b- Khi phân tích ta làm như sau :Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh nghĩa đen nhà thơ đã gợil cho người đọc hình dung được một hình ảnh khác thật sâu
Trang 1Chuyên đề 1 : luyện Viết đoạn văn
a mục tiêu dạy chuyên đề
Học xong chuyên đề này, học sinh đạt được:
- Củng cố khái niệm về doạn văn và các cách trình bày nội dung đoạn văn từ đó viết được đoạn văn theo yêu cầu.
- Nhận diện được từng đoạn văn và kết cấu của từng đoạn văn
- Có kĩ năng xây dựng đoạn văn.
b Phương pháp luận của chuyên đề
1.
Hệ thống lí thuyết cơ bản sử dụng cho chuyên đề:
* Khái niệm đoạn văn :
- Đoạn văn thông thường được hiểu là một phần của VB tính từ chỗ viết hoa, thường lùi vào ở đầu dòng cho đến chỗ dấu chám xuống dòng
- > Dấu hiệu nhận biết về mặt hình thức.
- Mỗi đoạn văn thường được trình bày 1 nội dung tương đối hoàn chỉnh(Chủ đề của đoạn )
* Có nhiều cách trình bày nội dung đoạn văn, trong đó lưu ý có 3 cách thường gặp:
+ Diễn dịch : Trình bày theo lối diễn dịch là trình bày ý chỉ cái chung trước , ý chỉ cái riêng sau Thường nói là đi từ cái chung đến cái riêng.
+ Quy nạp : Trình bày theo lối quy nạp là trình bày ý chỉ cái riêng trước , ý chỉ cái chung sau Thường nói là đi từ cái riêng đến cái chung.
+ Tổng phân hợp :Gồm câu đề, phần luận giải và câu kết.
Câu đè thường mang t/c nêu vấn đề , làm tiền đề cho phần luận giải Câu kết mang t/c tổng kết, khái quát, đánh giá, nâng cao vấn đề.
* Đoạn văn phải đảm bảo tính liên kết về nội dung ( LK chủ đề, LK lôgíc ) và hình thức ( sử dụng các phép LK hợp lí )
2 Phương pháp cơ bản để luyện vận dụng của chuyên đề :
- Thuyết trình , đàm thoại, nêu vấn đề, gợi tìm,
- Cho HS tiếp cận VD mẫu để HS nhận diện được cách trình bày nội dung đoạn văn, cấu trúc đoạn văn,
vị trí câu chủ đề
- Thực hành viết đoạn văn theo yêu cầu.
c Các ví dụ vận dụng :
Ví dụ 1 : Có ý kiến cho rằng khổ thơ dới đây đã diễn tả cực điểm nỗi buồn của ông đồ ý kiến của em
nh thế nào ? Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 20 -> 25 dòng nêu cảm nhận của em về đoạn văn trên
“ Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”
1 Nội dung : Đoạn thơ cực tả nỗi buồn của ông đồ
2 Khai thác cái hay trong cách tạo câu và xây dựng hình ảnh
+ Khổ thơ có sự phối hợp các dòng thơ có nhiều thanh bằng ( câu thứ hai và thứ tư ) , vần xen kẽ rất chỉnh ( giấy - đấy ; hay - bay ) Câú trúc này có sức diễn tả cảm xúc buồn thương kéo dài , ngân vang trong lòng người đọc về ông đồ già , một con ngời tài hoa , xa kia từng đợc bao người biết đến , ngưỡng
mộ
+ Xây dựng hình ảnh :
- Ông đồ vẫn ngồi chỗ cũ trên hè phố nhưng âm thầm , lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi người
Trang 2-> Gợi tả h/ả một con người già nua , cô độc , lạc lõng giữa phố phường.
- Hình ảnh lá vàng , mưa bụi
- > Cảnh tượng thê lương , tiều tuỵ
* Đoạn văn mẫu :
Khổ thơ đã cực tả nỗi buồn của ông đồ Với sự tinh tế trong cách tạo câu và xây dựng hình ảnh,
VĐL đã tái hiện được hình ảnh một con người già nua, cô đơn, lạc lõng giữa phố phường trong một cảnh tượng thật thê lương, tiều tuỵ Vẫn những câu thơ ngũ ngôn không đẽo gọt cầu kì mà thâm trầm ở
bề sâu của nó Vẫn là giọng thơ mang dáng dấp khách quan tả, kể mà không dấu nổi ngậm ngùi Khổ thơ có sự phối hợp các dòng thơ có nhiều thanh bằng ( câu thứ hai và thứ tư ) , vần xen kẽ rất chỉnh ( giấy - đấy ; hay - bay ) Câú trúc này có sức diễn tả cảm xúc buồn thương kéo dài , ngân vang trong lòng người đọc về ông đồ già , một con ngời tài hoa , xa kia từng đợc bao người biết đến , ngưỡng mộ là thế , thì nay “ Ông đồ vẫn ngồi đấy - Qua đường không ai hay” , ông tồn tại mà như không tồn tại Ông vẫn ngồi bày mực tàu giấy đỏ trên hè phố đông người nhưng dường như là không ai biết , chẳng ai hay Ông ngồi đấy chờ đợi, cô độc , lạc lõng giữa phố phường , giữa đất trời tàn tạ , buồn thương Thay thế những dòng chữ “ như phượng múa , rồng bay” trên nền giấy đỏ , giờ chỉ còn lá vàng , mưa bụi tàn úa , lạnh lẽo Đặc biệt là hình tượng “ mưa bụi bay” , “ mưa bụi bay” đẹp với mùa xuân đang về với đất trời , nhưng dường như lại chính là mưa đang rơi trong cõi lòng ông đồ , đang xoá nhoà h/ả ông đồ Tứ
thơ thật sâu sắc , hàm súc Tác giả đặt cái cô độc giữa cái tấp lập , dửng dưng Những hình ảnh đối lập , song hành ấy cứ đan xen vào nhau làm cho nỗi buồn thương càng dàn trải , thấm sâu hơn vào trong lòng độc giả đối với ông đồ xưa
Ví dụ 2 :
Mở đầu bài thơ “ Ông đồ”, Vũ Đình Liên viết :
“ Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già …
Và kết thúc bài thơ , tác giả viết :
“ Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa …”
a.Đó là kiểu bố cục gì ?
b.Nhận xét về vị trí của từ “lại” trong hai lần xuất hiện và ý nghĩa của nó ?
c.Mỗi cách gọi “ ông đồ già” , “ ông đồ xưa” có ý nghĩa và giá trị biểu cảm như thế nào ?
Em hãy trả lời các câu hỏi a,b,c ở trên trong một đoạn văn diễn dịch có dộ dài khoảng từ 20 - 25 dòng
Gợi ý :
a Đó là kiểu bố cục : Đầu cuối tương ứng chặt chẽ làm nổi bật chủ đề bài thơ
b Nhận xét về vị trí của từ lại” trong hai lần xuất hiện và ý nghĩa của nó :
- Trong câu thơ mở đầu ( Lại thấy ông đồ già ) , từ “ lại” gắn với sự xuất hện của ông đồ
- > Gợi tả được sự song hành giữa ông đồ và ngày tết Ông đồ trở thành một đường nét không thể thiếu được của mùa xuân , như một quy luật tất yếu : Cứ hoa dào nở là ông đồ xuất hiện như ông già
Nô - en trước đêm trừ tịch ở Phương Tây , trong sự chờ mong , chào đón , ngưỡng mộ của mọi người
- Còn trong câu thơ kết thúc ( Năm nay đào lại nở ) , từ “ lại” gắn với sự xuất hện của của hoa đào
- > Gợi tả được sự vắng mặt đột ngột của ông đồ Đào vẫn nở theo quy luật mỗi khi tết đến xuân
về nhưng hình ảnh ông đồ không còn năm trong quy luật ấy nữa Ông không những vắng mặt mà địa chỉ cũng không còn , ông đã mất hút vào cáI mênh mông , không mảy may dấu vết
- Trong hai câu ( mở đầu và kết thúc ) đó , có sự lặp lại của hoa đào nhưng không lặp lại hình ảnh ông đồ Như vậy chữ “ lại” xuất hiện không chỉ diễn đạt được sự xuất hiện tất yếu và vắng mặt đột ngột
Trang 3của ông đồ Nó còn cho thấy một quy luật tất yếu của quá trình đi từ có đến không Từ thời hoàng kim , ông đồ chỉ còn là cái di tích tồi tàn , chìm vào quên lãng
- Tứ thơ “ Cảnh cũ …người đâu …” gợi cảm xúc nuối tiếc xót xa , day dứt , …
c Mỗi cách gọi “ ông đồ già” , “ ông đồ xưa” đều có ý nghĩa và giá trị biểu cảm nhất định :
- Ông đồ già , cách gọi không chỉ tuổi tác mà xen vào đó là sự kính trọng , thân mật , gần gũi , …
trong thời kì vàng son , rực rỡ của ông đồ
- Ông đồ xưa , cách gọi không chỉ gợi được khoảng cách về thời gian mà còn cho thấy hình ảnh ông
đồ đã trở thành xưa cũ đang chìm dần vào quên lãng theo thời gian và trong long mọi người trước sự biến thiên của thời đại
Đoạn văn diễn dịch dài khoảng từ 20 - 25 dòng Có thể sử dụng câu chủ đề sau : “Cảnh tàn tạ của nho học một thời mà ông đồ là nhân chứng tiều tuỵ cuối cùng của nó được VĐL diễn tả trong một kết cấu,
một ngôn ngữ thật độc đáo ở hai câu thơ mở đầu và kết thúc bài thơ “ Ông đồ”
* Đoạn văn mẫu :
Cảnh tàn tạ của nho học một thời mà ông đồ là nnhân chứng tiều tuỵ cuối cùng của nó được VĐL diễn tat trong một ngôn ngữ, một kết cấu thật độc đáo ở hai câu mở đầu và kết thúc bài thơ “ Ông đồ”.Đó là kiểu kếtcấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ làm nổi bật chủ đề bài thơ Chữ lại được dùng thật
đặc sắc và giàu ý nghĩa Với sự xuất hiện nhẹ nhàng , ấm áp ở đầu bt, trong câu thơ mở đầu ( Lại thấy ông đồ già ) , từ “ lại” gắn với sự xuất hện của ông đồ , gợi tả được sự song hành giữa ông đồ và ngày
tết Ông đồ trở thành một đường nét không thể thiếu được của mùa xuân , như một quy luật tất yếu :
Cứ hoa dào nở là ông đồ xuất hiện như ông già Nô - en trước đêm trừ tịch ở Phương Tây , trong sự chờ
mong , chào đón , ngưỡng mộ của mọi người Còn trong câu thơ kết thúc ( Năm nay đào lại nở ) , vẫn
chũ lại ấy nhưng xuất hiện thật lạh lẽo, nặng nề, từ “ lại” gắn với sự xuất hện của của hoa đào Gợi tả được sự vắng mặt đột ngột của ông đồ Đào vẫn nở theo quy luật mỗi khi tết đến xuân về nhưng hình
ảnh ông đồ không còn năm trong quy luật ấy nữa “ Ông đồ già tài hoa, gần gũi, đầy ngưỡng mộ đã trở
thành ông đồ xưa, trở thành con người xưa cũ , xa cách Ông không những vắng mặt mà địa chỉ cũng
không còn , ông đã mất hút vào cái mênh mông , không mảy may dấu vết
Ví dụ 3 : Đoạn văn diễn dịch :
Tình thương mẹ đã khiến Hồng trở nên già dặn Dù còn ít tuổi nhng Hồng đã biết thông cảm với
mẹ, hiểu mẹ không có tội gì mà chỉ vì nợ nần cùng túng phải đi tha hơng cầu thực, vì thế mà Hồng cũng trỏ nên khôn ngoan hơn, biết cảnh giác trớc thái độ của ngời cô Em đã cố giấu đi tình cảm thực, không chỉ từ chối chuyến đi Thanh Hoá mà còn hỏi văn để ngời cô không thực hiện đợc âm mu Hồng hiểu nỗi đau khổ của mẹ là do những cổ tục khong kiến gây ra nên hình dung những cổ tục đó là mẩu
gỗ, cục đá và em muốn chiến đấu xoá bỏ chúng ( nhai , nghiến cho kì nát vụn mới thôi ) Những cảm xúc , suy nghĩ ấy có thể có đợc ở một đứa trẻ ngây thơ không ?
IV Các nội dung vận dụng tự luyện của HS
Đề 1 : Cho câu chủ đề : “ Cách sống của Bác gợi cho ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong
lịch sử” Hãy viết đoạn văn(dài khoảng từ 15 - 17 dòng )trình bày theo lối diễn dịch với câu CĐ trên Gợi ý : Đoạn văn cần nêu rõ :
- Lối sống của Bác vô cùng giản dị và thanh cao:
+ Nơi ở và làm việc: Chỉ vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách, họp Bộ Chính trị (nhỏ bé, đồ đạc đơn sơ mộc mạc) + Trang phục giản dị: Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ.
+ Ăn uống: đạm bạc với những món ăn dân dã, bình dị.
- Cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ Tịch Hồ Chí minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng:
+ Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
+ Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời.
+ Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
Trang 4 Hồ Chí Minh đã tự nguyện chọn lối sống vô cùng giản dị.
- Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của những nhà văn hoá dân tộc, cách sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm :
“ Thu ăn măng trúc, đông ăn giá- Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” ở Bác và họ đều mang vẻ đẹp của lối sống giản
dị thanh cao; với Hồ Chủ Tịch lối sống của Người còn là sự gắn bó sẻ chia khó khăn gian khổ cùng nhân dân.
* Đoạn văn mẫu :
Cách sống của Bác gợi cho ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử Mặc dù ở
cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Chủ tịch HCM có một lối sống vô cùng giản
dị : Nơi ở và làm việc nhỏ bé, đơn sơ mộc mạc : Chỉ vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách, họp Bộ Chính trị Trang phục hết sức giản dị: Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân
dã, bình dị Cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ Tịch Hồ Chí minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng Bởi vì đó
không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời mà đó là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm
thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của những
nhà văn hoá dân tộc, cách sống ấy của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm : “ Thu ăn măng trúc, đông ăn giá- Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” ở Bác và
họ đều mang vẻ đẹp của lối sống giản dị mà thanh cao, sang trọng; với Hồ Chủ Tịch lối sống của Người còn là
sự gắn bó sẻ chia khó khăn gian khổ cùng nhân dân.
Đề 2 : Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 15 - 17 dòng ) theo phép lập luận diễn dịch với câu chủ đề sau : Vũ
Nương là một người phụ nữ một dạ thuỷ chung với chồng và hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình Gợi ý : Đoạn văn cần nêu rõ :
- Vũ Nương là một người phụ nữ một dạ thuỷ chung với chồng : nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không bao giờ làm diều thất tiết Chồng ra trận, ngày tháng nhớ mong , chờ đợi chồng trở về bình an
- Hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình : Biểu hiện trong sống gia đình bình thường, trong thời gian vợ chồng xa cách, khi bị chồng nghi oan đánh đập tàn nhẫn, mắng nhiếc thậm tệ và khi đã sang một thế giớ khác.
* Đoạn văn mẫu :
Vũ Nương là một người phụ nữ một dạ thuỷ chung với chồng và hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình Nhận thức được vị trí của người vợ, người phụ nữ trong gia đình chính vì vậy mà không chỉ trong
cuộc sống gia đình bình thường mà kể cả trong thời gian vợ chồng xa cách nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không bao giờ làm diều thất tiết để hổ thẹn với lòng mình cũng như với mọi người Chồng ra trận, động việc lửa binh , nàng chăm lo vun vén gia đình, ngày tháng nhớ mong , chờ đợi chồng trở về bình
an Ngay cả khi bị chồng nghi oan đánh đập tàn nhẫn, mắng nhiếc thậm tệ nàng cũng cố phân trần để chồng hiểu rõ lòng mình và cố gắng giữ gìn hạnh phúc gđ đang có nguy cơ tan vỡ dù phải chịu đau dớn , thiệt thòi Đến khi thất vọng đến tột cùng vì nỗi nhớ mong chồng trong thời gian xa cách đến thành hoá đá đã uổng công vô ích, hạnh phúc gđ sau mọi cố gắng đã không còn có thể hàn gắn nổi ,VN
đã sẵn sàng mượn dòng sông quê hương để chứng minh tấm lòng thuỷ chung son sắt và tiết giá trong sạch của mình Điều đó thật đáng khâm phục và nể trọng biết bao ! Chao ôi, những tấm lòng thanh sạch
ấy tưởng rằng chỉ tồn tại khi nàng trền trần thế, ấy vậy mà khi đã sang một thế giớ khác , sống cuộc sống an nhàn, thanh thản, khi nghe chuyện kể về gđ mình thì trong lòng người phụ nữ ấy lại trỗi dậy niềm khao khát được trở lại nhân gian để tiếp tục cùng chồng con vun vén hạnh phúc gđ.
Trang 5Ngày dạy: 28 / 9 / 2010 Kiểm tra 30 phút:
Đề bài : Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 15 - 17 dòng ) theo phép lập luận diễn dịch với câu chủ đề sau :
Vũ Nương là một người phụ nữ một dạ thuỷ chung với chồng và hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình -HS viết bài
-Gv quan sát, thu, chấm, NX
Đề 3 : Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 15 - 17 dòng ) theo phép lập luận diễn dịch với câu chủ đề sau : Vũ
Nương là một người mẹ hiền, một người con dâu hiếu thảo.
Gợi ý : Đoạn văn cần nêu rõ :
- Vũ Nương là một người mẹ hiền : Trương sinh đăng lính vừa đầy tuần thì VN sinh được một đứa con trai, đặt tên là Đản, nàng yêu con như yêu chính uộc sống của mình Ngày thừơng , ở một mình nàng hay đùa con, trỏ bóng mình trên tường mà bảo là cha Đản Lời nựng con mà cũng chính là lời an ủi, một cách gạt đi nỗi nhớ thương chồng cứ dài theo năm tháng của người thiếu phụ chung tình
- Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo : Khi chồng đi đính nàng thay chồng phụng dưỡng mẹ già.
Mẹ chồng ốm, nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn, mong mẹ bình phục Khi mẹ chồng mất , nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ , lo liệu chu tất như đối với cha mẹ đẻ mình.
* Đoạn văn mẫu :
Vũ Nương là một người mẹ hiền, một người con dâu hiếu thảo.Khi chồng đi đính nàng gánh vác
mọi công việc gia đình, vừa nuôi con nhỏ vừa phụng dưỡng mẹ già Trương sinh đăng lính vừa đầy tuần thì VN sinh được một đứa con trai, đặt tên là Đản, nàng yêu con như yêu chính uộc sống của mình Ngày thừơng , ở một mình nàng hay đùa con, trỏ bóng mình trên tường mà bảo là cha Đản Lời nựng con mà cũng chính là lời an ủi, một cách gạt đi nỗi nhớ thương chồng cứ dài theo năm tháng của người thiếu phụ chung tình Mẹ chồng vì lo lắng, nhớ thương, mong mỏi con mà dần sinh ốm Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn, mong mẹ bình phục để đợi đến ngày gia đình đoàn tụ Tấm lòng của người con dâu ấy thật đáng chân trọng biết bao !Song tạo hoá khéo trêu người, đã không cho nàng nhiều cơ hội để thay chồng thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa vì bệnh tình của mẹ mỗi ngày thên trọng, bà không qua khỏi Khi mẹ chồng mất , nàng hết lời thương xót, phàm việc
ma chay tế lễ , lo liệu chu tất như đối với cha mẹ đẻ mình Nguyễn Dữ đó đặt những lời ca ngợi đẹp đẽ nhất về Vũ Nương vào miệng của chớnh mẹ chồng nàng trong lời trăng trối khiến nú trở nờn vụ cựng ý nghĩa “sau này trời xột lũng thành ban cho phỳc đức ,giống dũng tươi tốt con chỏu đụng đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đó chẳng phụ mẹ” Đó thể hiện là sự ghi nhận nhân cách và đánh giá công lao của nàng đối với gia đình nhà chồng một cách xác đáng và khách quan
Đề 4 : Cho câu chủ đề : “Chiến tranh hạt nhan chẳng những đi ngược lại lí trí của con người mà còn
phản lại sự tiến hoá của tự nhiên” Hãy viết đoạn văn với câu CĐ trên
Gợi ý : Đoạn văn cần nêu rõ :
- Trong vũ trụ, trái đất chỉ là 1 hành tinh nhỏ nhưng là hành tinh duy nhất có sự sống Khoa học vũ trụ chưa khám phá dược một nơi nào khác tồn tại sự sống giống như trái đất Đó là sự thiêng liêng, kì diệu của TĐ nhỏ bé của chúng ta, TĐ đáng được yêu quý , trân trọng
- Phải lâu lắm mới có được sự sống này trên TĐ Mọi vẻ đẹp trên TĐ này không phải một sớm một chiều mà có được, CTHN không chỉ tiêu diệt nhân loại mà còn huỷ diệt mọi sự sống trên trái đất( Dẫn chứng từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất:
380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 triệu năm bông hồng mới nở Tính chất phản tự nhiên, phản tiến hoá của chiến tranh hạt nhân.
Trang 6-> Chiến tranh hạt nhân nổ ra sẽ đẩy lùi sự tiến hoá trở về điểm xuất phát ban đầu, tiêu huỷ mọi thành quả của quá trình tiến hoá sự sống trong tự nhiên.
Đề 5 : Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 15 - 17 dòng ) , trình bày cảm nhậm của em về đoạn thơ sau :
Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
( Truyện Kiều – Nguyễn Du )
* Đoạn văn mẫu :
Chỉ bằng 4 câu thơ, ND đã đặc tả được vẻ đẹp của Thuý Vân Võn mới đẹp làm sao! Con người nàng toỏt lờn vẻ trang trọng khỏc vời ,từng đường nột dường như đều là một kỳ cụng của tạo hoỏ :
gương mặt trũn đầy ,tươi sỏng như ỏnh trăng ,đụi mày dài thanh thoỏt,miệng cười tươi thắm như
hoa ,tiếng núi trong như ngọc ,mỏi túc mềm hơn mõy ,làn da trắng mịn màng hơn tuyết …Cụ gỏi ấy đó đẹp người lại ý nhị, đoan trang Mỗi cõu thơ thực sự là một nột vẽ tài hoa về bức chõn dung của một giai nhõn , tuyệt thế Vẻ đẹp của nàng sỏnh ngang sự sỏng trong của trăng, hoa, ngọc,mõy,tuyết - những bỏu vật tinh khụi trong trẻo của đất trời Vẫn là bút pháp nghệ thuật ước lệ tryền thống với những hình tượng quen thuộc nhưng vẻ đẹp của TV lại hiện lên một cách cụ thể dưới ngòi bút của ND Cụ thể trong thủ pháp liệt kê : Từ khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười đều được so sánh với trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc Cụ thể trong việc sử dụng từ ngữ để làm nổi bật vẻ đẹp riêng của Tv Dường như phải tả như thế mới núi hết vẻ yờu kiều của một giai nhõn Vẻ đẹp của Thuý Võn đươc thiờn nhiờn ưu ỏi nhường nhịn nờn cú lẽ cuộc đời sẽ phẳng lặng ấm ờm.
Đề 6 : Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 15 - 17 dòng ) , trình bày cảm nhậm của em về vẻ đẹp của NV
Thuý Kiều ( Truyện Kiều – Nguyễn Du )
* Đoạn văn mẫu :
Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc, tài, tình Kiều đến với người đọc bằng ấn tượng đầu tiờn
là cỏi “sắc sảo mặn mà” của người con gỏi đang độ trăng trũn Khụng chi tiết như khi tả Thuý Võn ,tả Kiều tỏc giả chỉ tập trung đặc tả đụi mắt.Đụi mắt đẹp như làn nước mựa thu được điểm tụ bằng đụi mày thanh nhẹ ,tươi tắn như dỏng nỳi mựa xuõn Nàng đẹp lắm, đẹp đến mức hoa phải ghen, liều phải hờn! Phộp nhõn hoỏ tài tỡnh khiến người đọc chợt liờn tưởng :phải chăng hoa ghen với nàng bởi kộm nàng hương sắc ,liễu hờn với nàng bởi kộm nàng sự mềm mại thướt tha ? Vẫn là bỳt phỏp ước lệ tượng trưng nhưng Kiều đó thật sự hiện ra trước mắt người đọc với đầy đủ vẻ đẹp lộng lẫy của một trang quốc sắc thiờn hương, đủ khiến cho thành xiờu nước đổ Có lẽ, chớnh vẻ đẹp sắc sảo mặn mà khiến thiờn nhiờn cũng phải hờn ghen, đố kỵ ấy đó dự bỏo trước một cuộc đời đầy súng giú sẽ ập đến với nàng Khụng chỉ cú nhan sắc tuyệt đỉnh,Thuý Kiều cũn là người con gỏi thụng minh, đa tài.Ở nàng, cái tài đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, hội tụ đầy đủ tài thi- ca -nhạc- hoạ.Đỉnh cao của khiếu õm nhạc ở nàng là tài soạn nhạc với cung đàn“bạc mệnh ”mang õm điệu nóo nựng Cực tả cái tài của Kiều cũng là để ca ngợi cái tâm đặc biệt của nàng Dường như số phận đó nhập vào điệu hồn riờng của nàng để hoỏ thõn thành bản đàn bạc mệnh, ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm.
Trang 7
Đề 7 : Viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua
đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” (Ngữ văn 9 - Tập một).
* Gợi ý :
HS viết được các ý cụ thể :
- Tả chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên
để so sánh với vẻ đẹp của con người :
+ Thuý Vận : Đoan trang, phúc hậu, quý phái : hoa cười, ngọc thốt, mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
+ Thuý Kiều : Sắc sảo mặn mà, làn thu thuỷ, nét xuân sơn, hoa ghen liễu hờn.
- Dùng lối ẩn dụ để ví von so sánh nhằm làm nổi bật lên vẻ đẹp đài các của hai cô gái mà qua đó, nhà thơ muốn đề cao vẻ đẹp của con người.
- Thủ pháp đòn bẩy, tả Vân trước, Kiều sau cũng là một bút pháp tài hoa của Nguyễn Du để nhấn vào nhân vật trung tâm : Thý Kiều, qua đó làm nổi bật vẻ đẹp của nàng Kiều cùng những dự báo
về nỗi truân chuyên của cuộc đời nàng sau này.
Đề 8 : Cảm nhận của em trước bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân trong bốn câu thơ đầu đoạn trích: “Cảnh
ngày xuân” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du)
Gợi ý:
- Cần làm rõ 4 câu thơ dầu của đoạn trích"Cảnh ngày xuân" là một bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân.
+ Hai câu thơ đầu gợi không gian và thời gian - Mùa xuân thấm thoắt trôi mau Không gian tràn ngập
vẻ đẹp của mùa xuân, rộng lớn, bát ngát.
+ Hai câu thơ sau tập trung miêu tả làm nổi bật lên vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi giàu sức sống, nhẹ nhàng
thanh khiết và có hồn qua: đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời cảnh vật
- Tâm hồn con người vui tươi, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn hồn nhiên.
- Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa, giàu chất tạo hình, ngôn ngữ biểu cảm gợi tả.
* Đoạn văn mẫu :
Bằng việc sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình kết hợp bút pháp miêu tả sinh động, gợi cảm, Tg đã khắc hoạ được 1 bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân với những vẻ đẹp riêng Mặc dù ngày xuân trôi mau, tiết trời sang tháng ba Trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh chim én vẫn rộn ràng bay lượn như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng Vẻ đẹp của mùa xuân tháng ba cũng được lộ ra qua chi tiết điển
hình : Cỏ non xanh tận chân trời- Cành lê trắng điểm một vài bông hoa Một bức tranh mùa xuân có
màu sắc, có hình ảnh, có linh hồn Khiến ai dù có vô tâm cũng không thể cưỡng lại được cái cảm giác say sưa, ngây ngất bởi cái nền màu xanh non của thảm cỏ trải rộng tới chân trời, còn điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng - tất cả gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân Đó là vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi, giàu sức
sống (cỏ non), kháng đạt trong trẻo ( xanh tận chan trời), nhẹ nhàng thanh khiết( trắng điểm một vài bông hoa.) Chữ điểm làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại.
Đề 9 : Dựa vào nội dung gợi ý sau đây, em hãy viết thành một đoạn văn theo kiểu kết cấu tổng phân
hợp.
- Bình Ngô đại cáo là một áng văn chương bất hủ.
Trang 8Gợi ý:
Bình Ngô đại cáo là áng văn chương yêu nước bất hủ của Nguyễn Trãi, là niềm tự hào của văn học
cổ Việt Nam Tư tưởng chủ đạo của toàn bộ áng văn chương này là niềm tự hào dân tộc của một đất
nước đã giàng được thắng lợi vẻ vang, đem lại hoà bình, độc lập cho toàn dân sau cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh đầy gay go, gian khổ nhưng cũng đầy những chiến công hiển hách Lời lẽ
của bài cáo vừa rắn rỏi mạnh mẽ, vừa sống động, cụ thể, vừa hào hùng khoáng đạt Bình Ngô đại cáo đúng là một thiên cổ hùng văn có một không hai trong nền văn học yêu nước truyền thống của dân tộc.
GV cho HS tiếp cận với một đoạn văn có kiểu kết cấu tổng phân hợp trước khi thực hành viết bài :
Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp: đẹp như thế nào, đó là điều rất khó nói Chúng ta không thể nói tiếng
ta đẹp như thế nào, cũng như chúng ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chuiúng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời của cácnhà văn
lớn Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp
(Phạm Văn Đồng)
Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị tiết sau :
- Hoàn thiện các đoạn văn đã được gợi ý.
- Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến các VB trích đoạn Truyện Kiều
- Tập ra đề và tự viết đoạn văn theo đề mình ra.
Trang 9
Hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo tả sắc đẹp của Thuý Kiều.
b Em hiểu như thế nào về những hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thuỷ”, “xuân sơn”? Cách nói “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn” dùng nghệ thuật ẩn dụ hay hoán dụ? Giải thích rõ vì sao em chọn nghệ thuật ấy?
c Nói khi vẻ đẹp của Thuý Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số phận của nàng có đúng không? Hãy là rõ ý kiến của em?
Em hãy trả lời các câu hỏi b,c ở trên trong một đoạn văn diễn dịch có dộ dài khoảng từ 20 - 25 dòng
b.
* Hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thuỷ”, “xuân sơn” có thể hiểu là:
+ “Thu thuỷ” (nước hồ mùa thu) tả vẻ đẹp của đôi mắt Thuý Kiều trong sáng, thể hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ; làn nước màu thu gợi lên thật sinh động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt.
+ “Xuân sơn” (núi mùa xuân) gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung tràn đầy sức sống.
+ Cách nói “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn” là cách nói ẩn dụ vì vế so sánh là đôi mắt và đôi lông mày được ẩn đi, chỉ xuất hiện vế được so sánh là “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn”
c Khi tả sắc đẹp của Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số phận của nàng qua hai câu thơ:
“Hoa ghen thua thắm, liễu gờm kém xanh”
Vẻ đẹp của Thuý Kiều làm cho tạo hoá phải ghen ghét, phải đố kị: “hoa ghen”, “liễu hờn” nên số phận nàng éo le, đau khổ, đầy trắc trở.
* Đoạn văn mẫu : Kiều mới đẹp làm sao ! Kiều đến với người đọc bằng ấn tượng đầu tiờn là cỏi
“sắc sảo mặn mà” của người con gỏi đang độ trăng trũn Khụng chi tiết như khi tả Thuý Võn , tả Kiều,
Trang 10nét vẽ cua thi nhân thiên về gợi tạo một ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế Điều đáng chú ý là khi hoạ bức chân dung Kiều, tỏc giả chỉ tập trung đặc tả đụi mắt Bởi đôi mắt là sự thể
hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ Cái sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồn đều liên quan
đến đôi mắt Đụi mắt đẹp như làn nước mựa thu long lanh, trong sáng được điểm tụ bằng đụi mày thanh nhẹ ,tươi tắn như dỏng nỳi mựa xuõn Cách nói “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn” là cách nói ẩn dụ vì vế so sánh là đôi mắt và đôi lông mày được ẩn đi, chỉ xuất hiện vế được so sánh là “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn” Nàng thật là đẹp , đẹp đến mức hoa phải ghen, liều phải hờn! Phộp nhõn hoỏ tài tỡnh khiến người đọc chợt liờn tưởng :phải chăng hoa ghen với nàng bởi kộm nàng hương sắc ,liễu hờn với nàng bởi kộm nàng sự mềm mại thướt tha ? Vẫn là bỳt phỏp ước lệ tượng trưng nhưng Kiều đó thật sự hiện ra trước mắt người đọc với đầy đủ vẻ đẹp lộng lẫy của một trang quốc sắc thiờn hương, đủ khiến cho thành xiờu nước đổ Có lẽ, chớnh vẻ đẹp sắc sảo mặn mà khiến thiờn nhiờn cũng phải hờn ghen, đố kỵ
ấy đó dự bỏo trước một cuộc đời éo le, đau khổ, đầy súng giú sẽ ập đến với nàng.
Đề 11 :
Chép lại bốn câu thơ nói lên nỗi nhớ cha mẹ của Thuý Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” ? Em hãy viết một đoạn văn có dộ dài khoảng từ 20 - 25 dòng để nhận xét về cách dùng từ ngữ hình ảnh trong đoạn thơ
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Nhận xét cách ử dụng từ ngữ hình ảnh trong đoạn thơ : dùng những điển tích, điển cố Sân Lai, gốc tử
để thể hiện nỗi nhớ nhung và sự đau đớn, dằn vặt không làm tròn chữ hiếu của Kiều Các hình ảnh đó vừa gợi sự trân trọng của Kiều đối với cha mẹ vừa thể hiện tấm lòng hiếu thảo của nàng.
Đề 12 :
a Chép chính xác 8 câu cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
b Trong 8 câu thơ vừa chép, điệp ngữ “Buồn trông” được lặp lại 4 lần Cách lặp đi lặp lại điệp ngữ đó
có tác dụng gì.
Em hãy viết một đoạn văn có dộ dài khoảng từ 20 - 25 dòng để nhận xét về cách lặp đi lặp lại điệp ngữ đó
Gợi ý:
a Chép chính xác 8 câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
b Tác dụng của điệp ngữ “buồn trông”:
- Cụm từ “buồn trông” mở đầu các câu lục (câu 6 tiếng) trong thể thơ lục bát đã tạo nên âm hưởng trầm buồn, báo hiệu những đau buồn mà Kiều sẽ phải gánh chịu trong suốt cuộc đời lưu lạc, chìm nổi.
- Điệp từ góp phần diễn tả tâm trạng buồn sầu của Kiều kéo dài triền miên, gây nên một tâm trạng đầy nặng nề, lo âu, sợ hãi Tâm trạng ấy tưởng không bao giờ kết thúc và ngày càng tăng.
Đề 13 :
Trong “Truyện Kiều” có câu:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
………
Hãy chép 7 câu thơ tiếp theo.
1 Đoạn thơ vừa chép diễn tả tình cảm của ai với ai?
2 Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương đó có hợp lí không ? Tại sao ?
Trang 113 Viết một đoạn văn ngắn theo cách diễn dịch phân tích tâm trạng của nhan vật trữ tình trong đoạn thơ trên.
- Kiều nhớ tới Kim Trọng trước khi nhớ tơi cha mẹ là vì:
+ Vầng trăng ở câu thứ hai trong đoạn trích gợi nhớ tới lời thề với Kim Trọng hôm nào.
+ Nàng đau đớn xót xa vì mối tình đầu đẹp đẽ đã tan vỡ.
+ Cảm thấy mình có lỗi khi không giữ được lời hẹn ước với chàng Kim.
- Với cha mẹ dù sao Kiều cũng đã phần nào làm tròn chữ hiếu khi bán mình lấy tiền cứu cha và em trong cơn tai biến.
- Cách diễn tả tâm trạng trên là rất phù hợp với quy luật tâm lí của nhân vật, thể hiện rõ sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du, đồng thời cũng cho ta thấy rõ sự cảm thông đối với nhân vật của tác giả.
* GV hướng dẫn và yêu cầu HS viết một đoạn văn diễn dịch theo yêu cầu của đề.
Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9
A - Lời nói đầu :
- Trong đời giáo viên day cho HS biết làm một bài văn hay là khó nhất Với
32 năm đi dạy và rất nhiều năm bồi dưỡng HS giỏi tôi có rút ra một số kinh nghiệm
để các bạn tham khảo
B – Trình tự dạy như sau :
I – Bài thứ nhất : - Cách phân tích giá trị biểu cảm của từ :
1 – Sơ đồ cơ bản : Tiếng - từ -ngữ -câu
- Tiếng có một lần phát âm
- Từ do một hay nhiều tiếng có nhĩa tạo thành
- Ngữ là nhiều từ tạo thành nhưng chưa diễn đạt ý trọn vẹn
- Câu là do nhiều từ +ngữ tạo thành diện đạt một ý trọn vẹn
2 - Phương pháp : - Khi phân tích giá trị biểu cảm của từ chúng ta phải theo các bước sau :
a - Đặt từ đó trong câu để xác định văn cảnh
b - Phần giải thích phải năm vững từ đó là đơn hay ghép hay từ láy bởi vì :
- Từ đơn từ ghép trong câu văn câu thơ thườ có nghĩa đen và nghĩa bóng
- Từ láy có sắc thái tu từ âm và thanh
c- Giá trị biểu cảm : là khi đọc từ đó lên tạo hình ảnh gì trước mắt người đọc ( Tạo hình} Gợi cảm là tình cảm của tác giả như thế nào , từ đó gây cảm xuc gì cho người đọc nói chung và bản thân em nói riêng
d- Thực hành :
+ Phân tích giá trị biểu cảm của từ đơn từ ghép :
Trang 12VD :Phân tích tư “nghiêng” trong câu thơ : nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
trả lời:từ nghiêng là hình ảnh chiếc chày ngả về một phía theo nhịp của người giã
+Phân tích giá trị biểu cam của từ láy :Khi phân tích ta cần xác định được các loại từ láy có 3 loại :
-từ láy thanh là từ tượng thanhbắt chước âm thanh sự vật tác động vào nhau
* ví dụ :giải thích và phân tích từ “ầm ầm” trong đoạn trích “kiều ở lầu Ngưng Bích” Trước hết ta phải đặt từ trong văn cảnh sau đó giải thích Từ “ầm ầm” là bắt chước âm thanh tiếng sóng vỗ vào nhau ,vào bờ liên tiếp mạnh mẽ.
Giá trị biểu cảm của nó :tạo nên được phong cảnh một vùng quanh năm có sóng vỗ Những tiếng sóng đang vây quanh sự cô độc Nàng Kiều Tiếng sóng như giằng xé níu kéo đe doạ báo trước bước đường dông tố của Nàng
- Từ láy nghĩa : là từ tượng hình có tác dụng làm tăng thêm nhấn mạnh giá trị từ
gốc
- Vi dụ : giải thích và phân tích từ “lom khom” trong bài thơ Qua đèo Ngang” của
Bà Huyện Thanh Quan : Từ “Lom khom” là từ láy nghĩa nhằm tăng giá trị của
từ khom Từ đó tạo ra hình ảnh sinh động vài chú tiều nhỏ nhoi giữa không gian mênh mông chiều vắng Gợi cho nhà thơ một nội niềm man mác trước cảnh chiều tà Tìm người thấy người mà không thể trò chuyện được Làm cho nỗi nhớ nhà lại càng trào dâng trong lòng thi sĩ
-Từ láy âm :cũng gọi là từ tượng hình ,nhưng có tác dụng làm tăng thêm giá trị
ý nghĩa bằng cách điệp vần hoặc phụ âm đầu
ví du: giải thích và phân tích từ “quạnh quẽ” trong bài thơ Bến đò xuân đầu trại” của Nguyễn Trãi
- Trước hêt ta đặt từ vào trong văn cảnh để giải thích và phân tích Đây là từ láy âm có tác dụng làm tăng giá trị gợi cảm của phụ âm đầu Từ tượng hình này tạo nên một hình ảnh rõ nét về một con đường dẫn đến bến đò ở thôn quê vắng vẻ,thưa thớt khách Từ đó gợi nên một cảm giac yên bình ở nông thôn nước ta sau bao năm khói lửa
II – Bài thứ hai :Phân tích giá trị biểu cảm của phép tu từ
1 – Phép so sánh (tu từ):
a-Định nghĩa :Khi nói và viết người ta đưa sự vật này ra đẻ đối chiếu với vật khác cốt
làm cốt làm cho sự vật đươc mô tả cụ thể hơn sinh động hơn ,có hình ảnh và gây cảm
Trang 13xúc nhiều hơn Câu so sánh bao giờ cũng có dụng ý nghệ thuật ,có hai vế ,vế so sánh và
vế được so sánh
giữa hai vế thường có từ so sánh :như ,tựa bằng , đồng …
Ví dụ : Mặt trời xuống biển như hòn lửa
A B
b- Khi phân tích ta làm như sau : -cách viết :tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh đem
sự vật “A” so sánh vơi sự vật “B” để làm cho sự vật “A” được mô tả cụ thể hơn sinh động hơn từ đó gây cảm xúc cho tác giả và người đọc
-Bài tập :Trong câu thơ sau tác giả đã sử dụng phép tu từ gì ,nêu giá trị biểu cản của phép tu từ đó ?
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
(Huy Cận – Đoàn thuyền đánh cá)
* cách làm : Cách so sánh của nhà thơ Huuy Cận khá độc đáo vì tác giả đem hình ảnh
“mặt trơi xuống biển”so sánh với hình ảnh “Hòn lửa” tạo nên buổi chiều trên biển thật
cụ thể sinh động , đó là buổi chiều huy hoàng rực rỡ làm cho người đọc ngây ngất trước cảnh đẹp biển lúc hoàng hôn từ đó thêm yêu quý đất nươc của chúng ta
2- Phép ẩn dụ :
a- Định nghĩa : Khi viết văn để cho sự biểu hiện đươc sâu sắc kín đáo ,người ta dùng
những từ hay ngữ mà nghĩa đen đươc chuyển sang nghĩa bóng nhờ một sự so sánh
ngầm đó là cách thức ẩn dụ (ví ngầm)
Ví dụ : Thân em vừa tráng lại vừa tròn
(Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)
-nghĩa đen :bánh trôi nước về màu sắc và hình dáng
-Nghĩa bóng : Hình ảnh về vẻ đẹp người phụ nữ có làn da trắng và thân hình đầy đặn
b- Khi phân tích ta làm như sau :Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình
vì qua hình ảnh (nghĩa đen) nhà thơ đã gợil cho người đọc hình dung được một hình ảnh khác thật sâu săc kín đáo đó là hình ảnh “Nghĩa bóng” từ đó gợi cảm xúc cho người đọc c- Bài tập :
Ví dụ : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
( Viễn Phương -Viếng lăng Bác)
- Hãy xác định hình ảnh “mặt trời” nào là phép tu từ gọi tên phép tu từ đó ?
- Phân tích giá trị biểu cảm ?
cách viết :Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh “mặt trời”là một vầng thái dương “nghĩa đen” ,tác giả tạo ra một hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc ,tế nhị làm cho người đoc suy nghĩ và hình dung ra được hình ảnh của Bác Hồ(nghĩa bóng) ,một con người rực rỡ và
ấm áp như mặt trời dẫn dắt dân tộc ta trên con đường giành tự do và độc lập xây dựng tổ quốc công bằng dân chủ văn minh từ đó tạo cho người đọc
Trang 14một tình cảm yêu mến khâm phục vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng
b- bài tập : khi phân tích giá trị biểu cám của phép nhân hoá ta viết như sau :
-Cách sử dụng biện pháp nhân hoá của nhà thơ khá độc đáo vì tác giả đã ganhanhf động (tình cảm) của con người cho sự vật để miêu tả sinh động hình ảnh …từ đó gợi cảm xúc
…
-Thực hành : cho cau thơ sau :
Sóng đã cài then đêm sập cửa
( Huy Cận – Đoàn thuyền đánh cá )
-Tìm phép nhan hoá ?
- phân tích giá trị biểu cảm của phép tu từ đó ?
- Cahs phân tích : Cách sử dụng tu từ nhân hoá của tác giả thật độc đáo vì Huy Cận đã gánhành động “cài then” cuả con người cho sóng và hành động “sập cửa” cho đêm để miêu tảsinh động hình ảnh màn đêm lan dần trên biển gợi nên một cảm giác thoải mái về đêm khi
vũ trụ nghỉ ngơi
4 – Phép hoán dụ : (cơ bản giống phép ẩn dụ )
III –Bài thứ ba : Phân tích tính nhạc và tính hoạ trong thơ :
1- Tính hoạ là gi ? Trong thơ thường có những bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữNóđược tạo bởi các biện pháp tu từ và các từ gợi tả Các biên pháp tu từ về tư : so sánh , nhân hoá , ẩn dụ , hoán dụ ,tượng hình tượng thanh … Các biện pháp tu từ về câu điệp ngữ ,thậm xưng , đối lập tăng tiến ,câu hỏi tu từ …
-Vì vậy khi phân tích phải cho ngươi đọc thấy được hình ảnh gì hiện ra trước mắt ngươi họ và cảm nhận được điều gì ?
* ví dụ : Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điêm một vài bông hoa
( Truyện Kiều - Nguyễn Du )
- Ở đây tác giả đã đã sử dụng nghệ thuật đối lập đó là xanh và trắng , diện và điểm ( tận chân trời > <một vài bông ) tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp
Trang 15-Những nguyên âm hẹp thường biểu hiện tâm trạng buồn , u uất ,bế tắc ,khó nhọc ,tủihổ… ( I, u , o … )
- Những nguyên âm rộng thường biểu hiện tâm trạng vui vẻ không gian bao la rộng mở
cả xúc tự hào phấn khởi … (a ,ia , ưa …)
*ví dụ : Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ
(Tiếng thu - Lưu Trọng Lư )
- Thanh bằng thường biểu hiện tâm trạng buồn , không gian yên bình …
Thanh trắc thường biểu hiện tâm trạng bế tăc , cùng quẩn …
* vi du : Trời buồn làm gì trời rầu rầu
Anh yêu em xong anh đi đâu
Vắng tiếng gió suối thấy tiếng khóc
Một bụng một dạ một nặng nhọc
Ảo tưởng chỉ để khổ để tủi
Nghĩ mãi gỡ mãi lỗi vẫn lỗi.
( Hoài tình - Thế Lữ )
+ Nhịp điệu tiết tấu : -Nhịp điệu tiết tấu chính là nhạc của thơ nhờ sự lặp đi lặp lại cùng một chu kỳ về bằng - trắc ,về vần (nguyên âm và phụ âm ) vì vậy nhiều bài thơ không có phép tu từ nào nhưng nhờ nhạc mà vân thơ trở nên xuất sắc
* ví dụ : Hôm qua đi chùa Hương
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me thức dậy
Em vấn đầu soi gương
(Đi chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp )
Nhà thơ đã sử dụng nhiều thanh bằng và gieo vần “ương” đẻ tạo cho bài thơ có nhạc điệu ,có tiết tấu diễn tả cảnh thanh bình và tâm trạng vui tươi phấn chấn của cô gái mười lăm lần đầu đi chùa Hương
IV – Bài thứ tư : Rèn luyện kỹ năng phân tích đề :
- Đối với học sinh khi làm bài phải tuyệt đối theo yêu cầu của đề ra vì vậy đọc kỹ đề là một vấn đề vô cùng quan trọng Phải hiểu đề nắm chắc đề và tiến hành trình tự theo các bước sau :
1- Đọc đề bài : Học sinh phải đọc thật kỹ đề để có một cái nhìn khái quát nhất Chú ýkhông để sót một chữ nào một chi tiết nào Tránh hiểu sai đề dẫn đến làm lac đề Khi đọc xong phải gạch chân những từ ,những chỗ quan trọng
2- Phân tích đề : Một đề ra cho học sinh là đặt học sinh trước một tình huống có vấn
đề Nghĩa là phát hiện ra được cái vấ đề càn được giải quyết nằm trong đề bài Kếtcấu một đề bài đầy đủ thường có hai bộ phận :
Trang 16a- Bộ phận thứ nhất : Đây là bộ phận chứa đựng những dữ kiện ,những điều nà đề bàicho biết trước bộ phận này thường có những chi tiết sau :
-Lời dẫn giải , giới thiệu hay xuất xứ của phần trích hay một nhận định
Lời rằng mệnh bạc cũng là lời chung
Bằng hiểu biết của em về đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” ( Ngữ vă 9 tập
1 ) Hãy nêu cảm nghĩ ?
V –Bài thứ năm: Khái niệm về nội dung và nghệ thật trong tác phẩm
Bất cứ tác phẩm nào cũng có hai mặt quan hệ chặt chẽ với nhau đó là nội dung và nghệ thuật
A- Nội dung là gì ?
Nội là trong , dung là chứa ; Nội dung là cái chứa bên trong của tac phẩm Đối
với các tác phẩm tự sự nội dung là cốt truyện , là những vấn đề nào đó của xã hộinhân sinh là bức tranh của cuộc đời thường là tình yêu đôi lứa trong học tâp ,laođộng và chiến đấu v.v…cùng với những diễn biến tâm lý , những tình tiết éo le , uẩnkhúc của nhân vật chính diện cũng như phản diện Chẳng hạn “Tắt đen” đề cập đến
số phận người nông dân nghèo xơ xác trong xã hội thực dân nửa phong kiến bị cảnhsưu cao thuế nặng bóc lột và đánh đập dã man ,tù tội v.v…Truyện “Người con gáiNam Xương” kể về người phụ nữ xinh đẹp nết na thờ mẹ nuôi con khắc khoải chờchồng Nhưng lại bị ruồng rẫy chưởi mắng xua đuổi phải tìm đến cái chết để minhoan Đằng sau những vấn đề được phản ánh đó là nội dung tư tưởng ,là sự phê phán
xã hội ,là ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người , đó là niềm mơ ước vượt lên trên
số phận v.v…
Trang 17Đối với các thể thơ : như miêu tả , tự sự , trữ tình , trào phúng Nội dung thường
là miêu tả cảnh trí thiên nhiên , cảnh sắc bốn mùa , gửi gắm tâm sự khi miêu tả : tảcảnh , tả cảnh ngụ tình , tả vật , tả người vói sắc đẹp , tài năng , chia ly , đưatiễn ,cảnh gặp gỡ hẹn hò , tình đồng đội , đồng chí , tình yêu quê hương đất nước ,tinh thần lạc quan trong chiế đấu và xây dựng Chẳng hạn qua miêu tả tài sắc củachị em Thuý Kiều Nguyễn du đã gửi gắm tư tưởng định mệnh vào trong đó Hay đểthể hiện nỗi nhớ quê hương nhà thơ Hữu Loan đã mượn hình ảnh cô bạn học trò đẻgửi vào trong đó :
Nhớ những chiều xưa
Tóc nàng buông xoã
Hai đứa tôi học chung trường xã
Trống tan rồi ôm sách vở cho nhau
Dưới trời tầm tã
Con đê dài mưa ướt cả đầu xanh
B -Nghệ thuật là gì ?
Là cách thức làm một việc gì theo một nguyên tắc ,khéo léo khêu gợi được cảm
giác khiến người ta phải xúc cảm , rung động về cái hay cái đẹp của nó Đẻ diễn đạt nội dung nhà văn ,nhà thơ tất yếu phải dùng nghệ thuật , là cái hình thức bên
ngoài Nghệ thuật gồm các vận đề sau :
1- từ ngữ : từ ngữ là yếu tố quan trọng cần thiết để xây dựng tác phẩm Từ dùng
trong tác phẩm , đã chọn lọc chưa hay dễ dại quá , giản dị tự nhiên hay cầu kỳ khó hiểu , dật vị trí đó có thích hơp hay không ? có sử dụng từ cổ , từ địa phươngkhông ? Tìm hiểu đó là loại từ gì , gợi hình gợi cảm , gợi màu sắc , âm thanh , từ láy từ mạnh , tượng trưng , cụ thể v.v…
2- Biện pháp tu từ :Tìm trong tác phẩm sắp phân tích có những phép tu từ nào ? so
sánh , nhân hoá , ẩn dụ , hoán dụ , nói quá , điệp từ điệp ngữ , đảo ngữ v.v…
3- Câu văn , lời văn , bố cục diễn đạt :Câu dài câu ngắn , câu xen kẽ , câu đặc biệt ,
caaucamr câu kể Câu văn có đẽo gọt hay luộm thuộm Có vận dụng các thành ngữ tục ngữ , các dấu đi kèm biểu hiện nội dung hay hình thái , cách ngắt câu ngắt nhịp tạo nhạc cách bố cục v.v…
4- Thể loại : Văn xuôi , văn vàn ,miêu tả kể chuyện , chính luận THơ tự sự hay trữ
tình thơ lục bát , song thất lục bát , thơ đường hay tự do v.v…
5- Giọng điệu , nhịp điệu : Vui hay buồn , tha thiết hùng hồn hay bi ai phận uất ,
đơn điệu hay phong phú ,lên bổng xuống trầm hay đều đều gây hưng phấn Nhịp thơ khoan thai hay dồn dập , buông lơi hay hối hả Nhip thơ 2/2 hay 2/4 , 3/3, 4/4v.v…
C – Quan hệ giữa nội dung và nghệ thuật :
Trang 18Nội dung và nghệ thuật luôn gắn bó mật thiết với nhau Nội dung nào nghệ thuật
ấy Nội dung hay phần lớn là nhờ nghệ thuật vì nhờ nghệ thuật mà biểu hiện nội dung Nội dung dung vui vẻ thì hình thức sinh động và ngược lại
Tìm nội dung và nghệ thuật đoạn thơ sau :
KHông họ chưa hai mươi
Cô gái hôm nào mới lớn
Soi trộm vào gương thấy má mình hồng
Nghĩ đến chuyện lấy chồng đỏ mặt
Người con trai ngồi trên gò đất
Thổi sáo gọi người yêu, làm nắng chiều đứng lại
Lúa đang thời con gái cũng thấy rộn trong lòng
( Nhân câu chuyện mấy người tự tử - Lê Đạt )
VI – Bài thứ sáu : Phân tích tác phẩm văn học
1- Tác phẩm văn học là gì ? Người ta gọi tác phẩm văn học là công trình sáng tác
đạt đến trình độ nghệ thuật cao thuộc :thơ , truyện , kịch , ký v.v…
Một bài thơ, tập thơ ,tiểu thuyết ,truyện ngắn , ký , kịch đều gọi là tác phẩm văn học Mỗi tác phâm văn học đều có đặc thù riêng của nó
2- Phân tích tac phẩm văn học là gì ? Phân tích tác phẩm văn học là tìm hiểu nhận
xét đánh giá tac phẩm ấy về hai phương diện nội dung và nghệ thuật trong mối quan
hệ giữa tác giả và tác phẩm cũng như hoàn cảnh ra đời của nó Khi phân tích nếu là tác phẩm văn tự sự thì phân tích nội dung riêng nghệ thuật riêng Nếu là tác phâm trữ tình thì phân tích nghệ thuật để làm sáng tỏ nội dung Vì sao ? Vì tác phẩm tự sựThì tư tưởng tình cảm của tác giả đươc thể hiện thông qua hàng động ,tính cách ,lời nói ,tâm trạng của nhân vật Còn tác phẩm trữ tinh thì tư tưởng tình cảm của tác giả biểu hiện thông qua ngôn ngữ ( Cách ngắt nhịp ,sử dụng từ gợi tả ,biện pháp tu từ ,sửdụng câu v.v…)
3-Các bước phân tích :Khi phân tích tác phẩm văn học cần theo trình tự ba bước sau
(Khái quát – phân tích - tổng hợp )
a- Nhân xét khái quat bước đầu về tác phẩm.Nếu là thơ ( bài thơ khổ thơ , đoạn thơ ) Phải nêu đại ý của nó trước khi phân tích
Trang 19b- Phân tích từng phần ,từng mặt, từng ý trong tác phẩm về hai mặt nội dung và nghệ thuật
c- Tổng hợp lại trên cơ sở đã phân tích
d- Chú ý :- nếu là tác phẩm tự sự thì chú ý nhiều về cốt truyện và nhân vật Nếu là
tác phẩm trữ tình thì chú ý đến từ ngữ ,hình ảnh ,nhịp điệu biện pháp tu từ
- Trong một đoạn thơ ,bài thơ không phải bao giờ tác giả cũng sử dụng tất cả các biện pháp nghệ thuật mà chỉ chọn lọc sử dụng hợp lý với nội dung cần bày tỏ Khi phân tích ta phải phát hiện ,xác định nội dung miêu tả ,thể hiện ,qua đó xác định nội dung
tư tưởng ; Phát hiện nghệ thuật sử dụng ,nghệ thuật nổi bật trong tác phẩm mà tác giả
có dụng ý > Dùng lý lẽ phân tích cả hai mặt ,còn nghệ thuật phải nói được tác dụng của nó chứ không phải chỉ ra rồi để đấy Khi làm bài phải nhất thiết tuân thủ theo trình tự sau : tìm hiểu đề -> tìm ý -> làm dàn bài ->viết từng phần ->viết cả bài -> khảo bài
4-Tìm hiểu đè :có nghĩa là đọc kỹ đề xem người ra đề yêu cầu ta làm những vấn đề
gì :
-Về thể loại : bài viết theo kiểu nào, đơn thuần hay tổng hợp
- xuất xứ : tác phẩm ra đời vào lúc nào ,hoàn cảnh xã hội lúc đó ra sao ,tác giả là ai
có đặc điểm gì ?
- Nội dung khái quát của đề là gì ? (miêu tả cảnh trí thiên nhiên gửi gắm tâm
tình ,miêu tả người nêu lên tính cách nhân vật ,canh lao động hay cảnh nhàn du ,tự
sự về cái gì hay trào phúng …)
- Tìm hiểu đề rất cân thiết >đọc kỹ đề bài đọc nhiều lần có suy nghĩ liên tưởng sẽ giúp dễ dàng hơn tring việc xây dựng dàn bài Giúp không nhầm lẫn hoặc thiếu sót
Về xuất xứ ta có thể lấy nó làm phần mở bài cho bài viết học sinh trung bình Hoc sinh khá có thể mở bài theo các khác nhưng cũng không thể bỏ qua đươc phần xuất
xứ Về nội dung khái quát , ta có thể dùng nó vào đoạn đầu của phần thân bài ,nhận xét khái quát tác phẩm
5-Tìm ý :Tìm hiểu đề mới là tìm hiểu tổng quát Tìm ýlà đi sâu vào chi tiết nội dung
và nghệ thuật
- Trước hết là xác định đề có bao nhiêu ý lớn để bài viết đáp ứng đầy đủ yêu cầu của
đề (tuỳ theo đề bài ta có thể chia ra từ 2 đến 3ý là vừa nếu hơn thì nhiều quá sẽ vụn vặt )
- Đặt ra nhiều câu hỏi câu hỏi về cả hai mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cầnphân tích rồi trả lời ,kể cả câu hỏi về tư liệu phụ (Khi viết thành bài các câu trả lời phải được liên kết chặt chẽ ,diễn đạt cho kín mạch văn )
* Ví dụ : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
(Viếng Lăng Bác - Viễn Phương )
Trang 20- Ta đặt câu hỏi như sau :
+ Khổ thơ có mấy ý ? Đó là những ý nào ? Các ý đó tập trung phản ánh nội dung gì của đoạn thơ ?
+ Điệp từ “Ngày ngày” diễn tả điều gì ? vấn đề đó ra sao ?
+ Từ “mặt trời” câu thứ hai chỉ ai ? Nghệ thuật được dùng ơ đây là gì ? Tác dụng của
nó ra sao ? Hai từ “mặt trời” ở câu 1 và câu 2 khác nhau chỗ nào ?
+ Từ rất đỏ ý muốn nói điều gì ?
+Sao không nói đoàn người mà nói “dòng người”? Từ “dòng” biểu hiện thái độ gì của những người vào lăng viếng Bác ?
+Từ dâng thể hiện điều gì ?Tại sao lại “bảy mươi chín mùa xuân” ?
* Bài luyện tập :
Tìm ý để phân tích khổ thơ sau :
Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đâu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
- Mở bài : Giới thiệu tác giả , hoàn cảnh ra đời của tác phẩm , khái quat về nội dung
và nghệ thuật của tác phẩm ( Nếu là đoạn trích thì nêu thêm ấn tượng của đoạn
- Kết bài : Đánh giá một cách khái quát về tác phẩm vừa phân tích Nêu một chút
cảm nghĩ hoặc bài học cụ tuể được rút ra …
6- Cách phân tích thơ :
+ Muốn phân tích và bình giảng thơ cần phải nắm vững các thao tác sau :
-Tìm hiểu giọng thơ xem : nhẹ nhàng hay ngọt ngào ,chậm rãi hay dồn dập , gân guốc hay uyển chuyển v.v…vì giọng thơ thể hiện hồn thơ mà tác giả gửi gắm
- Tìm hiểu cách ngắt nhịp bởi vì giọng thơ với cách ngắt nhịp và hiệp vần tạo nênnhạc thơ
- Tìm “mắt thơ”: Đó là các từ gợi tả (gợi hình ,gợi cảm ,…)
Trang 21- Tìm phép tu từ : Đó là phép tu từ gi ?
+ Sau khi làm xong các thao tác trên Muốn Phân tích và bình giảng ta nên đặ hệ thống câu hỏi sau : Với giọng thơ như thế nào ? Kết hợp với ( biện pháp nghệ thuật gì ?hoặc từ gợi tả nào để tạo nên ý gì ? biện pháp nghệ thuật tạo nên hình ảnh gì ? gây cảm xúc gì cho người đọc ?
Ví dụ : Phân tích và bình giảng hai câu thơ “Đoàn thuyền dánh cá” của
Huy Cận :
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Với giọng thơ gân guốc kết hợp với biện pháp so sánh tác giả đã vẽ nên một cảnh hoàng hôn trên biển thật là tuyệt đẹp Cái hay ở đây là Huy Cận đã đem hình ảnh mặt trời so sánh với hòn lửa rực hồng đang từ từ lặn xuống biển , tạo nên một quang cảnh hoàng hôn huy hoàng và tráng lệ trên biển làm ngây ngất người đọc Nhưng khung cảnh ấy chỉ diễn ra trong một khoảnh khắc rồi nhường chỗ màn đêm lan toả Cách sử dụng phép nhân hoá ở đây thật là độc đáo vì tác giả đã gán hành động “Cài then” của con người cho sóng và Sập cửa” cho đêm đểthể hiện sự dứt khoát của vụ trụ đoạn tuyệt với công việc để đi vào nghỉ ngơi thư giản Trong khi đó con người lại bắt tay vào lao động , qua đó để thấy được tinh thần làm việc không quản ngày đêm của người dân làng chài
VII – Bài thứ bảy : Cách viết mở bài
1- Khái niệm : Mở bài là phần đầu tiên ,là phần trước nhất đến với người đọc ,gây cho người đọc cảm giác và ấn tượng ban đầu về bài viết , tạo ra
âm hưởng chung cho toàn bài văn -phần này có một vai trò và tầm quan trọng khá đặc biệt vì một mở bài gọn gàng hấp dẫn sẽ tạo được hứng thú ở người đọc thường báo hiệu một nội dung tốt nên mở bài rất khó viết hay
2- Cấu tạo của mở bài :
a- Về nội dung :
Mở bài thường có những bộ phận nhỏ sau :
+ Gợi mở vào đề :( Kiểu mở bài lung khởi )
- Nêu xuất xứ của đề , của nhận định …
Nêu lý do đưa đến bài viết …
+ Giớ thiệu đề : Đây là trọng tâm của mở bài co nhiệm vụ tạo nên tình huống
có vấn đề mà ta giải quyết ở phần thân bài :
- Giới thiệu nội dung vấn đề
- Xác định phương hướng , phương pháp ,phạm vi mức độ giới hạn (nếu có )
- Nếu đoạn thơ thì có thể trích dẫn
- B- Hình thức : Dung lượng và độ dài phải cân xứng với bài viết Đặc biệt phải liên hệchặt chẽ và sự tương ứng cả về dung lượng lẫn phong cách diễn đạt với kiểu bài
- -Nên viết ngắn gọn , khéo léo ,gợi hứng thú
Trang 22- - Tránh viết vòng cèo mà không vào được vấn đề
- - Tráng viết lan man không ăn khớp với các phần sau
- - Tránh viết bay bướm cầu kỳ dài dòng làm phân tán sự chú ý người đọc
2- Một số kiểu viết mở bài :
- Giới thiếu thẳng với người đọc vấn đề sẽ trình bày
- Cách mở bai này nhanh gọn và giản dị dễ tiếp nhận thích hợp với những bài viết ngắn
- Nhược điểm nếu viết không khéo sẽ khô khan , ít hấp dẫn
+ Sau đây là một số kinh nghiệm dạy làm mở bài cho học sinh :
a- Mở bài trực khởi: (trực tiếp )
- Giới thiệu tac giả (1)
- Giới thiệu tác phâm (2) và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ,(3)
- Đánh giá sơ bộ về nội dung(4) +nghệ thuật (5)
- Với năm yếu tố trên ta có thể viết được các kiểu mở bài như sau :
*Ví dụ : Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu
- Ta viết mở bài như sau :Chính Hữu là một nhà thơ quân đội thường xuyên viết về đề tài
người lính Nhưng có lẽ thành công nhất là bài thơ “Đồng chí” đó là hình ảnh anh bộ đội
cụ Hồ trong chin năm trường kỳ chống thực dân Pháp Từ khi ra đời đến nay tác phẩm đãchiếm được cảm tình người đọc đặc biệt là các thế hệ học trò
( Các kiểu khác thì chúng ta cũng vết tương tự )
b- Mở bài lung khởi : (Gián tiếp )
+ Là kiểu mở bài không đi thẳng vào vấn đề mà gợi mở vào đề bằng cách so sánh, tương phản, nghi vấn giả định ,…bằng cách đưa ra :
Trang 23+ Mô hình lung khởi
- So sánh tương phản
- Trích dẫn văn thơ
- Mẫu chuyện
+ Mô hình trực khởi -Tác phẩm -> Tác giả
- Hoàn cảnh nghệ thuật
- Khái quát về nội dung
Ví dụ : Phân tích tám câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mơi sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
( Truyện Kiều - Nguyễn Du )
Gợi mở vào đề > gới thiệu tác phẩm :”Truyện Kiều” (1) >tác giả Nguyễn Du (2)
->Hoàn cảnh thời phong kiến(3) ->Đánh giá khái quát về nghệ thuật (4) ->Nội dung (5)
* Từ những yếu tố trên ,chúng ta có thể viết được các kiểu bài như sau :
Trong bài thơ “ Kính gửi cụ Nguyễn Du” Nhà thơ Tố Hữu viết:
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru hàng ngày
Nghin năm sau nhân dân ta vẫn luôn tưởng nhớ đến Nguyễn Du ,một đại thi hào của nền văn học Việt Nam ,một danh nhân văn hoá thế giới Nhờ có Tố Như chúng ta nhớ ngay đến áng thơ bất hủ Truyện Kiều” được sáng tác vào thời kỳ chế độ phong kiến mục ruỗng thối nát cùng cực làm cho nhân dân ta vô cùng khốn khổ Đặc biệt
là người phụ nữ Bằng bút pháp tá cánh ngụ tình độc đáo, nhà thơ đà làm sống dậy
Trang 24hình ảnh một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời bị vùi dập bi thảm được diễn tả bằng những câu thơ tuyệt tác :
Buồn trông cửa bể chiều hôm
………
+ Mở bài theo kiểu : 5321/4
Trong bài “Kính gửi cụ Nguyện Du” nhà thơ Tố Hữu từng viết :
Nghìn năm sau nhớ Nguyên Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru hàng ngày
Nghìn năm sau nhân dân ta vẫn nhớ đến Nguyễn Du một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hoá thế giới Tố Như đã để lại cho đời một áng thơ bất hủ “Truyện Kiều” Được sáng tác vào thời kỳ chế độ phong kến việt nammucj ruỗng thối nát làm cho nhân dân ta cực khổ trăm bề Đặc biệt là người phụ nữ Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo, nhà thơ đã làm sống dậy hình ảnh người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời bị vùi dập bi thảm , được diễn tả sinh động qua những dòng thơtuyệt tác :
Buồn trông cửa bể chiều hôm
- Sau bước dẫn dắt là bước giới thiệu đề Bước này là bắt buộc Giới thiệu đề là chép
y nguyên văn đoan thơ hoặc khổ thơ mà mình phân tích Trường hợp quá dài thì chépcâu đầu rồi chấm lửng sau đó chép câu cuối là được Nếu phân tích cả bài thì chỉ cần giới thiệu tên tác phẩm là được
3 - Chuyển ý :
= Bước này là bước nối liền giới thiệu đề với thân bài Bước này còn gọi là giới hạn vấn đề , báo cho người đọc biết bài mình làm trong phạm vi nao ?
VIII – Bài thứ tám : Cách viết thân bài
1- Khai niệm về thân bài một bài phân tích tác phẩm :
=Thân bài là phần dài nhất và quan trọng nhất của bài văn phân tích tác phẩm
- Trong thân bài là đoạn nêu khái quát nội dung các ý mà mình phân tích ở phần sau
Trang 25- Nên phân tích mỗi ý thành một đoạn , giữa các đoạn có sự lên kết chặt chẽ cùng hướng về nội dung mà đề yêu cầu
- Dùng lý lẽ phân tích có vận dụng tư liệu văn học để minh hoạ làm cơ sở cho lý lẽ phân tích thêm vững vàng
- Nếu là thơ trữ tình thì nên phân tích đi từ nghệ thuật đến nội dung
2 – Những điều cần lưu ý :
- Thân bài là phần trọng tâm có nhiệm vụ :
+ Phát triển những ý chính đã nêu ở phần mở bài
+ Duy trì sự chú ý người đọc
- Thân bài bài gồm có nhiều đoan văn :
+ Các đoan văn thường được cấu tao theo kiểu tổng phân hợp ,diễn dịch ,qui nạp …+ Các đoạn văn được trình bày theo một hệ thống lô gich còn gọi là trình bày theo luận điểm
3 - Cấu tạo của thân bài phân tích tác phẩm :
Khi phân tích một bài thơ hay đoạn thơ đoạn văn , chúng ta cần phân tich cả hai mặt nghệ thuật và nội dung Như thế chúng ta có thể thực hiện phần thân bài phân tích tác phẩm theo các kiểu như sau :
- Kiểu 1 : Phân tích nghệ thuật -> phân tích nội dung
- Kiểu 2 : Phân tích nội dung -> phân tích nghệ thuật
- Kiểu 3 : Phân tích nghệ thuật -> Bình nội dung
- Kiểu 4 : Bình nghệ thuật -> Phân tích nội dung
1- NT -> ND2- ND -> NT3- NT ->
BND4- BNT ->
PTND
Kiểu 1 :
NT -> ND
Phân tích nghệ thuật -> Phân tích nội dung
- ví dụ : Phân tích bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương
+Ý 1 : Vẻ đẹp người phụ nữ ( NT -> ND )
- Nghệ thuật : Giọng thơ + Phép ẩn dụ + từ ngữ gợi tả
- Nội dung : “Thân em” phân tích “Vừa trắng lại vừa tròn” Phân tích
+ Ý 2 :Cuộc đời chìm nổi của người phụ nữ ( NT -> ND )
- Nghệ thuật : Nhịp điệu + Thành ngữ
- Nội dung : “Bảy nổi ba chìm” -> Phân tích
Trang 26+ Cách viết như sau :
Mở đầu bằng giọng thơ nhẽ nhàng êm dịu kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ tạo ra hình ảnh so sánh ngầm kín đáo , sâu sắc Hồ Xuân Hương đã thốt lên hai tiếng “thân em” Đang miêu tả bánh trôi nước mà lại như thế chắc nhà thơ muốn gợi cho ngườ đọc nhớ về câu ca dao :
Thân em như hạt mưa sa
Đay là cách xơng hô khiêm tốn của ngườ phụ nữ nước ta khi nói về mình Nhưng những từ ngữ gợi tả tiếp theo lại không dấu được niềm kiêu hạnh tự hào của họ Hình ảnh “trắng ,tròn” vừa miêu tả được màu sắc của bánh trôi nước Nhưng lại đề cao được vẻ đẹp người phụ nữ đến dễ thương Tuy đẹp vậy nhưng số phận của họ lại rơi vào cảnh :
Bảy nổi ba chìm với nước non
Nhịp điệu của bài thơ tư nhiên trầm lắng chậm dần khi nhà thơ đang vui lại hoá buồn , đang tự hào kiêu hạnh bổng im lặng cúi đầu trước “bảy nổi ba chìm” Cách
sử dụng thành ngữ ở đây thật là độc đáo vì qua hình ảnh đó vừa nói lên được cách luộc bánh lại vừa cho người đọc hiểu được cuộc đời lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ đương thời
Bài tập
Phân tích theo kiểu 1 ( NT -> ND ) Khổ thơ đầu bài “Đoàn thuyền đánh cá”
của nhà thơ Huy Cân
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
a- Tìm ý và “nhạn tự” :
+ Câu 1: Về ý : Cảnh hoàng hôn trên biển
“Nhạn tự” : NT -> Giọng thơ + nghệ thuật so sánh
ND -> Như hòn lửa
+ Câu 2 : Về ý : Cảnh vũ trụ vào đêm
“Nhạn tự” : NT -> Nhịp điệu + biện pháp nhân hoá
ND -> Cài then sập cửa
b- Phân tich hai câu thơ đầu :
Mở đầu với giọng thơ mạnh mẽ gân guốc kết hợp với nghệ thuật so sánh cụ thể sinh động Huy Cận đã vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp về hình ảnh mặt trời đang từ từ lặn xuống biển như một hòn lửa rực hồng ,tạo nên một không gian huy hoàng rực rỡ làm ngây ngất người đọc trước vẻ đẹp của trời biển lúc hoàng hôn Nhưng cảnh tượng ấy chỉdiễn ra trong chốc lát rồi nhường chỗ cho màn đêm lan toả :
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Trang 27Nhịp diệu thơ bổng chậm dần , trầm lắng kết hợp với hình ảnh nhân hoá sáng tạo đemhành đông “cài then , sập cửa” gán cho sóng và đêm Đã tạo nên thái độ dứt khoát của
vũ trụ ngừng hoạt động đi vào nghỉ ngơi thư giãn Màn đêm đã lan toả , cảnh trên biển thật là bình yên Trong hoàn cảnh đó lại xuất hiên hình ảnh mới :
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Kiểu 2 :
ND -> NT
( Phân tích nội dung -> Phân tích nghệ thuật )
Ví dụ : Phân tích hai câu thơ đầu của “Bánh trôi nước” - Hồ Xuân Hương
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Thân em như hạt mưa rào
Cách xưng hô thật là nhẽ nhàng êm dịu của người phụ nữ khi nói về bản thân mình Trong câu thơ này , người đoc thưởng thức được cái biệt tài sử dụng phép tu từ ân dụ của nhà thơ Với lối so sánh ngầm sâu sắc kín đáo làm cho người đọc vừa hiểu được bánh trôi nước vừa nghĩ ngay đến vẻ đẹp kiều diễm của người phụ nữ đó là một vẻ đẹp hoàn mỹ Đọc câu thơ ta còn thấy được nữ sĩ là bậc thầy về sở dụng tờ ngỡ gợi tả Vì qua hai từ “Trắng , tròn” vừa miêu tả được màu sắc và hình dáng chiếc bánh trôi nước vừa đề cao được cái vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ Việt Nam Tuy đẹp là vậy nhưng cuộc sống của họ lại phải chịu cảnh :
Bảy nổi ba chìm với nước non
Dưới ngòi bút trữ tình của Bà chúa thơ nôm ,số phận người phụ nữ dưới xã hội phong kiến được diễn tả như thế nào ? Họ phải sống trong một chế độ đầy áp bức bát công phải chịu cảnh “Bảy nổi ba chìm” Thành ngữ xuất hiện trong câu thơ này đã được tác giả khéo kéo sử dụng kết hợp với nhịp điệu trầm lắng chậm dần cho ta thấy
Trang 28được cách luộc bánh nhưng cũng hiểu được số phân lênh đênh bạc mệnh của người phụ nữ ngày xưa
+ Bài tập :
Phân tích theo kiểu 2 : ( ND -> NT ) Hai câu thơ đầu trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
+ Ý 1 : Cảnh hoàng hôn trên biển ( ND -> NT )
- Nhạn tự : ND -> như hò lửa
NT -> Giọng thơ + biện pháp so sánh -> Phân tích
+ Ý 2 : Cảnh vũ trụ vào đêm ( ND -> NT )
- Nhạn tự : ND -> “ Cài the , sập cửa”
NT -> Nhịp điệu + Nghệ thuật nhân hoá -> Phân tích
+ Cách viết như sau :
Mở đầu nhà thơ Huy Cận đã vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp , đó là hình ảnh mặt trời đang từ từ lặn xuống biển như hòn lửa rực hồng Với giọng thơ khoẻ mạnh gân guốc lại được tăng thêm hình ảnh so sánh sáng tạo của nhà thơ Ở đây mặt trời được ví “như hòn lửa” khiến người đọc liên tưởng đến hình dáng tròn trịa và màu sắc rực rỡ của vầng thái dương tạo thanh một phong cảnh huy hoàng rực rỡ của buổi hoàng hôn trên biển làm ngây ngất lòng người trước cảnh đẹp của trời biển việt nam Nhưng khung cảnh đó chỉ diễn ra trong chốc lát rồi nhường chỗ cho màn đêm lan toả :
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Cảnh màn đêm đã dược tac giả miêu tả bằng hình ảnh sóng bắt đầu “cài then” đêm ra tay “sập cửa” Hình ảnh nhân hoá đầy bất ngờ hơnhs thú kết hợp với nhịp điệu chậm dần trầm lắng cho thấy vũ trụ đã đoạn tuyệt với công việc đi vào nghỉ ngơi thư giản Chính lúc đó con người lại bắt tay vào lao động
Trang 29- Ý : Vẻ đẹp người phụ nữ
NT : Giọng thơ + ngệ thuật ẩn dụ + từ ngữ gợi tả -> phân tích
ND : Thân em -> Bình
Vừa trắng , vừa tròn -> Bình
- Cách viết như sau :
Mở đầu bằng giọng thơ nhẽ nhàng êm dịu kết hợp với biện pháp ẩn dụ tạo nên hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc kín đáo Hồ Xuân Hương thốt lên hai tiếng “Thân em” Đang miêu tả bánh trôi nước mà thốt lên như vậy chắc rằng nhà thơ muốn gợi cho người đọc nhớ đến câu ca dao :
Thân em như hạt mưa rào
Đây chính là cách xưng hô khiêm tốn của người phụ nữ việt Nam khi nói về mình Nhưng những từ gợi tả tiếp theo lại không dấu được vẻ tự hào kiêu hạnh của
họ Hình ảnh trắng tròn vừa miêu tả được mài sắc hình dáng chiếc bánh trôi nước vừa nói lên được vẻ đẹp hoàn mỹ của người phụ nữ nước ta Vẻ đẹp ấy đã được đại thi hào Nguyễn Du đề cao trong ý thơ tương tự :
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hay :
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
+ So sánh tương phản :
Ví dụ : Phân tích hai câu thơ :
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải )
- Ý : Cống hiến suốt đời cho đất nước , cho cách mạng
- Cách viết như sau :
Nhịp điệu thơ dồn dập lôi cuốn , được tăng thêm bằng điệp từ “Dù là” được lặp
đi ,lặp lại như các đợt sóng xô liên tiếp vào bờ Như thúc dục mọi người phải góp sức mình dựng xây đất nước giàu đẹp, cống hiến cả cuộc đời “Dù là tuổi hai mươi” cho đến khi “tóc bạc” mà không tính gì đến thiệt hơn Quan niệm đó khác hẳn với các nhà thơ trước đây :
Công danh đã được hợp về nhà
Lành dữ âu chi thế nghị khen
( Thuât hứng - Nguyễn Trãi )
Trang 30- Là so sánh nghệ thuạt câu thơ đang phân tích với các biện pháp tu từ người viết đặt ra
để so sánh hoặc các biện pháp tu từ của các nhà văn nhà thơ khác
Thông thường người ta bình nghệ thuật của ;
a- Từ ngữ gợi tả
b- Các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá , ẩn dụ, hoán dụ v.v…
* Bình các từ gợi tả :
- Ví du : Phân tích hai câu thơ trong bai “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
- Ý : Cảnh mùa xuân xứ Huế :
NT : giọng thơ + từ gợi tả
ND : Dòng sông xanh , bông hoa tím biếc
Mở đầu bài thơ Thanh Hải vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp với những nét chấm phágiữa cái nền “Dòng sông xanh” nổi bật “Một bông hoa tím biếc” Tại sao nhà thơ lạikhông tô ddieemrcho bức tranh ấy bằng hình ảnh của hoa mai ,hoa đào mà lại vẽ nênmột gam màu tím ? Vì hoa đào là biểu tượng của mùa xuân miền Bắc , còn mai vàng
là mùa xuân của phương nam Bởi vậy chỉ có màu sắc tím mới là đặc trưng của mùa xuân xứ Huế Đó là màu sắc trang nhã ,tươi mát ,tràn đầy sức sống làm say đắm lòng người Đó cũng chính là cảm hứngtừ tà áo dài cô gái Huế :
Cô gái Huế vẫn thiết tha trong tà áo tím
Giữ bên anh bao kỷ niệm tháng năm nào!
* Bình giảng phép tu từ :
+ Ví dụ : Bình giảng câu thơ “ Cổ tay em trắng như ngà”
- PT : Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh thật là độc đáo Đem cổ tay người con gái để
ví von “Trắng như ngà” Tại sao lại không so sánh cổ tay em gái trắng như tuyết , nhưbông ? Vi trắng như tuyết chỉ diễn tả được màu trắng nhưng lạnh lẽo quá Còn trắng như bông thì thật là nhẹ và xốp Như vậy cổ tay em trắng như ngà là đẹp và hợp lý nhất Bởi vì so sánh như vậy vừa diễn tả được cổ tay trắng trẻo nhưng lại rất khoẻ mạnh quý phái tạo nên một hình ảnh đẹp về bàn tay người con gái Việt Nam
IX – Bài thứ chín : Cách viết kết bài
1- Khái niệm : Kết bài là phần sau cùng của bài văn Đây là phần đóng lại sau khi
đã viết xong phần mở bài và thân bài THông thường gồm các ý sau :
Đánh giá tổng quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
Có thể rút ra bài học hoặc nêu suy nghĩ
2- Các yếu tố viết kết bài :
Tác phẩm(1) -> Tác giả(2) -> Nghệ thuật(3) -> Nội dung(4)
Với bốn yếu tố trên ta có thể viết được các kiểu sau :