Tóm tắt luận án ổn định tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam

27 445 1
Tóm tắt luận án ổn định tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THÔNG TIN VỀ KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁNĐề tài: “Ổn định tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng; Mã số: 62.34.02.01Nghiên cứu sinh: Nguyễn Tiến DũngNgười hướng dẫn: 1. PGS.TS. Đinh Xuân Hạng 2. PGS.TS. Lê Văn LuyệnCơ sở đào tạo: Học viện Ngân hàng1. Qua nghiên cứu về phương diện lý thuyết luận án đã khẳng đinh: sự bất ổn về tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNV) có ngồn gốc từ rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính; Từ kinh nghiệm ổn định tài chính DNNV của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Mỹ, luận án đã rút ra những bài học có thể vận dụng đối với Việt Nam, đó là: cần xây dựng và thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ DNNV trên các phương diện như ưu đãi về thuế, khả năng tiếp cận vốn tín dụng, khả năng mở rộng thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu, đào tạo nâng cao năng lực quản trị điều hành…2. Luận án đã nghiên cứu ổn định tài chính của DNNV ở Việt Nam thong qua các nội dung: quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn; khả năng tự tài trợ; khả năng vay vốn; khả năng thanh toán; khả năng sinh lời; khả năng bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro. Từ đó, rút ra các kết luận: (i) Cảnh bảo rủi ro tài chính có thể xảy ra do khả năng thanh toán thấp và có xu hướng giảm; (ii) Tỷ suất sinh lời của DNNV trong nhiều lĩnh vực còn thấp; (iii) Quy mô vốn chủ sở hữu còn nhỏ bé; (iv) Khả năng tiếp cận, huy động vốn còn khó khăn; (v) Khả năng bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro còn hạn chế.3. Để ổn định tài chính DNNV ở Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp vi mô và vĩ mô với những trọng tâm chủ yếu là:(i) Thực hiện quản trị dòng tiền, duy trì khả năng thanh toán;(ii) Hoàn thiện cơ chế chính sách về thuế, tín dụng, khoa học công nghệ và nguồn nhân lực nhằm khuyến khích DNNV;(iii) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá ổn định tài chính DNNV;(iv) Tăng cường vai trò của hệ thống thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tài chính DNNV;

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG NGUYỄN TIẾN DŨNG ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2015 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Đinh Xuân Hạng 2. PGS.TS Lê Văn Luyện Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học viện vào hồi…….giờ…… ngày…….tháng…… năm…… 2015 tại Học viện Ngân hàng Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Ngân hàng - Thư viện Quốc gia 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vị trí, vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi nước, kể cả các nước có trình độ phát triển cao. Trong những năm gần đây, nhiều DNNVV của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam gặp khó khăn phải giải thể, tạm ngừng hoạt động Thực trạng ổn định tài chính DNNVV Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, bất ổn. Đó là do cả hai loại nguyên nhân: vi mô và vĩ mô. Để ổn định tài chính DNNVV phù hợp với chiến lược phát triển thị trường tài chính Việt Nam đến năm 2020, cần đề ra các định hướng và giải pháp ổn định tài chính DNNVV có luận cứ khoa học và thực tiễn. Đảm bảo ổn định tài chính DNNVV là rất cần thiết, tài chính có đảm bảo thì doanh nghiệp mới có cơ hội tồn tại và phát triển. Do vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Ổn định tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” làm luận án Tiến sĩ. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự phát triển, tài chính, ổn định tài chính của các DNNVV, nổi bật và bao quát nhất là các nghiên cứu của Ronald Harry, Taylor, Krishna B.Kumar, Tyler Biggs, Thorsten Beck, Santiago, Brindusa 2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Trong nước cũng có nhiều nghiên cứu về tài chính, năng lực tài chính, ổn định tài chính đối với các DNNVV trong quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế các nước trên thế giới nói chung như “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của hệ thống giải pháp đảm bảo ổn định tài chính của Việt Namtrong phát triển và hội 4 nhập quốc tế”của GS, TSKH Tào Hữu Phùng (2003), “Doanh nghiệp nhỏ và vừaViệt Nam - thực trạng và giải pháp” của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (1998), Các ấn phẩm của Bộ Kế hoạch đầu tư “Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” các năm 2009, 2010, 2011, 2.3. Rút ra những kết quả chủ yếu từ các công trình nghiên cứu trên - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản: DNNVV, nội dung tài chính doanh nghiệp, năng lực tài chính doanh nghiệp, ổn định tài chính doanh nghiệp nói chung và một số vấn đề khác. - Đề xuất việc xây dựng cơ chế, chính sách để thúc đẩy sự phát triển khu vực DNNVV, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước. 2.4. Những vấn đề đặt ra cho việc nghiên cứu đề tài luận án - Luận án sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan nhất về rủi ro: khái niệm, phân loại, nguyên nhân, ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định tài chính. - Cần phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, có đầy đủ luận cứ khoa học và thực tiễn các vấn đề: Định hướng phát triển và ổn định tài chính DNNVV phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế và định hướng ổn định thị trường tài chính Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài - Góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận cơ bản: DNNVV, tài chính DNNVV và ổn định tài chính DNNVV. - Nâng cao nhận thức cho bản thân về những vấn đề lý luận cơ bản nêu trên để góp phần xây dựng cơ chế, chính sách và điều hành, quản lý tài chính DNNVV được tốt hơn. - Đánh giá đầy đủ, toàn diện và có hệ thống thực trạng phát triển 5 DNNVV, tài chính DNNVV và mức độ ổn định tài chính DNNVV ở Việt Nam, để làm rõ bức tranh toàn cảnh cho các vấn đề trọng tâm của đề tài. - Phân tích và rút ra những nhận xét tổng hợp về những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về ổn định tài chính DNNVV, làm rõ cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu lý luận cơ bản, thực trạng và đề xuất giải pháp về DNNVV, tài chính và ổn định tài chính DNNVV. * Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu các loại hình DNNVV thuộc các thành phần kinh tế được Nhà nước cho phép thành lập và hoạt động theo tiêu chí của các quốc gia quy định ở các thời điểm và cập nhật đến năm 2013. - Ổn định tài chính DNNVV chịu tác động bởi các nhân tố bên trong của bản thân DN và nhân tố khách quan từ bên ngoài. - Đánh giá thực trạng phát triển DNNVV, tài chính DNNVV và ổn định tài chính DNNVV ở Việt Nam từ năm 2009 - 2013. - Đề xuất các định hướng và giải pháp ổn định tài chính DNNVV ở Việt Nam, bao gồm cả giải pháp vi mô, giải pháp vĩ mô và giải pháp hỗ trợ đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin. - Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích số liệu sơ cấp từ điều tra các DNNVV ở Việt Nam của Tổng cục Thống kê và các nguồn số liệu khác, để làm rõ các luận điểm và nội dung nghiên cứu trong luận án. 6 - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp phân tích mô hình, biểu đồ 6. Những đóng góp mới của luận án - Luận án sẽ trình bày được những vấn đề trọng tâm của đề tài có đầy đủ các luận cứ khoa học: Khái niệm, nội dung, các chỉ tiêu đánh giá, phương pháp đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định tài chính DNNVV. - Đánh giá mức độ ổn định tài chính DNNVV. Đồng thời cũng chỉ ra một cách toàn diện, đầy đủ những bất cập còn tồn tại, những nguy cơ mất ổn định tài chính của các DNNVV ở Việt Nam. - Luận án nghiên cứu kỹ lưỡng và trình bày 5 quan điểm ổn định tài chính DNNVV ở Việt Nam. Các quan điểm này có đầy đủ luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn và phù hợp với xu hướng phát triển các DNNVV ở nước ta. - Đề xuất những giải pháp mang tính vượt trội, nâng cao khả năng chống đỡ rủi ro để bảo đảm được ổn định tài chính cho các DNNVV ở Việt Nam trong thời gian tới. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục chữ viết tắt, nội dung chính của luận án được chia thành 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về ổn định tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương 2:Thực trạng ổn định tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Chương 3:Giải pháp đảm bảo ổn định tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 7 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa Trên thế giới, khái niệm về DNNVV được hiểu và quy định khác nhau tùy theo từng quốc gia. Các nước căn cứ vào các tiêu chí khác nhau để phân loại doanh nghiệp và đưa ra quan niệm DNNVV phù hợp với mình. Ở nước ta Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hiểu: “Là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành 3 cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của DN) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”. 1.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa Thứ nhất, DNNVV có quy mô vốn nhỏ Thứ hai, DNNVV có tính linh hoạt cao, dễ thích ứng với các thay đổi của thị trường Thứ ba, khả năng tiếp cận thị trường của các DNNVV kém, đặc biệt đối với thị trường nước ngoài Thứ tư, trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ thấp Thứ năm, trình độ quản lý, trình độ tay nghề lao động thấp 1.1.1.1. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa Vai trò của DNNVV được thể hiện qua: Đóng góp quan trọng cho 8 sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia; Tạo công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định và thường xuyên cho một bộ phận lớn dân cư góp phần ổn định chính trị xã hội; DNNVV góp phần quan trọng trong khai thác và sử dụng các nguồn lực, phát huy các tiềm năng còn tiềm ẩn trong xã hội; DNNVV là một “mắt xích” quan trọng trong dây chuyền công nghệ của các tập đoàn sản xuất lớn trên thế giới; DNNVV góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1.1.2. Tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.2.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa Tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất định. 1.1.2.2. Nội dung tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa - Tài sản ngắn hạn, tài sản trung hạn và tài sản dài hạn - Nguồn vốn kinh doanh của DNNVV - Phân phối lợi nhuận của DNNVV 1.1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa Một là, đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Tài chính DNNVV huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục - Tài chính doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Tài chính doanh nghiệp là công cụ rất hữu ích để kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Hai là, đối với hệ thống tài chính quốc gia 9 Hệ thống tài chính của một quốc gia là một thể thống nhất do nhiều mắt khâu tài chính hợp thành. Hiện nay, các khâu tài chính của nước ta bao gồm: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính các tổ chức xã hội và tài chính hộ gia đình. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hệ thống tài chính quốc gia Tài chính nhà nước Tài chính doanh nghiệp Hệ thống tài chính quốc gia Tài chính các tổ chức xã hội Tài chính hộ gia đình Tài chính doanh nghiệp là một khâu quan trọng và cơ sở của hệ thống tài chính quốc gia. 1.1.4. Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2. ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 10 1.2.1. Khái niệm ổn định tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa Từ những phân tích một số quan niệm về ổn định tài chính doanh nghiệp nêu trên, luận án cho rằng, “Ổn định tài chính DNNVV là trạng thái an toàn trước những rủi ro, duy trì cân đối giữa luồng tiền vào và luồng tiền ra và sự ổn định của các mối quan hệ tài chính, phát triển bền vững trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung của DNNVV”. 1.2.2. Nội dung ổn định tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2.2.1. Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán là khả năng có thể trả các khoản nợ đến hạn (nợ ngắn hạn và nợ trung dài hạn đến hạn trả) của doanh nghiệp. 1.2.2.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh là nội dung phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo mục tiêu đã đề ra. Hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. 1.2.2.3. Cân bằng tài chính Cân bằng tài chính doanh nghiệp là việc duy trì cân bằng giữa luồng tiền ra với luồng tiền vào của doanh nghiệp. Dòng tiền đi vào doanh nghiệp bao gồm: thu tiền từ việc bán hàng hóa dịch vụ và doanh thu khác,từ bán thanh lý tài sản, lãi cổ tức, lãi cho vay, thu tiền từ việc khách hàng trả nợ,… 1.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá ổn định tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2.3.1. Hệ thống các tiêu chí đánh giá ổn định tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa [...]... và ổn định tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 3.1.2.1 Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 3.1.2.2 Định hướng ổn định tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 3.1.3 Quan điểm ổn định tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 3.1.3.1 Ổn định tài chính doanh nghiệp phải tính tới yếu tố hội nhập kinh tế và những biến động tài chính toàn cầu Việc đảm bảo ổn định tài. .. quản lý ổn định tài của chính doanh nghiệp nhỏ và vừa - Xác định mục tiêu của chương trình quản lý ổn định tài chính doanh nghiệp - Nhận dạng và định lượng độ nhạy cảm - Xác định triết lý quản lý ổn định tài chính doanh nghiệp - Đánh giá và kiểm soát 3.4.3 Xây dựng bộ phận chức năng chuyên quản lý ổn định tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa 25 Bộ phận quản lý ổn định tài chính doanh nghiệp phải đánh giá... nghiệp nhỏ và vừa - Tổ chức hoặc ham gia các lớp tập huấn định kỳ cho lãnh đạo doanh nghiệp, các cán bộ chủ chốt, cán bộ kinh doanh, tài chính về ổn định tài chính và ổn định tài chính doanh nghiệp - Học hỏi và đúc rút kinh nghiệm về ổn định tài chính doanh nghiệp các doanh nghiệp cùng ngành - Định kỳ cuối năm hoặc đột xuất có những cuộc họp chuyên đề thảo luận nội dung ổn định tài chính doanh nghiệp. .. kinh doanh không thuận lợi Biến động về tỷ giá hối đoái Lãi suất cho vay cao Cơ sở hạ tầng yếu kém Cơ chế chính sách của Nhà nước còn nhiều bất cập CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM NĂM 2020 3.1.1 Định hướng cơ bản về ổn định thị trường tài chính Việt Nam 3.1.2 Định hướng phát triển và. .. nâng cao năng lực tài chính, ổn định tài chính đối với doanh nghiệp nói chung, DNNVV nói riêng là sự cần thiết khách quan 3.2 GIẢI PHÁP VI MÔ NHẰM ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM 3.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính và lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa 3.2.1.1 Thúc đẩy, nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp - Chính phủ cần tạo cơ chế và môi trường để... kinh doanh CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM 2.1 THỰC TRẠNG ỔN ĐINH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM 2.1.1 Tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 2.1.1.1 Giai đoạn trước năm 2001 * Giai đoạn trước năm 1986 Trước năm 1975, đất nước đã bắt đầu thời kỳ xây dựng và phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, trong đó chỉ có các xí nghiệp. .. nước và thị trường quốc tế 5 Luận án nghiên cứu, trình bày những định hướng phát triển, ổn định tài chính của thị trường tài chính, các DNNVV và các quan điểm ổn định tài chính DNNVV ở Việt Nam đang có nhiều tranh luận Từ đó, đề xuất giải pháp khả năng thực thi để ổn định tài chính cho hoạt động của các DNNVV Việt Nam trong thời gian tới Ổn định tài chính và ổn định tài chính DNNVV là những vấn đề phức... định tài chính DNNVV phải tính tới các yếu tố thay đổi khi Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới 3.1.3.2 Ổn định tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải xây dựng trên nền tảng phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng tới việc ổn định tài chính doanh nghiệp 19 3.1.3.3 Ổn định tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa phải... đó đề tài ổn định tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam là thực sự cần thiết đối với nền kinh tế của Việt Nam Với một vấn đề tâm đắc, sự cầu thị trong nghiên cứu, luận án đã kỳ công, miệt mài, học hỏi hoàn thành những kết quả chủ yếu: 1 Hệ thống hóa, luận giả, làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản của đề tài: tổng quan về DNNVV, tài chính DNNVV và ổn định tài chính DNNVV 2 Luận án đã... toán của các doanh nghiệp Khả năng thanh toán được hiểu là khả năng của doanh nghiệp có thể trả các khoản nợ đến hạn Đây là dấu hiệu tập trung biểu hiện thực trạng ổn định tài chính của doanh nghiệp 3.1.3.4 Ổn định tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải chú trọng đến việc tăng cường phòng ngừa rủi ro và giám sát tài chính của các doanh nghiệp Quá trình tự do hóa tài chính, tự do hóa thương mại và . triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 3.1.2.2. Định hướng ổn định tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 3.1.3. Quan điểm ổn định tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 3.1.3.1 định tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Chương 3:Giải pháp đảm bảo ổn định tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 7 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHỎ. sở của hệ thống tài chính quốc gia. 1.1.4. Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2. ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 10 1.2.1. Khái niệm ổn định tài chính doanh

Ngày đăng: 06/08/2015, 10:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH

  • DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

    • 1.1. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

      • 1.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa

        • 1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

        • 1.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

        • 1.1.1.1. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

        • 1.1.2. Tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa

          • 1.1.2.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa

          • 1.1.2.2. Nội dung tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa

          • 1.1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa

            • Một là, đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

            • Hai là, đối với hệ thống tài chính quốc gia

            • 1.1.4. Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa

            • 1.2. ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

              • 1.2.1. Khái niệm ổn định tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa

              • 1.2.2. Nội dung ổn định tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa

                • 1.2.2.1. Khả năng thanh toán

                • 1.2.2.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh

                • 1.2.2.3. Cân bằng tài chính

                • 1.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá ổn định tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa

                  • 1.2.3.1. Hệ thống các tiêu chí đánh giá ổn định tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa

                  • 1.2.3.2. Các phương pháp đánh giá ổn định tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

                  • 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa

                    • 1.2.4.1. Nhóm nhân tố bên trong

                    • 1.2.4.2. Nhóm nhân tố bên ngoài

                    • 1.3. KINH NGHIỆM ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

                      • 1.3.1. Kinh nghiệm ổn định tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước trên thế giới

                        • 1.3.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

                        • 1.3.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan