Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
188 KB
Nội dung
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐỨC PHỔ TRƯỜNG TIỂU HỌC PHỔ QUANG Sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ BÀI TẬP CHÍNH TẢ PHƯƠNG NGỮ GIÚP HỌC SINH LỚP 4 HẠN CHẾ LỖI CHÍNH TẢ DO PHƯƠNG NGỮ Phân môn: Chính tả Người thực hiện: HUỲNH THỊ ÁNH TUYẾT Chức vụ: Giáo viên tiểu học NĂM HỌC: 2014 – 2015 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ MỤC LỤC PHẦN 1 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 2 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu: 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu: 2 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 3 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ……………………… 3 5.1. Phương pháp quan sát trực quan: 3 5.2. Phương pháp điều tra: 3 5.3. Phương pháp nghiên cứu lí luận: 3 5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: 3 5.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: 3 6. THỜI GIAN HÌNH THÀNH VÀ VIẾT SÁNG KIẾN: …………… 4 7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC: .……………………………………… 4 PHẦN 2 5 NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1……………………………………………………………… 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN:………………………… 5 CHƯƠNG 2……………………………………………………… 7 GV thực hiện: Huỳnh Thị Ánh Tuyết Trường Tiểu học Phổ Quang Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ … … 7 CHƯƠNG 3 11 CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ GIÚP HỌC SINH LỚP 4 KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ DO PHƯƠNG NGỮ 11 3.1. THAY THẾ CÁC BÀI TẬP CHÍNH TẢ TRONG SÁCH GIÁO KHOA BẰNG MỘT SỐ BÀI TẬP CHÍNH TẢ PHƯƠNG NGỮ 11 3.2.LUYỆN PHÁT ÂM: 17 3.3. PHÂN TÍCH, SO SÁNH……………………………………………… 17 3.5. GHI NHỚ MẸO LUẬT CHÍNH TẢ………………………… ……….18 3.6. VẬN DỤNG , CỦNG CỐ BẰNG CÁC BÀI TẬP CHÍNH TẢ…… 21 CHƯƠNG 4 22 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI VẬN DỤNG “MỘT SỐ BÀI TẬP CHÍNH TẢ PHƯƠNG NGỮ GIÚP HỌC SINH LỚP 4 HẠN CHẾ LỖI CHÍNH TẢ DO PHƯƠNG NGỮ” 22 4.1. NỘI DUNG 22 4.2. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM: 22 PHẦN 3 23 KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 23 1. KẾT LUẬN 23 2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 24 GV thực hiện: Huỳnh Thị Ánh Tuyết Trường Tiểu học Phổ Quang Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ở bậc Tiểu học, phân môn chính tả là một phân môn có tầm quan trọng trong việc dạy học tiếng Việt cho học sinh Tiểu học. Phân môn chính tả còn là phân môn có tính chất công cụ, nó có vị trí quan trọng trong giai đoạn học tập đầu tiên của trẻ. Nó cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc học môn Tiếng Việt và các môn học khác. Chính tả là hệ thống chữ viết được xem là chuẩn mực của một ngôn ngữ. Vì vậy, muốn viết đúng chính tả, ta phải tuân theo những quy định, quy tắc đã được xác lập. Trong thực tế, học sinh mắc lỗi chính tả rất nhiều. Điều này ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác, hạn chế khả năng giao tiếp, làm các em mất tự tin, trở nên rụt rè, nhút nhát. Chất lượng học tập các phân môn Tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ nhân quả với nhau, phân môn này có ảnh hưởng và hỗ trợ cho phân môn kia. Nếu học tốt phân môn chính tả, học sinh có một công cụ hết sức đắc lực và hữu ích để ghi chép bài học chính xác, rõ ràng và nhanh chóng. Việc làm này không chỉ giúp học sinh tiểu học viết đúng mà còn giúp các em lĩnh hội chính xác các nội dung bài học. Viết đúng chính tả giúp học sinh có điều kiện để sử dụng tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các bộ môn văn hóa khác. Bài chính tả mang tính thực hành thông qua luyện tập liên tục, kết hợp với việc ôn tập các quy tắc chính tả, học sinh sẽ có khả năng viết đúng các chữ ghi Tiếng Việt. Ngoài ra, ở một số địa phương, do phát âm sai nên dẫn đến một số học sinh hiểu sai nghĩa và dẫn đến viết chính tả cũng sai. Xuất phát từ những lí do trên nên bên cạnh sử dụng nhiều bài tập chính tả trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, không chỉ dành riêng cho mọi vùng phương ngữ mà có thể áp dụng để chữa lỗi chính tả cho nhiều vùng phương GV thực hiện: Huỳnh Thị Ánh Tuyết 1 Trường Tiểu học Phổ Quang Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ ngữ khác nhau, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: “Một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ”. Với đề tài này, tôi đã cố gắng phân loại lỗi chính tả do phương ngữ mà học sinh lớp 4 trường tôi thường mắc phải, giúp các em ghi nhớ các hiện tượng chính tả này. Đồng thời xây dựng một số bài tập chính tả phương ngữ phù hợp với học sinh Tiểu học (lớp 4) để thay thế cho một số bài tập chính tả không phải là dùng để rèn luyện lỗi phổ biến của học sinh lớp 4 tôi đã và đang giảng dạy. Bên cạnh bổ sung thêm bài tập cho học sinh, cung cấp thêm cho các em một số mẹo, luật chính tả nhằm giúp các em khắc phục lỗi chính tả do cách phát âm của vùng phương ngữ, gây hứng thú học tập của học sinh (vì các em được trực tiếp tham gia chữa lỗi chính tả mà thực tế mình hay mắc phải) từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu kĩ phân môn chính tả trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 4, khắc phục một số khó khăn, vướng mắc về lỗi chính tả do phương ngữ của học sinh lớp 4, làm phong phú thêm thủ pháp dạy học chính tả của Tiểu học nhằm phục vụ bản thân trong quá trình dạy học và đóng góp thêm một tài liệu có thể tham khảo cho đồng nghiệp. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU – PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Thực trạng về một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 trường Tiểu học Phổ Quang hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ”. - Tham khảo tư liệu và sách báo có liên quan. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Phổ Quang – Đức Phổ. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 đến nay. - Sử dụng số liệu điều tra trong 4 năm: Từ năm 2011- 2014. GV thực hiện: Huỳnh Thị Ánh Tuyết 2 Trường Tiểu học Phổ Quang Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu lỗi chính tả do phương ngữ mà học sinh thường mắc phải. - Thay thế các bài tập chính tả đang học ở một số tiết bằng bài tập chính tả phương ngữ. - Cung cấp thêm một số mẹo, luật chính tả. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Phương pháp quan sát trực quan Tôi tiến hành quan sát việc dạy và học của giáo viên, học sinh khối 4 thông qua việc dự giờ, thăm lớp để thấy được lỗi chính tả phổ biến mà học sinh thường mắc phải. 5.2. Phương pháp điều tra Trao đổi với giáo viên khối 4 về khả năng học tập môn tiếng việt nói chung và phân môn chính tả nói riêng của các em học sinh, tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy chính tả, những lỗi chính tả do phương ngữ khó khắc phục. 5.3. Phương pháp nghiên cứu lí luận Nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học, tạp chí giáo dục, tài liệu về phương pháp giảng dạy phân môn chính tả, sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt 4, sách bồi dưỡng nâng cao và một số tài liệu tham khảo khác. 5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành dạy thực nghiệm, áp dụng kinh nghiệm qua một năm học của lớp 4C Trường tiểu học Phổ Quang, năm học 2013 – 2014. 5.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Tích hợp nội dung, kết quả nghiên cứu thông qua các phương pháp nghiên cứu nói trên để đúc rút, tổng kết kinh nghiệm. 6. THỜI GIAN HÌNH THÀNH VÀ VIẾT SÁNG KIẾN - Từ năm 2011 – 2012 chính thức nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm. GV thực hiện: Huỳnh Thị Ánh Tuyết 3 Trường Tiểu học Phổ Quang Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ - Từ năm 2012 – 2013 lập kế hoạch triển khai nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm. - Từ năm 2013 – 2014 nhân rộng sáng kiến kinh nghiệm trong nhà trường. - Từ tháng 7 đến nay viết báo cáo sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, sáng kiến đã nghiên cứu. 7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu sáng kiến kinh nghiệm này thành công sẽ góp phần giúp học sinh trường Tiểu học Phổ Quang hạn chế mắc lỗi chính tả do phương ngữ. Nếu sáng kiến thành công tôi rất mong được áp dụng cho tất cả các đồng chí giáo viên trong trường. PHẦN 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN Nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Mỗi dân tộc có một ngôn ngữ riêng gắn liền với đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc mình được sử dụng làm phương tiện giao tiếp trong cộng đồng dân tộc đó. Nhưng tiếng Việt là tiếng nói phổ thông là ngôn ngữ chung thống nhất của toàn thể dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới, theo chiều dài lịch sử, dù là mặt bảo thủ nhất, GV thực hiện: Huỳnh Thị Ánh Tuyết 4 Trường Tiểu học Phổ Quang Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ ngữ âm Tiếng Việt, cụ thể là cách phát âm của người Việt có sự thay đổi và không phải hoàn toàn thống nhất trên mọi miền đất nước. Căn cứ vào cách phát âm cụ thể của từng vùng, dựa vào những điểm tương đồng và khác biệt về ngữ âm, tiếng Việt được chia ra thành ba vùng ngôn ngữ đó là phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam. Những đặc điểm chính về ngữ âm của phương ngữ Nam là: - Về thanh điệu: không đủ 6 thanh, thanh ngã phát âm như thanh hỏi. - Về phụ âm đầu: Không có âm /v/. Âm vị này bị thay thế bằng âm /j/, có sự lẫn lộn trong cách phát âm các âm đầu: tr và ch/, s và x, d và gi, v và d - Về âm đệm: chỉ tồn tại khi âm đầu là các phụ âm gốc lưỡi và âm họng. Nhiều âm tiết có âm đệm bị lượt bỏ trong lời nói. Ví dụ: tuyền tuyến > tiền tiến, thuế > thế, đời thuở > đời thở; xoáy > xáy; lòe lẹt > lè lẹt. - Về âm chính: có hiện tượng thu hẹp độ mở của nguyên âm: /e/, /i/, /o/, /u/ trong các âm tiết không phải là âm tiết mở. Ví dụ: Thối > thúi, tôi > tui, rốn > rún. - Về vần: Thường phát âm lẫn lộn các chữ ghi âm chính trong các vần như: ai/ay/ây/; ao/au/âu/; ăm/âm; ăp/âp; iu/iêu; im/iêm/êm/em; om/ôm/ơm; op/ôp/ơp/; ong/ông; ui/uôi/; ưu/ươu/ Các nguyên âm đôi chỉ đủ 2 thành tố khi chúng xuất hiện ở âm tiết mở còn thành tố thứ 2 của chúng sẽ mất đi khi xuất