1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu tại công ty cổ phần mía đường lam sơn đến năm 2010

31 271 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 178,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU. Thời gian thực tập 15 tuần là khoảng thời gian giúp cho sinh viên tiếp xúc với điều kiện thực tế cũng như thực hành các chuyên ngành đã được đào tạo. Trên tinh thần đó, qua 5 tuần thực tập tại Xí nghiệp nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã giúp cho em có những hiểu biết về quá trình hình thành, phát triển, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác lập kế hoạch nguyên liệu của công ty; nhận thức được những vấn đề còn tồn tại hiện nay và định hướng giải quyết của công ty trong thời gian tới. Dưới đây là phần trình bày của em về những kiếm thức đã thu thập và tìm hiểu được trong giai đoạn thực tập tổng hợp tại Xí nghiệp nguyên liệu. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Văn Vận giảng viên trường đại học kinh tế quốc dân cùng các cán bộ trong xí nghiệp nguyên liệu đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để em hoàn thành bản báo cáo này. Chương 1: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN- LASUCO. I. Quá trình thành lập và các giai đoạn phát triển của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn (Lamsơn sugar Join Stock Corporation) -Lasuco- có trụ sở chính đặt tại thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá, đế nay đã trải qua 25 năm xây dựng và phát triển. Trong chặng đường 25 năm, Lasuco đã có nhiều lần thay đổi tên gắn với những chương trìnhh mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá chủng loại sản phẩm sản xuất; tiến tới thành lập tập đoàn kinh tế Lam Sơn. Quá trình hình thành và phát triển của Lasuo có thể chia làm 3 giai đoạn: 1. Giai đoạn 1980- 1988. Ngày 12/1/1980; Phó Thủ Tướng Đỗ Mười ký quyết định số 24/TTg phê duyệt nhiệm vụ thiết kế, xây dựng nhà máy đường Lam Sơn, công suất 1.500 Tấn mía/ ngày, thiết bị và công nghệ của hãng FCB cộng hoà Pháp. Ngày 31/3/1980; Bộ trưởng lương thực, thực phẩm Ngô Minh Loan ký quyết định số 488 LT-TP/KHCB thành lập ban kiến thiết xây dựng Nhà máy đường Lam Sơn. Ngày 28/4/1984; Bộ trưởng Bộ công nghiệp thực phẩm (nay là bộ NN&PTNT) ký quyết định số 24/CNTP-TCCB thành lập Nhà máy đường Lam Sơn, đến ngày 2/11/1986 Nhà máy đường Lam Sơn đi vào sản xuất vụ đầu tiên. Như vậy, sau hơn 5 năm xây dựng nhà máy đã cho ra đời những sản phẩm đầu tiên. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu 1980-1988 nhà máy gặp rất nhiều khó khăn: Vốn thiếu, nguyên liệu không đủ 5% công suất, hơn 600 công nhân không có đủ việc làm, nhà máy đứng bên bờ vực phá sản, đã nhiều lần bàn tới việc tháo dỡ chuyển đi nơi khác. Tình hình trên do nhiều nguyên nhân nhưng cái chính là do cơ chế bao cấp trói buộc. Thành công lớn của thời kỳ này là đặt nền móng cho những bước tiếp. 2. Giai đoạn 1989-1999. Ngày 8/11/1994; Bộ trưởng bộ NN&PTNT ký quyết định số 14/NN/TCCB đổi tên Nhà máy đường Lam Sơn thành Công ty đường Lam Sơn. Trong giai đoạn 1989-1999 nhờ có đường lối đổi mới của Đảng, lãnh đạo Nhà máy đã sáng tạo tìm cho mình một lối thoát vươn lên. Đó là phát huy nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ và hợp tác của các nhà kế hoạch và các đơn vị bạn, dựa vào dân, giúp nông dân giải quyết 3 cái khó, 3 cái thiếu là: Vốn, kỹ thuật và thị trường, vươn lên làm giàu từ việc xây dựng và phát triển vùng mía. Trong giai đoạn này, nhà máy hợp tác với người dân trồng mía, làm sống dậy cả một vùng đất trống đồi trọc hoang hoá, hình thành một vùng mía xanh rộng ngút ngàn trên địa bàn 97 xã, 4 nông trường thuộc 9 huyện phía Bắc tỉnh Thanh Hoá, đang trở thành vùng kinh tế chủ lực của tỉnh. Sản xuất kinh doanh của công ty liên tục phát triển, tăng trưởng với tốc độ cao; doanh số tăng 52 lần; sản lượng đường tăng 27,5 lần; nộp ngân sách tăng gần 70 lần; vốn tích luỹ tăng gần 7 lần; thu nhập và đời sống của công nhân tăng 12 lần…Công ty đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của nghành mía đường Việt Nam, được Nhà nước tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” và nhiều phẩn thưởng cao quý. 3. Giai đoạn 2000-2006. Ngày 5/12/1999; Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 1133/QĐ-TTg chuyển Công ty đường Lam Sơn thành Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. ngày 19/12/1999 đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn . Ngày 1/1/2000 công ty đã đi vào hoạt động theo hình thức công ty cổ phần; vốn điều lệ là 186 tỷ đồng trong đó vốn Nhà nước chiếm 37,5%; cán bộ công nhân viên là 32,4%; nông dân trồng mía 22,5%; vốn ngoài doanh nghiệp là 7,6%. Sau 6 năm thực hiện cổ phần hoá, sản xuất kinh doanh liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân 18%/năm, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước, thu nhập người lao động và cổ tức đều tăng cao vượt mục tiêu đề ra. Sản lượng mía vụ ép 2000-2001 là 665,026 nghìn tấn, vụ 2004-2005 là 945,832 nghìn tấn với năng suất tương ứng là 55 và 58,5 tấn/ ha. Hiện nay công ty có 5 phòng ban với đội ngũ cán bộ công nhân viên là 1685 người trong đó có 302 kỹ sư; 156 người có trình độ cao đẳng, trung cấp; 1217 công nhân kỹ thuật lành nghề. II. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. 1. Chức năng: Tổ chức sản xuất, chế biến đường, cồn, sữa, bánh kẹo…đảm bảo số lượng và chất lượng theo kế hoạch đề ra. Phấn đấu tiết kiệm chi phi sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. 2. Nhiệm vụ: - Công tác kế hoạch: Căn cứ vào chiến lược phát triển của công ty, năng lực thiết bị máy móc, lao động và nhu cầu thị trường, tiến hành xây dựng các kế hoạch năm; tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tới các đơn vị và giám sát, đánh giá kế hoạch thông qua các báo cáo. - Công tác nhân sự: Chấp hành nghiêm túc điều lệ, nội quy, quy chế của pháp luật Nhà nước. - Công tác tài chính: Tuân thủ theo các quy định của Nhà nước về công tác quản lý tài chính, kế toán. - Công tác cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm: Tuân thủ theo các quy định của pháp luật. - Công tác quản lý kỹ thuật: Thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác quản lý kỹ thuật. Soạn thảo, ban hành các hướng dẫn vận hành, bảo trì, các quy trình quy phạm, các quy định an toàn và các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật ở các công đoạn, thiết bị phù hợp với đặc tính của từng thiết bị. Tổ chức lấy mẫu phân tích kiểm tra các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật công nghệ trong quy trình sản xuất, tổ chức kiểm tu, bảo trì đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định và phát huy hết năng lực. - Đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố. - Tuân thủ các quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ tài nguyên môi trường. - Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001-2000. III. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Lasuco. 1.Sơ đồ tổ chức hành chính của công ty (Sơ đồ 1). Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức hành chính của Lasuco. Ban kiểm soát P.TGĐ phụ trách NL mía Hội đồng quản trị Tổng Giám Đốc P.TGĐ thường trực P.TGĐ khiêm GĐ sữa P.TGĐ phụ trách TT P.TGĐ phụ trách SX Phòng KH đầu tư TT NC giống mía Phòng TC-KT Ban DA bò sữa Văn phòng TH Nhà máy cồn I Nhà máy cồn II Phòng VT TTSP Xí nghiệp NL Ban văn hoá, y tế, giáo dục Nhà máy đường I Nhà máy đường II trại TNKHKT CN bò ữa LS Phòng KSCL Phòng CNTT Chi nhánh Hà Nội Xí nghiệp cơ khí 2. Giới thiệu chung về Xí nghiệp Nguyên liệu. Mỗi nhà máy, xí nghiệp, công ty đơn vị thành viên đều đóng một vai trò nhất định trong công cuộc đưa công ty hội nhập trên thị trường khu vực và thế giới. Trong đó Xí nghiệp Nguyên liệu đóng vai trò chủ chốt, là nơi cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất. góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. • Cơ cấu tổ chức quản lý của Xí nghiệp Nguyên liệu. Xí nghiệp Nguyên liệu ngày nay tiền thân là phòng nguyên liệu trực thuộc Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, là đơn vị chịu trách nhiệm chỉ đạo, quản lý đầu tư, tổ chức thực hiện đáp ứng đủ nguyên liệu để sản xuất đường và cồn cho các nhà máy thuộc công ty. Hiện nay Xí nghiệp Nguyên liệu gồm có 65 người trong đó: Lãnh đạo xí nghiệp: Gồm 3 người 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Bộ phận kế hoạch lao động- tiền lương: 4 người. Bộ phận nghiệp vụ kế toán- thanh toán: 5 người. Trạm nguyên liệu: 7 trạm 50 người bao gồm trạm trưởng, thống kê kế hoạch, các cán bộ khuyến nông tại địa bàn. Hiện nay Xí nghiệp Nguyên liệu quản lý vùng nguyên liệu gồm 4 nông trường: NT Sao Vàng, NT Lam Sơn, NT Thống Nhất, NT Sông Âm; và địa bàn gồm 10 huyện. • Chức năng của Xí nghiệp Nguyên liệu. - Tổ chức đầu tư xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu, bảo đảm sự ổn định, đáp ứng đủ nguyên liệu sản xuất cho đường, cồn. Phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm so với định mức giao, khoán. - Du nhập các loại giống mía đảm bảo cơ cấu phù hợp với vùng mía Lam Sơn, vừa đáp ứng yêu cầu rải vụ, chín sớm, chín muộn, chín trung bình, chịu hạn, chịu sâu bệnh vừa có năng suất cao. - Tổ chức thu hoạch, vận chuyển đảm bảo ổn định và đủ công suất ép của các Nhà máy theo kế hoạch của công ty và cam kết với hai Nhà máy đường trong mọi thời tiết. • Nhiệm vụ của Xí nghiệp Nguyên liệu. Công ty giao trách nhiệm cho Xí nghiệp Nguyên liệu quản lý, khai thác có hiệu quả toàn bộ tài sản cố định và lực lượng lao động để thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo kế hoạch của công ty giao hàng năm, cụ thể như sau: - Công tác kế hoạch: Căn cứ các chiến lược phát triển của công ty, khả năng vùng nguyên liệu công ty giao các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm (vụ). Trên cơ sở đó xí nghiệp xây dựng các kế hoạch và biện pháp thực hiện trình tổng giám đốc duyệt. Tổ chức triển khai, thực hiện và báo cáo tình hình thực hiện các kế hoạch đã được phê duyệt (Hàng năm bộ phận kế hoạch tham mưu cho Tổng Giám Đốc giao kế hoạch hàng năm cho Xí nghiệp Nguyên liệu và tổ chức hướng dẫn xí nghiệp xây dựng các kế hoạch). - Công tác tổ chức nhân sự: Xí nghiệp tuân thủ các quy định của công ty về tổ chức và nhân sự (chi tiết trong tổ chức bộ máy và quản lý lao động của công ty). - Công tác đầu tư, thu mua mía: Tuân thủ các quy định của công ty và pháp luật. Xí nghiệp có trách nhiệm huy động tối đa toàn bộ các năng lực được giao để tổ chức đầu tư, thu mua, cung ứng mía nguyên liệu theo kế hoạch. Trong trường hợp thấy cần thiết phải bổ sung tài sản phục vụ hoạt động sản xuất, Xí nghiệp Nguyên liệu có quyền lập phương án báo cáo Tổng Giám Đốc xem xét và trình Hội đồng quản trị quyết định. - Công tác tài chính: Tuân thủ các quy định của