Nguồn dữ liệu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KIỀU HỐI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN. (Trang 47 - 52)

3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.2. Nguồn dữ liệu

Bảng 5 thể hiện sơ lược về tên biến, cách tính toán và nguồn thu thập dữ liệu của các biến

Bảng 5: Tên biến và nguồn thu thập dữ liệu

Biến Tên biến Cách tính toán Nguồn thu

thập dữ liệu

YPCG Tỷ lệ tăng trưởng của GDP trên đầu người

so với % GDP Worldbank

YPCR Biến trễ của biến GDP thực trên đầu người

so với % GDP Worldbank

REMY Kiều hối so với % GDP Được tính

toán dựa trên số liệu của Worldbank

GI Tổng đầu tư so với % GDP Worldbank

INF Tỷ lệ lạm phát Worldbank

GOV Chi tiêu của chính phủ so với % GDP Worldbank

TR Độ mở thương mại là tổng xuất khẩu cộng nhập khẩu trên GDP

Worldbank

M2 Mở rộng cung tiền so với % GDP Worldbank

DC Tín dụng nội địa so với % GDP Worldbank

TT Biến tương tác giữa biến REMY và M2,

Được tính toán dựa trên số liệu của biến REMY nhân với biến M2

Cách thu thập dữ liệu và tính toán các biến

YPCG : Tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đầu người. Số liệu về chỉ tiêu này được tập hợp từ nguồn World Bank.

YPCR : Biến trễ của biến GDP trên đầu người, với độ trễ là một. GDP bình quân đầu người là tổng sản phẩm trong nước chia cho dân số giữa năm. GDP được tính là tổng của giá trị gia tăng của tất cả các nhà sản xuất thường trú trong nền kinh tế cộng với khoản thuế sản phẩm và trừ đi khoản trợ cấp không tính vào giá trị của sản phẩm. Nó được tính toán mà không bao gồm khấu hao tài sản hoặc cạn kiệt và suy thoái tài nguyên thiên nhiên.

REMY: kiều hối. Số liệu về kiều hối được tập hợp từ nguồn World Bank. Kiều hối là tổng của lượng kiều hối của lao động xuất khẩu và tiền lương của những người di cư và sự chuyển tiền của dân di cư. REMY được tính toán là tỷ lệ của kiều hối trên GDP.

GI: Tổng đầu tư bao gồm chi tiêu trên bổ sung vào tài sản cố định của nền kinh tế cộng với những thay đổi ròng trong mức độ hàng tồn kho. Tài sản cố định bao gồm cải tạo đất (hàng rào, mương, cống rãnh, …), mua nhà máy, máy móc, thiết bị và xây dựng đường giao thông, đường sắt, và như thế, bao gồm cả trường học, văn phòng, bệnh viện, nhà ở dân cư tư nhân, và thương mại và các tòa nhà công nghiệp. Hàng tồn kho là tích trữ hàng hóa của các công ty để đáp ứng sự biến động tạm thời hoặc đột xuất trong sản xuất, bán hàng.

INF: lạm phát. Tỷ lệ lạm phát được đo bằng sự thay đổi hàng năm trong chỉ số giá tiêu dùng. Biến kiểm soát này cũng được sử dụng trong nghiên cứu của Giuliano & Ruiz-Arranz (2009), Nyamonogo, Misati, Kipyegon, & Ndirangu (2012).

PRI: Tỷ lệ nhập học tiểu học. Chỉ tiêu này dựa là tổng số nhập học tiểu học theo độ tuổi, được tính toán là tỷ lệ phần trăm của dân số trên độ tuổi chính thức vào tiểu học. Ở đây, luận văn kỳ vọng rằng tỷ lệ nhập học tiểu học có tương quan dương ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thông qua tác động của nó trong năng suất lao động.

GOV: Chi tiêu của chính phủ. Nó là tất cả các khoản chi của chính phủ cho hàng hoá và dịch vụ, bao gồm tiền lương của công chức. Nó cũng bao gồm các khoản chi cho quốc phòng và an ninh, nhưng không tính đến chi tiêu

cho chính phủ quân đội. GOV được tính là tỷ lệ của chi tiêu của chính phủ trên GDP.

TR: độ mở thương mại. Chỉ tiêu này được tính là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu chia cho giá trị GDP. Biến kiểm soát này cũng được dùng trong nghiên cứu của Chowdhury (2011), Oke và cộng sự (2011). Nó thể hiện mức độ hội nhập của nền kinh tế trong nước với thế giới.

M2: Mở rộng cung tiền. Nó bao gồm các khoản tiền mặt ngoài ngân hàng, tiền gửi của ngân hàng thương mại ở ngân hàng trung ương và tiền gửi tiết kiệm và các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng. Chỉ tiêu này được tính toán so với GDP. Tỷ lệ mở rộng cung tiền trên GDP (M2) hầu hết được sử dụng trong đo lường phát triển tài chính (Calderon & Lui, 2003; King & Levine, 1993). Oke và cộng sự (2011) nhấn mạnh rằng chỉ số này đo lường quy mô của trung gian tài chính trong một nước. Một tỷ lệ cao hơn của tỷ lệ M2 trên GDP chỉ ra rằng một lĩnh vực tài chính rộng hơn và một trung gian tài chính quan trọng hơn (Nyamongo, Misati, Kipyegon và Ndirangu (2012).

DC: Tín dụng nội địa đến khu vực tư nhân. Đây là một nguồn tài chính cung cấp cho khu vực tư nhân thông qua các khoản vay, tín dụng thương mại và các khoản phải thu khác. Chỉ tiêu này được tính toán so với GDP. Chỉ tiêu này thể hiện các nguồn vốn thực sự được đưa vào lĩnh vực tư nhân và đo lường độ sâu tài chính.

TT: Biến tương tác giữa kiều hối và phát triển tài chính. Nó được tính toán bằng cách lấy tỷ lệ kiều hối trên GDP nhân với tỷ lệ mở rộng cung tiền trên GDP. Chi tiêu này chỉ ra vai trò của của kiều hối trong tăng trưởng kinh tế thông qua việc sử dụng lĩnh vực tài chính như kênh truyền dẫn. Kết luận về

biến tương tác này dựa trên các kết quả các lý thuyết về tác động thay thế hoặc bổ sung. Những đề nghị về giả thuyết tác động thay thế cho rằng kiều hối làm giảm bớt sự thiếu vắng của điều kiền tài chính phát triển của những nước di cư bởi việc cho phép những người nghèo đầu tư vào những dự án có tỷ suất sinh lợi cao mặc dù họ có những khó khăn trong việc đáp ứng nguồn tín dụng (Fajnzylber, & Lopez, 2007). Một khía cạnh khác, giả thuyết bổ sung được xây dựng trên quan điểm kiều hối và phát triển tài chính hổ trợ lẫn nhau (Aggarwal và cộng sự, 2010). Ở đây chỉ ra rằng phát triển tài chính ở mức độ cao hơn cho phép nhũng những di cư gởi tiền về nhà với chi phí rẻ hơn, nhanh hơn và an toàn hơn. Nếu kiều hối được chuyển về với số lượng lớn, nó có thể khuyến khích sự quan tâm của các tổ chức tài chính và các tổ chức công cộng, mang lại mức độ cạnh tranh cao hơn giữa các tổ chức tài chính cũng như là các tổ chức này cải thiện quan điểm về kênh chuyển tiền kiều hối hướng về sản phẩm đầu tư.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KIỀU HỐI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN. (Trang 47 - 52)