Thực trạng và giải pháp của việc sử dụng thẻ thanh toán

28 431 0
Thực trạng và giải pháp của việc sử dụng thẻ thanh toán

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề môn học SVTH: Phạm Thị Thanh - Lớp DHTN7TH Page 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài môn học Lịch sử loài người trải qua nhiều giai đoạn, xã hội nguyên thủy, xã hội nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản, xã hội chủ nghĩa. Trải qua quá trình phát triển lâu dài như vậy, từ lúc con người chỉ biết săn bắt hái lượm để nuôi sống bản thân đến tự sản xuất ra những lương thực, thực phẩm phục vụ cho nhu cầu của mình rồi con người biết trao đổi các sản phẩm cho nhau để tiếp tục thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của mình. Trong quá trình phát triển đó, con người đã nhận thức được vai trò to lớn của tiền tệ, tiền tệ với chức năng thanh toán là cầu nối giữa sản xuất, phân phối lưu thông và tiêu dùng.Và cũng chính sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của kinh tế - xã hội đã tạo cho tiền tệ những hình thức biểu hiện mới phù hợp hơn. Khi một nền kinh tế phát triển cao, số lượng các giao dịch và giá trị giao dịch lớn, ứng dụng của khoa học công nghệ vào ngân hàng đã đưa tới việc sử dụng nhiều hình thức thanh toán trong lưu thông tiền tệ mà không sử dụng tiền mặt như séc, thẻ tín dụng, thẻ ATM thay thế cho việc sử dụng tiền mặt ngày càng được ưa chuộng. Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập nền kinh tế thế giới cần hình thành và phát triển một hệ thống thanh toán hiện đại, phù hợp với điều kiện của đất nước đồng thời hội nhập với hệ thống tài chính quốc tế.Việt Nam được coi là nước có tỉ trọng tiền mặt trong lưu thông cao. Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài "Thực trạng và giải pháp của việc sử dụng thẻ thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2006- 2011" làm đề tài nghiên cứu. 2.Phương pháp viết. Trong quá trình viết và tìm hiểu chuyên đề các phương pháp được sử dụng là: Chuyên đề môn học SVTH: Phạm Thị Thanh - Lớp DHTN7TH Page 2 - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp diễn dịch, quy nạp. - Phương pháp thống kê. 3.Nội dung chuyên đề. Nội dung chuyên đề xoay quanh vấn đề sử dụng thẻ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam giai đoạn 2006-2011. Với kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, em mong cô quan tâm đóng góp ý kiến và giúp đỡ em hoàn thiện hơn nữa về chuyên đề này. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy cô trong tổ bộ môn đã giảng dạy, hướng dẫn nhiệt tình để em hoàn thành bài chuyên đề này. Chuyên đề môn học SVTH: Phạm Thị Thanh - Lớp DHTN7TH Page 3 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC 1.1. Giới thiệu chung về môn học. Môn "Tài chính-Tiền tệ P1" được hình thành trên cơ sở tổng hợp có chọn lọc những nội dung chủ yếu của hai môn học: “Tài chính học” và “Lưu thông tiền tệ-tín dụng” của chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng. Những kiến thức của môn học này mang tính tổng hợp, có liên quan đến điều kiện kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường có điều tiết. Do đó, nó trở thành môn học cơ sở cho tất cả sinh viên đại học thuộc các khối ngành kinh tế. Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức, những khái niệm và nội dung chủ yếu về Tài chính, Tiền tệ, Tín dụng và Ngân hàng. Nó có tác dụng làm cơ sở bổ trợ cho việc nghiên cứu các môn kinh tế ngành. Chính vì điều này mà việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu về môn học này là rất cần thiết cho mọi sinh viên trong các khối ngành kinh tế, đặc biệt là chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng. Giáo trình "Tài chính-Tiền tệ P1" của trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM được PGS.TS Phan Thị Cúc, TS Nguyễn Trung Trực, ThS Đào Văn Huy biên soạn. Bố cục môn học gồm có bốn chương: Chương 1: Những vấn đề chung về tiền tệ Chương 2: Các chế độ tiền tệ Chương 3: Cung cầu tiền tệ Chương 4: Lạm phát 1.2. Những kiến thức chính trong môn học. Chuyên đề môn học SVTH: Phạm Thị Thanh - Lớp DHTN7TH Page 4 Bản chất của tiền tệ được hiểu là vật ngang giá chung, làm phương tiện để trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thanh toán các khoản nợ. Ba chức năng hàng đầu của tiền tệ đó là: phương tiện trao đổi, đơn vị đo lường giá trị và phương tiện dự trữ về mặt giá trị. Trong ba chức năng này chức năng là một phương tiện trao đổi chính là cái phân biệt tiền với các tài sản khác như trái phiếu, cổ phiếu hoặc nhà cửa… Sự phát triển của các hình thái tiền tệ đi từ: Tiền tệ dưới dạng hàng hóa-tiền tệ=>Tiền tệ kim loại=>Tiền giấy (giấy bạc ngân hàng). Ngoài ra còn có thêm một số hình thức tiền tệ khác như tiền ghi sổ, tiền điện tử… Vai trò của tiền trong nền kinh tế thị trường hiện đại bao gồm: là công cụ thực hiện yêu cầu hạch toán kinh tế, là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, tiền tệ là công cụ thể hiện chủ quyền quốc gia. Chế độ tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một quốc gia, được qui định bằng pháp luật. Bao gồm ba nhân tố: bản vị tiền tệ, đơn vị tiền tệ, công cụ trao đổi. Các chế độ lưu thông tiền kim loại gồm có: Chế độ bản vị bạc, chế độ song bản vị, chế độ bản vị tiền vàng, chế độ bản vị vàng thỏi,chế độ bản vị vàng hối đoái, chế độ bản vị ngoại tệ và chế độ tiền giấy không chuyển đổi ra vàng có bản vị là sức mua hàng hóa dịch vụ. Các qui định về phát hành tiền giấy và tiền kim loại ở Việt Nam: tham khảo ở mục 2 Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam đã sửa đổi bổ sung năm 2003. Cung tiền tệ là khối tiền cung ứng của nền kinh tế đảm bảo các nhu cầu sản xuất lưu thông hàng hóa cũng như các nhu cầu chi tiêu trao đổi khác của nền kinh tế xã hội Cầu tiền tệ là tổng khối tiền tệ mà nhà nước, các tổ chức kinh tế mà cá nhân cần có để thỏa mãn các nhu cầu. Chuyên đề môn học SVTH: Phạm Thị Thanh - Lớp DHTN7TH Page 5 Lạm phát là hiện tượng cung tiền tệ tăng lên kéo dài làm cho mức giá cả chung tăng nhanh và kéo dài trong một thời gian Bản chất của lạm phát là một hiện tượng tiền tệ khi những biến động tăng lên của giá cả diễn ra trong một thời gian dài. Nguyên nhân của lạm phát: +/ Xét theo nguồn gốc - Lạm phát xảy ra do nền kinh tế quốc dân bị mất cân đối, cung cấp tiền tệ tăng trưởng quá mức cần thiết, uy tín và sức mua của đồng tiền bị giảm sút - Lạm phát do cầu kéo - Lạm phát do cầu thay đổi - Lạm phát do xuất, nhập khẩu, do chi phí đẩy, do cơ cấu. +/ Nguyên nhân chủ quan và khách quan - Bắt nguồn từ những chính sách quản lý kinh tế không phù hợp của nhà nước. - Thiên tai, động đất, sóng thần, hoặc nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. Các chỉ số đo lường lạm phát: Chỉ số giá tiêu dung (CPI), Chỉ số giá sinh hoạt, Chỉ số giá sản xuất, Chỉ số giá bán buôn, Chỉ số giá hàng hóa, Chỉ số giảm phát GDP, Chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân. Phân loại lạm phát theo mức độ:Thiểu phát, Lạm phát thấp, Lạm phát phi mã, Siêu lạm phát. Nền kinh tế Việt Nam đã ba lần trải qua giai đoạn siêu lạm phát vào các năm 1986, 1998, 2008. Chuyên đề môn học SVTH: Phạm Thị Thanh - Lớp DHTN7TH Page 6 Ngoại trừ lạm phát nhỏ, lạm phát vừa phải có tác động tích cực đến sự phát triểncủa nên kinh tế còn lại nói chung lạm phát đều gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội. Biện pháp khắc phục lạm phát, bao gồm: - Biện pháp hạn chế tiền tệ hay đóng băng tiền tệ - Biện pháp dùng lạm phát chống lạm phát - Biện pháp kiềm giữ giá cả - Cải cách tiền tệ Chuyên đề môn học SVTH: Phạm Thị Thanh - Lớp DHTN7TH Page 7 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN TRONG LĨNH VỰC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2011 Đối với các nền kinh tế phát triển trên thế giới, khái niệm “thanh toán không dùng tiền mặt” là một khái niệm phổ biến và gần như đồng nghĩa với hoạt động “thanh toán” chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, với nhiều nước đang phát triển khác, trong đó có Việt Nam thì thực tế lại có sự khác biệt khi mà thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn và thanh toán không dùng tiền mặt tuy tỷ lệ đang tăng dần, nhưng vẫn đang là mục tiêu được nhắc đến hàng năm của các chính phủ và ngân hàng trung ương. 2.1. Thẻ thanh toán - đòn bẩy cho phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam Một điều dễ nhận thấy là tại các nước phát triển, sự phát triển của công nghệ, mức thu nhập bình quân đầu người khá cao cộng với sự hỗ trợ của hệ thống chính sách vĩ mô đã khiến hệ thống các công cụ và phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) của các ngân hàng cũng như các tổ chức phi ngân hàng thuận tiện đến mức tiền mặt chỉ còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (thường chiếm khoảng < 1 - 3%) trong hoạt động của các nền kinh tế này. Còn tại Việt Nam và một số nước đang phát triển lại tồn tại một thực tế tương đối khác, dù cho tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán của nước ta đã có chiều hướng giảm xuống, từ mức hơn 32% năm 1998 xuống gần 23.7% năm 2002, 17.2% năm 2006 và 14% trong năm 2010 nhưng tỷ lệ này là rất cao khiến cho việc toán bằng tiền mặt tại nước ta vẫn còn rất phổ biến, nhất là các hoạt động thanh toán ở khu vực dân cư. Trong thực tế, với nỗ lực của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ sử dụng công cụ tiền mặt trong hoạt động thanh toán trong vòng khoảng 10 năm từ 2001 - 2010 đã giảm khoảng gần một Chuyên đề môn học SVTH: Phạm Thị Thanh - Lớp DHTN7TH Page 8 nửa, còn nếu so với năm 1998, tỷ lệ này đã giảm khoảng 2,2 lần, đây cũng là con số cho thấy một sự tiến bộ đáng kể trong chủ trương đẩy mạnh TTKDTM. Bảng 1: Tỷ lệ tiền mặt trong nền kinh tế qua một số năm ĐVT: (%) STT Năm Năm Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt/tổng phương diện thanh toán Mức độ thay đổi 1 1998 32 - 2 2002 23,7 -26,0 3 2006 17,2 -27,5 4 2010 14 -18,7 Nguồn: Báo cáo của Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam Số liệu của Bảng 1 cho thấy, tuy thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ cao so với nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc khoảng 9,7%, Thái Lan khoảng 6,3% nhưng đã có sự cải thiện đáng kể so với trước đây. Tỷ lệ thanh toán tiền mặt giảm đồng nghĩa với tỷ lệ sử dụng các phương tiện TTKDTM ngày càng được phổ biến, điển hình nhất là sử dụng công cụ Thẻ thanh toán ngân hàng. Có thể nói rằng trong khoảng 5 năm trở lại đây, sử dụng thanh toán bằng thẻ ngân hàng đang trở thành “điểm nhấn” chủ yếu trong công tác triển khai hoạt động TTKDTM trong nền kinh tế nước ta. Sự phát triển của công cụ thẻ thanh toán đã tạo ra một hiệu ứng tích cực cho cộng đồng dân cư trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng - tài chính, tăng tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng - tài chính chiếm khoảng trên dưới 25% dân số tính đến giữa năm 2011. Thẻ thanh toán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chủ trương của chính phủ về việc đẩy mạnh TTKDTM, cho dù do yếu tố lịch sử, thì hoạt động thanh toán thẻ tại Việt Nam đang còn rất non trẻ, chỉ với gần 20 năm tuổi. Trong những năm đầu triển khai khoảng những năm 1991-1992, các ngân hàng thương mại (NHTM) đi tiên phong về dịch vụ thẻ tại Việt Nam như Vietcombank, ACB Chuyên đề môn học SVTH: Phạm Thị Thanh - Lớp DHTN7TH Page 9 mới chỉ thực hiện vai trò là đại lý thanh toán thẻ quốc tế cho các ngân hàng nước ngoài là thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế (TCTQT) như Visa và MasterCard. Phải đến năm 1996 - 1997, một số NHTM của Việt Nam mới chính thức trở thành thành viên chính thức của các TCTQT MasterCard và Visa, thiết lập hệ thống nối mạng trực tiếp với các TCTQT đó để song song thực hiện dịch vụ thanh toán và phát hành thẻ quốc tế.Trong giai đoạn 1996 - 2001, tuy đã có một số ngân hàng là thành viên của Visa/Master nhưng nhìn chung, thị trường thẻ Việt Nam còn hết sức sơ khai, nhận thức của người dân về thanh toán thẻ và các phương tiện TTKDTM còn hạn chế nên các sản phẩm thẻ chủ yếu chỉ đáp ứng nhu cầu của tầng lớp dân cư có thu nhập cao và phần lớn chỉ được sử dụng khi mua sắm hàng hoá dịch vụ ở nước ngoài. Bắt đầu từ khoảng năm 2002, trên nền tảng hệ thống ngân hàng “lõi” (core banking) mới hiện đại được các NHTM đầu tư nâng cấp, các NHTM đã lần lượt triển khai các ứng dụng cụ thể, trong đó nổi bật lên là những sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa lần đầu tiên được phát hành tại Việt Nam như Connect24 của Vietcombank, F@stAccess của Techcombank, thẻ đa năng của Ngân hàng Đông Á và cùng với đó là việc Vietcombank triển khai hệ thống giao dịch ATM dựa trên nền tảng kết nối trực tuyến toàn hệ thống, thị trường thẻ Việt Nam bắt đầu thực sự có bước đột phá quan trọng. Theo sau đó, nhiều NHTM khác cũng đã tích cực đầu tư hệ thống công nghệ phục vụ cho phát triển sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa. Nhờ đó, người dân đã bắt đầu biết đến và làm quen với một phương tiện thanh toán tiện lợi, nhanh gọn, dễ đăng ký, dễ sử dụng hoạt động dựa trên cơ sở tài khoản cá nhân. Điều này đã giúp cho công cụ thanh toán thẻ có chỗ đứng rất quan trọng trong hoạt động TTKDTM của khu vực dân cư tại Việt Nam hiện nay. 2.2. Thực trạng hoạt động phát hành thẻ thanh toán của các NHTM Việt Nam 2006-2011 Có thể nói trong khoảng hơn 5 năm trở lại đây, thị trường thẻ ViệtNam đã có sự phát triển vượt bậc cả về hoạt động thanh toán và phát