Đề tài KT - 03 - 18 về luận cứ khoa họcphát triển hệ thống du lịch biển Việt Nam (1994) thuộc chương trình biển KT -03, Những đề tài và dự án đó đã phân tích cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ dulịch, đánh giá tổng hợp các dạng tài nguyên phục vụ cho mục đích du lịch, dự báonhu cầu du lịch, đề ra chiến lược phát triển du lịch, cơ chế quản lý kinh doanh du lịch
Bên cạnh đó, ở tầm vi mô, các địa phương đã có triển khai xây dựng quyhoạch tổng thể cho phát triển du lịch trên cơ sở dự báo của Viện nghiên cứu pháttriển du lịch Việt Nam và căn cứ vào tình hình thực tế như: Lạng Sơn, Hải Phòng,Ninh Bình, Thanh Hóa đặc biệt là phát triển du lịch biển - một tiềm năng rất lớnnhưng chưa được khai thác đúng mức
Đối với vấn đề khai thác và phát triển du lịch Đồ Sơn cũng đã có một số nhànghiên cứu, nhà báo trong nước và địa phương đề cập tới, song chủ yếu mới dừnglại ở mức độ biên khảo, tùy bút, điểm tin, giới thiệu phong cảnh Đồ Sơn với du khách
4 Nhiệm vụ của đề tài.
- Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học tiến hành phân tích, đánh giá về
du lịch Đồ Sơn, nhất là tiềm năng phát triển du lịch tại đây
- Phân tích thực trạng phát triển du lịch của Đồ Sơn (Hải Phòng) năm
2008-2012 và định hướng phát triển tới năm 2020 Trong đó làm rõ những thành tựucũng như những mặt còn tồn tại của sự phát triển du lịch Đồ Sơn, phân tíchnhững nguyên nhân dẫn tới yếu kém của sự hoạt động du lịch tại đây, dự báo xu
Trang 10- Đề ra giải pháp khoa học nhằm phát triển du lich Đồ Sơn trong những nămsau, hướng tới sự phát triển bền vững.
5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
5.1 Giới hạn nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tiềm năng, thực trạng phát
triển du lịch Đồ Sơn 2008 đến nay và các giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển
du lịch ở Đồ Sơn theo hướng nhanh, mạnh, bền vững
5.2 Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ thị
xã Đồ Sơn
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận: Nghiên cứu đề tài, tôi dựa trên cơ sở hệ thống phương
pháp luận sau:
6.1.1 Quan điểm tổng hợp:
Do hoạt động du lịch có liên quan tới nhiều đối tượng như: các tài nguyên
du lịch, các nhu cầu xã hội , hình thức của chúng lại thay đổi từ nơi này tới nơikhác nên không có quan điểm tổng hợp thì không thể giải thích được các vấn đềnảy sinh
6.1.2 Quan điểm lịch sử:
Mỗi sự vật trong đời sống và trong môi trường tự nhiên đều vận động theotrình tự thời gian Đặc điểm của đối tượng vào một thời điểm nào đó là kết quả củaquá trình chuyển hóa lâu dài, và ở một mức độ nào đó cũng cho biết được tương laicủa nó Hoạt động du lịch cũng không nằm ngoài quy luật vận động đó, vì vậymuốn rút ra bài học kinh nghiêm, dự đoán được xu hướng phát triển, đề ra giảipháp hữu hiệu phải áp dụng quan điểm lịch sử để phân tích tình hình hoạt động dulịch trước đó
6.1.3 Quan điểm lãnh thổ:
Mỗi hệ thống lãnh thổ du lịch luôn gắn với một lãnh thổ nhất định Du lịchgắn với sự dịch chuyển của con người trong không gian Mỗi điểm du lịch có mộtkhông gian cụ thể, do đó quan điểm lãnh thổ trong nghiên cứu du lịch thực sự cần
Trang 116.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
6.2.1 Phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so sánh:Thông qua những số liệu, tài
liệu, phương pháp đối chiếu so sánh giúp cho việc đánh giá thực trạng phát triển dulịch Đồ Sơn so với tình hình phát triển du lịch cả nước Cũng bằng phương phápnày cho phép đánh giá đầy đủ tiềm năng phát triển du lịch tại Đồ Sơn
6.2.2 Phương pháp biểu đồ, thống kê:Các số liệu thống kê trong nghiên cứu du
lịch là rất phổ biến: diễn biến của khách du lịch hàng năm, diễn biến của số lượngbuồng phòng Bằng phương pháp phân tích biểu đồ, phân tích các bảng thống kêcho phép rút ra nhiều kết luận quan trọng của hoạt động du lịch Các loại biểu đồ,
đồ thị là những hình thức biểu hiện sự vật trực quan sinh động
6.2.3 Phương pháp thực địa:
Tôi tiến hành khảo sát thực tế, phát phiếu điều tra thái độ của du khách tạiđiểm du lịch Đồ Sơn để thu thập các thông tin cần thiết, nhằm rút ra những kếtluận chính xác, nâng cao ý nghĩa thực tiễn của luận án
6.2.4 Phương pháp dự báo:
Để tìm ra những định hướng phát triển du lịch nhằm khai thác có hiệu quảcác tiềm năng du lịch tại Đồ Sơn rất cần có sự dự báo: dự báo số lượng khách, sốgiường phòng cần xây dựng thêm, dự báo số vốn đầu tư, số lượng lao động trongngành du lịch Vì vậy, cần phải sử dụng nhiều phương pháp dự báo khác nhau:phương pháp quán tính, phương pháp kịch bản
6.2.5 Phương pháp nghiên cứu liên ngành và khu vực học.
Áp dụng phương pháp liên ngành vào nghiên cứu du lịch Đồ Sơn có nghĩa làkhông đơn thuần nghiên cứu dưới góc độ của địa lý, du lịch, hay của kinh tế màkết hợp nhiều ngành khoa học khác nhau ( địa lý, du lịch, kinh tế, văn hóa, lịchsử ) nhằm đạt được nhận thức tổng hợp về điểm du lịch này, thấy được mối quan
hệ qua lại giữa con người và tài nguyên du lịch, mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên
Trang 127 Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đượccấu trúc thành 3 chương như sau:
Chương 1: cơ sở lý luận chung về du lịch và phát triển du lịch bền vững
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Đồ Sơn (2008 - 2012)
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch Đồ Sơn
Trang 13-Một định nghĩa khác được phổ biến hơn là định nghĩa của I.I.Piroginoic,
1958, như sau: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rảnh rỗi
có liên quan tới sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyênnhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ vănhóa và thể thao kèm theo việc sử dụng các giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa.Định nghĩa này của ông được các tác giả nghiên cứu sử dụng phổ biến ở Liên Xô
cũ và Đông Âu Tính chính xác và khoa học của định nghĩa này được thể hiện ởchỗ: nhìn nhận du lịch từ góc độ người tham gia du lịch, một yếu tố quyết định củaquá trình du lịch
Theo Hiệp hội quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức ( International Union
of Offical Travel Organization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hànhtới một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích khôngphải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống
Bản chất du lịch:
Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách: du lịch là một sản phẩm tất yếu của sựphát triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đọan phát triển nhất
Trang 14định Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảm nhận những giá trịvật chất và tinh thần văn hóa cao.
Xét từ góc độ các quốc sách phát triển du lịch: Lựa chọn các sản phẩm dulịch độc đáo và đặc trưng từ nguồn nguyên liệu trên, đồng thời xác địnhphương hướng qui hoạch xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầngdịch vụ tương ứng
Xét từ góc độ sản phẩm du lịch: Sản phẩm đặc trưng của du lịch là cácchương trình du lịch, nội dung chủ yếu của nó là sự liên kết những di tíchlịch sử, di tích văn hóa và cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng cùng với những
cơ sở vật chất kỹ thuật
Xét từ góc độ thị trường du lịch: Mục đích chủ yếu của các nhà tiếp thị dulịch là tìm kiếm thị trường du lịch, tìm kiếm nhu cầu của du khách để " bánchương trình du lịch"
1.1.2 Khái niệm tài nguyên du lịch.
Tài nguyên được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyênliệu, năng lượng và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan
mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình
Tài nguyên được phân loại thành nhiều tài nguyên thiên nhiên gắn liền vớicác nhân tố tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố về con người
và xã hội
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc săc của tài nguyên nói chung
Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch
Tài nguyên du lịch là " cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cáchmạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sửdụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm dulịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch" Như vậy, tài nguyên du lịch đượccoi như tiền đề để phát triển du lịch Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càngphong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch
Trang 151.1.3 Các loại tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch vốn rất phong phú và đa dạng, song vẫn có thể phân chiathành 2 loại: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn
1.1.3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên.
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm tất cả các thành phần tự nhiên, các quátrình tự nhiên có thể phục vụ gián tiếp hoặc trực tiếp đối với sự phát triển du lịch
Sự hiểu biết các giá trị tài nguyên thiên nhiên sẽ là mở rộng phạm vi các loại tàinguyên du lịch tự nhiên
Chỉ có các thành phần và các tổng thể tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp đượckhai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch, phục vụ mục đích phát triển dulịch mới được xem là tài nguyên du lịch tự nhiên Các tài nguyên du lịch tự nhiênluôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên cũng như các điều kiên lịch sử - văn hóa,kinh tế - xã hội và chúng thường được khai thác đồng thời với các tài nguyên dulịch nhân văn
Thủy văn: bề mặt nước và các bãi nông ven bờ, các điểm nước khoáng, suốinước nóng
Sinh vật: tài nguyên sinh vật ở nước ta phục vụ mục đích du lịch được tậptrung khai thác ở: vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu rừng
1.1.3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Khác với tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn là nhómtài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo, nghĩa là do con người sáng tạo ra Như
Trang 16Các tài nguyên du lịch nhân văn thường có những đặc tính sau:
Tài nguyên du lịch nhân văn mang tính phổ biến
Tài nguyên du lịch nhân văn mang tính tập trung dễ tiếp cận
Tài nguyên du lịch nhân văn có tính truyền đạt nhận thức nhiều hơn làhưởng thụ, giải trí
Các dạng tài nguyên nhân văn:
Tài nguyên du lịch nhân văn là những sản phẩm văn hóa nên rất đa dạng vàphong phú Chúng có thể phân thành những dạng chính sau:
o Các di tích lịch sử văn hóa.Di tích lịch sử văn hóa được coi là một trong nhữngnguồn tài nguyên du lịch quan trọng, là " những công trình xây dựng, địa điểm,
đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũngnhư có giá trị văn hóa khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lich sử, quá trìnhphát triển văn hóa - xã hội"
Các di sản văn hóa thế giới.Các di sản văn hóa thế giới được xácđịnh theo 6 tiêu chuẩn:
Là các tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, tác phẩm hàngđầu của tài năng con người
Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuậtkiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời kỳnhất định
Cung cấp một ví dụ tiêu biểu về một thể loại xây dựng hoặckiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa
Cung cấp một ví dụ đặc sắc về một dạng nhà ở truyền thốngnói lên được một nền văn hóa đang có nguy cơ bị hủy hoạitrước những biến động không cưỡng lại được
Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện, tín ngưỡng đápứng được những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, vềvật liệu, về cách tạo lập cũng như vị trí
Trang 17 Các di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh cấp quốc gia và địa phươnggồm: các di tích khảo cổ học, các di tích lịch sử, các di tích vănhóa - nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh.
o Các lễ hội:
Trong các dạng tài nguyên nhân văn, lễ hội truyền thống là tài nguyên
có giá trị phục vụ du lịch rất lớn Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóađặc sắc phản ảnh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc Do vậy, lễ hội có tínhchất thu hút khách cao Bất kỳ lễ hội nào cũng được chia làm 2 phần chính:phần lễ và phần hội Để tìm hiểu văn hóa Việt Nam, văn hóa làng xã cũngnhư văn hóa lúa nước, người ta có thể tìm hiểu qua lễ hội
o Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
Nghề thủ công truyền thống cũng là loại tài nguyên du lịch nhân vănquan trọng và có sức hấp dẫn lớn đối với du khách Thông thường, nghề thủcông truyền thống với những sản phẩm độc đáo không chỉ thể hiện tài khéoléo của nhân dân lao động mà còn thể hiện tư duy triết học, những tâm tưtình cảm của con người Đây cũng chính là đặc tính riêng của các nền vănhóa và là sức hấp dẫn của các nghề và làng nghề thủ công truyền thống
o Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
Các đối tượng du lich gắn với dân tộc học là những điều kiện sinhsống, những đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán, hoạt động sản xuất vớinhững sắc thái riêng của các dân tộc trên địa bàn cư trú của mình
Việt Nam có 54 dân tộc người, trong đó có tới 53 dân tộc người thiểu
số sinh sống và cư trú ở các vùng miền xa xôi Nhiều dân tộc còn giữ đượcnhững nét sinh hoạt truyền thống của mình như: Tày, Nùng, Mường, Chăm,Gia rai, Ê đê, Bana ở miền Trung và Tây Nguyên, các dân tộc Khơ me ởđồng bằng sông Cửu Long đã lưu giữ nét văn hóa truyền thống giá trị cao cóthể khai thác phục vụ việc phát triển du lịch
o Các đối tượng văn hóa, thể thao hay những hoạt động có tính sự kiện
Trang 18Ngoài ra, những hoạt động mang tính sự kiện như các giải thể thao lớn, cáccuộc triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, các liên hoan phim quốc
tế, ca nhạc quốc tế hay dân tộc học, các lễ hội điển hình cũng là những đốitượng hấp dẫn khách du lịch
1.2 Phát triển du lịch trong mối quan hệ bền vững với môi trường.
1.2.1 Khái niệm về phát triển du lịch bền vững.
Sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội nói chung và của bất kỳ ngành kinh
tế nào cũng cần đạt 3 mục tiêu cơ bản:
Bền vững kinh tế
Bền vững về tài nguyên và môi trường
Bền vững về văn hóa xã hội
Đối với kinh tế, sự phát triển bền vững thể hiện ở quá trình tăng trưởng liêntục theo thời gian hoặc không có sự đi xuống xét về chỉ tiêu kinh tế
Sự phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường đòi hỏi khai thác, sửdụng tài nguyên để đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khảnăng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai
Đối với văn hóa xã hội thì sự phát triển bền vững cần đảm bảo đem lại lợiích lâu dài cho xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nângcao mức sống của người dân và ổn định xã hội, đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa
Du lịch được coi là ngành công nghiệp lớn trên phạm vi toàn thế giới, gópphần tích cực vào sự phát triển kinh tế, bảo tồn các giá trị văn hóa có tính toàn cầucũng như tác động đến mọi khía cạnh về tài nguyên và môi trường Điều này đòihỏi ở du lịch một sự phát triển bền vững
Vậy sự phát triển bền vững là gì?
"là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khảnăng đáp ứng về nhu cầu du lịch của các thế hệ tương lai" Vì vậy trong quá trìnhphát triển phải đảm bảo được sự bền vững về kinh tế, về tài nguyên môi trường dulịch và về văn hóa xã hội
Trang 19Bền vững về tài nguyên và môi trường là "việc sử dụng các tài nguyênkhông vượt quá khả năng phục hồi của nó, sao cho đáp ứng được nhu cầu hiện tạisong không làm suy yếu khả năng tái tạo trong tương lai để đáp ứng nhu cầu củathế hệ mai sau".
Sự bền vững về văn hóa là "việc khai thác đáp ứng các nhu cầu phát triển dulịch hiện tại không làm tổn hại, suy thoái các giá trị văn hóa truyền thống để lạicho các thế hệ tiếp sau"
1.2.2 Các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững.
1.2.2.1 Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý.
Du lịch không phải là "hàng hóa cho không" mà phải được tính vào chi phíđầu vào của sản phẩm du lịch Do đó, cần có nguồn đầu tư cần thiết cho việcbảo tồn và tái tạo tài nguyên, kiểm soát và ngăn chặn sự xuống cấp của môitrường Muốn vậy cần:
Ngăn chặn sự phá hoại của các nguồn tài nguyên tự nhiên, các giá trị vănhóa lịch sử, truyền thống của dân tộc
Phát triển và thực thi các chính sách môi trường hợp lý trong mọi lĩnh vựccủa du lịch
Đưa "nguyên tắc phòng ngừa" vào tất cả các hoạt động và phát mới
Bảo vệ và ủng hộ việc thừa hưởng các di sản văn hóa và lịch sử của dân tộc,cũng như tôn trọng các quyền lợi của người dân địa phương trong việc khaithác các tài nguyên du lịch
Duy trì trong giới hạn "sức chứa" đã được xác định
1.2.2.2 Hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải.
Việc khai thác sử dụng quá mức tài nguyên và không kiểm soát được lượngchất thải từ hoạt động du lịch sẽ góp phần vào sự suy thoái môi trường mà hậu quảcủa nó là sự phát triển không bền vững của du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung
Để thực hiện tốt nguyên tắc trên đây, hoạt động du lịch cần:
Quản lý tốt để đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm nhất tài nguyên, có giải pháp
Trang 20 Khuyến khích việc sử dụng công nghệ mới nhằm giảm mức tiêu thụ tàinguyên và hạn chế chất thải.
1.2.2.3 Phát triển gắn liền với việc bảo tồn tính đa dạng.
Tính đa dạng về thiên nhiên, về văn hóa và xã hội là nhân tố đặc biệt quan trọngtạo nên sự hấp dẫn của du lịch, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, tăngcường sự phong phú về sản phẩm du lịch Vì vậy, muốn phát triển du lịch thìkhông thể tách rời việc bảo tồn đa dạng của các tài nguyên du lịch
1.2.2.4 Phát triển phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng rất cao, vìvậy mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển du lịch phải phù hợp với cácquy hoạch ngành nói riêng và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội nói chung ởphạm vi quốc gia, vùng và địa phương Điều này sẽ góp phần đảm bảo cho sự pháttriển bền vững của du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác cũng nhưvới việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên, gìn giữ môi trường
Tiểu kết:
Vấn đề phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trườngđang trở thành vấn đề cấp bách và là xu hướng tất yếu của ngành du lịch trên toànthế giới Trên cơ sở những quan điểm về du lịch, bản chất du lịch và xu thế pháttriển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường, chúng ta có thể áp dụng cụ thểvào việc nghiên cứu địa danh du lịch Đồ Sơn
1.3 Nội dung.
1.3.1 Nhìn chung về du lịch Việt Nam trong những năm gần đây.
1.3.1.1 Việt Nam phát triển du lịch phù hợp với xu thế phát triển du lịch thế giới và khu vực.
Trên thế giới hiện nay, du lịch trên phạm vi toàn cầu đã phát triển nhanhchóng với tốc độ tăng trưởng bình quân về khách 6,93%/ năm, về thu nhập 11,8%/năm và trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu Theo thống kê củaUNWTO, năm 2010 lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới lên tới 935 triệu
Trang 21của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thu nhập từ du lịch đạt 900 tỷ USD vàngành du lịch đã tạo thêm khoảng 150 triệu chỗ việc làm chủ yếu tập trung ở khuvực Châu Á - Thái Bình Dương.
Được thúc đẩy bởi sự phục hồi của các nền kinh tế thế giới, ngành du lịchcũng đã vượt qua được những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suythoái kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008 và 2009 Lượng khách du lịch trên toànthế giới tăng 6.7% so với năm 2009, với sự tăng trưởng được báo cáo diễn ra tại tất
cả các vùng
Số lượng người đi du lịch trên toàn cầu đạt đến con số 935 triệu, tăng 58triệu so với năm 2009 và tăng 22 triệu so với mức đỉnh của thời kỳ trước khủnghoảng năm 2008 (913 triệu lượt) Trong khi tất cả các vùng đều có sự tăng trưởng
về lượng khách quốc tế đến, các nền kinh tế đang nổi vẫn là động lực chính cho sựphục hồi này.Tốc độ phục hồi chậm hơn ở các nước phát triển (+5%) và nhanh hơn
ở các nền kinh tế mới nổi (+8%), là sự phản ánh tình hình kinh tế toàn cầu
Châu Á (+13%) là khu vực phục hồi đầu tiên và cũng là khu vực tăngtrưởng mạnh nhất trong năm 2010 Số lượng khách quốc tế đến châu Á đạt một kỉlục mới với 204 triệu lượt khách trong năm ngoái, tăng hơn con số 181 triệu củanăm 2009
Là quốc gia nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, sự phát triển du lịchViệt Nam không nằm ngoài xu thế chung của khu vực Bên cạnh đó, do lợi thế về
vị trí địa lý, kinh tế, chính trị và tài nguyên, du lịch Việt Nam sẽ có nhiều điều kiệnthuận lợi để tăng cường phát triển trong xu thế hội nhập của khu vực và thế giới
1.3.1.2 Du lịch Việt Nam được đẩy mạnh trong bối cảnh mới và phát triển của đất nước.
Trong những năm qua, sự nghiệp đổi mới đất nước đạt được những thànhtựu lớn, tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định; quan hệ đối ngoại và việc chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng và thu nhiều kết quả tốt; kinh tế tiếptục phát triển và duy trì được nhịp độ tăng trưởng khá Hệ thống kết cấu hạ tầng
Trang 22nhất là đường giao thông, cầu cảng, sân bay, điện nước, bưu chính viễnthông được tăng cường
Các ngành kinh tế trong đó có các ngành dịch vụ đều có bước phát triển mớitích cực Việt nam đứng vào top các nước đứng đầu xuất khẩu gạo trên thế giới.Văn hóa xã hội có những tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện Trình
độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên Khoa học và công nghệ cóchuyển biến phục vụ ngày càng nhiều hơn cho sản xuất, phát triển các ngành kinh
tế và đời sống Tình hình trên là nền tảng vững chắc cho du lịch Việt Nam phát triển
1.3.1.3 Lợi thế phát triển du lịch Việt Nam.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâusắc, có tính liên vùng và xã hội hóa cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầutham gia, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lich quốc tế, góp phầnnâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và pháttriển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế
- xã hội, phát triển du lịch thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn ( Văn kiện Đạihội Đảng IX)
Việt Nam có những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý kinh tế và chính trị đểphát triển du lịch
Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, lãnh thổ Việt Nam vừa gắn liền với lục địavừa thông ra đại dương, có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi cả về đường biển,đường sông, đường sắt, đường bộ và đường hàng không Đây là tiền đề rất quantrọng trong việc mở rộng và phát triển du lịch quốc tế
Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, có nguồn nhân lực dồi dào, người ViệtNam thông minh, cần cù, mến khách là những yếu tố quan trọng đảm bảo cho dulịch phát triển
Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Việt Nam phong phú và đa dạng.Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài thứ 27 trong số 156 nước có bờ biểntrên thế giới và là nước ven biển lớn ở khu vực Đông Nam Á Bờ biển Việt Nam
Trang 23hoạt động nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng, tắm biển và vui chơi giải trí trong đó có nhiềubãi biển nổi tiếng hấp dẫn như bãi biển Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thuận an, Lăng
Cô, Non nước, Văn Phong - Đại Lãnh, Nha Trang, Phan Thiết, Long Hải, VũngTàu, Hà Tiên, Đặc điểm hình thái địa hình vùng ven biển tạo ra nhiều vịnh đẹptrong đó có vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới
Với khoảng 50.000km địa hình Kast, Việt Nam được có nhiều tiềm năng dulịch hang động, thác, ghềnh to lớn trong đó có hơn 200 hang động đã được pháthiện, điển hình là động Phong Nha với chiều sâu hơn 8km đã được UNESCO côngnhận là di sản thiên nhiên thế giới thứ hai của nước ta
Nguồn nước khoáng phong phú có ý nghĩa to lớn đối với phát triển du lịch.Đến nay đã phát hiện ra trên 400 nguồn nước khoáng tự nhiên với nhiệt độ từ 27۫۫۫۫°CCđến 105ºC Thành phần hóa học của nước khoáng cũng rất đa dạng từ bicacbonatnatri đến natri clorua có khoáng hóa cao rất phù hợp với du lịch nghỉ dưỡng chữabệnh
Việt Nam có hệ động thực vật rừng đa dạng, tính đến nay, cả nước đã có 107rừng đặc dụng, trong đó có 25 vườn quốc gia, 75 khu bảo tồn thiên nhiên và 34khu rừng văn hóa lịch sử môi trường với diện tích là 2.092.466 ha Đây là nguồntài nguyên cho du lịch sinh thái quý giá, nơi bảo tồn khoảng 12.000 loài thực vật,gần 7000 loài động vật đặc biệt quý hiếm
Ngoài các di tích cách mạng, lịch sử, văn hóa, nhiều làng nghề thủ côngtruyền thống với kỹ năng độc đáo, nhiều lễ hội gắn liền với các sinh hoạt văn hóavăn nghệ dân gian đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc cùng với những nét tinh tếriêng của nghệ thuật ẩm thực được hòa quyện, đan xen trên nền kiến trúc phongcảnh có giá trị triết học phương Đông đã tạo cho du lịch Việt Nam có điều kiệnkhai thác thế mạnh du lịch văn hóa lịch sử
Nhìn chung, tài nguyên du lịch việt Nam vừa phân bố tương đối đồng đềutrong toàn quốc, vừa tập trung thành từng cụm gần các đô thị lớn, các trục giaothông quan trọng thuận tiện cho việc tổ chức khai thác, hình thành các tuyến du
Trang 24lịch bổ sung cho nhau giữa các vùng, có giá trị sử dụng cho mục đích du lịch vàsức hấp dẫn khách cao.
1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển du lịch Việt Nam
và mục tiêu của du lịch trong tương lai gần.
1.4.1 Thuận lợi và cơ hội phát triển du lịch Việt Nam.
Trong thế kỷ XXI, tình hình thế giới sẽ có nhiều biến đổi sâu sắc với sựnhảy vọt chưa từng thấy về khoa học và công nghệ Toàn cầu hóa là một xuhướng khách quan, ngày càng nhiều nước tham gia, hòa bình, hợp tác vàphát triển là một xu thế lớn phản ánh nguyện vọng của mỗi quốc gia, mỗingười dân Trong bối cảnh đó, nhu cầu du lịch tăng mạnh, du lịch thế giớităng nhanh với xu thế chuyển sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặcbiệt là khu vực Đông Nam Á Đây thực sự là một cơ hội tốt tạo đà phát triểncho du lịch Việt Nam
Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Nhà nước đã tạo điều kiệnthuận lợi cho kinh tế đối ngoại trong đó có du lịch phát triển Nhà nước quantâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao sự nghiệp phát triển du lịch của đất nước dulịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ công nghiệp hóa
- hiện đại hóa đất nước
Đất nước con người Việt Nam đẹp và mến khách Việt Nam có chế độ chínhtrị ổn định an ninh đảm bảo, là điểm du lịch còn mới trên bản đồ du lịch thếgiới với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú là điều kiện đặc biệt quantrọng cho du lịch phát triển
Hệ thống pháp luật ngày một hoàn thiện, luật du lịch đã được ban hành,nhiều văn bản liên quan đến du lịch được sửa đổi, bổ sung, tạo hành langpháp lý cho du lịch phát triển
Kết cấu hạ tầng cơ sở, hạ tầng kinh tế, xã hội đã được Nhà nước quan tâmđầu tư mới hoặc nâng cấp tạo điều kiện khai thác các điểm du lịch, tăng khảnăng giao lưu giữa các vùng, các quốc gia
Trang 251.4.2 Những khó khăn thách thức chủ yếu.
Cạnh tranh du lich trong khu vực và thế giới ngày càng gay gắt Trong khi
đó, khả năng cạnh tranh của du lịch việt Nam còn rất hạn chế Trong pháttriển du lịch toàn cầu và của du lịch Việt Nam cũng phải tính đến nhữngbiến đổi khôn lường của khủng hoảng tài chính, năng lượng, thiên tai, chiếntranh khủng bố, xung đột vũ trang, dân tộc, sắc tộc, tôn giáo
Du lịch Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, điểm xuất phát quáthấp so với du lịch của một số nước trong khu vực, hoạt động du lịch cònchủ yếu dựa vào tự nhiên, chưa được tôn tạo thông qua bàn tay của conngười Kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của lựclượng lao động còn yếu và có nhiều bất cập, cơ sở hạ tầng kỹ thuật - vật chấtcho du lịch còn yếu kém, thiếu đồng bộ
Tài nguyên du lịch và môi trường đang có sự suy giảm do khai thác, sử dụngthiếu hợp lý và những tác động của thiên tai ngày càng tăng và diễn ra ởnhiều địa phương trong nước
Vốn đầu tư phát triển du lịch rất thiếu, trong khi đó đầu tư lại chưa đồng bộ,kém hiệu quả đang là thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của ngành
du lịch Việt Nam
Nhận thức xã hội về du lịch vẫn còn bất cập Hệ thống các chính sách, quyđịnh pháp luật liên quan đến phát triển du lịch chưa đầy đủ và đông bộ
1.4.3 Những vấn đề về du lịch biển Việt Nam.
Việt Nam với hơn 3260km chiều dài bờ biển, Việt nam là nước đứng thứ 27trong tổng số 156 quốc gia có bờ biển lớn ở khu vực Đông Nam Á Các điều kiện
tự nhiên vùng biển ven bờ là những yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triểnkinh tế - xã hội nói chung và hoạt động du lịch nói riêng
Với bờ biển trải dài trên 13 vĩ độ ( từ vĩ tuyến 22005 đến 8010 vĩ độ bắc),hiện nay Việt Nam có khoảng 125 bãi biển có giá trị với kích thước khác nhausong đều có đặc điểm chung là nền phẳng, cát mịn, độ dốc trung bình 2-30, vùng
Trang 26nước ven bờ ở khu vực này nhìn chung có các đặc trưng hải văn và khí hậu thuậnlợi cho việc tổ chức hoạt động nghỉ dưỡng, tắm biển và vui chơi giải trí quanh năm.
Những nguồn tài nguyên sinh vật biển quý hiếm không những là đối tượngtham quan của khách mà còn là nguồn cung cấp thực phẩm, đặc sản quý hiếm chokhách du lịch, nguyên liệu cho các ngành thủ công mỹ nghệ
Vùng ven biển và hải đảo nước ta có khoảng 38 triệu người sinh sống với 8 dân tộcKinh, Hoa, Khơme, Raglai, Chăm, Sán Rìu, Dao, Ngái ( trong đó ngời Kinh chiếm
đa số) Sự chênh lệch về dân số không ảnh hưởng đến sự duy trì bản sắc riêng củatừng dân tộc
Do phần lớn tài nguyên du lịch đều tập trung ở khu vực ven biển và hệ thốngđảo ven bờ và do hoạt động kinh tế sôi động ở khu vực này trong những năm quanên đã thu hút về đây phần lớn lượng khách du lịch Số khách du lịch quốc tế vùngven biển đạt khoảng 80% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
Trang 27CHƯƠNG 2TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỒ SƠN.
2.1 Lich sử phát triển du lịch Đồ sơn.
2.1.1 Khái quát chung về Đồ Sơn.
Thị xã Đồ Sơn là một đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hải Phòng.Nằm cách nội thành Haỉ Phòng hơn 20km về phía đông nam, Đồ Sơn ở vao 20°C42'
vĩ độ bắc, 106°C45' kinh độ đông Phia đông nam giáp với Vịnh bắc bộ, phía tây bắcgiáp huyện Kiến Thụy Diện tích 30,94 km0178, dân số 30.600 người (1999) Thị
xã có 5 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường Vạn Sơn, Vạn Hương, NgọcHải, Ngọc Xuyên và xã Bàng La
Đồ Sơn có dải đồi núi thấp chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam nhôkhỏi mặt biển, kéo dài hình 9 con rồng cùng vươn về phía đảo Hòn Dáu, như thểcùng tranh nhau một viên ngọc Cả dãy đồi núi tạo lên một bức tường thành chechở cho cả phía đông huyện Nghi dương (nay la Kiến Thụy) Điểm mút phía đông
là hòn Độc, điểm mút phía tây là hòn Dấu Xa xa phía ngoài cửa sông Thái Bình,cửa sông Văn Úc nổi lên hai cồn cát cao khá rộng gọi là đồi song ngư Dân địaphương còn gọi đó là cồn Khoai hay cồn Dừa
Địa hình Đồ Sơn thuộc dạng đồi, cấu tạo chủ yếu là đá cát kết và đá phiếnsét thuộc trầm tích trung sinh, kết quả của cuộc vận động kiến tao Đại Trung Sinh
và bị sụt lún sau vận động Tân Kiến Tạo Trong quá trình phong hóa kéo dài, đánúi biến chất, làm cho lớp vỏ núi có dạng đất feralitic, thích hợp với nhiều loại câytrồng nhất là loại thân cây nhỏ Vùng đất chân núi, cánh đồng lua Ngọc Xuyên,ruộng muối Bàng La vốn do phù sa bồi tích tạo thành Phần còn lại là bãi cát ven biển
Khí hậu Đồ Sơn mang đặc điểm chung miền ven biển vịnh Bắc Bộ, nhưngvới vị trí một bán đảo nên mùa đông thường ấm hơn và mùa hè thường mát mẻhơn Đầu tháng 8 âm lịch thường có đợt gió mùa đông bắc, tương truyền báo hiệucác chân linh con cháu Đồ Sơn từ Trà Cổ về dự lễ hội chọi trâu, kết thúc hội
Trang 28thường có mưa rào, dân gian gọi là "cữ mưa rửa sân đình" - giã hội (cữ gió tuầnmưa "ông Đồ Sơn" - tức thủy thần điểm tước được cả tổng Đồ Sơn thờ làm phúc thần).
