1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

106 950 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp HCM

LÊ ĐÌNH DINH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

VỪA VÀ NHỎ

Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh - Năm 2008

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp HCM

LÊ ĐÌNH DINH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

VỪA VÀ NHỎ

Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành : Kinh tế Tài Chính - Ngân hàng Mã số : 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TIẾN SĨ BÙI HỮU PHƯỚC

TP Hồ Chí Minh - Năm 2008

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng rất nhiều trong nghiên cứu của bản thân tôi còn có sự hỗ trợ hết mình của các thầy cô và các đồng nghiệp tại công ty tôi đang công tác

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn :

- Các thầy cô Trường Đại học Kinh tế Tp HCM đã truyền đạt kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng trong suốt 3 năm đào tạo Cao học K15, niên khoá 2005-2008

- Thầy Bùi Hữu Phước đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này

- Ông Lê Bá Quang, Giám đốc Công ty Cổ phần Tin học Khả Thi đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận, kế thừa sản phẩm hiện có của công ty để phát triển ứng dụng mới trong luận văn

- Đội ngũ lập trình viên tại Công ty Cổ phần Tin học Khả Thi đã tận tình giúp đỡ tôi về mặt kỹ thuật tin học trong việc sản xuất phiên bản Demo KT-FMS

Tôi xin chân thành cảm ơn và gửi đến các thầy cô, các anh chị những lời chúc tốt đẹp trong công việc và trong cuộc sống

Học viên Lê Đình Dinh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu và thể hiện luận văn tốt nghiệp của riêng tôi, không sao chép các luận văn khác

Các nguồn số liệu, các phần kế thừa kiến thức được ghi nhận trung thực và rõ ràng nguồn gốc xuất xứ

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra

Học viên

Lê Đình Dinh

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BOUNDARY Đường biên giới, ranh giới

CĐTS Cân đối tài sản

CNTT-TT Công nghệ thông tin - truyền thông CPBH Chi phí bán hàng

CPHĐ Chi phí hoạt động

CPQL Chi phí quản lý

Cty CP Công ty cổ phần

Cty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn

DN Doanh nghiệp

DN KHAC Doanh nghiệp khác

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ

ĐHV Điểm hoà vốn

ĐTDH Đầu tư tài chính dài hạn

ĐTNH Đầu tư tài chính ngắn hạn

GTGT Giá trị gia tăng

GVHB Giá vốn hàng bán

HĐKD Hoạt động kinh doanh

HĐTC Hoạt động tài chính

KHTCDN Kế hoạch tài chính doanh nghiệp KQKD Kết quả kinh doanh

LCTT Lưu chuyển tiền tệ

NVCSH Nguồn vốn chủ sở hữu

NVL Nguyên vật liệu

PTTCDN Phân tích tài chính doanh nghiệp QLTCDN Quản lý tài chính doanh nghiệp

SP Sản phẩm

SXKD Sản xuất kinh doanh

TSCĐ Tài sản cố định

TSLĐ Tài sản lưu động

TSTB Tài sản thiết bị

VLĐ Vốn lưu động

VCĐ Vốn cố định

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Liệt kê các vấn đề được giải quyết từ RUP 22

Bảng 2.1 : Tình hình DNVVN ở Việt nam .27

Bảng 3.1 : Tổng hợp những hiệu quả chính từ ứng dụng 68

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1 : Cấu trúc bảng cân đối kế toán 10

Hình 1.2 : Cấu trúc bảng kết quả kinh doanh 11

Hình 1.3 Giới thiệu giải pháp RUP 21

Hình 1.4 Hiệu quả của việc ứng dụng RUP 22

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức tại DNNVV hiện nay 45

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức mới tại DNNVV 46

Hình 3.3 : Sơ đồ giải pháp KT-FMS 51

Hình 3.4 : Sơ đồ giải pháp tổng thể KT-VAS 53

Hình 3.5 Giao diện chính của KT-FMS 54

Hình 3.6 Báo cáo tài chính của KT-FMS 55

Hình 3.7 Phân tích tài chính của KT-FMS 56

Hình 3.8 : Sơ đồ nghiệp vụ phân tích khái quát tình hình tài chính 56

Hình 3.9 : Sơ đồ nghiệp vụ phân tích tình hình, khả năng thanh toán 59

Hình 3.10 : Sơ đồ nghiệp vụ phân tích khả năng sinh lời 60

Hình 3.11 : Sơ đồ nghiệp vụ phân tích khả năng luân chuyển vốn 61

Hình 3.12 : Sơ đồ nghiệp vụ phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 63

Hình 3.13 Dự báo tài chính của KT-FMS 64

Hình 3.14 Kế hoạch tài chính của KT-FMS 67

Trang 7

Hình 3.15 Thiết lập chỉ tiêu của KT-FMS 68 Đồ thị 2.1 : Thành phần DNVVN 28 Đồ thị 2.2 : Tỷ lệ đóng góp của DNVVN 28

Trang 8

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt

Danh mục các bảng, biểu

Danh mục các hình vẽ,đồ thị

PHẦN MỞ ĐẦUU 1

1 Cơ sở nghiên cứu của đề tài 10

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 11

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

4 Phương pháp nghiên cứu 12

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 13

PHẦN NỘI DUNGG 14

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH, DỰ BÁO, LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA TIN HỌC 14

1.1 Lý luận về phân tích tài chính 14

1.1.1 Bản chất của tài chính doanh nghiệp 14

1.1.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp 15

1.1.3 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp 16

1.1.4 Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp 17

1.1.5 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 17

1.1.6 Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp 19

1.1.6.1 Tài liệu phân tích tài chính 19

1.1.6.2 Phương pháp phân tích tài chính 21

1.1.6.3 Nội dung cơ bản phân tích tài chính 23

1.2 Lý luận về dự báo tài chính 24

1.2.1 Khái niệm về dự báo tài chính 24

1.2.2 Phương pháp dự báo 25

1.3 Lý luận về lập kế hoạch tài chính 26

1.3.1 Khái niệm về kế hoạch tài chính 26

1.3.2 Ý nghĩa của việc lập kế hoạch tài chính 27

1.3.3 Nội dung cơ bản của việc lập kế hoạch tài chính 27

1.4 Vai trò của tin học phục vụ cho công tác quản trị tài chính 28

1.4.1 Vai trò của tin học hoá phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp 28

1.4.2 Giải pháp tin học RUP, cách thức tiếp cận tin học cho doanh nghiệp 29

Kết luận chương I 34

Trang 9

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH, LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ

VỪA TRONG THỜI GIAN QUA 35

2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam 35

2.1.1 Tình hình doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam 35

2.1.2 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa 38

2.1.3 Những khó khăn chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt nam 38

2.2 Công tác lập kế hoạch tài chính của các DN trong thời kỳ bao cấp 40

2.2.1 Sơ lược về tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1975 - 1986 40

2.2.2 Công tác lập kế hoạch tại các doanh nghiệp giai đoạn 1975 - 1986 42

2.3 Công tác lập kế hoạch giai đoạn 1986 - nay 44

2.3.1 Giai đoạn đổi mới kinh tế 44

2.3.2 Thực trạng việc phân tích tài chính và lập kế hoạch tài chính hiện nay 46

2.4 Vận dụng tin học trong công tác quản lý tài chính 49

2.4.1 Giới thiệu sơ lược về công tác ứng dụng tin học tại Việt Nam 49

2.4.2 Ưu nhược điểm của việc ứng dụng tin học trong tài chính 49

Kết luận chương II : 53

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM 54

3.1 Kiến nghị về công tác tổ chức phòng quản trị tài chính tại doanh nghiệp 54

3.2 Công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, nhân viên quản lý TCDN:55 3.3 Kiến nghị về chính sách quản trị tài chính ở tầm vĩ mô 56

3.4 Giải pháp ứng dụng phần mềm KT-FMS 57

3.4.1 Giới thiệu khái quát phần mềm KT-FMS 57

3.4.1.1 Mục đích và phạm vi của phần mềm 57

3.4.1.2 Giới thiệu hệ thống chức năng của phần mềm 58

3.4.1.3 Điều kiện để áp dụng phần mềm KT-FMS 61

3.4.2 Giới thiệu khái quát quy trình thực hiện công tác lập kế hoạch tài chính trên phần mềm KT-FMS 63

3.4.2.1 Phối cảnh tổng thể phần mềm KT-FMS 63

3.4.2.2 Hệ thống dữ liệu cơ sở 64

3.4.2.3 Hệ thống phân tích tài chính 64

3.4.2.4 Hệ thống dự báo tài chính 73

3.4.2.5 Hệ thống lập kế hoạch tài chính 76

3.4.2.6 Công cụ xây dựng chỉ tiêu 76

3.4.3 Hiệu quả mang lại từ phần mềm KT-FMS 77

Kết luận chương III : 82

PHẦN KẾT LUẬNN 83

1 Tóm tắt đề tài : 83

2 Hướng phát triển, mở rộng của đề tài : 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Cơ sở nghiên cứu của đề tài

Từ những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã thực hiện chính sách chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và đặc biệt hơn nữa khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2006, từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu đã chuyển dần sang nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày một cao hơn, ngày càng dựa vào nền tảng của kinh tế tri thức và

xu hướng gắn liền với nền kinh tế toàn cầu

Những sự kiện mang tầm vĩ mô này đã, đang và sẽ tạo ra những xung lực mạnh mẽ với những cơ hội và điều kiện rất thuận lợi cho toàn bộ các ngành nghề trong nền kinh tế phát triển Song như một quy luật tất yếu của quá trình phát triển, hàng loạt vấn đề phức tạp đặt ra cho nền kinh tế thị trường vốn còn non trẻ của Việt Nam, mà nói cụ thể hơn là đặt ra cho các doanh nghiệp những thách thức rất lớn mang tính chất sống còn Nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự thân vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ đào thải bởi quy luật cạnh tranh vô cùng công bằng nhưng cũng đầy khắc nghiệt của cơ chế thị trường

Khi không còn ở trong cái "ao làng" nhỏ bé với sự "đảm bảo, bảo hộ" của nhà nước, không còn hàng ngày đối diện với những gương mặt cạnh tranh quen thuộc, hoà nhã mà giờ đây các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những gương mặt cạnh tranh lạ lẫm và hùng mạnh đến từ nhiều nền kinh tế phát triển hơn hẳn chúng ta Do đó nếu có một sự chuẩn bị chu đáo trong tổ chức và chuyên nghiệp

Trang 11

trong công việc sẽ giúp cho các doanh nghiệp khai thác và phát huy đến mức cao nhất nội lực của bản thân để sẵn sàng "xung trận"

Một doanh nghiệp phát triển và thành công trong kinh doanh bao giờ cũng phải đi kèm với tình hình tài chính vững mạnh và hiệu quả, bởi lẽ để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu, và sử dụng vốn hợp lý đạt hiệu quả cao nhất Và những điều thiết yếu đó chỉ có được trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp

Trong khi đó tại Việt Nam, "Khoảng trống về quản trị tài chính" lại là một vấn đề đáng báo động khi mà ngoại trừ một số doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài còn lại đại đa số doanh nghiệp đều chưa hình thành bộ phận quản trị tài chính Do đó chức năng quản lý tài chính được kiêm nhiệm và không thực sự phát huy được vai trò quan trọng của nó

Để nhằm phân tích những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên và đưa ra giải pháp mang tính khả thi, tôi quyết định nghiên cứu về vấn đề này thông qua đề tài :

"GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH

TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Ở VIỆT NAM"

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu công tác phân tích tài chính, dự báo và lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp Trên cơ sở đó đề tài đưa ra hướng

Trang 12

giải pháp thực hiện tin học hoá công tác lập kế hoạch tài chính phục vụ quản lý tài chính nhằm mục đích giải quyết được những khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải trong việc quản lý tài chính

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài được phát triển dựa trên nền tảng ứng dụng tin học của Công ty cổ phần tin học Khả Thi, phần mềm KT-VAS Phần mềm KT-VAS là một ứng dụng tin học quản lý tài chính kế toán mở rộng với gói kế toán tài chính làm trung tâm và các gói nghiệp vụ hoạt động liên quan

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong 3 gói ứng dụng :

 Hệ thống phân tích tài chính doanh nghiệp

 Hệ thống dự báo tài chính doanh nghiệp

 Hệ thống lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp

Đối tượng hướng đến của đề tài là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì những lý do sau :

 Đây là loại hình doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nhất trong việc quản lý tài chính

 Đây là hướng kinh doanh chiến lược của Công ty, mảng doanh nghiệp này là thị trường rất tiềm năng và rất lớn vì khu vực này không thể ứng dụng một phần mềm nước ngoài với giá quá cao đồng thời mang lại cho Công ty lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường

 Phù hợp và khả thi với phạm vi ứng dụng của đề tài trong giai đoạn đầu phát triển

4 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp nghiên cứu tổng thể : ứng dụng tư duy "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn", trong đó :

Trang 13

 Trực quan sinh động : phân tích chi tiết từng quy trình nghiệp vụ trong phạm vi đề tài đã đề cập

 Tư duy trừu tượng : trừu tượng hoá tất cả quy trình nghiệp vụ chi tiết để đưa về những khái niệm chung nhất, đơn giản nhất bao hàm tất cả nghiệp vụ chuyên môn trong đó Tiến hành chuẩn hoá thông tin và xây dựng mô hình giải pháp quản lý

 Thực tiễn : triển khai mô hình thông tin quản lý thành ứng dụng tin học cụ thể, đối chiếu kết quả của ứng dụng với mục tiêu đề tài đã đề ra để xem xét và đánh giá hiệu quả của ứng dụng

 Các phương pháp nghiên cứu về nghiệp vụ chuyên môn : phương pháp so sánh, tổng hợp số liệu, phương pháp phân tích tỷ số, phương pháp liên hệ cân đối

 Các phương pháp nghiên cứu về ứng dụng tin học : phương pháp mô hình hoá hệ thống, phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng, phương pháp ứng dụng tự phát triễn mô phỏng theo học thuyết tiến hoá của Đắc-uyn

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

 Kế thừa nền tảng tri thức về quản lý tài chính, vận dụng sáng tạo vào điều kiện của các doanh nghiệp ở Việt Nam

 Phân tích, phân loại, kết cấu và mô hình hoá nghiệp vụ chuyên môn trở thành một hệ thống có cấu trúc, hoạt động nhịp nhàng, mang lại hiệu quả

 Áp dụng khả thi công nghệ của thời đại, công nghệ tin học vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang lại những bước đột phá lớn

 Kiểm chứng và hoàn thiện mục tiêu tin học hoá doanh nghiệp

Trang 14

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH, DỰ BÁO, LẬP KẾ

HOẠCH TÀI CHÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA TIN HỌC

1.1 Lý luận về phân tích tài chính

1.1.1 Bản chất của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị, phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ quá trình sản xuất và tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích luỹ vốn

Nội dung của những quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp bao gồm :

 Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và ngân sách nhà nước :

Mối quan hệ kinh tế này được thể hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước theo luật định và ngược lại nhà nước cũng có sự tài trợ về mặt tài chính cho các doanh nghiệp để thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của mình

 Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và thị trường :

Kinh tế thị trường có đặc trưng cơ bản là mọi quan hệ kinh tế đều được thực thi thông qua hệ thống thị trường : thị trường hàng hoá, thị trường tiền tệ,

… và doanh nghiệp là người kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp không thể tách rời hoạt động của thị trường Doanh nghiệp vừa là người mua các yếu tố đầu vào từ thị trường để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của mình,

Trang 15

đồng thời cũng là người bán những sản phẩm hàng hoá do mình tạo ra trên thị trường Ngoài ra doanh nghiệp cũng tham gia huy động, mua bán các nguồn tài chính nhàn rỗi của xã hội

 Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp gồm :

Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với phòng ban, phân xưởng, đội nhóm sản xuất trong các việc như thanh toán, tạm ứng …

Quan hệ giữa doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên trong quá trình phân phối thu nhập cho người lao động dưới hình thức tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt

Quan hệ thanh toán, cấp phát, điều hoà vốn giữa các đơn vị trực thuộc với tổng công ty

1.1.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp có 3 vai trò sau :

 Vai trò huy động, khai thác nguồn tài chính nhằm đảm bảo nhu cầu kinh

doanh của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng vốn mang lại hiệu quả cao nhất

 Vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh Thu nhập

bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối, bù đắp các khoản chi phí bỏ ra như hao mòn tài sản thiết bị, trả lương nhân công, mua nguyên vật liệu để tiếp tục chu kỳ sản xuất mới, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước

Phần còn lại doanh nghiệp dùng để hình thành các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn hoặc chi trả cổ tức Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp là quá trình phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn liền với những đặc điểm đặc thù của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hình thức sở hữu của doanh nghiệp

Trang 16

Ngoài ra nếu biết vận dụng sáng tạo các chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp sẽ làm cho tài chính doanh nghiệp trở thành đòn bẩy kinh tế có tác dụng trong việc tạo ra những động lực kinh tế kích thích nguồn vốn tích luỹ cũng như đầu tư và kích thích tiêu dùng xã hội

 Vai trò là công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp Công việc kiểm tra được thực hiện bằng tiền và tiến hành thường

xuyên, liên tục thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính như chỉ tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu về các nguồn tài chính … Với kết quả từ việc phân tích trên, doanh nghiệp có được một nguồn

tư liệu vô cùng có giá trị để đưa ra các quyết định, giải pháp kịp thời nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh cũng như làm hiệu quả hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.3 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính là quá trình tìm hiểu, phân tích, đánh giá các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính của doanh nghiệp được phản ảnh trên các báo cáo tài chính đồng thời dự kiến những gì có thể xảy ra Trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp để khắc phục những điểm yếu và tận dụng triệt để những điểm mạnh

Một cách tường minh hơn, công việc phân tích tài chính là "đọc các con số trên các báo cáo tài chính bằng chữ" giúp người chủ doanh nghiệp có thể nắm

bắt bao quát được tình hình tài chính của mình và các ảnh hưởng, tác động có thể xảy ra trong chu kỳ hoạt động kinh doanh sắp tới của mình

Trang 17

1.1.4 Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều tác động đến tài chính của doanh nghiệp, và ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu cũng đều có tác động thúc đẩy hay kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh Vì thế công tác phân tích tài chính giữ vai trò đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa :

 Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn Từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp ngày càng vững mạnh trong hoạt động tài chính của mình

 Phân tích tài chính là công cụ không thể thiếu để phục vụ cho công tác quản lý của cấp trên, các cơ quan nhà nước, tài chính, ngân hàng … như đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách, xem xét việc cho vay vốn …

1.1.5 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp

Ngoài ý nghĩa kiểm tra, đánh giá và dự kiến các vấn đề về tài chính của doanh nghiệp, Phân tích tài chính doanh nghiệp còn để đáp ứng nhu cầu về thông tin của nhiều đối tượng khác nhau quan tâm đến nhiều khía cạnh khác nhau về tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho những mục đích của mình

 Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: phân tích tài chính nhằm các mục tiêu

 Tạo thành các chu kỳ đánh giá liên tục về các hoạt động kinh doanh trong quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính … của doanh nghiệp

Trang 18

 Định hướng các quyết định của Ban giám đốc: quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức, cổ phần,

 Là cơ sở cho các dự báo tài chính

 Là công cụ kiểm soát các hoạt động quản lý

 Đối với chủ sở hữu : quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, mức độ đảm bảo của tiền vốn bỏ ra Thông qua kết quả của việc phân tích đánh giá tình hình tài chính giúp họ nắm được hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng điều hành hoạt động của các nhà quản lý để có những quyết định về nhân sự cũng như về phân phối các nguồn vốn kinh doanh

 Đối với chủ nợ : điều họ quan tâm là khả năng trả nợ của doanh nghiệp Vì vậy họ chú ý đến tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng như lượng vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá doanh nghiệp có khả năng trả nợ được không trước khi tiến hành các phương án cho vay

 Đối với nhà đầu tư tiềm năng : họ quan tâm đến sự an toàn của vốn đầu tư, khả năng sinh lời, thời gian hoàn vốn Để có được những thông tin đó, họ cần có kết quả phân tích về tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp Khi đó họ mới có quyết định đầu từ vào doanh nghiệp hay không, phương án đầu tư như thế nào

 Đối với cơ quan chức năng : thông qua thông tin trên các báo cáo tài chính để xác định các khoản nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước Ngoài ra những kết quả của phân tích tài chính cũng phục vụ cho công tác thống kê, tổng hợp, phân tích các chỉ tiêu ngành, liên ngành

Trang 19

1.1.6 Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.6.1 Tài liệu phân tích tài chính

 Bảng cân đối kế toán : là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng

quát toàn bộ giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hình thức tiền tệ vào một thời điểm nhất định

 Căn cứ theo quy định tại chuẩn mực số 21 "Trình bày báo cáo tài chính" và kết cấu được qui định theo mẫu số B 01 - DN kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/03/2006 Bảng cân đối kế toán phản ánh 2 phần thông tin : phần tài sản và phần nguồn vốn

Hình 1.1 : Cấu trúc bảng cân đối kế toán

(tham khảo mẫu chi tiết tại phụ lục 1) (Tổng hợp theo cấu trúc của bảng cân đối kế toán, mẫu số B 01 - DN, QĐ số 15/2006/QĐ-BTC)

 Bên tài sản phản ánh quy mô, kết cấu các tài sản của doanh nghiệp đang tồn tại dưới mọi hình thức, nó cho biết tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ nguồn nào

 Bên nguồn vốn phản ánh nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp, nó cho biết từ những nguồn vốn nào doanh nghiệp có được những tài sản đã trình bày trong phần tài sản

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh : là báo cáo tài chính tổng hợp,

phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ, chi tiết theo hoạt động

 Căn cứ theo quy định tại chuẩn mực số 21 "Trình bày báo cáo tài chính", Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được sắp xếp theo kết cấu qui định tại mẫu số B 02 - DN kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày

Trang 20

20/03/2006 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh các phần thông tin sau : hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác, lợi nhuận kế toán, thuế thu nhập doanh nghiệp

Hình 1.2 : Cấu trúc bảng kết quả hoạt động kinh doanh gồm các phần chính sau :

(tham khảo mẫu chi tiết tại phụ lục 2) (Tổng hợp theo cấu trúc của bảng kết quả kinh doanh, mẫu số B 02-DN,QĐ số 15/2006/QĐ -BTC)

 Phần 1 : phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của kỳ trước, phát sinh của kỳ báo cáo và số luỹ kế từ đầu năm đến kỳ báo cáo

 Phần 2 : phản ánh kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp

 Phần 3 : phản ánh kết quả hoạt động bất thường của doanh nghiệp

 Phần 4 : phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh toàn doanh nghiệp, nghĩa vụ nộp thuế thu nhập và lợi nhuận còn lại

 Phần 5 : phản ánh lãi trên cổ phiếu mà mỗi cổ đông nhận được trong kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ : là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh

việc hình thành và sử dụng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp

Trang 21

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh đầy đủ các dòng thu và chi tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp trong một niên độ kế toán Nó cung cấp thông tin về những dòng tiền vào, ra của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định

 Căn cứ theo qui định quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được cấu trúc theo mẫu số B 03-DN bao gồm 3 phần thông tin chính :

o Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

o Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

o Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

(tham khảo mẫu chi tiết tại phụ lục 3)

1.1.6.2 Phương pháp phân tích tài chính

 Phân tích theo chiều ngang : phân tích chiều ngang các báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian và nó cũng làm nổi bật tình hình đặc điểm về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian

 Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính, từ đó đánh giá tình hình tài chính Đánh giá đi từ tổng quát đến chi tiết, sau khi đánh giá ta liên kết các thông tin để đánh giá, dự kiến các khả năng và rủi ro có thể xảy ra, nhận ra những khoản mục nào có biến động để tập trung phân tích nguyên nhân

 Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối hoặc bằng số tương đương

o Số tuyệt đối : Y = Y1 - Y0

Y1 : giá trị của chỉ tiêu phân tích

Trang 22

Y0 : giá trị của chỉ tiêu gốc

o Số tương đối : T = Y1/Y0 * 100%

 Phân tích xu hướng : phương pháp này cho phép xem xét xu hướng biến

động qua thời gian để đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp Phương pháp này được dùng để so sánh một sự kiện kéo dài trong nhiều năm Đây là thông tin rất cần thiết cho nhà quản lý cũng như nhà đầu tư

 Phân tích theo chiều dọc (theo qui mô chung) : với báo cáo qui mô chung, từng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%

 Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối kết cấu phân tích theo chiều dọc giúp chúng ta đưa tất cả các khoản mục về một điều kiện so sánh Từ đó ta dễ dàng nhận xét được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm như thế nào

 Phân tích các chỉ số tài chính : việc phân tích này cho biết mối quan hệ

giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, giúp chúng ta hiểu rõ hơn bản chất và khuynh hướng tài chính của doanh nghiệp Các nhóm chỉ số tài chính bao gồm :

 Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính

 Nhóm chỉ tiêu về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

 Nhóm chỉ tiêu về khả năng luân chuyển vốn của doanh nghiệp

 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời

 Nhóm chỉ tiêu về giá thị trường

 Phương pháp liên hệ cân đối : khi tiến hành phân tích chúng ta cần chú

ý đến những mối quan hệ, tính cân đối cần thiết trong quản lý tài chính ở

Trang 23

từng thời kỳ, từng doanh nghiệp, từng hoàn cảnh kinh tế cụ thể, không nên quá chú trọng vào lý thuyết làm cho việc phân tích trở nên tản mạn và không hữu ích

1.1.6.3 Nội dung cơ bản phân tích tài chính

Phân tích khái quát tình hình tài chính : sẽ cung cấp một cách tổng quát

về tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan Kết quả phân tích này cho phép nhà quản lý thấy được hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh Công tác này phân tích các khía cạnh sau :

 Phân tích khái quát sự biến động của tài sản và nguồn vốn

 Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn

Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán : mục đích của

việc phân tích này là để đánh giá tính hợp lý về biến động của khoản phải thu và phải trả giúp nhà quản lý có những nhận định chính xác hơn về thực trạng tài chính Từ kết quả đó, tìm ra những nguyên nhân của vấn đề làm ngưng trệ các khoản thanh toán hoặc có thể khai thác được khả năng tiềm tàng giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình tài chính, nó có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Thông qua các tỷ số phản ánh tình hình biến động khoản phải thu, khoản phải trả, khả năng thanh toán trong ngắn dài hạn sẽ cung cấp thông tin về khả năng trang trải các khoản nợ hay không và mức độ đảm bảo khả năng thanh toán của

doanh nghiệp như thế nào

 Phân tích khả năng sinh lời : đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng

là lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính tổng hợp, phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ

Trang 24

thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp Do vậy lợi nhuận luôn là chỉ tiêu được quan tâm hàng đầu của mọi đối tượng có mối quan hệ với doanh nghiệp

 Phân tích khả năng luân chuyển vốn : luân chuyển vốn là một vấn đề

rất quan trọng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Việc phân tích khả năng luân chuyển vốn giúp nhà quản lý đánh giá được chất lượng công tác quản lý vốn có hiệu quả hay không, từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty

 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh : thông qua các chỉ tiêu phân

tích sau để đánh giá những mối tương quan trong việc tạo ra lợi nhuận, xác định từ hệ số ảnh hưởng của từng nhân tố, nhằm đánh giá chính sách tài chính đã áp dụng mang lại hiệu quả như thế nào, cần khắc phục và cải tiến

gì trong kỳ hoạt động kinh doanh tiếp theo :

 Tình hình biến động của giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

 Hiệu quả sử dụng chi phí

 Aûnh hưởng của hoạt động tài chính lên tổng lợi nhuận

 Aûnh hưởng của hoạt động khác lên tổng lợi nhuận

1.2 Lý luận về dự báo tài chính

1.2.1 Khái niệm về dự báo tài chính

Đây là giai đoạn cuối cùng của công tác phân tích tài chính và tiền kế hoạch tài chính Dự báo tài chính dựa trên 2 nguồn thông tin chính, thông tin tích luỹ từ hệ thống và thông tin biến động của thị trường trong tương lai mà nhà quản lý có thể cảm nhận được Công việc dự báo không có một quy tắc chuẩn hoá nào, nó hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 25

cũng như khả năng kinh nghiệm của nhà quản lý Thông thường thì dự báo tài chính tập trung vào các vấn đề sau :

 Dự báo về doanh thu : dự báo tình hình biến động của các nhân tố tác động đến doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong tương lai

 Dự báo về giá vốn hàng bán : dự báo tình hình biến động của các nhân tố đầu vào tác động đến giá vốn hàng bán

 Dự báo về chi phí hoạt động : dự báo tình hình biến động của các nhân tố tác động đến các khoản chi phí phục vụ hoạt động của doanh nghiệp

 Dự báo nguồn tài chính : dự báo tình hình biến động của các nhân tố đến cấu trúc của nguồn tài chính của doanh nghiệp

 Dự báo về nguồn nhân lực : dự báo tình hình biến động của các nhân tố tác động đến nguồn nhân lực

 Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự thiết lập cho riêng mình những tiêu chí dự báo phù hợp và chính xác với tình hình hoạt động của mình hơn

1.2.2 Phương pháp dự báo

 Mô hình hồi qui theo phương pháp bình phương bé nhất : đây là

phương pháp toán học vận dụng trong phân tích kinh tế, giúp chúng ta biết được xu hướng biến động của các khoản mục, chỉ số qua các năm và đồng thời nó còn phục vụ cho công tác dự báo số liệu tương lai

 Dự báo theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu : đặt những dự báo trong

mối quan hệ với doanh thu dự kiến trong tương lai

Đây là phương pháp đơn giản cho phép dự báo hầu hết các biến số tài chính quan trọng

Trang 26

 Dự báo cảm tính : căn cứ vào những dự báo về những thay đổi của thị

trường trong tương lai và bằng cảm tính, kinh nghiệm ta ước đoán mức độ thay đổi của các khoản mục trong những năm tiếp theo

1.3 Lý luận về lập kế hoạch tài chính

1.3.1 Khái niệm về kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính là một phần không thể thiếu và mang tính then chốt trong một Bản kế hoạch kinh doanh được thiết kế gồm các mục sau :

Kế hoạch kinh doanh - Business Plan :

 Phần A Phát biểu về sứ mệnh (Mission Statement)

 Phần B Đội ngũ điều hành (The Team)

 Phần C Tóm lược về thị trường (Market Summary)

 Phần D Cơ hội (Opportunities)

 Phần E Quan điểm kinh doanh (Business Concept)

 Phần F Cạnh tranh (Competition)

 Phần G Mục đích và mục tiêu (Goals & Objectives)

 Phần H Kế hoạch tài chính (Financial Plan)

 Phần I Các yêu cầu về nguồn lực (Resource Requirements)

 Phần J Rủi ro và tưởng thưởng (Risk & Rewards)

 Phần K Những vấn đề chính (Key Issues)

Kế hoạch tài chính là một quá trình chuyển hoá những chiến lược, những tham vọng kinh doanh, những cơ hội và thách thức cạnh tranh của doanh nghiệp thành những con số cụ thể và đưa ra một bộ hồ sơ tổng hợp các dự kiến về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai

Trang 27

1.3.2 Ý nghĩa của việc lập kế hoạch tài chính

 Kế hoạch tài chính giúp nhà quản lý tổng hợp toàn bộ kế hoạch kinh doanh mà họ đã phác thảo ra, trên cơ sở đó cụ thể hoá cho những năm hoạt động tiếp theo của doanh nghiệp dưới dạng tiền trong một thời kỳ

 Một bản kế hoạch tài chính hiệu quả sẽ tác động trực tiếp đến biện pháp và phương thức doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư để phát triển một dự án kinh doanh đồng thời quyết định mọi chiến lược hoạt động của công ty trong sản xuất, phân phối sản phẩm và lĩnh vực quản lý nhân lực

 Lập kế hoạch tài chính cho phép quyết định lượng nguyên liệu thô doanh nghiệp có thể mua, sản phẩm công ty có thể sản xuất, khả năng công ty có thể tiếp thị, quảng bá và bán ra thị trường

 Khi có kế hoạch tài chính, nhà quản lý sẽ xác định được nguồn tài nguyên mà doanh nghiệp cần như nguồn nhân lực, nguồn vốn, tài sản thiết bị

1.3.3 Nội dung cơ bản của việc lập kế hoạch tài chính

Xác lập các giả thuyết : thiết lập các giả định cho một hoặc nhiều các chỉ

tiêu trong hệ thống chỉ tiêu tài chính tạo nên kế hoạch tài chính Đây là công việc người lập kế hoạch cần lưu ý và thực hiện nhằm tạo ra một phạm vi định khung cho một kế hoạch tài chính được tường minh Khi các giả thuyết thay đổi thì kết quả của kế hoạch tài chính cũng thay đổi theo, nếu không thực hiện lập 'hàng rào' thì có thể có những thay đổi của nhiều tiêu chí khác nhau ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính mà ta không kiểm soát được

Xác định mục tiêu : xác lập mục tiêu của doanh nghiệp trong tương lai Kỳ

vọng của doanh nghiệp là lợi nhuận, là doanh thu, là chi phí, là vốn ngắn hạn, là nợ ngắn hạn hoặc là một tập hợp các chỉ tiêu Doanh nghiệp phải xác định một cơ cấu kỳ vọng tạo nên một tập hợp chỉ tiêu hình thành mục tiêu của doanh

Trang 28

nghiệp Mục tiêu của doanh nghiệp được chia làm hai loại, mục tiêu bất biến và mục tiêu khả biến

Xây dựng kế hoạch : dựa vào kết quả của phân tích tài chính, dự báo tài

chính, cộng với bộ khung giới hạn của các chỉ tiêu được xác lập Mô hình kế hoạch tài chính sẽ được thành lập bao gồm các phần sau :

 Kế hoạch doanh thu

 Kế hoạch chi phí tổng thể

 Kế hoạch tiền lương

 Kế hoạch mua trang thiết bị tài sản

 Bảng kết quả kinh doanh

 Bảng cân đối kế toán

 Bảng luân chuyển tiền mặt

 Bảng tổng hợp kế hoạch tài chính giai đoạn ( - )

Điều chỉnh kế hoạch : kế hoạch tài chính dựa trên những dự báo khoa học,

tuy nhiên thực tế xảy ra có thể khác nhiều so với dự báo, đặc biệt là các dự báo dài hạn Vì thế khi những dự báo xa rời thực tế đòi hỏi phải điều chỉnh kế hoạch theo tình hình mới Người lập có thể linh hoạt hiệu chỉnh các giả thuyết, các mục tiêu khả biến, việc hiệu chỉnh này sẽ làm thay đổi một phần hoặc toàn bộ kế hoạch và tạo ra một phiên bản kế hoạch tài chính mới Công việc lập kế hoạch có thể diễn ra liên tục theo vòng lặp cho tới khi người lập kế hoạch thoả mãn các kết quả của phiên bản kế hoạch cuối cùng

1.4 Vai trò của tin học phục vụ cho công tác quản trị tài chính

1.4.1 Vai trò của tin học hoá phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp

Tại hội thảo ứng dụng CNTT - TT trong doanh nghiệp nhỏ và vừa lần thứ nhất được tổ chức tại Tp HCM, ông Robert C Gray, Phó chủ tịch nghiên cứu,

Trang 29

Công ty dữ liệu quốc tế IDC nhận xét : "Ứng dụng CNTT sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng với các cơ hội kinh doanh như nhau là như nhau giữa doanh nghiệp, không phân biệt lớn nhỏ."

 Trước đây cách mạng công nhiệp diễn ra do những biến đổi về sản xuất và kinh tế giao thông, còn bây giờ là cuộc cách mạng được tạo ra bởi những thay đổi về điều phối Và vì ứng dụng quan trọng nhất của tin học hoá là thực hiện nhiệm vụ điều phối, do đó vai trò trung tâm của CNTT-TT là điều phối, điều phối là chức năng cơ bản của quản lý

 Với CNTT-TT, công ty và các tổ chức có thể được kết nối từ những đơn vị rời rạc về địa lý hoặc từ những công đoạn sản xuất tại các vị trí khác nhau Các công đoạn sản xuất hoặc các đơn vị của công ty sẽ dễ dàng được bố trí ở những nơi có điều kiện thuận lợi về lao động

 CNTT-TT giúp các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh dễ dàng hơn từ việc thiết kế sản phẩm cho đến sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng khả năng kết nối với các nhà cung cấp cũng như giữ và mở rộng công việc tìm kiếm khách hàng mới Việc hỗ trợ 24x7 và cung cấp thông tin mọi lúc mọi nơi sẽ cải

thiện rất đáng kể kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

 Ứng dụng CNTT-TT giúp giảm chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian chỉ là một phần nhỏ trong lợi ích của nó mà vấn đề lớn hơn nó có thể mang lại là nó cho phép cập nhật thông tin liên tục giúp các cấp lãnh đạo có đầy đủ thông tin

là cơ sở để ra quyết định đúng đắn, tăng hiệu quả kinh doanh

1.4.2 Giải pháp tin học RUP, cách thức tiếp cận tin học cho doanh nghiệp RUP là ký hiệu viết tắt của giải pháp Rational Unified Process, là qui

trình phần mềm được phát triển bởi hãng Rational, là chi nhánh thứ năm của IBM sau Websphere, Tivoli, DB2 và Lotus

Trang 30

Hình 1.3 Giới thiệu giải pháp RUP

 Ưu điểm của RUP :

 Là một qui trình công nghệ phần mềm hoàn chỉnh

 Là một sản phẩm tiến trình

 Hỗ trợ tăng năng suất làm việc nhóm

 Tạo, duy trì và quản lý các loại mô hình

 Được hỗ trợ bởi nhiều công cụ phát triển phần mềm

 Là một tiến trình có thể tuỳ biến

 Nắm bắt nhiều kinh nghiệm thực tế tốt nhất ("best practises")

 Điểm khác biệt của RUP so với các cách thức phát triển khác :

 RUP là qui trình hướng chức năng hệ thống

 RUP tập trung vào kiến trúc phần mềm

 RUP là qui trình lặp và tăng trưởng từng bước

Trang 31

 Hiệu quả của việc ứng dụng giảp pháp RUP

Hình 1.4 Hiệu quả của việc ứng dụng RUP

Bảng 1.1 Liệt kê các vấn đề được giải quyết từ RUP

Ứng dụng

RUP

Không đủ các yêu cầu

Nhận và khuyến khích các feedback từ người dùng

Trao đổi thông tin

mơ hồ

Các hiểu lầm nghiêm được làm rõ sớm

Độ phức tạp quá cao Tập trung phát triển các khái niệm chứa

nhiều rủi ro trước Đánh giá chủ quan Đánh giá khách quan thông qua qui trình

kiểm tra (testing) Các mâu thuẩn

không được phát hiện

Mâu thuẩn được phát hiện sớm

Kiểm chứng kém Bắt đầu kiểm tra sớm sẽ nâng cao hiệu quả

kiểm chứng Qui trình lặp

Qui trình thác nước Các rủi ro được xác định và giải quyết sớm

Trang 32

Thiết kế các yêu cầu Xây dựng trong quản lý yêu cầu cách tiếp

cận kỷ luật Trao đổi thông tin

không được phát hiện

Mâu thuẩn dễ phát hiện

Quản trị các

yêu cầu

Kiểm chứng kém Đánh giá khách quan các chức năng và hiệu

năng Kiến trúc kém bền Các thành phần dễ tạo ra các kiến trúc đàn

hồi Quá phức tạp Tái sử dụng các quy chuẩn trong ứng dụng,

tính đơn thể cho phép phân tích vấn đề phức tạp thành các vấn đề đơn giản hơn

Trang 33

Quá phức tạp Các chi tiết không cần thiết được che dấu

khi cần Các mâu thuẩn

không được phát hiện

Các thiết kế tường minh chỉ ra các mâu thuẩn dễ dàng

Đánh giá chủ quan Testing đánh giá khách quan về trạng thái

dự án Các mâu thuẩn

không được phát hiện

Đánh giá khách quan triệt tiêu các mâu thuẩn sớm

Kiểm định

chất lượng

Test kém Tìm thấy sai sót kịp thời và chi phí sửa chữa

thấp Thiếu yêu cầu Sơ đồ các thay đổi yêu cầu được xác định và

lặp đi lặp lại Thông tin mơ hồ Các yêu cầu thay đổi làm cho thông tin trao

đổi rõ ràng Quá phức tạp Vùng làm việc biệt lập giảm trở ngại do làm

việc song song Đánh giá chủ quan Thống kê về mức độ thay đổi là độ đo tốt

nhất cho các đánh giá khách quan về trạng thái dự án

Mâu thuẩn chưa được xác định

Vùng làm việc chứa tất cả công cụ để tạo sự nhất quán

Kiểm soát các

thay đổi trong

Trang 34

Tổng kết các hiệu quả từ RUP sẽ giúp doanh nghiệp ứng dụng giải pháp tin

học đáp ứng các mục tiêu sau :

 Đúng thời hạn

 Bảo đảm ngân sách

 Thoả mãn nhu cầu người dùng

Kết luận chương I

Trong chương I, luận văn đã trình bày khái quát những lý luận về công tác phân tích tài chính, lập kế hoạch tài chính, công tác tin học hoá phục vụ cho việc thực hành nghiệp vụ quản lý tài chính tại doanh nghiệp

Phần thực trạng về quản lý tài chính tại DNNVV và những khó khăn vướng mắc khi ứng dụng CNTT sẽ được trình bày trong chương II

Trang 35

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH

HÌNH TÀI CHÍNH, LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH

NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

2.1.1 Tình hình doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, lao động và doanh thu

Theo tiêu chí của Ngân hàng thế giới (World Bank,WB) thì doanh nghiệp nhỏ và vừa được chia thành 3 loại dựa vào quy mô hoạt động :

Doanh nghiệp siêu nhỏ : là doanh nghiệp có số lao động dưới 10 người

Doanh nghiệp nhỏ : là doanh nghiệp có số lao động từ 10 đến dưới 50

Nghị định 90/2001/CP ra đời như một luồng gió mới làm thức tỉnh hoạt động của DNNVV, các doanh nghiệp này đã phát triển một cách nhanh chóng, từng bước khẳng định vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế đất nước

Trang 36

Bảng 2.1 sẽ cho chúng ta thấy thực trạng về số lượng DNNVV đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hằng năm

Đvt : Doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhà nước 5.355 5.364 4.845 4.596 4.086 Doanh nghiệp ngoài nhà nước 44.314 55.236 64.526 84.003 105.169 Doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài

2.001 2.308 2.641 3.256 3.697

(Nguồn : Tổng cục thống kê)

 Xét theo số lượng :

 DNNN trung bình mỗi năm giảm hơn 300 doanh nghiệp, tương đương 5.76%/năm

 DN ngoài nhà nước trung bình mỗi năm tăng gần 19.500 doanh nghiệp, tương đương 18.15%/năm

 DN có vốn đầu tư nước ngoài trung bình mỗi năm tăng gần 490 doanh nghiệp, tương đương 12.72%/năm