hànhthẻ, số lượng các ngân hàng tham gia cung ứng dịch vụ thẻ ngày càng giatăng với việc cho ra Chuyên đề môn học SVTH: Phạm Thị Thanh - Lớp DHTN7TH Page 10 đời hàng loạt các sản phẩm thẻ hiện đại, nhiều tính năng, tiện ích đáp ứng yêu cầu của khách hàng. 2.2.2. Hoạt động phát hành thẻ Về số lượng thẻ: Nếu như năm 2006, toàn thị trường mới có khoảng gần 5,1 triệu thẻ và khoảng 70 thương hiệu thẻ các loại thì đến 30/6/2011,con số đó đã lên tới hơn 36,63 triệu thẻ, cao gấp 7 lần so với năm 2006, một mức tăng trưởng rất lớn, trong đó, hơn 89% là thẻ ghi nợ nội địa (32,4 triệu thẻ) (Xem bảng 2). Cùng với 32,4 triệu thẻ ghi nợ nội địa là sự góp mặt của 20 triệu khách hàng mở tài khoản và đang sử dụng thẻ với số dư bình quân khoảng 1,5 triệu VND/tài khoản, hoạt động phát triển thẻ ghi nợ nội địa đã góp phần mang lại nguồn vốn huy động từ dân cư là 30.000 tỷ VND. Đây là một đóng góp đáng kể đối với hoạt động huy động vốn của các NHTM, đặc biệt là trong tình hình huy động vốn dân cư khó khăn như vừa qua. Bảng 2: Số lượng thẻ phát hành và số Ngân hàng phát hành thẻ 2006-2011 STT Năm Số ngân hàng phát hành thẻ (Lũy kế) Số thương hiệu thẻ (Lũy kế) Tổng số thẻ phát hành (Triệu thẻ lũy kế) 1 2006 17 70 5,1 2 2007 22 95 9,34 3 2008 25 160 15,03 Nguồn: Báo cáo của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam Song song với quá trình phát hành các loại thẻ nội địa chủ yếu giao dịch tại hệ thống ATM, dịch vụ phát hành thanh toán thẻ quốc tế đã được các ngân hàng quan tâm thực hiện, trong đó tiên phong trong lĩnh vực triển khai phát hành và thanh toán thẻ quốc tế phải kể đến Vietcombank, Vietinbank, Techcombank, ACB, Sacombank Đến 30/6/2011, tổng số thẻ quốc tế đạt trên 2,2 triệu thẻ, trong đó có hơn 1,35 triệu thẻ ghi nợ quốc tế và hơn 800 nghìn thẻ tín dụng quốc [...]... ngày thông qua thẻ và thông qua ATM để nâng cao giá trị và tiện ích của thẻ để chủ thẻ có điều kiện thuận lợi hơn trong sử dụng thẻ - Ngoài ra, việc tăng cường công tác thông tin tuyên truyền ủng hộhoạt động thanh toán thẻ/ thanh toán điện tử, phổ biến kiến thức cho các tầng lớp dân cư về tiện ích, tính năng của phương tiện thanh toán thẻ, cổ vũ khách hàng sử dụng các SVTH: Phạm Thị Thanh - Lớp DHTN7TH... thanh toán thẻ/ thanh toán điện tử phát triển Trên đây là một số đánh giá, nhìn nhận về quá trình phát triển công cụTTKDTM điển hình là thẻ thanh toán ngân hàng, các giải pháp đưa ra đã được nêu như ở trên là dựa trên các đánh giá thực tế mà việc phát triển dịchvụ này đang gặp phải Giải pháp này mang tính gợi mở và việc áp dụng sẽ phải căn cứ vào thực tế của thời điểm và điều kiện cụ thể của từng ngân... động thanh toán thẻ cũng như thanh toán điện tử, bảo vệ quyền lợi của ngân hàng và của khách hàng, tạo niềm tin đối với các phương tiện/kênh thanh toán hiện đại Ngoài ra, các ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toánthẻ cũng cần chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng như dịch vụ giải quyết tra soát khiếu nại, hỗ trợ giải đáp thắc mắc, liên quan đến các giao dịch thanh toán thẻ/ điện tử của khách... đối với dịch vụ thanh toán thẻ như: - Quy định về các loại hình kinh doanh bắt buộc phải chấp nhận thanh toán qua thẻ; - Chính sách giảm thuế/hoàn thuế cho các giao dịch thanh toán bằng thẻ; - Chính sách miễn/giảm thuế nhập khẩu đối với thiết bị thanh toán thẻ EDC, ATM, phôi thẻ, phần