công ty và Nhà nước về công tác quản lý tài chính- kế toán. Căn cứ vào tình hình hoạt động, các mức định khoán, hàng tháng xí nghiệp lập kế hoạch chi tiền mặt trình Tổng Giám Đốc phê duyệt. Trên cơ sở định mức khoán chi phí xí nghiệp phải hạch toán đầy đủ các khoản chi phí thực tế phát sinh trong năm tài chính. Xí nghiệp phải tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê theo đúng quy định của công ty và Nhà nước. - Chế độ báo cáo: Xí nghiệp phải báo cáo đầy đủ, trung thực các thông tin về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của xí nghiệp với công ty và các đơn vị Kế hoạch, Nhân sự, Tài chính kế toán; Xây dựng các biểu mẫu, hướng dẫn và đôn đốc xí nghiệp thực hiện các chế độ báo cáo. - Chế độ kiểm tra: Xí nghiệp chịu sự kiểm tra, giám sát của các phòng chức năng về hoạt động của xí nghiệp. Phòng Tài chính- kế toán chủ trì, cùng phòng Kế hoạch và phòng Nhân sự thẩm định kiểm tra quyết toán trên cơ sở quyết toán xí nghiệp lập. - Xí nghiệp phải đảm bảo chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn đã đăng ký và công bố. - Xí nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hôi; phòng chống cháy nổ, bảo vệ tài nguyên môi trường. - Xí nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Chương 2: THỰC TRẠNG KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN- LASUCO. I. Tình hình sản xuất kinh doanh của Lasuco. 1. Các loại sản phẩm chính. Lasuco là công ty là công ty sản xuất nông sản với các sản phẩm chính là: Đường, bánh kẹo. cồn. sữa… Hai nhà máy sản xuất đường I và II với công suất lên tới 6500-7000 tấn mía ngày, hàng năm đã cung cấp cho thị trường 120 nghìn tấn đường gồm 3 loại: Đường tinh luyện xuất khẩu, đường vàng tinh khiết và đường trắng loại1. Đây chính là sản phẩm chủ đạo của công ty và góp phần đưa Lasuco thành một trong những doanh nghiệp sản xuất mía đường hàng đầu ở phía Bắc. Ngoài sản phẩm đường, với hai nhà máy cồn với công suất lên tới 27 triệu lít/năm, trong đó nhà máy cồn số II với công suất 25 triệu lít/ năm được xây dựng năm 2004 chuyên sản xuất cồn phục vụ cho xuất khẩu. Năm 2005 đã sản xuất được 11,86 triệu lít cồn. Nhà máy bánh kẹo (công ty cổ phần chế biến thực phẩm Lam Sơn) hàng năm sản xuất một lượng bánh kẹo tới 5000 tấn và phục vụ chính cho việc xuất khẩu. [...]... cổ phần mía đường Lam Sơn đến năm 2010 Đề tài 2: “Chiến lược phát triển vùng nguyên liệu tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn giai đoạn 2006-2015” Thông qua việc xây dựng 2 đề tài trên, em muốn đưa ra một cái nhìn tổng quan về thực trạng và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, năng suất vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn KẾT LUẬN Thông qua việc tìm hiểu tổng quan về công ty cổ phần mía. .. tập tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn và tiếp xúc với công tác nguyên liệu của Xí nghiệp nguyên liệu cùng với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Phạm Văn Vận và các cán bộ trong Xí nghiệp nguyên liệu đã giúp em có những hiểu biết sâu rộng hơn về vùng nguyên liệu mía Lam Sơn Em xin đề xuất 2 đề tài làm đề tài thực tập chuyên đề của mình: Đề tài 1: Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu tại công ty cổ. .. tồn tại của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn 13 1 Những vấn đề còn tồn tại 13 2 Nguyên nhân của các tồn tại .15 Chương 3: .17 ĐỊNH HƯỚNG GIẢI QUYẾT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI .17 I Trong ngắn hạn 17 II Trong dài hạn 18 Chương 4: .21 CÔNG TÁC KẾ HOẠCH NGUỒN NGUYÊN LIỆU TẠI .21 CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG... .2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN- LASUCO .2 I Quá trình thành lập và các giai đoạn phát triển của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn 2 1 Giai đoạn 1980- 1988 2 2 Giai đoạn 1989-1999 3 3 Giai đoạn 2000-2006 3 II Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn .4 1 Chức năng: 4 2 Nhiệm vụ: ... với năm 2004 và 1,12 lần so với năm 2003 3 Về vùng nguyên liệu mía Lam Sơn Năm 2005 công ty đã triển khai dự án thay đổi cơ cấu giống mía Vụ 2006-2007 đã trồng được 4.409 ha mía giống mới, chiếm 23% diện tích mía toàn vùng, dự kiến sẽ thu hoạch trên 300.000 tấn mía nguyên liệu Vụ thu năm 2006 đã trồng 409 ha giống mía mới đảm bảo cung cấp đủ mía vụ 20072008 Công ty đã có những chính sách đối với nguyên. .. vụ trước) Đặc biệt công ty đã chú trọng công tác đầu tư sửa chữa, nâng cấp và làm mới đường giao thông vùng mía II Các vấn đề còn tồn tại của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn 1 Những vấn đề còn tồn tại - Về nguyên liệu mía: Trong những năm gần đây diện tích và sản lượng mía không ổn định Chưa đảm bảo ổn định vững chắc Sau 3 vụ liên tiếp 2003-2004, 2004-2005, 2005-2006 nguyên liệu mía vẫn chưa đạt được... một trong những công ty sản xuất mía đường lớn của Việt Nam Hiện nay công ty cũng đang xây dựng cho mình một chiến lược phát triển cụ thể để phủ hợp với xu thế chung của toàn ngành và để có thể cạnh tranh được với các công ty trong và ngoài nước Trong quá trình đó, công ty gặp không ít những khó khăn đặc biệt là vấn đề phát triển vùng nguyên liệu Vùng mía Lam Sơn là nơi cung cấp nguyên liệu chính cho... KẾ HOẠCH NGUỒN NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN I Quy trình lập kế hoạch 1 Các loại Kế hoạch nguyên liệu của Lasuco Kế hoạch nguyên liệu tại Lasuco được chia thành 3 loại: Kế hoạch 5 năm (kế hoạch dài hạn): Gồm các nội dung và chỉ tiêu nhằm cụ thể hoá chiến lược pháp triển của công ty Đây được coi là cơ sở để xây dựng các kế hoạch trung và ngắn hạn Kế hoạch 2 năm (kế hoạch trung hạn):... và xâm lấn với cây mía, vùng nguyên liệu thực sự chưa ổn định, năng suất, chất lượng mía thấp và tụt giảm Việc làm, thu nhập của người trồng mía và người lao động trong doanh nghiệp đang gặp áp lực lớn….Trước tình hình đó thì Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã có những biện pháp để đối phó với những khó khăn còn tồn tại trong công ty I Trong ngắn hạn - Đối với công tác nguyên liệu: Tiếp tục chăm... cho nông dân, cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy sữa - Khu công nghiệp Lam Sơn 123 ha, gồm tổng hợp công nghiệp đường cồn - điện: Trên cơ sở phát triển vùng nguyên liệu mía, trước mắt năm 2007 khởi công xây dựng thêm 1 nhà máy đường với với công suất 9.000 tấn mía ngày (thời gian đưa vào sản xuất từ vụ ép 2008-2009) đồng thời tập trung khai thác nguyên liệu mật rỉ đảm bảo công suất tối đa hai nhà máy . BỘ MÁY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN- LASUCO. I. Quá trình thành lập và các giai đoạn phát triển của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn (Lamsơn sugar. 1133/QĐ-TTg chuyển Công ty đường Lam Sơn thành Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. ngày 19/12/1999 đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn . Ngày 1/1/2000 công ty đã đi vào. biệt công ty đã chú trọng công tác đầu tư sửa chữa, nâng cấp và làm mới đường giao thông vùng mía. II. Các vấn đề còn tồn tại của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. 1. Những vấn đề còn tồn tại. -

Ngày đăng: 25/08/2015, 16:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w