MỤC LỤC
Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu công tác phân tích tài chính, dự báo và lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
Thực tiễn : triển khai mô hình thông tin quản lý thành ứng dụng tin học cụ thể, đối chiếu kết quả của ứng dụng với mục tiêu đề tài đã đề ra để xem xét và đánh giá hiệu quả của ứng dụng. Các phương pháp nghiên cứu về ứng dụng tin học : phương pháp mô hình hoá hệ thống, phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng, phương pháp ứng dụng tự phát triễn mô phỏng theo học thuyết tiến hoá của Đắc-uyn.
Tư duy trừu tượng : trừu tượng hoá tất cả quy trình nghiệp vụ chi tiết để đưa về những khái niệm chung nhất, đơn giản nhất bao hàm tất cả nghiệp vụ chuyên môn trong đó. Các phương pháp nghiên cứu về nghiệp vụ chuyên môn : phương pháp so sánh, tổng hợp số liệu, phương pháp phân tích tỷ số, phương pháp liên hệ cân đối.
Theo số liệu thống kê của Cục Phát Triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư) với sự tham gia của hơn 63 nghìn doanh nghiệp tại 30 tỉnh thành phía bắc cho thấy có đến 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó có 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Nền kinh tế thời kỳ này có 2 thành phần kinh tế chủ yếu, đó là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, trong đó kinh tế quốc doanh kiểm soát các ngành công nghiệp và dịch vụ, hợp tác xã trong nông nghiệp và thương nghiệp, thành phần kinh tế khác (cá thể) trong tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên các kế hoạch này phải được nhà nước xét duyệt và điều chỉnh thông qua các chỉ tiêu kinh tế cấp phát, do vậy kế hoạch tài chính hầu như đã bị biến dạng đi, không còn phản ảnh tình hình thực tế tại doanh nghiệp cũng như khả năng sản xuất mà doanh nghiệp có thể cung ứng cho nền kinh tế.
Vì doanh nghiệp hầu như không gắn vấn đề tài chính là vấn đề sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, trong cơ chế bao cấp thì doanh nghiệp luôn được nuôi sống bằng bầu sữa ngân sách của nhà nước, cũng như không tự quyết định về mọi vấn đề quản trị doanh nghiệp trong đó có vấn đề tài chính. Và trong giai đoạn hội nhập này, các doanh nghiệp Việt nam đã bắt đầu gặp phải nhiều vấn đề khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi thiếu vắng công tác lập kế hoạch đặc biệt là lập kế hoạch tài chính, phần sau của luận văn sẽ phân tích cụ thể hơn thực trạng lập kế hoạch tài chính sẽ cho ta thấy được khó khăn vướng mắc và sự cần thiết phải cần thực hiện công tác nàu. Thế nhưng, thực tế các doanh nghiệp chủ yếu chỉ dùng phương pháp so sánh (chiếm 87%), trong khi đó một số phương pháp rất phổ biến và cần thiết phải kết hợp như phương pháp chỉ tiêu, loại trừ, liên hệ, xác định giá trị theo thời gian thì các doanh nghiệp hầu như chưa ứng dụng.
Đặc biệt khi nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO cũng như AFTA, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp cũng phải đương đầu với những bài toán quản lý ngày càng phức tạp nhưng thật đáng tiếc là thứ vũ khí mạnh nhất tạo nên thế thượng phong trong cạnh tranh là công nghệ thông tin vẫn chưa được doanh nghiệp trang bị đầy đủ. Một tổng công ty dệt may tại Việt Nam đã thất bại khi đầu tư trang bị một phần mềm quản lý hàng đầu trên thế giới nhưng chỉ sử dụng được một phần nhỏ trong giải pháp vì mô hình công ty không phù hợp, hoặc một doanh nghiệp đầu tư vào phần mềm quản lý gần 30,000 USD nhưng chỉ dùng được trong một năm do quy mô và lĩnh vực hoạt động của công ty mở rộng thêm trong khi phần mềm này không thể nâng cấp.
Doanh nghiệp cần phõn định rừ ràng chức năng của giỏm đốc tài chớnh và kế toán trưởng như là một bộ phận quản trị tài chính và bộ phận kế toán trong doanh nghieọp. Doanh nghiệp cần tổ chức bộ phận quản trị tài chính doanh nghiệp do giám đốc tài chính đứng đầu theo một cơ cấu thống nhất giữa các doanh nghiệp. Có sự phối hợp chặt chẽ hơn mối quan hệ giữa bộ phận quản trị tài chính doanh nghiệp với các phòng ban chức năng khác, đặc biệt là tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa bộ phận này, giám đốc tài chính với tổng giám đốc, hay hội đồng quản trị của doanh nghiệp.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, nhân viên quản lý.
Cần có chính sách khuyến khích nhân viên tìm hiểu thông tin kinh tế trong và ngoài nước từ mọi nguồn đăng tải, có thể cử nhân viên tham gia các khoá học ngắn dài hạn tại các nước trên thề giới về kiến thức quản lý tài chính doanh nghiệp hiện đại hoặc thường xuyên cử nhân viên tham gia các hội thảo chuyên ngành để cập nhật kiến thức và tích luỹ kinh nghiệm. Vì tất cả các quyết định về kinh doanh, tài chính, quản lý của doanh nghiệp đều từ cán bộ quản lý, cho nên trình độ, năng lực và đạo đức của họ là yếu tố quyết định cho tính hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp nói chung và trong quản trị tài chính doanh nghiệp nói riêng. Phần mềm KT-FMS sẽ giúp doanh nghiệp có thể phân tích tài chính và xây dựng kế hoạch tài chính một cách trực quan, mềm dẻo, linh động và tiện lợi, giải quyết được những vấn đề về công tác tài chính chuyên môn cũng như trong các công tác quản trị doanh nghiệp khác có liên quan đến quản trị tài chính.
Hệ thống Lập kế hoạch tài chính : hệ thống này cung cấp cho doanh nghiệp một công cụ để xây dựng một kế hoạch tài chính, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch tài chính trước những biến động của thị trường gây tác động đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong các kỳ kinh doanh ở tương lai. Hệ thống KT-VAS đáp ứng nhu cầu tự động hoá công tác thực hành nghiệp vụ chuyên môn và báo cáo sổ sách kế toán của doanh nghiệp, liên kết thông tin giữa các phòng ban một cách nhịp nhàng, xuyên suốt, nâng cao hiệu quả làm việc và giảm chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp, cung cấp kịp thời những thông tin chi tiết cũng như tổng hợp một cách chính xác và nhanh chóng. Nghiệp vụ Phân tích quan hệ cân đối kế toán với nguồn vốn : thông qua việc phân tích các mối quan hệ cân đối nguồn vốn chủ sở hữu với tài sản phản ánh những hoạt động cơ bản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay với những hoạt động cơ bản của doanh nghiệp, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với nợ ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn với nợ dài hạn.
Nghiệp vụ Phân tích tốc độ tăng trưởng của sản xuất kinh doanh nhằm mục đích đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu thông qua tốc độ tăng trưởng liên hoàn hoặc tăng trưởng gốc cũng như xem xét và đánh giá tốc độ biến động của doanh thu so với tốc độ biến động của giá vốn hàng bán làm ảnh hưởng đến tốc độ biến động của lợi tức gộp. Nghiệp vụ Phân tích khả năng luân chuyển vốn lưu động : xem xét biến động số vòng quay vốn lưu động để đánh giá hiệu quả sử dụngg vốn lưu động của doanh nghiệp, tình hình ứ đọng vốn, khả năng tiết kiệm vốn, Đánh giá mức độ cần bao nhiêu vốn lưu động để tạo ra một đồng doanh thu. Nghiệp vụ Phân tích khả năng luân chuyển vốn cố định : đánh giá xu hướng biến động của tốc độ luân chuyển vốn cố định phản ảnh mức độ hiệu quả sử dụng vốn cố định, thể hiện khả năng thu hồi vốn tài sản cố định như thế nào, ảnh hưởng đến điều kiện tích luỹ của doanh nghiệp.
Nghiệp vụ Phân tích khả năng luân chuyển vốn chủ sở hữu : đánh giá chiều hướng biến động của vốn chủ sở hữu phản ảnh mức độ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu , tình hình vốn bị ứ đọng trong sản xuất kinh doanh, mức độ tham gia của vốn chủ sở hữu trong việc tạo doanh thu.