mềm thẻ hay như việc các cơ quan quản lý nhà nước cũng chưa có chính sách hiệu quả nhằm hạn chế việc sử dụng tiền mặt... về kinh tế, Chính phủ và NHNN cần phải nghiên cứu để đưa ra những chính sách hợp lý nhằm giảm tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông, nâng cao tỷ trọng thanh toán qua ngân hàng Việc nghiên cứu thực trạng của việc sử dụng thẻ thanh toán không dùng tiền mặt và đưa ra các biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề trên đóng một vai trò rất quan trọng Đây chính là tầm quan trọng và ý nghĩa của đề tài này Trong... hàng s dụng thẻ và các ĐVCNT - Các ngân hàng cần tích cực đầu tư mở rộng liên kết hợp tác trong thanh toán thẻ thông qua việc triển khai toàn diện hoạt động kết nối các hệthống thẻ để khai thác tận dụng tối đa nguồn lực đầu tư đồng thời tang cường dịch vụ phục vụ khách hàng sử dụng thẻ Tích cực làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ thiết yếu như điện, nước, điện thoại để mở rộng việc chấp nhận thanh toán. .. quan và người dânđối với dịch vụ thẻ đã có sự gia tăng và cải thiện rất đáng kể Nhờ sự tuyên truyền hiệu quả của các ngân hàng và sự hỗ trợ của các cơ quan truyền thông, sản phẩm thẻ có vẻ như ngày càng được “bình dân hoá” và đang dần trở thành công cụ thanh toán và rút tiền quen thuộc của nhiều người dân Đặc biệt là sự quan tâm hưởng ứng của các đơn vị hưởng lương ngân sách thông qua tài khoản và thẻ. .. số thanh toán thẻ của các NHTM đã không ngừng gia tăng qua các năm Nếu năm 2006, doanh số thanh SVTH: Phạm Thị Thanh - Lớp DHTN7TH Page 13 Chuyên đề môn học toán thẻ quốc tế của toàn thị trường mới chỉ đạt hơn 470 triệu USD thì năm 2010, toàn thị trường đạt gần 1.500 triệu USD, tăng gần 300% chỉ trong vòng 5 năm Đến nay, mạng lưới thanh toán thẻ tại Việt Nam đã sẵn sang chấp nhận thanh toán các thẻ. .. tiện thanh toán hiện đại trong thanh toán hàng hoá, dịch vụ, song song với việc cập nhật các rủi ro trong thanh toán điện tử đểkhách hàng hiểu biết về dịch vụ, hạn chế được rủi ro từ đó yên tâm sử dụng dịch vụ cũng là một yêu cầu rất quan trọng cần đến sự phối hợp tích cực và thường xuyên từ hai phía, các cơ quan quản lý vĩ mô và các ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán vì mục tiêu thúc đẩy thanh toán. .. quen với việc sử dụng tiền mặt và lại luôn có sẵn tiền mặt cũng như dễ dàng tiếp cận với nguồn tiền mặt rất lớn tại các hệ thống máy ATM (theo tính toán của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam là hơn 550.000 tỷ/năm), SVTH: Phạm Thị Thanh - Lớp DHTN7TH Page 19 Chuyên đề môn học nên việc sử dụng các phương tiện thanh toán phi tiền mặt, trong đó có thẻ, nhìn chung còn nhiều hạn chế Đây là lý do chính khiến việc phát . NHTM c a Vi t Nam m i chính th c tr th nh th nh vi n chính th c c a c c TCTQT MasterCard và Visa, thi t lập hệ th ng n i m ng tr c ti p v i c c TCTQT đó để song song th c hi n d ch vụ thanh. đ a t i vi c s d ng nhiều hình th c thanh to n trong lưu th ng ti n t m kh ng s d ng ti n m t như s c, th t n d ng, th ATM thay th cho vi c s d ng ti n m t ng y c ng đư c a chu ng. . c c c ng c và phư ng ti n thanh to n kh ng d ng ti n m t (TTKDTM) c a c c ng n h ng c ng như c c t ch c phi ng n h ng thu n ti n đ n m c ti n m t chỉ c n chi m m t tỷ lệ r t nhỏ (th ng chiếm

Ngày đăng: 05/08/2015, 11:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan