1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIỀU HỐI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.

72 991 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

53 Bảng 14: Tác động của kiều hối và phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển ..... TÓM TẮT Theo các nghiên cứu về lý thuyết và thực nghiệm thì kiều hối

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

-   -

CAO THỊ NGUYỆT QUẾ

KIỀU HỐI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

-   -

CAO THỊ NGUYỆT QUẾ

KIỀU HỐI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA

TP Hồ Chí Minh – Năm 2013

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Kiều hối, phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển” là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và các kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hội đồng

Tác giả luận văn

Cao Thị Nguyệt Quế

Trang 4

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục cụm từ viết tắt

Danh mục bảng biểu

Danh mục hình vẽ

Tóm tắt 1

1 Giới thiệu 2

1.1 Mục tiêu nghiên cứu 5

1.2 Các dòng kiều hối 6

1.3 Các kênh chuyển tiền của kiều hối 7

1.4 Khuynh hướng kiều hối trên thế giới 9

2 Tổng quan những nghiên cứu trước đây 16

3 Phương pháp nghiên cứu 33

3.1 Mô hình nghiên cứu 33

3.2 Phương pháp nghiên cứu 35

3.3 Dữ liệu nghiên cứu 37

3.3.1 Mẫu nghiên cứu 37

3.3.2 Nguồn dữ liệu 39

4 Nội dung và các kết quả nghiên cứu 44

4.1 Kết quả nghiên cứu 44

Trang 5

4.1.1 Thống kê mô tả 44

4.1.2 Kết quả nghiên cứu chính 46

5 Kết luận 60

Trang 6

Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

Economic Co-operation and Development

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

phương bé nhất

bước

UNCTAD United Nations

Conference on Trade and Development

Hội nghị liên hiệp quốc

tế về thương mại và phát triển

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Ước tính kiều hối và tỷ lệ kiều hối trên GDP ở các nước đang phát

triển 15

Bảng 2: Tên các biến sử dụng trong mô hình của Guiliano và Ruiz-Arranz (2006) 21

Bảng 3: Tên biến và cách tính toán các biến của Nyamongo, Misati, Kipyegon và Ndirangu (2012) 30

Bảng 4: Danh sách các quốc gia trong mẫu nghiên cứu 37

Bảng 5: Tên biến và nguồn thu thập dữ liệu 39

Bảng 6: Thống kê mô tả các biến trong mô hình 44

Bảng 7: Ma trận tự tương quan giữa các biến 45

Bảng 8: Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển 46

Bảng 9: Kiểm định biến công cụ 48

Bảng 10: Tác động của tỷ lệ mở rộng cung tiền trên GDP đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển 49

Bảng 11: Kiểm định biến công cụ 51

Bảng 12: Tác động của tỷ lệ tín dụng nội địa trên GDP đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển 52

Bảng 13: Kiểm định biến công cụ 53

Bảng 14: Tác động của kiều hối và phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển 55

Bảng 15: Kiểm định biến công cụ 58

Trang 8

DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1: Kiều hối và các nguồn vốn khác đến các nước đang phát triển 9 Hình 2: Các nước nhận kiều hối nhiều nhất trong năm 2012 11 Hình 3: Mười quốc gia có tỷ lệ kiều hối trên GDP lớn nhất năm 2011 13

Trang 9

TÓM TẮT

Theo các nghiên cứu về lý thuyết và thực nghiệm thì kiều hối của lao động xuất khẩu, dòng tiền nhận được từ lao động di cư ra nước ngoài, đã trở thành nguồn tài chính bên ngoài lớn thứ hai cho các nước đang phát triển trong những năm gần đây Đề tài nghiên cứu vai trò của kiều hối và phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế của 27 nước đang phát triển trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2011 Đề tài sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp moment tổng quát (GMM) Mục tiêu nghiên cứu của luận văn gồm hai vấn đề như sau Thứ nhất kiều hối tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển trong suốt thời kỳ nghiên cứu Thứ hai phân tích mối quan hệ giữa kiều hối và phát triển tài chính Các kết quả chính đạt được của luận văn như sau Thứ nhất, kiều hối không đóng vai trò là một nguồn quan trọng đến tăng trưởng kinh tế trong mẫu nghiên cứu Thứ hai, kiều hối có vai trò bổ sung cho phát triển tài chính

Trang 10

1 GIỚI THIỆU

Kiều hối của lao động xuất khẩu chuyển về quê hương họ đã tăng lên trở thành một trong những dòng tài chính lớn nhất đến các nước đang phát triển, thường được ẩn chứa dưới các nguồn truyền thống như nguồn viện trợ phát triển chính thức và dòng vốn tư nhân (World Bank (2003, 2004); Aggarwal (2010), Giuliano & Ruiz –Arranz (2009)) Các bằng chứng thêm vào đó chỉ ra rằng trong năm 2012, dòng kiều hối trên toàn thế giới được ước lượng là 529 tỷ USD, trong đó 401 tỷ USD được chuyển về các nước đang phát triển, tăng 5,3% so với năm 2011 (World Bank, 2013), một lượng lớn vượt xa nguồn viện trợ phát triển chính thức

Ngoài ra, lượng kiều hối trong năm 2009 lớn gấp 3 lần số tiền viện trợ phát triển chính thức (ODA) cũng như xấp xỉ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến các nước đang phát triển (World Bank, 2011)

Và chỉ trong năm 2007, hơn 300 tỷ USD kiều hối của lao động xuất khẩu được chuyển trên toàn cầu theo kênh chính thức và khoảng nghìn tỷ USD được chuyển qua kênh phi chính thức (Barajas, Chami, Fullenkamp, Gapen, & Montiel, 2009)

Theo lý thuyết, kiều hối được chuyển theo kênh chính thức và kênh phi chính thức (World Bank, 2011) Theo Nyamongo và Misati, (2011), kiều hối chuyển theo kênh chính thức tác động đến sự phát triển trong lĩnh vực tài chính Đặc biệt điều này xảy ra khi người nhận kiều hối mở tài khoản tại ngân hàng thương mại Thêm vào đó, khi những người nhận tiền đến ngân hàng họ có thể thu thập thông tin về việc tồn tại các sản phẩm cho vay của ngân hàng mà họ có thể tận dụng Nếu tác động này của kiều hối

Trang 11

đến lĩnh vực tài chính là có ý nghĩa thì sự phát triển tài chính được kỳ vọng

là cao hơn

Nhưng theo lý thuyết, sự phát triển tài chính cũng liên kết với đầu tư

tư nhân và tăng trưởng kinh tế (Deodat, (2011); Mindaca, (2009), Misati & Nyamongo, (2010, 2011); Sufian & Siridopoulos, (2010)) Trên đây là tổng hợp các bằng chứng lý thuyết cho thấy phát triển tài chính cũng đóng vai trò quan trọng đến tăng trưởng kinh tế Các nghiên cứu về lý thuyết trước

đó cũng ủng hộ vai trò của phát triển tài chính là Schumpeter (1911), và gần đây là Hicks(1969) Theo Schumpeter (1911), các giao dịch được cung cấp bởi các trung gian tài chính là quan trọng cho sự đổi mới và phát triển Ông còn chỉ ra rằng các tổ chức tài chính có thể khuyến khích sự đổi mới

và tăng trưởng bởi sự nhận biết và cấp vốn cho đầu tư sản xuất Quan điểm tương tự được đưa ra bởi Hicks (1969) đã tìm được vai trò lịch sử của hệ thống tài chính trong cuộc công nghiệp hoá đầu tiên ở Anh

Các bằng chứng thêm nữa như Aggarwal và cộng sự (2010) đã chỉ ra rằng ở đâu có mức độ phát triển tài chính cao hơn thì kiều hối có xu hướng tác động biên thấp hơn đến tăng trưởng Điều này, bởi lẽ phát triển tài chính có khuynh hướng liên kết với thông tin sản xuất về các dự án đầu tư

có thể có và phân bổ nguồn vốn, giám sát các hãng và có ảnh hưởng đến quản trị doanh nghiệp, thương mại, đa dạng hoá và quản lý rủi ro, huy động

và sự hợp nhất các nguồn tiết kiệm, và dễ dàng trao đổi hàng hoá và dịch

vụ Những chức năng này của tài chính có khuynh hướng mang lại quyết định tiết kiệm và đầu tư và cải tiến về công nghệ và sau cùng là góp phần tăng trưởng kinh tế (Misati, (2007), Misati & Nyamingo, (2011))

Tuy nhiên, theo một hướng khác, kiều hối lại có tác động tiêu cực đến tăng trưởng vẫn tồn tại trong lý thuyết Những kiến nghị về tác động

Trang 12

tiêu cực của kiều hối đến tăng trưởng bao gồm, thứ nhất, kiều hối xảy ra trong bối cảnh bất cân xứng thông tin giữa người chuyển và người nhận kiều hối Trong trường hợp này những người chuyển tiền thiếu sự kiểm soát trong việc sử dụng nguồn này của người nhận, vì vậy, người nhận có thể không dùng các quỹ tiền nhận được cho các dự án đầu tư hoặc hiệu quả như dự định ban đầu Thứ hai, bởi vì kiều hối là sự chuyển tiền lớn về gia đình để tiêu dùng bên cạnh đầu tư, những người tiếp nhận có thể coi như nguồn quỹ nhận được như là sự thay thế cho thu nhập của người lao động

và tăng lên các hoạt động nhàn rỗi, tác động ngược chiều tới năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế (Chami, Fullenkamp & Jahjah, 2003) Thứ ba, trong khi kiều hối tăng cường dòng ngoại tệ, kết quả làm tăng tỷ giá hối đoái có thể làm xói mòn tính cạnh tranh cho các quốc gia phụ thuộc vào lĩnh vực thương mại (Amuedo-Dorantes & Pozo, 2004)

Trang 13

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Căn cứ vào tầm quan trọng gắn liền kiều hối ở các quốc gia đang phát triển và theo bằng chứng thực nghiệm cũng như trong lý thuyết quan điểm không rõ ràng tác động của kiều hối đến mối quan hệ phát triển tài chính và tăng trưởng, thì mối liên kết này đáng để xem xét Vì vậy đề tài này đưa ra các đóng góp theo sau:

Phần lớn các nghiên cứu trong lý thuyết khuynh hướng tiến hành nghiên cứu bảng trong phạm vi toàn cầu nhưng chưa nổi bật lên ở các quốc gia đang phát triển Với nghiên cứu cụ thể là các nước đang phát triển sẽ chỉ ra có hay không đóng góp của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia này Thứ hai, phần lý thuyết về tăng trưởng kinh tế với khuôn khổ

dữ liệu bảng là rất lớn, trong những năm gần đây có sự liên kết với phát triển tài chính Tuy nhiên, không phải phần lớn thấy được vai trò của kiều hối nhằm tăng cường phát triển tài chính Thứ ba, nghiên cứu này là mới bao gồm các dữ liệu mới trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm

2011

Phần còn lại của luận văn được sắp xếp như sau: lĩnh vực kế đến là đưa ra các dòng kiều hối, các kênh chuyển tiền của kiều hối và khuynh hướng kiều hối trên thế giới Phần thứ hai, cung cấp phần tổng quan các nghiên cứu trước đây Trong phần thứ ba, luận văn sẽ phát thảo phương pháp sử dụng trong nghiên cứu này Phần thứ tư báo cáo kết quả nghiên cứu trong khi phần 5 là kết luận và những hạn chế của đề tài

Trang 14

1.2 Các dòng kiều hối

Theo Wordbank (2011) kiều hối của những người di cư được định nghĩa là tổng kiều hối của lao động xuất khẩu, tiền lương của người lao động và sự chuyển tiền của những người di cư

Kiều hối của lao động xuất khẩu, được định nghĩa là sự chuyển tiển từ những lao động di cư được đánh giá là cư trú ở nước sở tại đến những người nhận trong quốc gia gốc của lao động xuất khẩu Nếu người di cư sống ở nước sở tại là một hay nhiều hơn một năm, họ được đánh giá là cư trú, không đề cập tình trạng không cư trú Nếu người di cư sống ở nước sở tại ít hơn một năm, toàn bộ thu nhập của họ ở nước sở tại được phân loại như là tiền lương của người lao động

Mặc dù tình trạng cư trú được hướng dẫn rõ ràng, nhưng nguyên tắc này thường không được áp dụng bởi các nguyên nhân khác nhau Nhiều quốc gia tập hợp dữ liệu dựa trên quyền công dân của lao động di cư hơn là tình trạng cư trú của họ Hơn nữa, dữ liệu được chỉ ra toàn bộ hoặc là tiền lương của người lao động hoặc là kiều hối của lao động xuất khẩu mặc dù chúng được chia làm hai loại Khoảng cách giữa hai cách phân loại này xuất hiện hoàn toàn tuỳ ý, phụ thuộc vào sự ưa thích, thuận tiện, và luật thuế hoặc dữ liệu sẵn có của mỗi quốc gia

Sự chuyển tiền của người di cư là tài sản thực của người di cư được chuyển giao từ một quốc gia này sang một quốc gia khác trong thời gian di

cư (thời gian ít nhất một năm) Bởi vì một số lượng lớn lao động tạm thời tăng lên, tầm quan trọng của sự chuyển tiền di cư có thể tăng lên

Trang 15

1.3 Các kênh chuyển tiền của kiều hối

Việc chuyển tiền này có thể thông qua kênh chính thức và phi chính thức Kênh chính thức liên quan sự chuyển khoản thông qua sử dụng hệ thống ngân hàng và các tổ chức chuyển tiền Kênh chuyển kiều hối chính thức bao gồm các công ty kiều hối, các ngân hàng thương mại được phép làm dịch vụ chuyển tiền quốc tế, các công ty chuyển tiền, công ty bưu chính Kênh phi chính thức liên quan đến việc chuyển tiền kiều hối chủ yếu bằng tiền mặt hoặc một cách chuyển tiền do kiều bào trực tiếp mang về hoặc nhờ các thành viên trong gia đình, bạn bè, người thân mang về, tiền và hàng hoá được đưa đến người nhận bởi người cư trú trong chuyến viếng thăm quê hương (Nyamongo, Misati, Kipyegon và Ndirangu (2012))

Như đã chỉ ra ở lý thuyết, hệ thống chuyển tiền theo kênh phi chính thức thì hấp dẫn nhiều dân nhập cư bởi vì thứ nhất dễ tiếp cận do không cần phải mở tài khoản tại ngân hàng và không có tính phức tạp Thứ hai có thể che giấu được danh tính bởi không có nguồn gốc nhận diện được yêu cầu Thứ ba, rẻ bởi vì chi phí của giao dịch là thấp hơn kênh chính thức Thứ tư, nhanh và an toàn bởi vì nó dựa trên kênh thiết lập thông tin phi chính thức, từ nội bộ những người thân và bạn bè

Tuy nhiên, kênh phi chính thức có hậu quả sau, thứ nhất, nó gây cản trở trong việc tập hợp các dữ liệu có giá trị bởi chính phủ về bản chất và quy mô của kiều hối Thứ hai, tăng lên các rủi ro của việc sử dụng sai mục đích của kiều hối cho các hoạt động rửa tiền và các hoạt động tài chính phạm pháp, những chính sách khủng bố Điều này có thể mâu thuẫn với việc chống rửa tiền và pháp luật về chống khủng bố tài chính ở nhiều quốc gia trên thế giới Thứ ba, kênh chuyển tiền phi chính thức sẽ làm thu nhỏ sự phát triển tài chính

Trang 16

Từ các vấn đề nêu trên, một thách thức đặt ra trong việc ước lượng gần chính xác cường độ của kiều hối Bởi vì kênh chuyển tiền phi chính thức của kiều hối sẽ không tập hợp được dữ liệu Mặc khác, mức độ kiều hối được chuyển qua kênh phi chính thức rất lớn, có thể cao hơn nhiều so với kênh chính thức Hơn nữa ngay cả khi tất cả số kiều hối chuyển theo kênh chính thức thì độ tin cậy của dữ liệu vẫn có vấn đề (Barajas, Chami, Fullenkamp, và Garg (2010)) Và số liệu được lấy từ Ngân hàng thế giới vẫn là nguồn tin cậy nhất và thường là dữ liệu được sử dụng trong kiều hối (Nyamongo, Misati, Kipyegon và Ndirangu (2012)

Trang 17

1.4 Khuynh hướng kiều hối trên thế giới

Hình 1: Kiều hối và các nguồn vốn khác đến các nước đang phát triển

Nguồn:Migration and development Brief 20, World Bank 2013

Trang 18

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (2013), tổng nguồn kiều hối toàn cầu trong năm 2012 ước đạt 529 tỷ USD Lượng kiều hối chính thức đến các nước đang phát triển được ước lượng là 401 tỷ USD trong năm

2012, chiếm 75,8% trong tổng lượng kiều hối và tăng 5,3% so với năm

2011 Hình 1 thể hiện dòng kiều hối và các nguồn vốn khác đến các nước đang phát triển trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2012 Điều này cho thấy quy mô kiều hối đến các nước đang phát triển là rất lớn và có chiều hướng gia tăng theo thời gian Trong những năm từ 1990 đến 1999, dòng kiều hối

có tăng nhưng với mức độ không đáng kể Từ năm 2000 đến nay, dòng kiều hối chuyển về các nước đang phát triển tăng nhanh vượt trội so với khoảng thời gian trước Và tốc độ tăng trưởng của kiều hối xấp xỉ với đầu

tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Hơn nữa kiều hối cũng là một nguồn chính vượt xa nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) cũng như nợ tư nhân

và danh mục vốn chủ sở hữu

Trang 19

Hình 2: Các nước nhận kiều hối nhiều nhất trong năm 2012

Nguồn:Migration and development Brief 20, World Bank 2013

Trang 20

Ấn Độ, Trung Quốc, Philippine và Mexico vẫn là những nước nhận kiều hối nhiều nhất Các nước nhận nhiều kiều hối khác theo thứ tự là Nigeria,

Ai Cập, Bangladesh, Pakistan, Nigeria, Ai Cập, Việt Nam và Libanon Đa

số các quốc gia nhận lượng kiều hối lớn trên thế giới là những quốc gia đang phát triển Hình 2 thể hiện 10 quốc gia có lượng kiều hối nhiều nhất trong năm 2012

Trang 21

Hình 3: Mười quốc gia có tỷ lệ kiều hối trên GDP lớn nhất năm 2011

Nguồn:Migration and development Brief 20, World Bank 2013

Trang 22

Bên cạnh tiêu chí về lượng kiều hối đổ về các quốc gia, thì tỷ lệ kiều hối trên GDP cũng thể hiện quy mô của kiều hối và mức độ phụ thuộc của quốc gia vào kiều hối Những quốc gia đang phát triển như Tajikistan, Liberia, Kyrgyzstan, Lesotho và Moldora là những nước nhận kiều hối trên GDP nhiều nhất (hình 3) Hình 3 thể hiện 10 quốc gia có lượng kiều hối gửi về vượt quá 10% GDP trong năm 2011 Trong đó Tajikistan và Kyrgyzstan có lượng kiều hối đổ về cao nhất châu Á lần lượt là 47% và 29% Những quốc gia có tỷ lệ kiều hối trên GDP cao đa phần là các quốc gia nhỏ và có nền kinh tế kém phát triển và mức độ phụ thuộc vào kiều hối lớn

Từ những thập kỷ 80 của thế kỷ 20, kiều hối đến các nước ở khu vực Mỹ

La Tinh, Caribe, Đông Á và Thái Bình Dương tăng lên một cách nhanh chóng hơn trung bình của các nước đang phát triển nói chung (Gupta và cộng sự, 2007)