hiện trong các loại âm tiết khác. Ví dụ: Tiêm thuốc > tim thuốc; buồm > bồm; con hươu > con hưu. Về âm cuối gốc lưỡi /y/ thường được phát âm thành âm đầu lưỡi /n/. Ví dụ: tan trường > tan trườn; bến cảng > bến cản; cây bàng > cây bàn. Không phân biệt rõ: an/ang; at/ac; ăn/ăng; ăc/ăt; ân/âng; ât/âc; en/eng; et/ec; ên/ênh; êt/êch; iên/iêng; iêc/iêt; uôn/uông; uôt/uôc; ưt/ưc; ươn/ương; ươt/ươc Quảng Ngãi nằm trong vùng phương ngữ Nam (từ Đà Nẵng trở vào). GV thực hiện: Huỳnh Thị Ánh Tuyết 5 Trường Tiểu học Phổ Quang Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ Do đặc điểm ngữ âm mà học sinh Quảng Ngãi mắc nhiều lỗi chính tả về thanh hỏi, thanh ngã khá phổ biến. Ngoài ra học sinh còn mắc lỗi chính tả về âm đầu, về vần, về âm cuối, ngoài lí do không nắm vững chính tự, còn do phát âm phương ngữ tạo ra trong phương ngữ Nam là khá lớn. Vì thế khi dạy chính tả cho học sinh Quảng Ngãi theo tôi, người giáo viên cần chú ý, phải quan tâm đúng mức đến lỗi chính tả ở các phần này. GV thực hiện: Huỳnh Thị Ánh Tuyết 6 Trường Tiểu học Phổ Quang Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Trong thực tế giảng dạy chương trình môn Tiếng Việt, phân môn chính tả có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh các quy tắc viết đúng và rèn luyện để các em có kĩ năng, thói quen viết đúng chính tả, rèn luyện để các em có kĩ năng viết đúng quy trình con chữ, rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất: Tính kỉ luật, tính cẩn thận (vì phải viết thẳng hàng, ngay ngắn, đẹp đẽ). Đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt. Trường Tiểu học Phổ Quang (nơi tôi trực tiếp giảng dạy), trong quá trình dạy học nói chung dạy chính tả cho học sinh lớp 4 nói riêng, giáo viên không những đóng vai trò là người truyền thụ kiến thức có sẵn mà là người tổ chức quá trình dạy học. Mọi học sinh đều được làm việc, đều được huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm bản thân để tự học, tự giải quyết vấn đề; đều được rèn luyện phẩm chất tự chủ độc lập trên tinh thần hợp tác một cách tích cực, sáng tạo. Kết quả việc dạy của người giáo viên không phải là dạy được kiến thức gì mà là hình thành kiến thức đó bằng cách nào? Kết quả học tập của học sinh không chỉ là những tri thức, kĩ năng cơ bản cần thiết mà còn là phương pháp học tập, phương pháp suy nghĩ giải quyết vấn đề. Chính vì vậy kết quả giáo dục, chất lượng học tập ngày được nâng cao. Mặc dù vậy, trong quá trình dạy học tôi nhận thấy chính mình và các đồng chí giáo viên khối 4 gặp không ít khó khăn trong việc khắc phục lỗi chính tả cho học sinh. Điều này do nhiều nguyên nhân nhưng có thể nói do ảnh hưởng của phương ngữ là phổ biến hơn cả. Về phía học sinh: Trong giờ chính tả các em được làm các bài tập chính tả đôi lúc chưa phải là thiết thực nên có thể hoàn thành bài tập rất nhanh (vì lỗi GV thực hiện: Huỳnh Thị Ánh Tuyết 7 Trường Tiểu học Phổ Quang [...]... Trường Tiểu học Phổ Quang Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI VẬN DỤNG “ MỘT SỐ BÀI TẬP CHÍNH TẢ PHƯƠNG NGỮ GIÚP HỌC SINH LỚP 4 HẠN CHẾ LỖI CHÍNH TẢ DO PHƯƠNG NGỮ” 4. 1 NỘI DUNG Áp dụng đề tài đã nghiên cứu để dạy học chính tả lớp 4 trong cả năm học 2013-20 14 4.2 TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM Tại lớp chủ... Trường Tiểu học Phổ Quang Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ lỗi khó khắc phục đối với học sinh khu vực phía Nam nói chung học sinh Quảng Ngãi nói riêng GV thực hiện: Huỳnh Thị Ánh Tuyết 10 Trường Tiểu học Phổ Quang Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ. .. 23 Trường Tiểu học Phổ Quang Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ 1 Điều tra đối tượng, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng viết sai chính tả ở học sinh… 2 Nắm rõ nguyên nhân, tìm hiểu kĩ các lỗi chính tả phương ngữ thường mắc của học sinh, từ đó soạn ra bài tập chính tả phương ngữ phù hợp với từng đối tượng học sinh 3... viên tập 1 và tập 2 - Bài tập trắc nghiệm - Lê Phương Nga - 2007 4 Tiếng Việt 4 - Sổ tay chính tả TiếngViệt - Hoàng Văn Thung - 2005 5 Tiểu học - Dạy và học chính tả ở - 2009 6 Tiểu học - Đỗ Văn Thảo - Chữa lỗi chính tả cho học sinh - 2008 GV thực hiện: Huỳnh Thị Ánh Tuyết - Phan Ngọc Trường Tiểu học Phổ Quang Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 hạn chế lỗi chính. .. chắn HS sẽ làm nhanh Tôi cho học sinh làm bài chính tả làm thêm:(với bài này giáo viên chuẩn bị trên bảng phụ để tạo GV thực hiện: Huỳnh Thị Ánh Tuyết 11 Trường Tiểu học Phổ Quang Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ không khí thi đua vui vẻ không làm mất thời gian tiết học Hoặc cũng có thể dùng làm bài kiểm tra ở tiết học tiếp... Một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1 KẾT LUẬN Chính tả là phân môn có tính chất công cụ, nó có vị trí quan trọng trong giai đoạn học tập đầu tiên của học sinh Nó cũng có ý nghĩa đối với việc học môn Tiếng Việt và các môn học khác Môn Chính tả cung cấp cho học sinh những quy tắc sử dụng hệ thống chữ viết làm cho học. .. vào nhau Bài làm thêm: Thi tìm các từ chứa tiếng có vần: a, an: c, ang: b, ươn: d, ương: GV thực hiện: Huỳnh Thị Ánh Tuyết 13 Trường Tiểu học Phổ Quang Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ Tuần 17 Chính tả: (Nghe -viết): Mùa đông trên rẻo cao Tôi chọn bài 2b, 3 trang 165 -166 cho HS làm tại lớp Thay bài 2a bằng bài sau:... biện pháp hơn nữa để học sinh học phân môn chính tả đạt kết quả cao hơn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc rèn viết đúng chính tả cho học sinh, nhằm đáp ứng yêu cầu của giáo dục toàn diện hiện nay GV thực hiện: Huỳnh Thị Ánh Tuyết 24 Trường Tiểu học Phổ Quang Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ Mặc dù rất cố gắng, song đề... Ánh Tuyết 14 Trường Tiểu học Phổ Quang Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ Chính tả: ( Nghe -viết): Khuất phục tên cướp biển Bài làm thêm Thi điền ên hoặc ênh vào chỗ trống để hoàn chỉnh các từ sau: a, con nh… b, mũi t c, b vững d, l kh e, cồng k g, ngã k Tuần 26 Chính tả: ( Nghe -viết): Thắng biển Thay bài 2a bằng bài sau:... CÁC BÀI TẬP CHÍNH TẢ Giáo viên nên cho học sinh thực hiện các dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp học sinh rút ra các quy tắc chính tả để các em ghi nhớ GV thực hiện: Huỳnh Thị Ánh Tuyết 20 Trường Tiểu học Phổ Quang Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập chính tả phương ngữ . Tiểu học Phổ Quang Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu lỗi chính tả do phương ngữ. Trường Tiểu học Phổ Quang Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ở bậc Tiểu học, . TẠO HUYỆN ĐỨC PHỔ TRƯỜNG TIỂU HỌC PHỔ QUANG Sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ BÀI TẬP CHÍNH TẢ PHƯƠNG NGỮ GIÚP HỌC SINH LỚP 4 HẠN CHẾ LỖI CHÍNH TẢ DO PHƯƠNG NGỮ Phân môn: Chính tả Người thực