CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Độc lập - Tự do -Hạnh Phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Năm 2014 Kính gửi : Hội đồng Khoa học Huyện Cát Hải Họ và tên : Mai Quý Hân Chức vụ ,
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập - Tự do -Hạnh Phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Năm 2014
Kính gửi : Hội đồng Khoa học Huyện Cát Hải
Họ và tên : Mai Quý Hân
Chức vụ , đơn vị công tác : Trường TH&THCS Văn Phong
Tên sáng kiến : lưạ chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát của học sinh lớp 7
- Thời gian nghiên cứu dài
2 Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
- Tính mới , tính sáng tạo : Nắm bắt những mặt yếu của học sinh khi tập luyện , đề ra các giải pháp tối ưu nhất để khắc phục những hạn chế thiếu sót của
Trang 2học sinh ,nâng cao tính tích cực trong quá trình học cũng như tham gia các hoạt động TDTT.
- Khả năng áp dụng nhận rộng : giải pháp này có thể trong cả quá trình dạy học đối nội dung chạy ngắn với cho học sinh khối 7 THCS Trường TH&THCS Văn Phong
- Hiệu quả ,lợi ích thu được do áp dụng giải pháp :Góp phần đổi mới đồng
bộ phương pháp dạy học và kiểm tra cho học sinh, giúp học sinh có tính kiên trì tích cực ,năng động sáng tạo , nâng cao tính tự giác trong các hoạt động TDTT
Cát Hải, ngày 25 tháng10 năm 2014
Người viết
Mai Quý Hân
Trang 3THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật
xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát của học sinh lớp7, năm học 2014 - 2015
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trong dạy học môn Thể dục lớp7.
3 Tác giả:
Họ và tên: Mai Quý Hân
Ngày tháng năm sinh: 10/6/1977
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường TH&THCSVăn Phong
Điện thoại: 01636271032
4 Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường TH&THCSVăn Phong
Địa chỉ: Thôn Phong Niên Xã Văn Phong , huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng
Trang 4- Thời gian nghiên cứu dài.
II Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
I.1 Tính mới , tính sáng tạo :
Nắm bắt những mặt yếu của học sinh khi tập luyện , đề ra các giải pháp tối ưu nhất để khắc phục những hạn chế thiếu sót của học sinh ,nâng cao tính tích cực trong quá trình học cũng như tham gia các hoạt động TDTT
II.2 Khả năng áp dụng nhận rộng : giải pháp này có thể trong cả quá trình dạy học đối nội dung chạy ngắn với cho học sinh khối 7 TrườngTH&THCS Văn Phong
II.3 Hiệu quả ,lợi ích thu được do áp dụng giải pháp :Góp phần đổi mới đồng
bộ phương pháp dạy học và kiểm tra cho học sinh, giúp học sinh có tính kiên trì tích cực ,năng động sáng tạo , nâng cao tính tự giác trong các hoạt động TDTT
Xác nhận của cơ quan đơn vị áp dụng sáng kiến
Cát Hải, ngày 25 tháng 10 năm 2014.
Tác giả
Mai Quý Hân
Trang 5I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Bối cảnh của sáng kiến :
Giáo dục thể chất trong các trường phổ thông là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một mặt giáo dục cho thế hệ trẻ, nhằm đào tạo ra lớp người " phát triển cao về trí tuệ , cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức" Để đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước
Phát triển thể chất là một quá trình hình thành và hình thái chức năng sinh vật học của cơ thể con người; quá trình đó xảy ra dưới ảnh hưởng của điều kiện sống mà đặc biệt
là giáo dục.Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội Chăm lo cho con người về thể chất
là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó ngành thể dục thể thao, ngành giáo dục có vai trò quan trọng Đó cũng chính là mục đích cơ bản, quan trọng nhất của giáo dục thể dục thể thao ở nước ta Vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh là rất quan trọng và cần thiết trong công tác giáo dục ở nhà trường
Vì vậy, việc nâng cao sức khỏe cho con người là việc làm tất yếu cho sự tồn tại và phát triển lớn mạnh của dân tộc của quốc gia Đứng trước tình hình đó, đòi hỏi mọi tầng lớp trong xã hội phải không ngừng vận động và tập luyện thể dục thể thao như lời Bác Hồ
đã dạy Đặc biệt là đội ngũ giáo viên chuyên trách phải có đầy đủ về năng lực, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ, biết đào sâu suy nghĩ để phát triển cho học sinh về tính sáng tạo tri thức cũng như về thể lực, về sức nhanh, mạnh, bền bỉ, dẻo dai, tính kiên nhẫn vượt khó, vượt khổ trong lao động học tập và rèn luyện Song đối với học sinh, trước hết đòi hỏi phải có sức khỏe, tính tự giác, tính tích cực, sự kiên trì tập luyện tạo cho mình một sức khỏe toàn diện bền bỉ dẻo dai, một tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo léo mềm dẻo và linh
Trang 6hoạt Để thực hiện được những điều đó đòi hỏi người tập phải không ngừng tập luyện kiên trì và nhẫn nại.
Trong những năm qua công việc giáo dục thể chất của chúng ta đã có nhiều chuyển biền, các chỉ tiêu phát triển thể chất của học sinh phổ thông đã có sự gia tăng đáng
kể ở các lứa tuổi, Tuy nhiên sự phát triển đó còn chưa đồng đều và ở mức chưa cao "
Chất lượng giờ dạy thể dục vẫn còn thấp nhiều nơi còn chưa chú trọng đến việc giáo dục thể chất cho học sinh coi TDTT chỉ là hình thức giải trí"
2 Lí do chọn đề tài :
Một khó khăn lớn trong việc phát triển công tác GDTC trong trường học là thời gian dành cho tập luyện TDTT trong các trường phổ thông còn quá thấp chỉ có 2 giờ thể dục nội khoá trong một tuần Điều này vẫn chưa đủ để tạo ra những động tác có kỹ thuật tốt và hiệu quả cao về thành tích cũng như nâng cao sức khoẻ cho học sinh Song do sự quy định chặt chẽ của chương trình học tập, học sinh không thể tăng số giờ học chính khoá để tập luyện TDTT được Vì vậy việc tăng cường nâng cao hiệu quả giờ học chính khoá trong các trường THCS là rất quan trọng
Hiện nay việc tập luyện và thi đấu điền kinh đã trở thành truyền thống hàng năm
và thu hút đông đảo học sinh tham gia, các bài tập điền kinh không những có tác dụng tốt tới sức khoẻ mà còn có tác dụng phát triển thể lực một cách toàn diện, tạo điều kiện nâng cao thành tích của các môn thể thao khác
Điền kinh được chia ra thành nhiều nhóm khác nhau như: Nhảy, ném đẩy và các
môn chạy và ngay trong môn chạy lại được chia ra thành nhiều cự ly khác nhau như
chạy ngắn, chạy cự ly trung bình và chạy cự ly dài Mỗi một cự ly lại có đặc trưng riêng
về kỹ thuật, cấu trúc động tác cũng như mức độ tác động của nó đến người tập
Trong các yếu tố ảnh hưởng tới thành tích của VĐV Điền kinh thì kỹ thuật chiếm
vị trí quan trọng, then chốt nhất Kỹ thuật càng thuần thục thì học sinh càng tiết kiệm sức, vận dụng và phát huy được tối đa khả năng của cơ thể
Trang 7Xuất phát từ những lý do nêu trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: " Lựa chọn một
số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát của học sinh lớp 7 "
3 Phạm vi và đối tượng sáng kiến :
31 Phạm vi nghiên cứu:
- Tôi chia quá trình nghiên cứu đề tài ra làm 2 giai đoạn
- Giai đoạn 1: Từ tuần 1 đến tuần 2 theo PPCT năm học 2013 – 2014 lấy số liệu khảo sát
- Giai đoạn 2: từ tuần 3 đến tuần 12 theo PPCT năm học 2013 – 2014 Nhằm giải quyết các nhiêm vụ trong đề tài, kiểm tra lấy số liệu thống kê hoàn thành
đề tài
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
- Gồm 30 học sinh khối 7 năm học 2013 – 2014 trường TH&THCS Văn Phong, trong đó chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 15 em gồm 8 nam, 7 nữ
4 Mục đích của sáng kiến:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc nghiên cứu những cơ sở lý luận
và thực tiễn trong môn Điền kinh nói chung và chạy cự ly ngắn nói riêng đề tài lựa chọn
và ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát của học sinh lớp 7 Từ đó giúp cho giáo viên giảng dạy kỹ thuật này, có phương pháp dạy phù hợp nhằm nâng cao trình độ thể lực cho học sinh
Để giải quyết mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài xác định giải quyết hai nhiệm
vụ nghiên cứu sau:
+ Nhiệm vụ 1: Căn cứ đặc điểm kỹ thuật và cơ sở lý luận lựa chọn bài tập ảnh
hưởng tới hiệu quả kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát trong chạy ngắn cho học sinh
+ Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật
xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát trong chạy cự ly ngắn
Trang 8II PHẦN NỘI DUNG
1 Thực trạng vấn đề :
1.1 Thực trạng của nhà trường
a.Thuận lợi.
- Ban giám hiệu luôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện kịp thời các văn bản chỉ đạo của ngành
về nội dung trong giảng dạy môn Thể dục, từ đó giúp cho giáo viên giảng cập nhật kịp thời tính mới, tính thực tiễn của bộ môn, có phương pháp dạy phù hợp nhằm nâng cao trình độ thể lực cho học sinh
- Nhà trường có đủ diện tích sân chơi bãi tập tạo điều kiện thuận lợi cho các tiết dạy thể dục
- Giáo viên dạy môn thể dục đã có nhiều năm kinh nghiệm ( Từ năm 2000 đến nay ), có trình độ chuyên môn đạt chuẩn nên ít nhiều có kinh nghiệm trong việc rèn thể lực cho học sinh trong giảng dạy
- Học sinh lớp 7 trường TH&THCS Văn Phong đa số chăm ngoan, có ý thức đạo đức và
có ý thức trong học tập Các em đã được trang bị những kĩ năng cần thiết trong các môn thể thao và các vấn đề phát triển thể lực qua rèn luyện và học tập ở năm lớp 6
- Thông qua việc nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn trong môn Điền kinh nói chung và chạy cự ly ngắn nói riêng đề tài lựa chọn và ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát của môn thể dục lớp 7
b Khó khăn.
- Trường TH&THCS Văn Phong là một trường hai cấp học với tổng số học sinh là 212
em, kinh tế các hộ gia đình đa số là làm ruộng, một số hộ kinh tế làm nghề tự do có thu nhập không ổn định nên ít quan tâm đến việc học tập của con em mình Đặc biệt còn có
Trang 9phụ huynh chưa hiểu hết tác dụng của việc luyện tập TDTT nên không ủng hộ con
em mình luyện tập TDTT Thể lực của học sinh luôn là một vấn đề được đặc biệt quan tâm của giờ thể dục, là một tiêu chí đánh giá xếp loại học sinh Tuy nhiên trong giờ dạy thể lực luôn gặp những hạn chế
- Qua khảo sát thực tiễn học sinh ở trường Văn Phong có 30/99 em thường xuyên tập luyện TDTT ngoài giờ chiếm 30,3% Điều đó cho thấy rằng việc ý thức tập luyện TDTT cũng như phát triển thể lực của các em học sinh còn thấp
- Thời gian dành cho tập luyện TDTT trong các trường phổ thông còn quá thấp chỉ có 2 giờ thể dục nội khoá trong một tuần Điều này vẫn chưa đủ để tạo ra những động tác có kỹ thuật tốt và hiệu quả cao về thành tích cũng như nâng cao sức khoẻ cho học sinh Song do
sự quy định chặt chẽ của chương trình học tập, học sinh không thể tăng số giờ học chính khoá để tập luyện TDTT được Vì vậy việc tăng cường nâng cao hiệu quả giờ học chính khoá cho học sinh còn hạn chế
1.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
* Đặc điểm kỹ thuật và và cơ sở lý luận lựa chọn bài tập ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật
xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát trong chạy ngắn
a Đặc điểm kỹ thuật xuất phát thấp.
Trong chạy cự ly ngắn thường sử dụng xuất phát thấp vì xuất phát thấp giúp học sinh bắt tốc độ nhanh hơn và sớm đạt được tốc độ cực đại trong thời gian ngắn nhất Để xuất phát nhanh thường sử dụng bàn đạp để xuất phát , đảm bảo cho học sinh có điểm tì vững chắc để đạp sau, Sự ổn định khi bắt đầu và tạo cho học sinh có tư thế thích hợp nhất khi xuất phát
Nhiệm vụ của giai đoạn này là chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái vận động, tạo ra vận tốc lớn, tạo điều kiện để nhanh chóng bắt được tốc độ cao ngay từ giây đầu Muốn vậy học sinh phải tuân thủ các yêu cầu về thông số kỹ thuật như yêu cầu về bàn
Trang 10đạp, góc độ đóng bàn đạp, góc độ giữa các khớp, tư thế thân người Để đạt được hiệu quả cao khi xuất phát thấp, học sinh phải thực hiện chính xác kỹ thuật của từng giai đoạn- chuẩn bị - sẵn sàng - xuất phát Kỹ thuật của từng giai đoạn đều có liên quan chặt chẽ với nhau, kỹ thuật của giai đoạn trước ảnh hưởng lớn kỹ thuật của giai đoạn
tiếp theo Trong xuất phát thấp thì trong tư thế sẵn sàng là biểu hiện của " trạng thái
tĩnh linh hoạt" Mặc dù ở trạng thái này không có sự chuyển động bề ngoài nhưng về
mặt
tâm sinh lý thể hiện sự hướng đích tập trung rõ dệt Tư thế sẵn sàng trong xuất phát phải đảm bảo như độ ổn định vững chắc của cơ thể, giảm căng thẳng thừa cho cơ Khi đó sẽ tận dụng được lực đạp sau, tạo khả năng thuận lợi cho giai đoạn chạy lao sau xuất phát
b Giai đoạn chạy lao sau xuất phát
Đây là giai đoạn khá phức tạp học sinh phải khắc phục sức ỳ quán tính để nhanh chóng bắt được tốc độ gần cực đại Giai đoạn này được tính từ bước chạy đầu tiên sau xuất phát đến khi tần số và biên độ bước chạy tương đối ổn định ( Khi đạt tới 90% tốc
độ chạy tối đa) Song không có giới hạn chính xác giữa chạy lao sau xuất phát và chạy giữa quãng, ở lứa tuổi 14 -15 thì giai đoạn chạy lao khoảng 20 -30 m
Để đạt được hiệu quả cao trong giai đoạn chạy lao sau xuất phát học sinh phải đáp ứng được những yêu cầu sau
+ Tạo ra góc độ của cơ thể với mặt đường chạy hợp lý
+ Tận dụng được sức mạnh sức nhanh của cơ thể
+ Đảm bảo được tư thế ổn định, thăng bằng của cơ thể trong khi chạy
Tóm lại: Kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát vô cùng quan trọng, có ảnh
hưởng trực tiếp đến thành tích chạy ngắn Vì hai giai đoạn này là yếu tố quyết định thành tích trong chạy cự li ngắn
Muốn nâng cao hiệu quả kỹ thuật xuất phát và chạy lao sau xuất phát, phải biết kết hợp tập luyện những bài tập hợp lý với việc hoàn thiện các giai đoạn kỹ thuật đó, chỉ có như vậy mới khắc phục được tình trạng lạc hậu và nhanh chóng đạt đuợc thành tích cao
Trang 11C Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật xuất phát và chạy lao sau xuất phát:
Từ những đặc điểm trên, ta thấy hiệu quả kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát phụ thuộc vào 3 yếu tố chính:
+ Sức mạnh tốc độ
+ Khả năng phản ứng của cơ thể với tín hiệu
+ Mức độ hoàn thiện kỹ thuật
* Cơ sở thực tiễn của việc chọn lựa các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát
Căn cứ vào những cơ sở lý luận mà tôi đã trình bày ở trên, căn cứ vào đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi của đối tượng nghiên cứu, tôi đã lựa chọn được 3 nhóm bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát cho học sinh lớp 7 trường TH & THCS Văn Phong
2 Các biện pháp:
* Giải pháp cụ thể
Bước đầu học sinh còn bỡ ngỡ động tác chưa hình thành được kỹ năng , từ đó giúp các em tập các bài tập đơn giản và các bài tập bổ trợ để hình thành từng động tác nhỏ lẻ trong kỹ thuật như kết hợp bước chân phối hợp đánh tay người hơi ngả về trước, độ dài bước chạy vừa phải, không ngắn quá không dài quá, sau khi đó điều chỉnh được đội dài bước chạy kết hợp với đánh tay, 2 tay đánh mạnh ăn nhịp với bước chạy để giữ thăng bằng khi thực hiện sang giai đoạn tiếp theo
Cho học sinh tập với tốc độ chậm động tác của từng chân và tay ở bước thứ 2 khi xuất phát đứng tại chỗ tập đánh tay, tập xuất phát, chạy tăng tốc, tập các động tác phất triển sức mạnh chân
Trang 12Sau khi áp dụng phương pháp trên, từ đó áp dụng vào giảng dạy tại trường ở các khối lớp 7,8,9 học sinh đó vận dụng vào tập luyện 1 cách hăng say ở môn chạy cự ly ngắn trong giờ học ở trường và việc học ngoại khóa ở nhà
* Nhóm bài tập phát triển khả năng phản ứng vận động.
+ Chạy theo tín hiệu
+ Xuất phát chạy lao theo hiệu lệnh
+ Lập lại tư thế ngồi trong bàn đạp
+ Tự thực hiện toàn bộ kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp
+ Ngồi trong bàn đạp nâng cao mông chạm vật chuẩn
+ Xuất phát dời bàn đạp đặt chân vào vạch bước chạy định trước
Trang 13+ Tập xuất phát chạy lao leo dốc
+ Xuất phát chạy lao trên vạch (bước chạy) kẻ sẵn
+ Xuất phát chạy lao dưới xà ngang đặt chếch
+ Xuất phát trong hố cát có người tác động ( tỳ vai)
- Từ những bài tập trên tôi đã áp dụng cho 30 học sinh nam và nữ nhóm thực nghiệm trong thời gian tập luyện
* Lựa chọn và ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát trong chạy cự ly ngắn
Căn cừ vào quá trình giảng dạy tôi lựa chọn những bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật xuất phát thấp cho đối tượng nghiên cứu Bao gồm 12 bài tập cơ bản sau:
2.1 Các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ
1- Chạy đạp sau
+ Yêu cầu: Chân trước chủ động nâng cao đùi về phí trước, chân sau duỗi thẳng
các khớp, thực hiện động tác với tốc độ cao
+ Tác dụng: Hoàn thiện kỹ thuật đạp sau và phát triển sức mạnh cơ bắp và sức
mạnh tốc độ
2 Chạy nâng cao đùi
+ Yêu cầu: Thân giữ thẳng, chân lăng chủ động nâng cao đùi về phía trước , chân
đẩy duỗi thẳng các khớp Thực hiện động tác từ chậm đến tốc độ cao, biết phối hợp động tác tay
+ Tác dụng: Phát triển sức mạnh cơ bắp biết chủ động nâng đùi về phía trước khi
chạy
3.Bật đổi chân độ cao 25m
+ Yêu cầu: Bật thẳng chân, xốc người lên
+ Tác dụng: Phát triển sức mạnh cơ bắp và tốc độ guồng chân ( tần số)
4 Chạy lên dốc