Lần đầu tiên kể từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng nổ, năm 2011 dòng kiều hối đổ về tất cả các khu vực đang phát triển đều tăng, trong đó khu vực Nam Á tăng nhanh nhất tới với 17,6%, khu vực Đông Âu và Trung Á với 13,5%, khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tăng 12,3%, khu vực Mỹ Latinh và Caribe 7,3%, khu vực Trung Đông và Bắc Phi tăng 6.1%, khu vực miền Nam sa mạc Sahara tăng 4,9% Bảng 1 thể hiện lượng kiều hối và

tỷ lệ kiều hối trên GDP ở các nước đang phát triển và chia ra thành từng khu vực

Trang 23

Bảng 1 : Ước tính kiều hối và tỷ lệ kiều hối trên GDP ở các nước đang phát triển

Nguồn:Migration and development Brief 20, World Bank 2013

Trang 24

2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

Adam (2004) nghiên cứu về kiều hối và đói nghèo ở Guatemala

Ông sử dụng dữ liệu về kiều hối của một mẫu gồm 7276 hộ gia đình

ở thành thị và nông thôn Guatemala trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2000 dựa trên dữ liệu về kiều hối nội bộ (từ Guatemala), kiều hối quốc

tế (từ Mỹ) và đói nghèo trong nước này

Tác giả đo lường tác động của kiều hối đến việc giảm đói nghèo thông qua xem xét mức độ quan trọng của kiều hối trong thu nhập của các

hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu Và kiều hối nội bộ hay kiều hối quốc tế

có tác động như thế nào đến đói nghèo thông qua cách phân loại đói nghèo theo mức độ, độ sâu và tính phân hoá Tác giả phân loại các hộ gia đình trong mẫu dữ liệu thành ba nhóm: hộ gia đình không nhận kiều hối, các hộ gia đình nhận kiều hối nội bộ và các hộ gia đình nhận kiều hối quốc tế Tác giả chia tỷ lệ chi tiêu trong thu nhập bình quân đầu người thành mười nhóm

để quan sát tác động của hai loại kiều hối đến tính phân hoá đói nghèo ở Guatemala

Theo kết quả của nghiên cứu, cả kiều hối nội bộ và quốc tế đều là thành phần quan trọng trong thu nhập của các hộ gia đình ở nước này Thêm vào đó cả hai hình thức của kiều hối đều làm giảm mức độ, độ sâu và tính phân hoá đói nghèo ở Guatemala Và quy mô đói nghèo giảm xuống phụ thuộc rất nhiều vào cách thức đo lường đói nghèo Kiều hối có tác động làm giảm tính phân hoá đói nghèo hơn là mức độ đói nghèo ở Guatemala

Trang 25

Nghiên cứu này chỉ ra rằng bao gồm kiều hối nội bộ hay quốc tế trong thu nhập hộ gia đình đều có tác động ít đến sự bình đẳng trong thu nhập Điều này có nghĩa là hầu hết tác động giảm đói nghèo của kiều hối đến từ sự tăng lên thu nhập trên đầu người hơn là bất cứ sự thay đổi tiến bộ trong bình đẳng thu nhập

Chami, Fullenkamp, và Jahjah (2003) nghiên cứu về nguồn kiều hối của lao động xuất khẩu có phải là nguồn vốn cho sự phát triển không?

Các tác giả sử dụng dữ liệu kiều hối tổng hợp cho mẫu gồm 83 quốc gia trong khoảng thời gian từ 1970 đến 1998 Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng, hồi quy tốc độ tăng trưởng GDP thực trên đầu người dựa trên tỷ

lệ kiều hối của lao động xuất khẩu trên GDP, tỷ lệ đầu tư trên GDP, tỷ lệ lạm phát, biến giả miền và tỷ lệ dòng tư bản thực trên GDP

Nhìn chung, Chami và cộng sự (2003) đã khám phá rằng, tỷ lệ đầu tư trên GDP và tỷ lệ dòng tư bản thực trên GDP là tương quan dương đến sự tăng trưởng nhưng tỷ lệ kiều hối trên GDP là không có ý nghĩa thống kê và

có tương quan âm đến sự tăng trưởng Tuy nhiên, khi thay đổi tỷ số này bằng việc thêm vào sự thay thế mức độ của biến là sự thay đổi hàng năm của tỷ lệ GDP Và hệ số hồi quy của tỷ lệ kiều hối trên GDP là âm và có ý nghĩa thống kê đến sự tăng trưởng

Giải thích cho vấn đề nội sinh là nguyên nhân chính của kiều hối cũng bị ảnh hưởng bởi chính nó, các tác giả sử dụng biến công cụ và tiến hành hồi quy hai bước với biến công cụ này Ở đây, hai sự thay đổi trong tỷ

lệ kiều hối trên GDP đều cho thấy mối quan hệ tương quan âm đến sự tăng trưởng

Trang 26

Các tác giả phát triển một khuôn khổ liên kết động cơ cho kiều hối với tác động của chúng lên các hoạt động kinh tế Bởi vì kiều hối đưa vào thông tin bất đối xứng và tính không chắc chắn kinh tế, ở đây tồn tại một vấn đề mối nguy về đạo đức Những kết quả này chỉ ra rằng kiều hối có tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế, cái được chỉ ra rằng vấn đề mối nguy hiểm về đạo đức là có ý nghĩa Giải thích cho kết quả trên các tác giả lập luận rằng động cơ vị tha của kiều hối có khuynh hướng bù đắp cho nước tiếp nhận là kết quả kinh tế thấp, cũng như tạo ra động cơ dẫn đến những vấn đề mối nguy về đạo đức

Mối nguy về đạo đức được tạo ra bởi kiều hối có thể đủ mạnh để giảm các hoạt động kinh tế Các ước lượng thực nghiệm của các tác giả cho thấy bằng chứng có ý nghĩa bản chất của kiều hối có khuynh hướng được

bù đắp và điều này có ảnh hưởng ngược chiều đến sự tăng trưởng kinh tế Các tác giả nhấn mạnh tác động của vấn đề mối nguy đạo đức có tồn tại giữa những người gửi và người nhận kiều hối Sự phụ thuộc vào những nguồn chuyển tiền này khiến những người tiếp nhận sử dụng kiều hối như

là một sự thay thế cho thu nhập của người lao động Và từ đó, những người tiếp nhận kiều hối giảm nổ lực làm việc Tác động tổng hợp của vấn đề mối nguy đạo đức có thể hoàn toàn có ý nghĩa, và kết quả thực nghiệm của tác giả cho thấy rằng trong trường hợp cụ thể vấn đề mối nguy về đạo đức ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế ở nhiều quốc gia

Cuối cùng, Chami và cộng sự (2003) đã khám phá rằng, kiều hối có thể làm giảm động cơ làm việc ở các nước tiếp nhận, tạo ra sự phụ thuộc tài chính lâu dài và làm giảm tăng trưởng kinh tế

Trang 27

Aggarwal, Kunt và Peria (2006) nghiên cứu kiều hối có thúc đẩy phát triển tài chính hay không?

Theo các tác giả kiều hối của lao động xuất khẩu, dòng tiền nhận được

từ lao động di cư ra nước ngoài, đã trở thành nguồn tài chính bên ngoài lớn thứ hai cho các nước đang phát triển trong những năm gần đây Thêm vào

đó sự tăng lên về quy mô, sự ổn định của nguồn tài chính này mặc dù khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế làm cho chúng trở thành một nguồn đáng tin cậy cho các nước đang phát triển Trong khi tiềm năng phát triển của dòng kiều hối đang tăng lên được nhận ra bởi những nhà nghiên cứu và những người làm chính sách, tác động của kiều hối trong phát triển tài chính vẫn chưa được khám phá Để hiểu hơn tác động của kiều hối đến phát triển tài chính là quan trọng đưa ra mở rộng lý thuyết về tăng trưởng

và giảm đói nghèo kết quả của phát triển tài chính

Nghiên cứu này là nổ lực đầu tiên trong việc lấp đầy khoảng cách lý thuyết Sử dụng bảng dữ liệu về dòng kiều hối của 99 quốc gia trong thời gian từ 1975 đến 2003, tác giả khám phá tác động của kiều hối trong tiền gởi ngân hàng, cũng như tín dụng ngân hàng đến lĩnh vực tư nhân Trong trường hợp cụ thể, tác giả kiểm định có hay không kiều hối góp phần tăng lên tổng số tiền gởi ngân hàng và tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực tư nhân Các tác giả sử dụng dữ liệu bảng với ước lượng tác động cố định và phương pháp GMM để khám phá mối quan hệ này

Phát triển tài chính được đo lường là tỷ số của tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực tư nhân hoặc tỷ lệ tiền gởi ngân hàng trên GDP Hai chỉ số này đo lường độ sâu tài chính trong lý thuyết Kiều hối được tính là tỷ số của kiều hối trên GDP Các biến trong mô hình là tỷ lệ kiều hối trên GDP, tín dụng ngân hàng trên GDP, tiền gởi ngân hàng trên GDP, GDP trên đầu

Trang 28

người, lạm phát, tỷ lệ xuất khẩu trên GDP, biến giả tỷ giá hối đoái, tự do hoá tài chính, tổng các nguồn vốn khác trên GDP

Kết quả nghiên cứu hệ số hồi quy của kiều hối có ý nghĩa thống kê và tương quan dương đến tiền gửi ngân hàng và tín dụng trên GDP Kết quả này là vững bởi việc sử dụng hai kỹ thuật ước lượng khác nhau và độ chệch biến ngoại sinh từ các yếu tố bị bỏ sót, quan hệ nhân quả và sai số trong đo lường Các tác giả khám phá rằng có mối quan hệ trực tiếp và có ý nghĩa giữa kiều hối của lao động xuất khẩu và phát triển tài chính ở các nước đang phát triển nhận kiều hối sau khi kiểm soát các quan hệ nhân quả và ảnh hưởng của sai số Kiều hối thúc đẩy phát triển tài chính ở các nước đang phát triển

Guiliano và Ruiz-Arranz (2006) nghiên cứu về kiều hối, phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế

Các tác giả dựa trên mẫu của 73 quốc gia trong suốt thời gian từ 1975 đến 2002 Theo các tác giả mối quan hệ giữa kiều hối, phát triển tài chính

và tăng trưởng là nhập nhằng nhưng rõ ràng tác động của kiều hối lên tăng trưởng có thể phụ thuộc vào mức độ của phát triển tài chính Trong trường hợp này các tác giả đưa ra hai vấn đề: kiều hối và phát triển tài chính có tác động thay thế và tác động bổ sung Thứ nhất kiều hối đóng vai trò thay thế cho mức độ phát triển tài chính thấp và cung cấp nhiều hơn nguồn vốn cho những dự án đầu tư chưa thực hiện được bởi hạn chế về tín dụng Thứ hai, tác động bổ sung cho nhau, nghĩa là kiều hối thúc đẩy tăng trưởng trong nền kinh tế với thị trường tài chính phát triển cao

Trang 29

Các biến sử dụng trong mô hình được thể hiện trong bảng 3:

Bảng 2 : Tên các biến sử dụng trong mô hình của Guiliano và Arranz (2006)

Biến phụ thuộc Tỷ lệ tăng trưởng GDP trên đầu người

Biến chính Tỷ lệ kiều hối trên GDP

Biến chính Chỉ số phát triển tài chính được đo lường bởi các chỉ tiêu:

tỷ lệ mở rộng cung tiền M2 trên GDP, tổng số tiền gửi trên GDP, tiền cho vay trong lĩnh vực tư nhân trên GDP,

tỷ số tín dụng trên GDP

Biến tương tác Lấy biến tỷ lệ kiều hối trên GDP nhân với biến phát triển

tài chính

Biến kiểm soát GDP trên đầu người, tỷ lệ đầu tư trên GDP, phát triển dân

số, tỷ lệ cân bằng tài chính trên GDP, số năm của giáo dục, độ mở thương mại và lạm phát

Trang 30

Đầu tiên tác giả tiến hành hồi quy tỷ lệ tăng trưởng GDP trên đầu người dựa vào tỷ lệ kiều hối trên GDP bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) với ước lượng dữ liệu bảng của tác động cố định Hệ số ước lượng của kiều hối trên GDP được tìm thấy là không có ý nghĩa thống kê Sau đó để mô hình đạt kết quả tốt hơn và giải quyết vấn đề nội sinh giữa kiều hối và tăng tưởng kinh tế, các tác giả sử dụng phương pháp GMM Tiếp theo để kiểm tra giả thuyết có hay không kiều hối có thể thúc đẩy tăng trưởng bởi nới lỏng những hạn chế tín dụng, nghiên cứu đưa thêm biến tương tác giữa phát triển tài chính vào mô hình hồi quy Hệ số hồi quy của biến tương tác là âm và có ý nghĩa thống kê Và hệ số ước lượng của tỷ

lệ kiều hối trên GDP trở nên dương, có ý nghĩa thống kê và là ước lượng vững Điều này dẫn đến kết luận kiều hối xuất hiện có tác động dương đến tăng trưởng ở các quốc gia nghiên cứu đối mặt với hạn chế về tín dụng với lĩnh vực tài chính nhỏ Vì vậy, kiều hối có tác động thay thế cho mức độ phát triển tài chính thấp và khuyến khích tăng trưởng

Gupta, Pattillo & Wagh, (2007) nghiên cứu ảnh hưởng của kiều hối đến đói nghèo và phát triển tà chính ở khu vực miền Nam sa mạc Sahara

Các tác giả sử dụng dữ liệu bảng của 44 quốc gia ở khu vực miền nam sa mạc Sahara trong khoảng thời gian trung bình sáu năm từ 1975 đến

2004 Các tác giả sử dụng phương pháp hồi quy ba bước và dữ liệu bảng của mô hình hồi quy tác động cố định và tác động ngẫu nhiên

Nghiên cứu này đánh giá tác động của sự phát triển ổn định của dòng kiều hối đến vùng miền nam sa mạc Sahara Thông qua khu vực nhận kiều hối chỉ là một tỷ lệ nhỏ trong tổng kiều hối đến các nước đang phát triển,

Trang 31

và mức độ của mục đích của dòng tiền đến khu vực này tăng lên kiều hối, nghiên cứu này phát hiện rằng kiều hối ổn định, sự chuyển tiền tư nhân và giảm đói nghèo trực tiếp, và thúc đẩy phát triển tài chính

Nghiên cứu này khám phá các quan hệ nhân quả giữa kiều hối, đói nghèo và phát triển tài chính Nghiên cứu cũng phân tích ảnh hưởng của các nhân tố phi ngân hàng và hộ gia đình, và tác động hiệu quả việc sử dụng dòng này đến sự di cư của chi phí về kỹ năng di cư ở vùng này Các tác giả kết luận rằng kiều hối thúc đẩy phát triển tài chính và hạn chế đói nghèo

Barajas, Chami, Fullenkamp, Gapen và Montiel, (2009) nghiên cứu tác động của kiều hối có thúc đẩy phát triển tài chính không?

Theo các tác giả những thập kỷ trước, kiều hối của lao động xuất khẩu đã tăng lên trở thành một trong những nguồn tài chính lớn đến các nước đang phát triển, thông thường nhỏ so với những nguồn tài chính lớn

đã được nghiên cứu như vốn tư nhân và dòng viện trợ phát triển Trong khi không thể phủ nhận rằng kiều hối làm giảm bớt sự đói nghèo và làm thoả mãn tiêu dùng ở các nước tiếp nhận, một câu hỏi thực nghiệm chính là có hay không kiều hối thúc đẩy phát triển kinh tế trong dài hạn Nghiên cứu này giải quyết câu hỏi này và chỉ ra những thiếu sót trong những nghiên cứu thực nghiệm trước đây, tập trung vào đo lường các yếu tố liên quan đến mối quan hệ giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế như tích luỹ vốn, sự tăng trưởng của lực lượng lao động, tổng các yếu tố sản xuất

Đặc biệt các tác giả lập luận khá rõ về vấn đề nội sinh trong nghiên cứu về kiều hối và tăng trưởng kinh tế Và để hạn chế hiện tượng nội sinh,

Trang 32

các tác giả chỉ ra công cụ được sử dụng chủ yếu là sự chọn lựa một bộ các biến công cụ, chọn lựa một bộ các biến điều kiện, và chọn lựa kỹ thuật ước lượng Và trong mô hình của mình các tác giả đưa biến công cụ là tỷ lệ kiều hối trên GDP của tất cả các nước nhận kiều hối còn lại Phương pháp ước lượng là OLS và hồi quy biến công cụ với tác động cố định để giải thích sự tăng trưởng của GDP trên đầu người của tất cả các nước và ở các nền kinh tế mới nổi

Và kết quả của nghiên cứu được chỉ ra là có ít các bằng chứng rằng

về kênh chuyển tiền chính thức góp phần đến sự tăng trưởng ở các nước nhận kiều hối và thậm chí làm chậm lại sự tăng trưởng trong một vài trường hợp Và khi kiều hối được đo lường chính xác, và các phương trình tăng trưởng được chỉ rõ, thì các tác giả không tìm thấy một kết quả vững và tương quan dương có ý nghĩa thống kê về tác động kiều hối đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, và thường thấy mối quan hệ nghịch biến giữa kiều hối và tăng trưởng

 Acosta, Baerg, Mandelman (2010) nghiên cứu về phát triển

tài chính, kiều hối và tỷ giả hối đoái thực

Acosta và cộng sự (2010) nghiên cứu cẩn thận tác động của phát triển tài chính và kiều hối của lao động di cư trong tỷ giá hối đoái thực Các tác giả sử dụng 109 quốc gia đang phát triển trong thời gian từ 1990 đến

2003 Các tác giả áp dụng phương pháp ước lượng GMM để phân tích mối quan hệ nêu trên Các tác giả bao gồm các biến kiểm soát khác nhau và lựa chọn ước lượng vững để đưa ra kết quả đáng tin cậy Các tác giả phát hiện kiều hối làm tăng tỷ giá hối đoái trực tiếp nhưng tác động này ít ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính bởi vì hệ thống tài chính lạc hậu ở các nước đang phát triển

Trang 33

 Giuliano, Ruiz-Arranz (2009) nghiên cứu về kiều hối, phát

triển tài chính, tăng trưởng kinh tế

Các tác giả sử dụng một tập hợp dữ liệu mới được tạo ra về kiều hối của khoảng một 100 nước đang phát triển trong thời gian từ năm 1975 đến

2002 Bước đầu tiên trong hồi quy, biến phụ thuộc là tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng, được đo lường là sự trăng trưởng của GDP thực trên đầu người được tính bằng USD, từ WDI Các biến kiểm soát bao gồm

Lạm phát, đo lường bằng sự thay đổi hàng năm trong chỉ số giá tiêu dùng

Độ mở thương mại, được định nghĩa là tỷ số của tổng xuất khẩu và nhập khẩu trên GDP

Nguồn vốn con người, được đo lường bằng số trung bình của năm học cấp hai

Tỷ số cán cân năm tài chính của chính phủ và đầu tư, được định nghĩa

là tỷ lệ của cân bằng năm tài chính trên GDP cộng với thông tin về tài sản

cố định trên GDP và sự tăng trưởng dân số

Để khám phá mối quan hệ giữa kiều hối, phát triển tài chính và tăng trưởng, tác giả chia mẫu trong thời gian từ năm 1975 đến 2002 thành 6 nhóm, mỗi nhóm tương ứng với 5 năm (ngoại trừ thời gian xa nhất lấy dữ liệu trong 3 năm) Đầu tiên tác giả ước lượng tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế bởi phương pháp OLS và GMM

Kết quả chỉ ra rằng tác động của kiều hối đến tăng trưởng là tác giả tìm thấy rằng kiều hối bùng nổ tăng trưởng ở những nước ít có hệ thống tài chính phát triển bởi việc cung cấp một cách thức thay thế đầu tư tài chính

và giúp vượt qua sự hạn chế về tính thanh khoản Khám phá này kiểm soát hiện tượng nội sinh của kiều hối và phát triển tài chính, không phụ thuộc

Trang 34

vào cách đo lường của lĩnh vực phát triển tài chính được sử dụng, và là vững của một số kiểm tra tính vững, bao gồm ngưỡng cửa ước lượng Tác giả cũng cung cấp bằng chứng rằng có thể có kênh đầu tư thông qua kiều hối có thể thúc đẩy tăng trưởng khi lĩnh vực tài chính không đáp ứng nhu cầu của người dân

 Kumar (2011) nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển tài

chính và tăng trưởng kinh tế ở Pakistan

Ông khám phá mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở Pakistan bởi kỹ thuật liên kết thích hợp trong khi cũng trong cùng thời gian xác định vai trò của độ mở thương mại và viện trợ quốc tế đến phát triển tài chính Tập hợp dữ liệu hàng năm của Pakistan trong thời gian

từ năm 1980 đến 2010

Phân tích vai trò của độ mở thương mại và viện trợ quốc tế trong việc thúc đẩy phát triển tài chính trong khi kiểm tra mối liên hệ giữa phát triển tài chính và kiều hối của lao động di cư Tác giả áp dụng phương pháp thời gian bao gồm ARDL, mô hình tương quan sai số và ước lượng bình phương bé nhất

Kết quả nghiên cứú là không tồn tại mối liên kết dài hạn giữa phát triển tài chính và kiều hối của lao động di cư trong dài hạn, trong khi mối

quan hệ ngược chiều được thể hiện trong ngắn hạn

Oke, Uadiale và Okpala (2011) đã nghiên cứu tác động của kiều hối của lao động xuất khẩu đến phát triển tài chính ở Nigeria

Các tác giả sử dụng dữ liệu hàng năm của Nigeria trong thời gian từ

1977 đến 2009 Các tác giả kết hợp phương pháp bình phương bé nhất và phương pháp moment tổng quát Các tác giả kiểm soát các biến khác nhau

Trang 35

rằng có ảnh hưởng đáng kể trong phát triển tài chính và kết quả của mô hình là vững Các tác giả tìm thấy kiều hối ảnh hưởng trực tiếp và có ý nghĩa đến phát triển tài chính ở Nigeria, ngoại trừ phương pháp GMM, hệ

số hồi quy kiều hối của lao động xuất khẩu không có ý nghĩa thống kê khi các tác giả sử dụng chỉ báo phát triển tài chính bởi tín dụng của lĩnh vực tư nhân trên GDP

Hassan, Shkur và Bhuyan (2012) nghiên cứu tác động của dòng kiều hối đến tăng trưởng thu nhập GDP trên đầu người ở Bangladesh

Các tác giả sử dụng dữ liệu hàng năm ở Bangladesh trong khoảng thời gian từ 1974 đến 2006 Mô hình cơ bản có ba phương trình khác nhau Mỗi phương trình sẽ được ước lượng sử dụng phương pháp OLS, 2SLS, GMM Mô hình kinh tế cơ bản để phân tích có hay không kiều hối ảnh hưởng đến tăng trưởng ở Bangladesh là:

Yt = β0 + β1t Remt + β2t Remt2 + β3t (Rem x FD)t + βz Zt +ut (3)

Trong đó, y là tăng trưởng GDP trên đầu người Rem là log của tỷ lệ kiều hối trên GDP Các biển kiểm soát là tỷ lệ dòng vốn gộp trên GDP, sự

Trang 36

tăng trưởng dân số, tỷ lệ chi tiêu của chính phủ trên GDP, tỷ lệ M2 trên GDP, tỷ lệ lạm phát Tất cả các biến kiểm soát đều lấy log Biến Remt2 là bình phương của biến Rem Biến tương tác (Rem x FD) là log của kiều hối trên GDP và log của M2 trên GDP

Kết quả nghiên cứu

Khi ước lượng OLS cho phương trình 1 hệ số hồi quy của kiều hối không

có ý nghĩa thống kê Cũng sử dụng ước lượng OLS cho phương trình 2 thì

hệ số hồi quy của biến Remt2 là dương và có ý nghĩa thống kê Cuối cùng, tác giả giả định kiều hối ảnh hưởng đến tăng trưởng thông qua tác động trung gian của phát triển tài chính Kết quả phương trình ba kiều hối và tăng trưởng có mối tương quan dương nhưng không có ý nghĩa thống kê

Và cách thức tương tự, tác giả ước lượng phương trình 1 đến 3 theo phương pháp TSLS Vì kiều hối có thể bị nội sinh nên tác giả dùng biến công cụ là GDP trên đầu người của nước Ả Rập Kết quả thì hầu như tương

tự với ước lượng OLS Khi biến bình phương kiều hối được thêm vào thì cả

hệ số hồi quy của kiều hối và bình phương kiều hối đều có ý nghĩa thống kê trong khi hệ số đầu tiên là âm và sau đó là dương Sau khi biến tương tác được đưa vào mô hình hồi quy, kiều hối dường như có tác động dương đến tăng trưởng mặc dù ước lượng này không có ý nghĩa thống kê

Cuối cùng, tác giả ước lượng phương trình từ 1 đến 3 bằng phương pháp GMM với biến công cụ được dùng cho kiều hối là tương tự như trên Hệ số ước lượng được xác định như phương pháp TSLS tuy nhiên nó có sự cải thiện về sai số ước lượng Kiều hối có tác động âm đến tăng trưởng khi bình phương kiều hối hoặc biến công cụ được đưa vào Khi bình phương kiều hối được đưa vào, kiều hối vẫn có tác động âm và có ý nghĩa thống kê

Ngày đăng: 07/08/2015, 19:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Chami, R., Fullenkamp, C., & Jahjah, S. (2003). Are migrant remittance flows a source of capital for development? IMF working paper 03/189, Washington, DC, August Sách, tạp chí
Tiêu đề: Are migrant "remittance flows a source of capital for development
Tác giả: Chami, R., Fullenkamp, C., & Jahjah, S
Năm: 2003
13. Chowdhury, M. B. (2011). Remittances flow and financial development in Bangladesh. Economic Modelling, 28 (6), 2600 -2608 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Remittances flow and financial development "in Bangladesh
Tác giả: Chowdhury, M. B
Năm: 2011
14. Deodat, A. (2011). Financial development, international migrant remittances and endogeneous growth in Ghana. Studies in Economics and Finance, 28 (1), 68-69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Financial development, international migrant "remittances and endogeneous growth in Ghana
Tác giả: Deodat, A
Năm: 2011
15. Faini, R. (2007). Remittances and brain drain : Do more skilled migrants remit more? World Bank Economic Review, 21(2), 177-191 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Remittances and brain drain : Do more skilled "migrants remit more
Tác giả: Faini, R
Năm: 2007
16. Fanzylber, P., & Lopez, H. (2007). Remittances and development: Lessons from Latin America (pp.33-68). Washington, DC: The World Bank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Remittances and development: "Lessons from Latin America (pp.33-68)
Tác giả: Fanzylber, P., & Lopez, H
Năm: 2007
17. Giuliano, P., & Ruiz-Arranz, M. (2005). Remittances, Financial Development, and Growth. IMF working paper No. 05/234 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Remittances, Financial "Development, and Growth
Tác giả: Giuliano, P., & Ruiz-Arranz, M
Năm: 2005
18. Giuliano, P., & Ruiz-Arranz, M. (2009). Remittances, Financial Development, and Growth. Journal of Development Economics, 90, 144-152 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Remittances, Financial "Development, and Growth
Tác giả: Giuliano, P., & Ruiz-Arranz, M
Năm: 2009
19. Gupta, S., Pattillo, C., & Wagh, S. (2007). Impact of remittances on poverty and financial development in Sub-Saharan Africa. IMF working paper, WP/07/38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impact of remittances on "poverty and financial development in Sub-Saharan Africa
Tác giả: Gupta, S., Pattillo, C., & Wagh, S
Năm: 2007
20. Hassan, G., Shakur, S., & Bhuyan, M. (2012). Nonlinear growrh effect of remittances in recipient countries: an econometric analysis of remittances-growth nexus in Bangladesh. Munich Personal RePec Archive, MPRA Paper No. 40086 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nonlinear growrh effect "of remittances in recipient countries: an econometric analysis of "remittances-growth nexus in Bangladesh
Tác giả: Hassan, G., Shakur, S., & Bhuyan, M
Năm: 2012
23. Kumar, R.R. (2011). Exploring the role of Trade, Aid, Remittances and Financial Development in Pakistan. University of the punjab Lahore, Pakistan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Exploring the role of Trade, Aid, Remittances and "Financial Development in Pakistan
Tác giả: Kumar, R.R
Năm: 2011
24. La Porta, R., De Silanes, F.L Shleifer, A., & Vishny, R. (1997). Legal determinants of external finance. Journal of Finance, 52,1131-1150 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Legal "determinants of external finance
Tác giả: La Porta, R., De Silanes, F.L Shleifer, A., & Vishny, R
Năm: 1997
25. Mahmud, W. & Osmani, S. R. (1980). Impact of Emigrant Workers; Remittances on the Bangladesh Economy. Bangladesh Development Studies, Vol. VIII, No. 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impact of Emigrant Workers; "Remittances on the Bangladesh Economy
Tác giả: Mahmud, W. & Osmani, S. R
Năm: 1980
26. Misati, R.N, (2007). Liberalization, Stock market development and investment efciecy in Africa. International Review of Business Research Papers Jounal, 3(4), 183-191 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liberalization, Stock market development and "investment efciecy in Africa
Tác giả: Misati, R.N
Năm: 2007
27. Misati, R.N, & Nyamongo, E.M. (2010). Financial liberalization, financial pragility and economic growth in Sub–Saharan Africa.Journal of Financial Stability, doi:10.1016/j.jfs.2011.02.001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Financial liberalization, "financial pragility and economic growth in Sub–Saharan Africa
Tác giả: Misati, R.N, & Nyamongo, E.M
Năm: 2010
28. Misati, R.N, & Nyamongo, E.M. (2011). Financial development and private investment in Sub-Saharan Africa,. Journal of Economics and Business, 63(2), 139-151 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Financial development and "private investment in Sub-Saharan Africa
Tác giả: Misati, R.N, & Nyamongo, E.M
Năm: 2011
29. Mundaca, Gabriela. (2005). Can remittances enhance economic growth? The role of financial markets development. Mimeo:University of Oslo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Can remittances enhance economic "growth? The role of financial markets development
Tác giả: Mundaca, Gabriela
Năm: 2005
30. Mundaca, D. (2009). Remittance, finacial markets development and economic: The case of Latin America and the Caribean. Review of Development Ecomomics, 13 (2), 288-303 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Remittance, finacial markets development and "economic: The case of Latin America and the Caribean
Tác giả: Mundaca, D
Năm: 2009
31. Nyamongo, E. M., & Misati, R. N., (2011). Remittances and Banking Sector Development in Sub Saharan Africa. Paper presented at the Global Development Forum, Dubai, Unied Arab Emirates, November Sách, tạp chí
Tiêu đề: Remittances and Banking "Sector Development in Sub Saharan Africa
Tác giả: Nyamongo, E. M., & Misati, R. N
Năm: 2011
33. Oke, B. O., Uadiale, O. M., & Okpala, O. P. (2011). Impact of Workers’ Remittances on Financial Development in Nigeria.International Business Research, 4(4), 218-225 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impact of "Workers’ Remittances on Financial Development in Nigeria
Tác giả: Oke, B. O., Uadiale, O. M., & Okpala, O. P
Năm: 2011
34. Rajan, R. & Subramanian, A. (2005). What undermines aid’s impact on growth? IMF working paper No. 05/126 Sách, tạp chí
Tiêu đề: What undermines aid’s impact on "growth
Tác giả: Rajan, R. & Subramanian, A
Năm: 2005

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Kiều hối và các nguồn vốn khác đến các nước đang phát  triển - LUẬN VĂN THẠC SĨ  KIỀU HỐI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.
Hình 1 Kiều hối và các nguồn vốn khác đến các nước đang phát triển (Trang 17)
Hình 2: Các nước nhận kiều hối nhiều nhất trong năm 2012 - LUẬN VĂN THẠC SĨ  KIỀU HỐI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.
Hình 2 Các nước nhận kiều hối nhiều nhất trong năm 2012 (Trang 19)
Hình 3: Mười quốc gia có tỷ lệ kiều hối trên GDP lớn nhất năm 2011. - LUẬN VĂN THẠC SĨ  KIỀU HỐI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.
Hình 3 Mười quốc gia có tỷ lệ kiều hối trên GDP lớn nhất năm 2011 (Trang 21)
Bảng 1 : Ước tính kiều hối và tỷ lệ kiều hối trên GDP ở các nước đang  phát triển - LUẬN VĂN THẠC SĨ  KIỀU HỐI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.
Bảng 1 Ước tính kiều hối và tỷ lệ kiều hối trên GDP ở các nước đang phát triển (Trang 23)
Bảng  2  :  Tên  các  biến  sử  dụng  trong  mô  hình  của  Guiliano  và  Ruiz- Ruiz-Arranz (2006) - LUẬN VĂN THẠC SĨ  KIỀU HỐI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.
ng 2 : Tên các biến sử dụng trong mô hình của Guiliano và Ruiz- Ruiz-Arranz (2006) (Trang 29)
Bảng  3:  Tên  biến  và  cách  tính  toán  các  biến  của  Nyamongo,  Misati,  Kipyegon và Ndirangu (2012) - LUẬN VĂN THẠC SĨ  KIỀU HỐI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.
ng 3: Tên biến và cách tính toán các biến của Nyamongo, Misati, Kipyegon và Ndirangu (2012) (Trang 38)
Bảng 4: Danh sách các quốc gia trong mẫu nghiên cứu: - LUẬN VĂN THẠC SĨ  KIỀU HỐI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.
Bảng 4 Danh sách các quốc gia trong mẫu nghiên cứu: (Trang 45)
Bảng 5 thể hiện sơ lược về tên biến, cách tính toán và nguồn thu thập dữ  liệu của các biến - LUẬN VĂN THẠC SĨ  KIỀU HỐI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.
Bảng 5 thể hiện sơ lược về tên biến, cách tính toán và nguồn thu thập dữ liệu của các biến (Trang 47)
Bảng  7  trình  bày  ma  trận  tương  quan  giữa  các  biến  trong  mô  hình.  Nhìn - LUẬN VĂN THẠC SĨ  KIỀU HỐI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.
ng 7 trình bày ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình. Nhìn (Trang 53)
Bảng  8:  Tác  động  của  kiều  hối  đến  tăng  trưởng  kinh  tế  ở  các  nước - LUẬN VĂN THẠC SĨ  KIỀU HỐI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.
ng 8: Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế ở các nước (Trang 54)
Bảng  10:  Tác  động  của  tỷ  lệ  mở  rộng  cung  tiền  trên  GDP  đến  tăng - LUẬN VĂN THẠC SĨ  KIỀU HỐI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.
ng 10: Tác động của tỷ lệ mở rộng cung tiền trên GDP đến tăng (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w