0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KIỀU HỐI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN. (Trang 41 -45 )

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Mô hình nghiên cứu

Dựa vào mô hình tăng trưởng chuẩn của Barro (1989, 1991), và nghiên cứu của Nyamongo, Misati, Kipyegon và Ndirangu (2012) cho rằng kiều hối và phát triển tài chính đóng vai trò quan trọng đến tăng trưởng kinh tế. Mô hình trong bài nghiên cứu này đưa ra phương trình như sau:

YPCGi,t = β1 YPCRi,t-1 + β2 REMY + β3 FDi,t+ β4 (REMY.FD)i,t+ β5 GI 6 INF + β7 PRI+ β8 GOV + β9 TR + βt + μi + εi,t ( 4)

Trong đó:

YPCGi,t: tỷ lệ tăng trưởng GDP thực trên đầu người của quốc gia i tại thời gian t

YPCRi,t-1: biến trễ của biến GDP thực trên đầu người của quốc gia i tại thời gian t.

REMYi,t: tỷ lệ kiều hối trên GDP của quốc gia i tại thời gian t. FDi,t: phát triển tài chính của quốc gia i tại thời gian t.

(REMY.FD)i, t: biến tương tác giữa kiều hối và phát triển tài chính của quốc gia i tại thời gian t

INFi, t: tỷ lệ lạm phát của quốc gia i tại thời gian t

PRIi, t: tỷ lệ nhập học tiểu học của quốc gia i tại thời gian t.

GOVi,t: tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP của quốc gia i tại thời gian t. TRi,t: tỷ lệ độ mở thương mại trên GDP của quốc gia i tại thời gian t.

βt : tác động của thời gian μi : tác động của quốc gia

εi,t : sai số ngẫu nhiên trong mô hình

REMY là số lượng kiều hối nhận được từ nước ngoài trên GDP.

FD là chỉ số phát triển tài chính được đo lường bởi tỷ lệ mở rộng cung tiền trên GDP và tỷ lệ tín dụng nội địa trên GDP.

REMY.FD là biến tương tác giữa biến tỷ lệ kiều hối trên GDP và tỷ lệ mở rộng cung tiền.

Phương trình 4 chỉ ra rằng kiều hối có vai trò đến kết quả tăng trưởng kinh tế. Ở đây, luận văn giả thuyết rằng mức độ cao hơn của kiều hối sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế. Điều này tương tự như kết quả nghiên cứu của Giuliano và Rui-Aranz (2009). Thêm vào đó kết quả nghiên cứu của Aggarwal và cộng sự (2010) chỉ ra rằng phát triển tài chính cao hơn có khuynh hướng liên kết với kiều hối cao hơn. Vì vậy có thể suy luận rằng kiều hối cao hơn sẽ là nguyên nhân phát triển tài chính cao hơn sẽ tác động dương đến mức độ tăng trưởng kinh tế.

Các biến như tỷ lệ tổng đầu tư trên GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ nhập học tiểu học, tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP, độ mở thương mại đóng vai trò như là các biến kiểm soát. Và các biến kiểm soát này hầu như tương tự với các biến được sử dụng ở trong các nghiên cứu của Nyamongo, Misati, Kipyegon và Ndirangu (2012).

3.2. Phương pháp nghiên cứu:

Theo Barajas, Chami, Fullenkamp, Gapen và Montiel (2009), Chami và cộng sự (2013), khả năng quan hệ nhân quả giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của hệ số ước lượng trong mô hình. Mối quan hệ nhân quả này có thể bắt nguồn từ hai nguyên nhân sau đây.

Thứ nhất, sự tăng trưởng nội bộ của các nền kinh tế nhận kiều hối có thể tiềm năng điều khiển dòng kiều hối. Điều này có thể xảy ra hoặc là thông qua ảnh hưởng của sự di cư – với sự tăng trưởng kinh tế thấp dẫn đến sự di cư cao hơn và lượng kiều hối cao hơn hoặc là thái độ vị tha một phần tồn tại trong cộng đồng người di cư - với nền kinh tế phát triển thấp ở quê hương có thể dẫn đến động cơ vị tha của những người di cư để tăng lên sự chuyển tiền tiền lương về quê hương (Chami và cộng sự, 2003).

Thứ hai, tăng trưởng và dòng kiều hối có quan hệ phụ thuộc. Sự quản trị yếu kém trong nước thúc đẩy sự di cư cao hơn (dẫn đến lượng kiều hối cao hơn) và làm chậm lại sự tăng trưởng kinh tế. Một khía cạnh khác là sự tăng trưởng cao hơn ở những nước được di cư đến sẽ dẫn đến lượng kiều hối cao hơn bởi vì thu nhập lớn hơn của những người di cư cũng như tăng trưởng cao hơn của những quốc gia gởi tiền của người di cư thông qua xuất khẩu.

Mặt khác, theo lý thuyết về kinh tế lượng, hiện tượng nội sinh xảy ra khi giả thiết về sự không tương quan giữa biến độc lập và sai số bị vi phạm hay khi biến độc lập bị nội sinh. Trong mô hình của luận văn biến kiều hối bị nội sinh. Do đó, ước lượng trong mô hình nếu sử dụng phương pháp bình phương bé nhất có thể dẫn đến vấn đề nội sinh. Chính vì thế, để khắc phục hiện tượng nội sinh trong mô hình, đưa ra kết quả nghiên cứu tốt tôi

sử dụng phương pháp GMM và biến công cụ để kiểm định mối quan hệ giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế ở những nước đang phát triển trên thế giới.

Trong lý thuyết có nhấn mạnh những khó khăn trong việc tìm kiếm biến công cụ thích hợp cho kiều hối. Một vài biến công cụ thể hiện trong lý thuyết nhưng phải đối mặt với phê bình như hệ thống luật của một quốc gia và quyền tín dụng (La Porta và cộng sự, 1997). Rajan và Subramanian (2005), Faini (2007) sử dụng khoảng cách từ quốc gia chủ nhà đến quốc gia gốc như là biến công cụ cho kiều hối. Những biến này đối mặt với những hạn chế rằng chúng không phản ảnh đầy đủ các dòng của kiều hối. Ví dụ như, khoảng cách của nước quốc gia gốc và chủ nhà thì không biến đổi theo thời gian, vì vậy không thể dùng biến này trong dữ liệu bảng. Và để giải quyết vấn đề này, Nyamongo, Misati, Kipyegon và Ndirangu (2012) sử dụng biến độ trễ của biến kiều hối là biến công cụ. Và kết quả của nghiên cứu của các tác giả này là vững.

Áp dụng phương pháp GMM, tôi sử dụng biến công cụ thỏa mãn hai điều kiện: biến công cụ có tương quan với biến nội sinh và biến công cụ không có tương quan với sai số ngẫu nhiên trong mô hình nghiên cứu để đưa vào mô hình hồi quy. Theo đó, biến công cụ được lựa chọn là biến trễ của biến tỷ lệ kiều hối trên GDP.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KIỀU HỐI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN. (Trang 41 -45 )

×