Tình trạng sức khỏe trẻ em

4 237 0
Tình trạng sức khỏe trẻ em

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

10 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2006, Số 6 (6) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tình trạng sức khoẻ của trẻ em 6-30 tháng tuổi tại hai huyện miền núi Dakrong và Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trò năm 2003 Văn Thò Mai Dung, Đặng Thò Hải Thơ, Nguyễn Thò Minh Hậu và cs 1. Đặt vấn đê Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo với khoảng 75% dân số sống ở nông thôn và làm nghề nông. 1 Nghèo đói được xem vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả, trong vòng xoắn nghèo đói và bệnh tật ở trẻ em và phụ nữ các nước đang phát triển 2,3 . Đối với những nước nghèo, tình trạng sức khoẻ của trẻ em thường được phản ánh qua mức độ suy dinh dưỡng, thiếu máu, nhiễm ký sinh trùng, mắc những bệnh nhiễm trùng phổ biến như nhiễm khuẩn hô hấp cấp, tiêu chảy,… Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tác động qua lại duy trì tình trạng sức khoẻ kém ở trẻ em những nước này, từ phía gia đình, người mẹ, hệ thống chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, tình trạng kinh tế của gia đình nói riêng và của cộng đồng nói chung. Sức khoẻ kém trong những năm đầu đã được chứng minh ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ khi lớn lên, cả về thể chất và tinh thần. Đảm bảo cho trẻ phát triển tốt đòi hỏi không chỉ tập trung vào các yếu tố gia đình, mà cần thiết phải có các chương trình cộng đồng giúp trẻ tiếp cận được những dòch vụ chăm sóc y tế cơ bản .1 Nhằm đạt được mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em Việt Nam, những chương trình can thiệp sức khoẻ cộng đồng cần tập trung vào nhóm trẻ em sống ở những vùng miền núi và vùng khó khăn 4 . Tuy nhiên trên thực tế, số liệu khoa học phản ánh thực trạng sức khoẻ của trẻ em nghèo tại các nơi này còn rất thiếu để có thể làm cơ sở xây dựng chiến lược can thiệp phù hợp. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích là đo lường một số các chỉ số sức khỏe chính của trẻ em 6-30 tháng tuổi tại hai huyện miền núi Dakrong và Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trò. Phương pháp nghiên cứu là điều tra cắt ngang với cỡ mẫu ngẫu nhiên là n=566 trẻ em trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2003. Kết quả cho thấy mọi chỉ số sức khỏe cơ bản của trẻ em 6-30 tháng tuổi ở hai huyện nói trên đều rất thấp, nhất là ở các hộ gia đình nghèo. Các biện pháp cần tiến hành là giảm nghèo, tăng khẩu phần ăn và cải thiện chất lượng bữa ăn, tẩy giun, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, đầu tư nâng cao chất lượng các chương trình y tế quốc gia chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở các vùng nói trên. Từ khóa: chỉ số sức khỏe, suy dinh dưỡng, thiếu máu. This study aims at measuring some key health indicators of children in the age group of 6-30 months living in two mountainous districts - Dak Rong and Huong Hoa, Quang Tri province. A cross-sectional survey was conducted between July - November, 2003 with a random sample of 566 children. Results show that all basic health indicators of children between 6-30 months in two study districts are very poor, particularly children in poor households. Measures to be carried out include: poverty reduction, improvement of ration and meal quality, deworming, environment hygiene as well as investment for improving the quality of national health programs for mothers and children in this area. Key words: health indicator, malnutrition, anaemia. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2006, Số 6 (6) 11 Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích là đo lường các chỉ số sức khoẻ chính của trẻ em 6 -30 tháng tuổi tại hai huyện miền núi Dakrong và Hướng Hoá của tỉnh Quảng Trò, phục vụ chương trình can thiệp cộng đồng cải thiện sức khoẻ cho trẻ em. 2. Phương pháp nghiên cứu Điều tra cắt ngang tiến hành từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2003 với cỡ mẫu ngẫu nhiên n=566 trẻ, chiếm 20% tổng số trẻ 6-30 tháng tuổi của hai huyện Dakrong và Hướng Hoá. Đo lường các chỉ số sức khoẻ chính Các chỉ số sức khoẻ chính được đo lường bao gồm: ● Dinh dưỡng: hai chỉ số chiều cao theo tuổi, phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng mạn tính, và cân nặng theo chiều cao, đánh giá suy dinh dưỡng cấp tính - Chiều cao của trẻ được đo bằng thước chuyên dụng trong chương trình nghiên cứu quốc tế VISION5. Với trẻ dưới 24 tháng đo chiều cao tư thế nằm, và trẻ ≥24 tháng đo chiều cao tư thế đứng. Với mỗi đối tượng, tiến hành đo 2 lần cho mỗi chỉ số và ghi lại kết quả của cả 2 lần đo trên thực đòa. Khi phân tích kết quả, sử dụng giá trò trung bình. - Cân nặng của trẻ đo bằng cân điện tử chuyên dụng của UNICEF dùng pin năng lượng mặt trời, độ sai lệch ± 50 g. - Tuổi của trẻ được xác đònh kết hợp giữa lời kể người mẹ, giấy khai sinh, sổ tiêm chủng, xác nhận của nhân viên y tế cơ sở. Trong một số trøng hợp khó, xác đònh qua so sánh với trẻ hàng xóm có ngày sinh đã biết chắc chắn. - Mức độ suy dinh dưỡng được xác đònh căn cứ theo giá trò của hệ số Z tính cho từng trẻ khi so chỉ số dinh dưỡng tính cụ thể cho trẻ với phân bố tương ứng ở quần thể chuẩn quy đònh bởi tổ chức Y tế thế giới. Trẻ bò suy dinh dưỡng khi có chỉ số dinh dưỡng thấp hơn giá trò - 2SD tương ứng. ● Thiếu máu: sử dụng HemoCue đo nồng độ Hemoglobin qua lấy máu đầu ngón tay. Ngưỡng phân loại thiếu máu của WHO cho trẻ em là <110 gam/l (UNICEF 1998) ● Nhiễm ký sinh trùng sốt rét và ký sinh trùng đường ruột: Ký sinh trùng sốt rét được xác đònh qua tiêu bản mẫu máu đầu ngón tay soi trên kính hiển vi. Việc lấy mẫu và đọc kết quả thực hiện bởi trung tâm phòng chống sốt rét,côn trùng, và ký sinh trùng tỉnh Quảng Trò. Kết quả đọc hai lần, bởi hai cán bộ chuyên môn riêng biệt. Với ký sinh trùng đường ruột, xác đònh qua soi mẫu phân, thực hiện bởi phòng xét nghiệm của Trung tâm y tế huyện, và kiểm tra lại bởi cán bộ phụ trách phòng xét nghiệm ký sinh trùng của tỉnh. Khác với dinh dưỡng, thiếu máu, và nhiễm ký sinh trùng sốt rét được lấy trên toàn bộ 566 trẻ, mẫu phân chỉ được lấy trên 135 trẻ trong tổng số 566 trẻ nghiên cứu. Trẻ lấy mẫu phân được