Là một vùng đất hẹp nhưng lại đa dạng nên sinh vật phong phú trên vùng đấtđồi thích hợp với nhiều loại cây như, bứa, chè, chay, ổi, mít, thông Sách ĐồngKhánh địa dư chí lược có nhắc đến loại dưa ngon - bách nhãn lê của Đồ Sơn Dângian quý loại bứa hồng hạt nhỏ cùi dày ngọt sắc và chè tươi đồi lá nhỏ, dày , nấubằng nước suối Rồng "Nước khe chè núi" ở đây ngày xưa là một thức uống rấtđược ưa chuộng Cây mọc hoang có nhiều loại trong đó có nhiều loại cây làm từthuốc, có loại quý như dừa cạn hoa đỏ, hoa trắng mọc khắp nơi trên các đồi Cây dithực thì từ các đầu thế kỷ XX, người Pháp đã trồng thử măng tây, khoai tây, đậu
Hà Lan, cà phê, thông nhựa đều sinh trưởng tốt.Riêng nhựa thông chỉ mươi năm
đã thành rừng kín cả mấy ngọn đồi Vào những năm 60, ngành y tế đã trồng thửthành công một số cây làm thuốc như địa hoàng, bạch chỉ, dương quy, xuyênkhung với năng suất và chất lượng cao
Cuối thế kỷ thứ 19, đầu thế kỷ 20, khu bãi tắm được đầu tư khai thác phục
vụ du lịch nghỉ biển từ đó, mạng lưới phục vụ du lịch nghỉ biển ngày càng pháttriển hoàn chỉnh với những biệt thự, khách sạn, nhà hàng đầy đủ tiện nghi phục vụ
du khách
Cảnh quan thiên nhiên của Đồ Sơn thật là đẹp, tài nguyên thiên nhiên của
Đồ Sơn phong phú có giá trị kinh tế xã hội và phục vụ nghiên cứu khoa học chocác ngành địa chất, khí tượng, thủy văn, hải dương học những giá trị đó đã vàđang được khai thác phục vụ cuộc sống trong quá khứ hiện tại và tương lai Điềuđáng nói là phải có một chính sách khai thác hợp lý tránh làm cạn kiệt, vừa khaithác vừa tái tạo làm giàu nguồn tiềm năng thiên nhiên quý giá Vùng đất đầu sóngngọn gió thường xuyên phải đối mặt với bọn cướp biển và quân ngoại xâm, dân ĐồSơn thường xuyên phải tư bảo vệ tính mạng, tài sản của mình nên họ có tính cộngđồng rất cao, tạo nên bản sắc riêng cho vùng đất này
Trang 292.2 Lịch sử phát triển du lich Đồ Sơn.
2.2.1 Vài nét về lịch sử địa danh Đồ Sơn.
Đồ Sơn, Hải Phòng giống như một "hoa hậu” biển, mà vương miện độc tôncủa nó kéo dài qua nhiều thế kỷ Trước đây, người Pháp chọn nơi đây xây dựngnhững biệt thự nguy nga để phục vụ cho việc nghỉ ngơi, giải trí của quan chứcthuộc chính quyền thực dân và vua, quan thời phong kiến
Khi nhắc đến Đồ Sơn người ta nghĩ ngay đến một trong những khu du lịchnổi tiếng của miền Bắc Cách đây 4000 năm, thời Vua Hùng dựng nước, đất ĐồSơn đã có tên là Bộ Thang Truyền Qua các triều đại đổi tên nhiều lần, đến đờiTrần mới gọi là Đồ Sơn Ngay từ ngày đầu đặt chân đến Hải Phòng, người Pháp đãxây dựng Đồ Sơn thành khu nghỉ mát nổi tiếng cho sĩ quan Pháp và giới thượnglưu người Việt Nam Năm 1950, xây dựng sân bay Đồ Sơn Còn trước đó hơn 2thế kỷ, trong các thế kỷ XVII - XVIII, dù tên gọi Đồ Sơn chưa được nhắc tớinhưng trong thư tịch và bản đồ cổ của những nhà hàng hải, thương nhân châu Âutới Đàng Ngoài (chủ yếu là người Hà Lan và người Anh) thì tên
gọi Batsha hay Batshaw đã xuất hiện phổ biển Ngày nay người ta đã xác định
được vị trí của Batsha (Batshaw) ở các thế kỷ XVII - XVIII là một làng chài (hoặcxóm chài) nằm trên bán đảo Đồ Sơn
Việt sử lược- thư tịch cổ đời Trần có đoạn ghi: ngày Bính Tuất, mùa thutháng 8 năm Kỷ Hợi, hiệu Long Thụy thái bình năm thứ 6 (1059) rồng vàng xuấthiện ở điện Tường Xuân Vua ban cho tháp ở Đồ Sơn tên hiệu là Tường Long”.Căn cứ theo đó thì tên gọi Đồ Sơn có từ thế kỷ 11
Về tên gọi của vùng đất này cũng còn có nhiều thuyết khác nhau Nhìn thếnúi cao thấp, ẩn khuất, nhấp nhô nên người ta gọi Đồ Sơn là trận đồ bát quái củanúi Có thuyết cho rằng dãy núi này ở vùng địa đầu- nên có tên Đầu Sơn sau đọcchại đi là Đồ Sơn
Theo từ điển Hán-Việt của Nguyễn Lân, “đồ” có một nghĩa là bùn Về địa
lý, do nằm giữa hai cửa sông Lạch Tray và Văn Úc, hàng năm Đồ Sơn hứng trọn
Trang 30Hoàng Đình Bảo và bị tướng này chém bay mũ Vị tướng ngang tàng từng nổitiếng với câu thơ: Phá vòng vây làm bạn kim ô-Giang sơn khách diệc tri hồ cũngphải thốt lên: “không ngờ đất bùn (Đồ Sơn) cũng có chạch vàng”.
Đồ Sơn từng nổi tiếng với loại quả lê trăm mắt Trước khi có tên Đồ Sơn,vùng này còn có tên là Nê Lê (cây lê mọc trên bùn) Với những dữ liệu trên, có vẻthuyết Đồ Sơn- những dãy núi vượt lên trên bùn là khá thuyết phục Nằm ở nơi đầusóng, Đồ Sơn trước hết là một dáng núi ngang tàng Trời đất tạo ra nơi này là đểdạy con người ta “đăng sơn” tìm một thế đứng, biết nhận sóng, đón gió và học mộtcách nhìn ra biển rộng
Quận Đồ Sơn được thành lập ngày 12 tháng 9 năm 2007 trên cơ sở toàn bộdiện tích của thị xã Đồ Sơn cũ theo nghị định 145/2007/NĐ-CP của Chính phủnước CHXHCN Việt Nam
2.2.2 Về kinh tế.
Kinh tế Đồ Sơn mang đậm tính chất biển dù trải qua nhiều biến thiên lịch
sử, cơ cấu, vị trí của ngành nghề có thay đổi nhưng ngành nghề chính vẫn là nghề
cá, nghề muối và kinh doanh du lịch dịch vụ Kinh tế du lịch là ưu thế lớn của ĐồSơn nhưng cũng chỉ từ ngày đổi mới đến nay mới trở thành ngành knh tế mũi nhọnthực sự làm thay đổi bộ mặt thị xã, tạo đà cho Đồ Sơn vươn lên mạnh mẽ