 Xét theo cơ cấu :

 DNNN có tỷ trọng giảm từ 10.36% trong năm 2001 xuống còn 3.6% trong năm 2005

 DN ngoài nhà nước có tỷ trọng tăng từ 85.76% trong năm 2001 lên tới 93.11% trong năm 2005

 DN có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng giảm từ 3.88% trong năm 2001 xuống còn 3.29% trong năm 2005

Trang 37

Đồ thị 2.1 : biểu diễn thành phần của DNNVV năm 2001 và 2005

Xét tổng thể :

 DNNVV chiếm 99% trong tổng số doanh nghiệp

 DNNVV chiếm 25% tổng đầu tư xã hội

 DNNVV chiếm 77% lực lượng lao động phi nông nghiệp

 Ngoài ra các DNNVV còn đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách quốc gia và chi phối hầu hết của hoạt động phân phối của cả nước, chiếm tỷ trọng khoảng 70 - 80%

Đồ thị 2.2 : biểu diễn tỷ lệ đóng góp của DNNVV

Tỷ lệ đóng góp của DNVVN

Tong, 100%So luong, 99

Trang 38

2.1.2 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

 Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế : các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp vì thế doanh nghiệp nhỏ và vừa có đóng góp đáng kể trong tổng sản lượng và tạo công ăn việc làm

cho người lao động

 Giữ vai trò ổn định nền kinh tế : ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định Vì thế doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh

tế

 Làm cho nền kinh tế năng động : doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ

nên dễ điều chỉnh hoạt động (xét về mặt lý thuyết)

 Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng : doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng

để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh

 Là trụ cột của nền kinh tế địa phương : nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu

ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm tại các địa phương

2.1.3 Những khó khăn chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt nam

Dù đóng một vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế nhưng thực trạng trong các doanh nghiệp này thì mang lại nhiều điều lo lắng và bất cập trong hệ thống tổ chức cũng như công tác thực hiện tại các doanh nghiệp Theo quy định của WTO, Việt Nam phải mở cửa thị trường bán lẻ cho các nhà phân phối nước ngoài, khi đó với quy mô lớn, mạng lưới phân phối toàn cầu và tính chuyên

Trang 39

nghiệp cao, các công ty nườc ngoài sẽ là đối thủ lớn, đe dọa sự tồn tại của nhiều DNNVV của Việt Nam

Các doanh nghiệp khi mới thành lập hầu hết đều có quy mô nhỏ, sau một thời gian hoạt động có thể sẽ phát triển và lớn dần lên nhường chỗ cho các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập khác, quá trình cứ thế tiếp diễn Tuy nhiên hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn để phát triển, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO

Một số vấn đề khó khăn chung tại DNNVV :

 Vấn đề trước tiên được đặt ra là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang rất khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn do phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa hiểu rõ cơ chế tín dụng của Ngân hàng thương mại, tâm lý sợ thủ tục rườm rà khó khăn

 Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đang rất khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực khác như đất đai, công nghệ và các dịch vụ hỗ trợ phát triển Cùng với đó là những trở ngại trong quá trình cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng với nhiều rào cản thuế quan và phi thuế quan của các thị trường lớn

 Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường thiếu các kênh marketing nên hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường địa phương dựa vào mạng lưới các mối quan hệ cá nhân

 Hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu, khoảng 20 năm trong ngành điện tử, cơ khí, dệt may Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị của Việt nam chỉ ở mức 5-7% so với mức trung bình 20% của thế giới Việc này làm tăng chi phí đầu vào, chất lượng sản phẩm giảm, giá thành cao, năng suất thấp

Trang 40

 Vấn đề nguồn nhân lực cũng là một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện đang gặp phải Tại TP.HCM theo khảo sát của Trung Tâm Hỗ Trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì tại TP.HCM, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ có 5,1% lao động có trình độ đại học Theo số liệu thống kê của Cục Phát Triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư) với sự tham gia của hơn 63 nghìn doanh nghiệp tại 30 tỉnh thành phía bắc cho thấy có đến 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó có 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp Cụ thể, số người là tiến sĩ chỉ chiếm 0,66%, thạc sĩ là 2,33%, đã tốt nghiệp đại học là 37,82%, tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%, tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp ngay cả những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp

 DNNVV cũng rất khó khăn trong việc tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗ trợ, một phần do chất lượng nguồn nhân lực thấp, hạn chế về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ Ngoài ra việc đầu tư cho hệ thống thông tin thấp, không thể theo kịp diễn biến của thị trường Vì thế, có nhiều quyết định kinh doanh được đưa ra chỉ dựa vào kinh nghiệm và phán đoán cảm tính, đều này dẫn đến nguy

cơ rủi ro rất lớn trước áp lực cạnh tranh quốc tế

2.2 Công tác lập kế hoạch tài chính của các DN trong thời kỳ bao cấp

2.2.1 Sơ lược về tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1975 - 1986

Thời kỳ bao cấp là tên gọi thường được sử dụng tại Việt Nam để nói đến một giai đoạn 1975 - 1986, giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung (Centrally Planed Economy - CPE) Sau khi

