Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 80 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
80
Dung lượng
893,12 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM VÕ THỊ THÙY MINH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM VÕ THỊ THÙY MINH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Trang Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014 LI CAM OAN Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia Đông Nam Á” là công trình nghiên cứu của chính tôi. Ngoài những tài liệu tham khảo đã được trích dẫn trong luận văn, tôi cam đoan rằng mọi số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng dưới bất cứ hình thức nào. TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 06 năm 2014 Tác giả Võ Thị Thùy Minh MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VÀ ĐỒ THỊ TÓM LƯỢC 1. GIỚI THIỆU 1 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 4 3. DỮ LIỆU, MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Các biến nhân tố tác động lên khả năng thu hút FDI 20 3.2. Dữ liệu nghiên cứu 25 3.3. Mô hình nghiên cứu 25 3.4. Phương pháp nghiên cứu 27 3.4.1. Mô hình hồi quy Pooled OLS 28 3.4.2. Mô hình hồi quy hiệu ứng cố định 29 3.4.3. Mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên 30 3.4.4. Các phương pháp kiểm định 31 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 35 4.1. Thống kê mô tả 35 4.2. Kết quả ước lượng 39 5. KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT FDI : u tư trc tip nưc ngoài FEM : Mô hình hiu ng c nh GDP : Tng sn phm quc ni GNP : Tng sn phm quc dân MNCs : Các công ty a quc gia OECD : T chc hp tác và phát trin kinh t REM : Mô hình hiu ng ngu nhiên UNCTAD : Hi ngh Liên hip quc v thương mi và phát trin DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Trang Bảng 4.1: Thống kê mô tả cho các biến trong mô hình 36 Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình 37 Bảng 4.3: Giá trị VIF của các biến độc lập trong mô hình 38 Bảng 4.4: Ước lượng hồi quy dữ liệu bảng theo mô hình pooled OLS 39 Bảng 4.5: Ước lượng dữ liệu bảng theo mô hình hồi quy hiệu ứng cố định theo đơn vị chéo 42 Bảng 4.6: Ước lượng dữ liệu bảng theo mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên 44 Bảng 4.7: Bảng so sánh kết quả giữa hồi quy pooled OLS, FEM và REM 46 Bảng 4.8: Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled OLS hay mô hình FEM 46 Bảng 4.9: Kiểm định Haussman lựa chọn giữa hai mô hình FEM và REM 48 Bảng 4.10: Kiểm định Breusch – Pagan Random Effect LM test 51 Bảng 4.11: Ước lượng mô hình hồi quy với phương pháp feasible GLS có kiểm soát hiện tượng phương sai thay đổi 52 Hình 2.1: FDI toàn cầu, giai đoạn 2004-2012 và dự báo giai đoạn 2013-2015 8 Hình 2.2: FDI khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2001-2012 9 Hình 2.3: Tỷ trọng FDI khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2001-2012 10 Hình 2.4: Sự phân bố FDI khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2001-2012 11 TÓM LƯỢC ề tài được thực hiện nhằm có bằng chứng thực nghiệm về tác động của các nhân tố lên khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia Đông Nam Á và xác định được mức độ ảnh hưởng của chúng. Tác giả đã thiết lập mô hình hồi quy đa biến nhằm xem xét tác động của các yếu tố quy mô thị trường, sự ổn định kinh tế và triển vọng tăng trưởng, tỷ giá thực, chỉ số cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại, tích lũy tài sản gộp và mức độ ổn định chính trị của một quốc gia lên khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Dữ liệu được thu thập cho 9 nước Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Campuchia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Lào, Philippines, Indonesia và Brunei, được lấy từ World Bank’s World Development Indicators, dữ liệu hàng năm từ năm 2001-2012. Riêng chỉ số xếp hạng mức độ ổn định chính trị được lấy từ World Bank’s Worldwide Gorvernance Indicators. Sử dụng phần mềm EVIEWS để phân tích dữ liệu bảng bằng phương pháp bình phương bé nhất với các mô hình hồi quy Pooled OLS, hồi quy hiệu ứng cố định và hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên và phương pháp FGLS (Feasible Generalized Least Square) nhằm xác định mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập có trong mô hình nghiên cứu. Kết quả cho thấy rằng quy mô thị trường, triển vọng tăng trưởng, cơ sở hạ tầng, tích lũy tài sản gộp và độ ổn định chính trị của một quốc gia là những nhân tố tác động cùng chiều lên khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á. T khóa: FDI, u tư trc tip nưc ngoài 1 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Khu vực Đông Nam Á trong những năm gần đây thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng tăng mạnh. Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực này chiếm trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu cũng ngày càng tăng. Tuy có bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính, nhưng đây cũng xu hướng chung cho tất cả các khu vực trên thế giới. Điều đó cho thấy khu vực Đông Nam Á đã thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài, được xem như là điểm đến mới thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và đời sống của các quốc gia. Đầu tư trực tiếp nước ngoài bổ sung nguồn vốn hỗ trợ tăng trưởng. Với các quốc gia đang phát triển như khu vực Đông Nam Á, nguồn vốn bổ sung này đặc biệt quan trọng trong tình hình vốn trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng. Ngoài việc tăng vốn cho nền kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn là kênh chuyển giao kỹ thuật công nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến. Về lâu dài, đây là lợi ích căn bản nhất đối với nước nhận đầu tư vì nguồn vốn thiếu còn có thể huy động ở những kênh khác, nhưng công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng cách đó. Đây là những kiến thức phải trải qua thời gian lâu dài tích lũy mới có được. Đối với các nước đang phát triển, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giúp tiếp thu được công nghệ và trình độ quản lý đã phát triển và tích lũy qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn của các nước đã phát triển. Thực tiễn cho thấy, hầu hết các nước thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã cải thiện đáng kể trình độ kỹ thuật công nghệ của mình. Trong tình hình hiện nay, nhiều công ty của nhiều nước trên thế giới có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài và thực hiện chuyển giao công nghệ cho nước nhận đầu tư thì đây là cơ hội cho các 2 nước đang phát triển như khu vực Đông Nam Á có thể tiếp thu được các công nghệ một cách thuận lợi nhất. Về mặt xã hội, đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra nhiều việc làm, giải quyết được phần nào nạn thất nghiệp vốn là tình trạng nan giải ở nhiều quốc gia. Đặc biệt là các quốc gia đang phát triển có lực lượng lao động rất phong phú nhưng không có điều kiện khai thác và sử dụng hết. Với những lợi ích mà đầu tư trực tiếp nước ngoài đem lại cho các quốc gia nhận đầu tư thì việc nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố tác động đến khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là vô cùng cần thiết nhằm cải thiện môi trường đầu tư, từ đó thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư chảy vào. Chính vì lẽ đó mà đề tài “Nghiên cu các nhân t tác ng n kh năng thu hút u tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia Đông Nam Á” được thực hiện. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia Đông Nam Á. Cụ thể là tìm hiểu tác động của các nhân tố gồm quy mô thị trường, sự ổn định kinh tế và triển vọng tăng trưởng, tỷ giá thực, chỉ số cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại, tích lũy tài sản gộp và mức độ ổn định chính trị của một quốc gia lên khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc gia đó. Từ đó, tìm ra các đề xuất phù hợp cho chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia Đông Nam Á. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Để tìm hiểu mối quan hệ giữa khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với các nhân tố tác động, bài viết sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng bằng phương pháp bình phương bé nhất với các mô hình hồi quy Pooled OLS, hồi quy hiệu ứng cố định và hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên và phương pháp FGLS (Feasible Generalized Least Square). 3 1.4. Phm vi và i tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với các nhân tố gồm quy mô thị trường, sự ổn định kinh tế và triển vọng tăng trưởng, tỷ giá thực, chỉ số cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại, tích lũy tài sản gộp và mức ổn định chính trị của các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Phạm vi và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên các quốc gia Đông Nam Á. Số liệu được lấy từ World Bank’s World Development Indicators và World Bank’s Worldwide Gorvernance Indicators từ năm 2001-2012. 1.5. Đóng góp của đề tài - Tổng kết các nghiên cứu trước đây về các nhân tố tác động lên khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Định lượng được mối quan hệ giữa khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia Đông Nam Á và các nhân tố tác động lên nó. - Phân tích, đánh giá tác động của các nhân tố và từ đó đưa ra những đề xuất phù hợp cho chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.6. Kết cấu của luận văn Luận văn được chia thành 5 chương: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước đây Chương 3: Dữ liệu, mô hình và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm Chương 5: Kết luận [...]... trọng thu hút vốn FDI của Việt Nam lại đạt mức cao nhất Điều đó cho thấy, sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam đã giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài tốt hơn các nước khác 12 2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây về các nhân tố tác động lên khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Trên thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động đến khả năng thu hút FDI, qua những thời kỳ khác nhau,... chính trị của một quốc gia được kỳ vọng tác động cùng chiều lên đầu tư trực tiếp nước ngoài vào quốc gia đó Nghiên cứu của Saidi và các cộng sự (2013) tìm thấy mức độ ổn định chính trị tác động cùng chiều lên dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các quốc gia Giả thuyết H7: Mức độ ổn định chính trị tác động cùng chiều lên khả năng thu hút FDI Tổng hợp các giả thuyết của bài nghiên cứu: Giả thuyết... chi phí giao dịch thông qua FDI thấp hơn các hoạt động xuất khẩu Trong đó, lợi thế O và lợi thế I là các lợi thế của các nước đi đầu tư, còn lợi thế L là lợi thế của các nước nhận đầu tư nhằm thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào những nước này Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây: Lucas (1993) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng lên FDI của các nước Đông Á và Nam Á từ năm 1960-1987 Tác giả... kinh tế khác nhau Mỗi một nghiên cứu tìm ra một số các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI, có một số nhân tố ở nghiên cứu này thì tác động có ý nghĩa thống kê nhưng ở nghiên cứu khác thì lại không có Nỗ lực của bài viết này nhằm hệ thống một cách ngắn gọn các nghiên cứu đã có Những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng lên khả năng thu hút FDI xuất hiện đầu tiên là các nghiên cứu lý thuyết,... này được kỳ vọng tác động ngược chiều lên khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài RERit: Tỷ giá thực đối với đồng USD của quốc gia i năm thứ t Tỷ giá này được tính toán bằng cách lấy tỷ giá danh nghĩa của nước nhận đầu tư nhân với chỉ số giá tiêu 27 dùng (CPI) của Mỹ và chia cho CPI nội địa Biến này được kỳ vọng có tác động cùng chiều lên khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài INFRit: Chỉ... số nghiên cứu khác thực hiện tại khu vực Mỹ Latinh, Đông Á, Nam Á, khối BRICS là các nhóm nước đã từng thu hút được nhiều và ngày càng tăng vốn FDI trên thế giới Bài viết này tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng thu hút FDI tại khu vực Đông Nam Á, là một điểm đến mới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thập kỷ gần đây 20 Chương 3 DỮ LIỆU, MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... tốt sẽ tạo nhiều thu n lợi cho việc kinh doanh của các công ty đa quốc gia Những quốc gia nào có cơ sở hạ tầng yếu kém rất khó thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, khi đã không thu hút được đầu tư nước ngoài thì khả năng tạo ra cơ sở hạ tầng cũng rất hạn chế Do đó, để phá vỡ vòng luẩn quẩn này, quốc gia chủ động đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó thu hút. .. mại (thu quan) tác động ngược chiều lên FDI Ngoài tác động của các biến truyền thống, kết quả còn cho thấy tác động của các nhân tố chuyển đổi Mức độ tư nhân hóa đo bằng thị phần tư nhân có tác động cùng chiều lên FDI Rủi ro quốc gia cũng có tác động có ý nghĩa thống kê lên FDI cho thấy rằng tính không ổn định của hệ thống luật pháp, chính trị và môi trường kinh tế là một nhân tố quan trọng tác động. .. lạm phát thể hiện cho sự ổn định của nền kinh tế có tác động ngược chiều lên FDI nhưng cũng không có ý nghĩa thống kê Nghiên cứu cũng đề xuất các nghiên cứu tiếp theo tìm hiểu các biến liên quan đến sự cạnh tranh trong khu vực của các quốc gia cũng như với nước đầu tư như các nhân tố rủi ro hay chính sách điều hành Azam và các cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. .. Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.1.1 Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh là Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh FDI xuất hiện khi nhà đầu tư ở nước này có được . Mục tiêu nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia Đông Nam Á. Cụ thể là tìm hiểu tác động của các nhân tố gồm. các nghiên cứu trước đây về các nhân tố tác động lên khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Định lượng được mối quan hệ giữa khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc. quan các nghiên cu trước đây về các nhân tố tác động lên khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Trên thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động đến khả năng thu hút