chọn ra theo tiêu chuẩn: tất cả trẻ thiếu máu nặng, và 20% số trẻ thuộc các nhóm không thiếu máu, thiếu máu nhẹ, thiếu máu vừa. ● Tỷ lệ mắc các bệnh cấp tính phổ biến: Hai nhóm bệnh phổ biến: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp (ARI) và bệnh tiêu chảy được điều tra qua phỏng vấn người mẹ, sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán dòch tễ học đề xuất bởi chương trình ARI và chương trình CDD. Đo lường yếu tố nguy cơ ● Mức sống nghèo: Chỉ số mức sống (Wealth index) của hộ gia đình được xây dựng trên cơ sở của 24 biến khảo sát về: đặc điểm nhà (4 biến), tài sản có giá trò (9 biến), vật nuôi (6 biến), cây trồng (2 biến), và tiện nghi sinh hoạt điện, nước, nhà vệ sinh (3 biến). Phương pháp phân tích cho điểm các yếu tố dựa theo giá trò đònh dạng thống kê (Principal component analysis - PCA) được sử dụng để xác đònh hệ số điểm mức sống cho từng gia đình. Hai nhóm nghèo-không nghèo được xác đònh trên cơ sở phân loại bách phân vò về chỉ số mức sống của toàn bộ nhóm điều tra đi từ 0-100%. Ngưỡng bách phân vò 60% được sử dụng làm điểm ngưỡng (cut-off) cho mức sống nghèo, căn cứ trên đánh giá so sánh giữa chỉ số nghèo trung bình của cả nước và ước tính chỉ số nghèo của đồng bào dân tộc miền núi vùng Trung Việt Nam. ● Các yếu tố khác: Các yếu tố khác được đo lường phục vụ cho phân tích đa biến bao gồm giới của trẻ, tuổi và trình độ giáo dục của mẹ, nghề nghiệp chính của gia đình, dân tộc. Nghiên cứu được thiết kế bởi Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD), đồng thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của Trung tâm RTCCD, cán bộ y tế và phòng chống sốt rét tỉnh Quảng Trò. 12 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2006, Số 6 (6) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Tình trạng sức khoẻ của trẻ Bảng 1. Các chỉ số sức khỏe của trẻ 6-30 tháng của các huyện Dakrong và Hướng Hoá (Quảng trò), 2003. * 8 trẻ không lấy được máu ; ** chỉ lấy trên một mẫu 135 trẻ. Bảng 1 trình bày kết quả các chỉ số chính phản ánh tình trạng sức khoẻ của trẻ. Tỷ lệ trẻ bò suy dinh dưỡng cấp tính thể gầy còm (nhẹ cân so với chiều cao) là 31% (178/566), với khoảng tin cậy 95% (95% CI) đi từ 28% đến 35%. Suy dinh dưỡng mạn tính thể còi cọc (chiều cao thấp so với tuổi ) gặp ở 230 trẻ, chiếm tỷ lệ 41% (95%CI: 37% - 45%). Số trẻ có mức hemoglobin dưới 110g/lít là 251 trên tổng số 558 trẻ được làm xét nghiệm HemoCue, đưa lại tỷ lệ thiếu máu là 44% (95%CI: 40%-49%). Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ít gặp, mặc dù khu vực nghiên cứu được phân loại là vùng có sốt rét lưu hành. Tỷ lệ tiêu bản dương tính chỉ là 1% (95%CI: 0.4% - 2.3%). Ngược lại, nhiễm ký sinh trùng đường ruột là phổ biến, với một phần ba số trẻ được xét nghiệm phân có nhiễm giun đũa 33% (44/135) và cứ năm trẻ có một trẻ nhiễm giun móc 21% (28/135). Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp, tiêu chảy trong khoảng thời gian 2 tuần trước ngày điều tra đều cao: 64% trẻ được báo cáo có triệu chứng sốt kèm ho, và 65% trẻ có bò đi tiêu chảy (phân lỏng, tối thiểu đi 3 lần/ngày). 