Ngày đăng: 30/03/2013, 16:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Trần Ngọc Thơ, Vũ Việt Quảng (2007), Lập mô hình tài chính, Mô hình lập kế hoạch tài chính và định giá doanh nghiệp, pp. 231-253Tieáng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình lập kế hoạch tài chính và định giá doanh nghiệp
Tác giả: Trần Ngọc Thơ, Vũ Việt Quảng
Năm: 2007
1. Baker Sue, Huyton Jeremy, Bradley Pam (2000), Principles of Hotel Front Office Operations, Front office accounting, pp. 163-185 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Front office accounting
Tác giả: Baker Sue, Huyton Jeremy, Bradley Pam
Năm: 2000
2. Cooper DR, Schindler PS (2003), Business Research Method, Analysis and Presentation Data, pp 452-703 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Analysis and Presentation Data
Tác giả: Cooper DR, Schindler PS
Năm: 2003
3. Hilton RW, Maher MW, Selto FH (2006), Cost Management, Budgeting and Financial Planning, pp. 594-645 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Budgeting and Financial Planning
Tác giả: Hilton RW, Maher MW, Selto FH
Năm: 2006
1. Huỳnh Thái Bảo (2002), Quản trị tài chính doanh nghiệp Khác
2. Chế độ kế toán doanh nghiệp, Bộ tài chính (2006), Quyển 2 - Báo cáo tài chính, chứng từ và sổ kế toán, sơ đồ kế toán Khác
3. Dương Anh Đức (2001), Giới thiệu Rational Unified Process 4. Vương Quân Hoàng, Khung kế hoạch tài chính Khác
5. Nguyễn Minh Kiều (2003), Phân tích tài chính Khác
6. Bùi Hữu Phước, Lê Thị Lanh, Lại Tiến Dĩnh, Phan Thị Nhi Hiếu (2008), Tài chớnh doanh nghieọp Khác
7. Trần Ngọc Thơ (2007), Tài chính doanh nghiệp hiện đại Khác
4. Jagels MG, Coltman MM, Hospitality Management Accounting, Eight Edition Khác
5. Norman RJ (1996), Object-Oriented System Analysis and Design Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2 : Cấu trúc bảng kết quả hoạt động kinh doanh gồm các phần chính sau :   - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Hình 1.2 Cấu trúc bảng kết quả hoạt động kinh doanh gồm các phần chính sau : (Trang 20)
Hình 1.3 Giới thiệu giải pháp RUP - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Hình 1.3 Giới thiệu giải pháp RUP (Trang 30)
Hình 1.3 Giới thiệu giải pháp RUP - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Hình 1.3 Giới thiệu giải pháp RUP (Trang 30)
Hình 1.4 Hiệu quả của việc ứng dụng RUP - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Hình 1.4 Hiệu quả của việc ứng dụng RUP (Trang 31)
Bảng 1.1 Liệt kê các vấn đề được giải quyết từ RUP - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Bảng 1.1 Liệt kê các vấn đề được giải quyết từ RUP (Trang 31)
Bảng 1.1 Liệt kê các vấn đề được giải quyết từ RUP - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Bảng 1.1 Liệt kê các vấn đề được giải quyết từ RUP (Trang 31)
Mô hình hoá trực quan   - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
h ình hoá trực quan (Trang 32)
Các mô hình nắm bắt tường minh các thiết kế   - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
c mô hình nắm bắt tường minh các thiết kế (Trang 32)
Bảng 2.1 sẽ cho chúng ta thấy thực trạng về số lượng DNNVV đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hằng năm - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Bảng 2.1 sẽ cho chúng ta thấy thực trạng về số lượng DNNVV đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hằng năm (Trang 36)
Đồ thị 2.2 : biểu diễn tỷ lệ đóng góp của DNNVV - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
th ị 2.2 : biểu diễn tỷ lệ đóng góp của DNNVV (Trang 37)
Đồ thị 2.1 : biểu diễn thành phần của DNNVV năm 2001 và 2005 - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
th ị 2.1 : biểu diễn thành phần của DNNVV năm 2001 và 2005 (Trang 37)
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức tại DNNVV hiện nay - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức tại DNNVV hiện nay (Trang 54)
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức tại DNNVV hiện nay - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức tại DNNVV hiện nay (Trang 54)
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức mới tại DNNVV - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức mới tại DNNVV (Trang 55)
Sơ đồ mới có thể như sau : - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Sơ đồ m ới có thể như sau : (Trang 55)
Dưới đây là mô hình tổng thể hệ thống KT-FMS phản ánh các chức năng vừa trình bày ở trên - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
i đây là mô hình tổng thể hệ thống KT-FMS phản ánh các chức năng vừa trình bày ở trên (Trang 60)
Hình 3.3 : Sơ đồ giải pháp KT-FMS - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Hình 3.3 Sơ đồ giải pháp KT-FMS (Trang 60)
Hình 3.5 Giao diện chính của KT-FMS - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Hình 3.5 Giao diện chính của KT-FMS (Trang 63)
Hỡnh 3.5 Giao dieọn chớnh cuỷa KT-FMS - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
nh 3.5 Giao dieọn chớnh cuỷa KT-FMS (Trang 63)
 Truy xuất bảng cân đối kế toán - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
ruy xuất bảng cân đối kế toán (Trang 64)
Hình 3.8 : Sơ đồ nghiệp vụ phân tích khái quát tình hình tài chính - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Hình 3.8 Sơ đồ nghiệp vụ phân tích khái quát tình hình tài chính (Trang 65)
 Chức năng "Đánh giá khái quát tình hình tài chính", phân tích các nghiệp vụ sau :   - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
h ức năng "Đánh giá khái quát tình hình tài chính", phân tích các nghiệp vụ sau : (Trang 65)
Hình 3.8 : Sơ đồ nghiệp vụ phân tích khái quát tình hình tài chính - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Hình 3.8 Sơ đồ nghiệp vụ phân tích khái quát tình hình tài chính (Trang 65)
 Chức năng "Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán", phân tích các nghiệp vụ sau :   - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
h ức năng "Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán", phân tích các nghiệp vụ sau : (Trang 68)
Hình 3.9 : Sơ đồ nghiệp vụ phân tích tình hình, khả năng thanh toán - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Hình 3.9 Sơ đồ nghiệp vụ phân tích tình hình, khả năng thanh toán (Trang 68)
Hình 3.11 : Sơ đồ nghiệp vụ phân tích khả năng luân chuyển vốn - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Hình 3.11 Sơ đồ nghiệp vụ phân tích khả năng luân chuyển vốn (Trang 70)
Hình 3.11 : Sơ đồ nghiệp vụ phân tích khả năng luân chuyển vốn - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Hình 3.11 Sơ đồ nghiệp vụ phân tích khả năng luân chuyển vốn (Trang 70)
Hình 3.12 : Sơ đồ nghiệp vụ phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Hình 3.12 Sơ đồ nghiệp vụ phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 72)
Hình 3.12 : Sơ đồ nghiệp vụ phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Hình 3.12 Sơ đồ nghiệp vụ phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 72)
 Tình hình biến động về tỷ lệ lãi cho vay ... - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
nh hình biến động về tỷ lệ lãi cho vay (Trang 76)
Hình 3.14 Kế hoạch tài chính của KT-FMS - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Hình 3.14 Kế hoạch tài chính của KT-FMS (Trang 76)
3.4.3. Hiệu quả mang lại từ phần mềm KT-FMS - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
3.4.3. Hiệu quả mang lại từ phần mềm KT-FMS (Trang 77)
Bảng 3.1 : Tổng hợp những hiệu quả chính từ ứng dụng - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Bảng 3.1 Tổng hợp những hiệu quả chính từ ứng dụng (Trang 77)
Bảng 3.1 : Tổng hợp những hiệu quả chính từ ứng dụng   Vấn đề 01  Dữ liệu cơ sở phục vụ cho công tác phân tích   Những ảnh - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Bảng 3.1 Tổng hợp những hiệu quả chính từ ứng dụng Vấn đề 01 Dữ liệu cơ sở phục vụ cho công tác phân tích Những ảnh (Trang 77)
+ Rất khó khăn trong việc hình dung bối cảnh hiện tại của doanh nghiệp khi đang "bơi" trong một biển số liệu rất phức tạp - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
t khó khăn trong việc hình dung bối cảnh hiện tại của doanh nghiệp khi đang "bơi" trong một biển số liệu rất phức tạp (Trang 78)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TỐN - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TỐN (Trang 86)
1. Mẫu báo cáo tài chính - Bảng cân kế toán - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
1. Mẫu báo cáo tài chính - Bảng cân kế toán (Trang 86)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 86)
1. Tàisản cố định hữu hình 221 V.08 - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
1. Tàisản cố định hữu hình 221 V.08 (Trang 87)
2. Mẫu báo cáo tài chính - Bảng kết quả hoạt động kinh doanh - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
2. Mẫu báo cáo tài chính - Bảng kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 89)
3. Mẫu báo cáo tài chính - Bảng lưu chuyển tiền tệ - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
3. Mẫu báo cáo tài chính - Bảng lưu chuyển tiền tệ (Trang 90)
3. Mẫu báo cáo tài chính - Bảng lưu chuyển tiền tệ - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
3. Mẫu báo cáo tài chính - Bảng lưu chuyển tiền tệ (Trang 90)
 Nguồn dữ liệu phân tíc h: bảng cân đối kế toán - 42 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
gu ồn dữ liệu phân tíc h: bảng cân đối kế toán (Trang 92)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w