2.2.3 Về cơ sở phục vụ khách.
Đồ Sơn có một hệ thống khách sạn khá hoàn chỉnh tiện nghi, có thể đón mộtlúc rất nhiều khách vào mùa cao điểm Đường giao thông được mở rộng và hệthống bưu chính viễn thông được phủ khắp đã tạo điều kiện thuận lợi cho pháttriển du lịch ở đây
2.2.4 Chính sách và lao động.
Để tạo cho du lịch có những bước phát triển mới, thành phố và thị xã đã cónhững bước đầu tư dài hạn không chỉ về cơ sở vật chất mà cả về lĩnh vực quản lý.Thành phố đã có nhiều trung tâm đào tạo nguồn lao động cho du lịch Tổ chức bồidưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ quản lý sao cho phù hợp với tình hình
Trang 312.2.5 Tài nguyên thiên nhiên
Về địa hình Đồ Sơn trải qua nhiều cuộc kiến tạo với những sự vận độngphức tạp về địa chất đã tạo cho Đồ Sơn một hình thái đồi núi eo biển như ngàynay Thị xã Đồ Sơn nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 20°C39' đến 20°C45' phía bắc
và từ 106°C44' đến 106°C50' kinh đông, theo chiều ngang từ bờ biển vào sâu tronglục địa, thị xã Đồ Sơn có chiều rộng dưới 10 km Bờ biển thị xã Đồ Sơn dài 18 km
có bán đảo Đồ Sơn kéo dài ra biển 7 km.như một kẻ mò hàn tự nhiên chia cắt chế
độ thủy văn, nhất là hải văn thị xã thành 2 phần đông bắc và tây bắc khác nhau.Đồi Đồ Sơn tuy không cao (dưới 130m) nhưng kéo dài theo phương tây bắc đôngnam vuông với các hướng gió mùa đông bắc và tây nam
Ba khu bãi tắm đều có đồi núi rừng cây hòa quyện Vẻ đẹp sơn thủy hữutình, trên có non xanh dưới có biển biếc bao la nằm kề bãi cát dài uốn lượn lànhững biệt thự, khách sạn có kiến trúc đẹp, sang trọng và các nhà nghỉ muôn hìnhmuôn vẻ Khu I có bãi tắm lớn, dọc bờ biển là hàng ghế đã dặt dưới hàng dừa, philao và các khách sạn lớn hàng ngày có thể đón du khách nghỉ lại qua đêm để đượcthưởng thức vẻ đẹp tuyệt vời của bình minh trên mặt biển và khi hoàng hôn buôngxuống Qua bến Thốc, theo con đường núi có con đường đôi đưa du khách tới khuhai, nơi đây có bãi cát mịn và phẳng Trên bờ có nhiều cây xanh râm mát cả ngàythuận tiện cho du khách nghỉ ngơi, hóng mát và tắm biển Ở khu hai,có nhiều nhàhàng nổi tiếng , nhiều dịch vụ tập trung, lại có bến tàu đưa đón khách tham quanđảo Dấu và Cát Bà, Hạ Long Trên đồi Vung, khu hai yên tĩnh huyền diệu ngắmbiển Du khách đến Đồ Sơn nghỉ mát tắm biển tập trung ở bãi tắm này Qua nhàhàng Pagodon nổi tiếng được xây dựng từ thời Pháp, khách sạn Vạn Phong là tớikhu ba Nơi đây có nhiều biệt thự sang trọng, du khách đến cuối bán đảo Đồ Sơn làkhách sạn Vạn Hoa, công trình kiến trúc cổ nổi bật nhất của Đồ Sơn (nay là casinothuộc công ty liên doanh du lịch quốc tế Đồ Sơn)
Đồ Sơn có trục giao thông nối liền nội thành Hải Phòng, với những phươngtiện giao thông thuận tiện, các dịch vụ thông tin liên lạc, mạng lưới điện phục vụ
Trang 32nghỉ, 223 nhà hàng tư nhân với tổng số trên 3.000 phòng phục vụ du khách trong
và ngoài nước
Về khí hậu và thủy văn Thị xã Đồ Sơn nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới,gần chí tuyến bắc và là một thị xã đồi - đồng bằng ven biển Khí hậu của thị xãchịu sự chi phối trực tiếp của biển và phân hóa thành khí hậu ven biển vủa vùngđất liền Do nằm sát biển nên nhiệt độ không khí các tháng trong năm của Đồ Sơnđiều hòa hơn và biên độ nhiệt độ giữa các mùa nhỏ hơn so với các huyện nằm sâutrong đất liền.Tổng lượng mưa hàng năm của Đồ Sơn đạt 1660 mm và chia làm 2mùa từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa, mùa khô là từ tháng 11 đến tháng 4 nămsau Lượng mưa, độ ẩm và số giờ nắng được thể hiện ở hai bảng dưới đây
Tháng Lượng mưa trung bình
tháng
Độ ẩmtương đốitrung bình( hòn Dáu)
Tần suấthạn hán(%)
Tần suấtngập úng(%)
Trang 33Bảng 2.2 Số giờ nắng trung bình tháng (giờ).
Vùng ven biển bờ thị xã Đồ Sơn có đặc điểm đặc trưng của chế độ nhất triềutương đối thuần nhất với biên độ giao động lớn Thông thường trong một tháng cóhai kỳ nước lớn với độ cao dao động mực nước từ 2m đến 4m, mỗi kỳ kéo dài từ
11 đến 13 ngày, giữa các kỳ nước lớn là các kỳ nước kém với độ dao động mựcnước 0.5m, mối kỳ kéo dài 2 tới 3 ngày Các kết quả đo được cho thấy mực triềucực đại là 4m, mực triều trung bình là 1.86m, mực triều thấp nước cường là 0.4m,thấp nhất là 0.0m
Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, hướng sóng chính ngoài khơi là hướng namvới tần xuất cao ổn định từ 37 đến 60% và ven bờ là các hướng sóng đông nam là27%, nam là 22%; mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau hướng sóng bắc,đông bắc ở ngoài khơi có tần xuất là 51 đến 71%, trung bình là 64%, những điềukiện này đã tạo cho Đồ Sơn có thể tổ chức các loại hình vui chơi giải trí trên biểnnhư lướt sóng, đua thuyền thu hút rát nhiều khách tham gia
Về sinh vật Đồ Sơn có một hệ thống động thực vật phong phú và đa dạngbao gồm ở cả trên cạn và đươi biển có giá trị cảnh quan, sinh thái: du lịch nghỉdưỡng, habitat, , các loài hải sản biển như tôm, cua, ghẹ không những phong phú
mà còn có chất lượng rất tốt, có thể phát triển thành những khu riêng biệt cho việcthưởng thức và ăn uống của du khách
Đây là vùng có giá trị sinh học rất cao Với đầy đủ các đặc trưng cả mộtvùng bán đảo
Nói chung, về điều kiện tài nguyên thiên nhiên ở Đồ Sơn có rất nhiều lợi thếcho việc phát triển du lịch nghỉ biển so với các vùng khác mà thiên nhiên ưu áitặng cho người dân nơi đây
2.3 Tài nguyên nhân văn.
Trang 34Đồ Sơn có nhiều đình, chùa, miếu trong đó có nhiều đình, chùa, miếu có giátrị lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh Các đền, đình, chùa, miếu như đềnNghè, đền Ngọc, đền thờ ông tổ đánh cá của người dân Vạn Thốc Bên cạnh đó lànhững lễ hội truyền thống như lễ hội chọi trâu, lễ hội bơi thuyền rồng và lễ hộimùa xuân.
Về sinh hoạt tính cách, phong tục tập quán của ngời dân nơi đây có nhiềunét khác nhau Cuộc sống của đám dân cư nông nghiệp thì bình lặng, chặt chẽ,vững vàng hơn so với dân ngư nghiệp Với những món ăn bình dị như bao nơikhác, họ luôn giữ được nét truyền thống cả mình
a.Các di tích văn hóa - lịch sử.
* Khu nghỉ mát Đồ Sơn.
Là bán đảo với đồi núi, rừng cây nối tiếp nhau vươn ra biển đến 5 km ĐồSơn có khí hậu vùng biển nhiệt đới gió mùa Từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch,nhiệt độ tăng dần, cao nhất vào tháng 7, có khi tới 37°CC Tháng 10 và tháng 12 trờimát mẻ Mùa rét bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 2, có khi kéo dài đến đầu tháng 3,nhiệt độ thấp nhất xuống tới 8°CC Địa hình Đồ Sơn ví như một con Rồng đangchầu về viên ngọc là Hòn Dáu Sách cổ gọi núi Đồ Sơn là Cửu Long - chín rồngvới câu ca rằng: " Chín con theo mẹ ròng ròng Còn một con út nẩy lòng bất nhân."
Con út ở đây là núi Độc, đứng riêng hẳn ra ở đầu bán đảo Thực ra có tới 15điểm cao từ 25m đến 129m trong dãy núi này, cao nhất là Đồn cao Trên đỉnh núicòn những dãy tường thành, dấu vết đồn luỹ của Phạm Đình Trọng, một tướngChúa Trịnh đi đàn áp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu, thế kỷ 18
Đồ Sơn chia làm 3 khu, đều có bãi tắm biển, đồi núi, rừng thông yên tĩnh,thoáng mát
* Đảo Hòn Dấu.
Xa xưa trong những cuộc vận động của thềm lục địa, một phần dãy núi đãtách khỏi bán đảo Đồ Sơn trôi dần ra phía biển, trở thành cửa ngõ của Hải Phòng
Trang 35Trong con mắt người xưa, non sông luôn mang hình tượng, đảo Hòn Dấu có chíncon rồng chầu về viên ngọc.
Nhìn từ trên cao xuống, Hòn Dấu với Đồ Sơn như một dấu chấm than khoétvào lòng biển cả mênh mông, thế đất cũng tựa như đảo Hải Nam và bán đảo LôiChâu của Trung Quốc
Đường lên đảo len lỏi giữa rừng đa nguyên sinh thuần nhất Đi dưới máivòm lợp bằng lớp lớp tán cây cổ thụ, dây leo chằng chịt, những chùm rễ si buôngxuống như tơ liễu, cảm giác vô cùng thơ mộng, thú vị Rừng ở đây còn vẹn nguyên
cả ba tầng thực vật, cơ man những gốc cây cổ thụ to lớn, điểm xuyết những câythân thảo, thân bò, thân leo gieo vào lòng du khách cảm giác hoang vu Người línhbiên phòng nơi đây kể: thuở trước trên đảo rất nhiều khỉ, chúng ồn ào trên nhữngtàng cây, bày đủ trò để trêu ghẹo lính đảo và du khách
* Biệt thự Bảo Đại.
Biệt thự Bảo Đại là một công trình kiến trúc độc đáo hoà cùng cảnh quanthiên nhiên tươi đẹp, núi non và biển cả tạo cho du khách cảm giác thoải mái, khóquên khi đến thăm nơi này
Năm 1928 toàn quyền Đông Dương Pháp cho xây dựng một ngôi biệt thựxinh xắn trên đỉnh 1 ngọn núi cao Với một thiết kế đặc biệt và độ cao lý tưởng,toàn cảnh khu du lịch Đồ sơn như một bức tranh sơn thuỷ sống động hiện ra trước mắt
Một lần vua Bảo Đại được mời đến thăm nơi này Ông đã thực sự sửng sốttrước vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú và kiến trúc độc đáo, hài hoà của khu biệt thự.Trước sự ngưỡng mộ của ông, toàn quyền Đông Dương đã tặng lại cho ông ngôibiệt thự này và từ đó nơi đây được dành làm nơi nghỉ dưỡng của vua Bảo Đại – vịVua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt…
Ngay từ năm 1933, sau 1 năm lên cầm quyền, Bảo Đại đã đến đây Mỗi lần
ra kinh lý miền Bắc, Bảo Đại đều đến Đồ Sơn và nghỉ tại biệt thự này Đứng ở đây
Trang 36có thể nhìn toàn cảnh bán đảo Đồ Sơn và thả tầm mắt theo biển mênh mông đếntận chân trời Hơn nữa, khí hậu ở đây ôn hòa, nhất là vào mùa hè rất mát mẻ.
Tháng 5 - 1955, miền Bắc được giải phóng, ngôi nhà được giao cho BộQuốc phòng quản lý Thời gian trôi đi, chiến tranh tàn phá, ngôi biệt thự xuống cấp
Ngày 28 - 3 - 1984, Bộ Quốc phòng bàn giao cho Công ty Du lịch HảiPhòng, nay là Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Đồ Sơn quản lý
Được phép của Nhà nước, Công ty đã phục chế lại và sau hai năm, ngày 26– 7 – 1999, biệt thự mở cửa đón khách tham quan và nghỉ qua đêm Biệt thự cóphòng tiếp khách, phòng họp, phòng ngủ của Vua, Hoàng hậu, các Hoàng tử vàCông chúa Các tư liệu và ảnh của Bảo Đại cùng gia đình do nhà Huế học NguyễnĐắc Xuân và bà con Việt kiều ở Pháp cung cấp Du khách đến đây tham quan cóthể mặc triều phục, thưởng thức các loại bánh Huế, dự ngự thiện và mua đồ lưuniệm về biệt thự này
* Bến Nghiêng và bến tàu không số.
Bến Nghiêng - Đồ Sơn hiện là bến đỗ của tàu ra thăm đảo Hòn Dáu Nơi dâycũng là Cảng xuất phát của tàu du lịch đảo Cát Bà, vịnh Hạ Long, Móng Cái
Cách đây hơn 50 năm, ngày 15/5/1955, tại bến Nghiêng, tên lính Pháp cuốicùng đã rút khỏi miền Bắc theo Hiệp định Giơnevơ - Hiệp định đình chiến giữachính phủ thực dân Pháp và nước Việt Nam dân chủ cộng hoà sau 9 năm khángchiến gian khổ
Ngày 15/5/1955, tại bến Nghiêng, chiếc tàu quân sự kiểu há mồm đợi sẵnđón đoàn quân thất trận, những lính Pháp cuối cùng rút khỏi Việt Nam
Từ đây, Hải Phòng và miền Bắc sạch bóng quân xâm lược và bến Nghiêng trởthành di tích minh chứng cho thắng lợi hoàn toàn sau 9 năm kháng chiến chốngPháp của quân và dân ta Hình ảnh đoàn quân viễn chinh Pháp lưng đeo ba lô thấtthểu trên bến Nghiêng xuống tàu đọng mãi trong ký ức người dân thành phố và
Trang 37của dân tộc ta Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bến Nghiêng trởthành bến tàu phục vụ vận tải tiếp tế hàng hoá cho cuộc chiến đấu bảo vệ đảo đènHòn Dấu, nơi được coi là mắt ngọc của Tổ quốc có nhiệm vụ soi sáng, dẫn đườngcho các chuyến tàu biển ra vào, cập bến cảng Hải Phòng
Đó là Bến tàu không số K15 dưới chân đồi Nghinh Phong thuộc khu 3 Đồsơn, nơi xuất phát của những con tàu không số chở hàng hóa, vũ khí chi viện chochiến trường miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ, vừa được Bộvăn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia
Tháng 10 – 1961, Bộ quốc phòng thành lập Đoàn 759, đoàn vận tải thủy cótrách nhiệm chở hàng chi viện cho miền Nam bằng đường biển Bắt đầu từ đây,cán bộ, chiến sỹ Đoàn 759 với những chiến công hiển hách, việc làm phi thườnglàm nên con đường huyền thoại mang tên Bác, kỳ tích có một không hai trong lịch
sử dân tộc Cũng bắt đầu từ đây xuất hiện những con tàu không số lúc ẩn lúc hiệnnhư thần thoại
* Tháp Tường Long – Đồ Sơn
Được xây dựng trên đỉnh Ngọc Sơn, tháp Tường Long trông như cây bútđang vẽ lên nền trời xanh và biển rộng là đài nghiên thiên nhiên vô tận Qua thưtịch cổ và những vết tích còn lại, tháp Tường Long gần như là khu tượng đài hoànhtráng kỉ niệm nhà Phật, một trạm quan sát tiền tiêu và là hành cung của nhà vua ởmiền biển đông bắc của quốc gia Đại Việt
Ngọn tháp này đã từng được liệt vào hạng đại danh lam cùng với chùa LongĐọi (Duy Tiên – Nam Hà), chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, chùa Thắng Nghiêm,Chân Giáo… (Hà Nội), tháp Chương Sơn (ý Yên – Nam Hà)… dưới triều nhà Lý(1010 – 1225) Từ tháp Tường Long đến chùa Vân Bản là bước tiến dài của nghệthuật kiến trúc và tạo hình Phật giáo ở Đồ Sơn Chùa tháp Tường Long là một điểnhình của sự kết hợp giữa nghệ thuật sáng tạo của con người với nghệ thuật vô thứccủa tạo hoá, giữa chúng có sự bổ sung, tô điểm cho nhau
Trang 38Cùng với di tích lịch sử văn hoá đình Ngọc, suối Rồng, tháp Tường Longtạo ra một quần thể du lịch sinh thái – lịch sử – văn hoá nổi tiếng của miền sóng,miền gió Đồ Sơn Hải Phòng
Lòng tháp rỗng và là nơi đặt pho tuợng A di đà Công trình đuợc xây bằnggạch và đá có kích thuớc khác nhau Ngoài loại gạch xây, còn có loại gạch ốpngoài vỏ tháp với nghệ thuật trang trí độc đáo như hoa sen, hoa cúc, hoa chanh.Cách trang trí này biểu hiện nghệ thuật điển hình thời Lý Theo sách “Đại Việt sửlược” thì năm Mậu Tuất 1058, vua Lý Thánh Tông sau khi ngự giá qua biển Ba Lộ
đã dừng chân ghé lại nơi đây xây tháp Sau ngài nằm mộng thấy rồng vàng bèn bancho ngọn tháp cái tên Tường Long, nghĩa là “Thấy rồng vàng hiện lên” để ghi nhớđiềm lành Lại có người cho rằng cửa biển Đồ Sơn là một trong những cái nôi tiếpnhận cho dựng tháp ở đây để thờ Phật Khi xưa, có thể nơi đây còn là một đài quansát nằm trong hệ thống “truyền đăng” Mỗi khi có biến, các trạm quan sát ven biểnliền đốt cỏ khô cho khói bay lên trời, truyền tín hiệu báo động về kinh thành ThápTường Long được xếp hạng là di tích khảo cổ học
* Đền Bà Đế:
Cửa hướng ra biển Đông, lưng tựa vào vách núi Độc là đền bà Đế thuộcphường Ngọc Hải, quận Đồ Sơn, Hải Phòng Hàng năm, nhất là vào mùa xuân, dukhách thập phương lại tấp nập về với đền Bà, người cầu tài, xin lộc, người xinđược giải nỗi oan khuất mà bản thân hoặc gia đình phải gánh chịu
Tương truyền, vào khoảng năm 1718, ở phía đông nam vụng Ngọc- Đồ Sơn
có đôi vợ chồng họ Đào hiếm muộn đã 20 năm Nhờ tu tâm tích đức nên ông bàđược trời phật báo mộng và ban cho họ một người con Tròn ngày tròn tháng,người vợ sinh được một cô con gái trên người tỏa ra một mùi hương thơm ngát, dovậy ông bà đặt tên con là Đào Thị Hương Lớn lên, Hương không chỉ nổi tiếngkhắp vùng về sắc đẹp, cô còn nổi tiếng về khéo tay và siêng năng Ngày ngày côthường xuống vụng Ngọc chăn trâu, cắt cỏ, vừa làm vừa hát Tiếng hát của cô
Trang 39về kinh lý Đồ Sơn, dạo cảnh bằng thuyền rồng trên biển vùng núi Độc, nghe đượctiếng hát, truyền lệnh cho quân lính đi tìm người hát Gặp Hương, Trịnh Doanhđem lòng thương mến và quyến luyến bên cô suốt cả tháng trời Khi chia tay, TrịnhDoanh hẹn cô chờ ít ngày sẽ đưa thuyền hoa đến rước về kinh.
Sau đó biết mình mang thai, mặc dù trong lòng rất lo sợ nhưng Hương vẫnmột lòng tin và mong ngóng thuyền hoa của Trịnh Doanh Hàng tổng biết chuyện
"chửa hoang", đòi ăn khoán phạt tiền Vì nghèo khó không có tiền nộp phạt nên họĐào đã đtôi Hương ra khu vực núi Độc và dìm xuống biển Biết sẽ chết mà nỗi oanchưa giải được nên Hương ngửa mặt lên trời khóc và than rằng: "Phận gái thân cô,gặp Chúa yêu thương, tôi đâu dám chống, nghĩa cha mẹ, họ hàng tôi đâu dámquên Xin Trời Phật chứng giám cho lòng con! Khi con bị dìm xuống nước, nếucon có oan ức, Trời Phật cho con nổi lên ba lần, họ hàng hãy cho con sống, nếucon dối trá, thân này sẽ chìm xuống để làm gương cho đời" Quả nhiên, mặc dù bịném xuống biển, nhưng Hương nổi lên ba lần, mọi người ai nấy đều kinh sợ,nhưng họ Đào và bọn cường hào ác bá đã lấy dây thừng và cối đá thủng buộc vàobụng Hương quấn vào cây sào rồi cắm xuống biển
Sau một tháng, thuyền hoa của Trịnh Doanh về rước người đẹp, lúc này nỗioan mới được sáng tỏ Trịnh Doanh truyền hàng tổng xây đền và lập đàn giải oancho bà Đền Bà được vua Tự Đức về thăm, ban sắc phong là "Đông nhạc Đế bà-Trịnh chúa phu nhân", từ đó ngôi đền được gọi là đền Bà Đế
Người đời sau thương tiếc nhiều danh nhân đã đề thơ ca ngợi:
"Lòng sáng như băng trời đất biếtNỗi niềm thành kính quỷ thần hay
Ðế Bà hương lửa nghìn thu ấy
Ðể giải hồn oan cõi thế này"
Trước đây đền Bà Đế khá nhỏ nằm trên bãi biển dưới chân núi Độc Ngôiđền ngày một xuống cấp vì thời gian Năm 1988, bà Lưu Quế Hoa ở phường Ngọc
Trang 40hơn, chắc chắn hơn Có lẽ, cũng do Đế Bà linh thiêng nên từ khi ngôi đền đượcxây dựng lại, khách thập phương đến thăm quan và thắp hương cầu an ngày càngđông Thủ hương Lưu Quế Hoa đã góp nhặt những đồng tiền công đức của dukhách để rồi mỗi năm một ít, bà cùng con cháu lấn biển xây thành chắn sóng Đếnhôm nay, sau hơn 20 năm góp nhặt dựng xây, đền Bà Đế đã trở thành một quần thểchắc chắn và được bọc phía trước là bức thành đá, bê tông sừng sững thách thứccùng sóng biển, phía sau là dãy núi Độc chở che, tạo nên một phong cảnh sơn thủyhữu tình tuyệt đẹp bên bờ biển Đông Hàng năm, ngày 26 tháng Giêng là ngày khaixuân và cúng cơm, ngày 24, 25, 26 tháng hai là ngày lễ tạ Đức Bà.
* Độc đáo Đảo Hoa Phượng
Làng biệt thự du lịch cao cấp Vạn Hương – Đồ Sơn (Đảo Hoa Phượng) cótổng diện tích khai thác là 63ha, tổng vốn đầu tư 133.344.367 USD Đây là loạihình khu đô thị trên biển với các khu chức năng gồm khu biệt thự, khu khách sạn 5sao tiêu chuẩn quốc tế, khu trung tâm thương mại ẩm thực, khu vui chơi giải trí,bến du thuyền, các công trình tiện ích công cộng và phát triển khác
Trên diện tích đất xây dựng nhà biệt thự là 119.973m0178, Tập đoàn Dasoxây dựng 250 căn biệt thự theo loại hình sở hữu lâu dài Dự kiến: giá đất thấp nhất
là 960USD/m0178, giá xây thô villa là 250USD/m0178 Tại đây những biệt thựcao cấp, khách sạn quốc tế 5 sao, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng và giải trí thể thaogắn liền với biển, thu hút các nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế Hạng mụckhách sạn cao tầng với kiến trúc thuyền buồm căng gió là điểm nhấn nổi bật trênđảo Hoa Phượng, cùng hệ thống nhà hàng và các hội trường lớn phục vụ cho các