3.2 Sự khác biệt về sức khoẻ của trẻ theo mức sống Bảng 2 so sánh các chỉ số sức khoẻ của trẻ theo nhóm mức sống. Trẻ em nghèo có nguy cơ cao hơn (khác biệt có ý nghóa thống kê) bò suy dinh dưỡng cấp tính (OR=1,6; 95%CI: 1.1-2.3); suy dinh dưỡng mãn tính (OR=2.8; 95%CI: 1.9-4.1), thiếu máu (OR =!Invalid Character Setting1; 95%CI: 1,5 - 3.0), mắc tiêu chảy (OR=2.7; 95%CI: 1.8-4.1), và cả nhiễm khuẩn hô hấp cấp (OR=1.5; 95%CI:1.02- 2.2). Riêng về nhiễm ký sinh trùng, không có sự khác biệt thống kê giữa các nhóm trẻ phân theo mức sống. Bảng 2. Phân bố các chỉ số sức khoẻ của trẻ 6-30 tháng theo nhóm mức sống 4. Bàn luận Một khó khăn trong so sánh giữa kết quả nghiên cứu này với các nghiên cứu khác về tình trạng sức khoẻ trẻ em Việt Nam, là rất hiếm các nghiên cứu báo cáo đầy đủ các kêt quả nghiên cứu đi kèm khoảng tin cậy 95%, và không có báo cáo phản ánh chỉ số đònh lượng cả về dinh dưỡng, ký sinh trùng và các bệnh phổ biến của trẻ em. Tuy vậy, với mức suy dinh dưỡng thể gầy còm và còi cọc như nêu trên, có thể nói, trẻ em 6-30 tháng tuổi ở hai huyện miền núi Dakrong và Hướng Hoá có tình trạng dinh dưỡng kém hơn so với mức trung bình của toàn quốc. Về vấn đề thiếu máu ở trẻ em, tỷ lệ hiện mắc thiếu máu ở nhóm trẻ 6-30 tháng tại hai huyện nằm ở mức cao theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (trên ngưỡng 40%). Tuy nhiên, so với nghiên cứu do RTCCD thực hiện tại Tam Nông, Phú Thọ 6 , tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em của Hướng Hoá và Dakrong có thấp hơn (44% so với 68% của Tam Nông trước khi can thiệp). Mặc dù vậy, nghiên cứu này đưa thêm một bằng chứng khoa học nữa cùng với nghiên cứu ở Tam Nông khẳng đònh thiếu máu ở trẻ em là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng trên phạm vi rộng ở Việt Nam, đòi hỏi cần có sự can thiệp nhanh chóng về y tế cộng đồng. Riêng với ký sinh trùng đường ruột, cho đến nay không có nghiên cứu tương tự nào báo cáo về nhiễm giun đũa và giun móc ở độ tuổi này của trẻ. Mức độ gặp trong nghiên cứu này như vậy là rất Chỉ số sức khoẻ đo lường n (%) Khoảng tin cậy 95% Dinh dưỡng (n=566) • SDD cân nặng/chiều cao 178 (31) [28 – 35] • SDD chiều cao theo tuổi 230 (41) [37 – 45] Thiếu máu (n=566) 251 (44) [40 – 49] Nhiễm ký sinh trùng sốt rét (n=558*) 6 (1) [0.4 – 2.3] Nhiễm ký sinh trùng đường ruột (n=135**) • Giun đũa 44 (33) [25 – 41] • Giun móc 28 (21) [14 – 29] Mắc bệnh cấp tính trong hai tuần qua (n=566) • Nhiễm khuẩn hô hấp cấp (ARI) 363 (64) [60 – 68] • Mắc tiêu chảy 366 (65) [61 – 69] Chỉ số sức khoẻ đo lường Nghèo (n=340) N (%) Không nghèo (n=226) N(%) Tỷ suất chênh OR & 95%CI Dinh dưỡng (n=566) • SDD cân nặng/chiều cao 120 (35.3) 58 (25.7) 1.6 [1.1 – 2.3] • SDD chiều cao theo tuổi 170 (50) 60 (26.6) 2.9 [1.9 – 4.1] Thiếu máu (n=566) 175 (51.5) 76 (33.6) 2.1 [1.5 – 3.0] Nhiễm ký sinh trùng sốt rét (n=558) 5 (1.5) 1 (0.5) 3.3 [0.4 –157] Nhiễm ký sinh trùng đường ruột (n=135) • Giun đũa 36 (31.3) 8 (40.0) 0.7 [0.2 – 2.1] • Giun móc 24 (20.9) 4 (20.0) 1.1 [0.3 – 4.7] Mắc bệnh cấp tính trong hai tuần qua (n=566) • Nhiễm khuẩn hô hấp cấp (ARI) 134 (39.4) 69 (30.5) 1.5 [1.02-2.2] • Mắc tiêu chảy 150 (44) 50 (22) 2.7 [1.8 – 4.1] | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2006, Số 6 (6) 13 phổ biến. Tỷ lệ mắc giun móc cao đến 21% cần được xem là một yếu tố góp phần tạo nên tỷ lệ cao về thiếu máu. Tẩy giun và cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh gia đình, và môi trường cộng đồng cần được đưa vào trong chương trình can thiệp tới đây tại hai huyện này. Nhiễm ký sinh trùng sốt rét hiện tại được xem là thấp, với tỷ lệ tiêu bản có ký sinh trùng sốt rét ở mức xấp xỉ 1%. Điều này phù hợp với các nghiên cứu và nhận đònh của cả các tác giả trong nước và quốc tế, về thành tích tốt trong phòng chống sốt rét của Việt Nam trong 10 năm qua. Tình trạng sức khoẻ kém ở nhóm trẻ em có mức sống thấp hơn, cả về dinh dưỡng, mắc bệnh cấp tính phổ biến, và thiếu máu nói lên các hoạt động cải thiện hệ thống y tế phải đi đôi với can thiệp giảm đói nghèo. Nghiên cứu của Văn Mai Dung 6 về khẩu phần ăn của 881 phụ nữ có thai của hai huyện này, ở cùng vào thời điểm năm 2003, cho thấy khẩu phần ăn thiếu không chỉ về năng lượng và protein, mà cả các vi chất như sắt, vitamin C. Như vậy, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em ở các huyện này cần xuất phát từ hoạt động nâng mức kinh tế để khẩu phần ăn tối thiểu đạt đủ về năng lượng, tiếp đến là chấât lượng bữa ăn đủ protein và vi chất. Thêm vào đó, không thể hạ thấp tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em, nếu vấn đề nhiễm ký sinh trùng còn tồn tại phổ biến như đã nêu. Sự tồn tại phổ biến của nhiễm ký sinh trùng đường ruột phản ánh vệ sinh môi trường. Điểm lưu ý ở đây là khác với suy dinh dưỡng, thiếu máu, tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp, kết quả nêu trong bảng 2 cho thấy nhiễm ký sinh trùng không khác biệt theo nhóm mức sống. Điều đó có ý nghóa, việc phòng chống nhiễm ký sinh trùng cho trẻ cần được đề cập ở góc độ vệ sinh hơn là kinh tế. Chính từ môi trường sống thuận lợi cho nhiễm ký sinh trùng đường ruột và suy dinh dưỡng cao, thiếu máu chắc chắn xẩy ra ở mức độ phổ biến. Vì vậy, công tác phòng chống thiếu máu không chỉ dựa đơn thuần vào chiến lược bồi phụ sắt, mà cần thiết phải can thiệp cải thiện vệ sinh môi trường đi kèm hoạt động giảm nghèo cải thiện chế độ ăn 8,9,10 . Kết luận Tóm lại, nghiên cứu cho thấy sức khoẻ thể chất của trẻ em 6-30 tháng tuổi tại hai huyện miền núi Hướng Hóa và Dakrong ở vào mức thấp hơn so với nền chung toàn quốc, phản ánh qua tỉ lệ cao về suy dinh dưỡng thể gầy còm và thể còi cọc; thiếu máu và nhiễm ký sinh trùng (nhiễm giun đũa và giun móc). Chúng tôi đề nghò ưu tiên can thiệp cải thiện sức khoẻ cho trẻ em ở nơi này cần bắt đầu bằng các hoạt động giảm nghèo, tăng khẩu phần ăn và cải thiện chất lượng bữa ăn, tẩy giun, kèm theo cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường chống nhiễm ký sinh trùng, song song với đầu tư nâng cao chất lượng các chương trình y tế quốc gia chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, trong đó có chống thiếu máu thiếu sắt, tiêu chảy, và nhiễm khuẩn hô hấp cấp.

Ngày đăng: 08/08/2015, 20:41

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan