1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn “Xây dựng hệ thống bài tập hóa học rèn luyện, phát triển tư duy phân tích tổng hợp

34 504 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 450,71 KB

Nội dung

. - 1 - Trang Sở giáo dục và đào tạo hà tĩnh Sáng kiến kinh nghiệm XÂY DựNG Hệ THốNG BàI TậP HóA HọC RèN LUYệN, PHáT TRIểN TƯ DUY PHÂN TíCH TổNG HợP Để PHáT HIệN, PHÂN LOạI Và BồI Dỡng học sinh khá, giỏi (SKKN - 2014) Tác giả: Phan Thanh Nam Trng THPT Nguyn Th Minh Khai . - 2 - Trang Hà tĩnh, tháng 4 năm 2014 . - 3 - Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Lí do chọn đề tài Qua nhiều năm thực tế giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm: Quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi tham dự các kỳ thi, muốn có hiệu quả cao thì việc phát hiện ra các học sinh có tố chất và rèn luyện, phát triển tư duy phân tích tổng hợp cho các em là việc làm cần thiết mang tính chất quyết định. Có thể nói công việc này tạo ra được những học sinh có tư duy hóa học sắc bén và có khả năng tìm tòi và tự học cao, giải quyết được những bài tập khó trong các đề thi của các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh hay các kỳ thi cao hơn là học sinh giỏi quốc gia. Lớp 10 là lớp khởi đầu cho chương trình THPT các em còn chưa có một sự định hướng rõ ràng với bộ môn hóa học, việc phát hiện và hướng dẫn các em có tố chất hóa học tốt rèn luyện và phát triển tư duy hóa học càng phải ưu tiên hơn. Mặt khác, trong nội dung chương trình khối lớp này phần cấu tạo chất là một phần rất quan trọng tạo tiền đề, cơ sở, nền tảng để học tốt những phần tiếp theo và thường xuất hiện trong đề thi của các kỳ thi nói trên. Từ những lập luận như vậy tôi đã đi đến chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập hóa học rèn luyện, phát triển tư duy phân tích tổng hợp để phát hiện, phân loại và bồi dưỡng học sinh khá, giỏi”. I.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tìm tòi cách sử dụng bài tập hoá học theo hướng tích cực nhằm khai thác triệt để công dụng của bài tập nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. I.3. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học hoá học. Học sinh khối THPT, nội dung chương trình THPT hiện hành. I.4. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng là học sinh khá giỏi các lớp chọn khối 10 THPT. Nội dung chương trình lớp 10 THPT hiện hành thuộc các phần: Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, liên kết hóa học. . - 4 - Trang II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ II.1. Thiết kế bài tập hoá học rèn luyện, phát triển tư duy phân tích, tổng hợp cho học sinh Các bài tập mà giáo viên sử dụng để ra cho của học sinh có thể chia ra làm bốn mức độ, đó là: mức độ một: nhận biết; mức độ hai: thông hiểu; mức độ ba: vận dụng và mức độ bốn: phân tích và tổng hợp. Mục đích của đề tài là phát hiện đối tượng học sinh khá giỏi và phân loại, rèn luyện tư duy phân tích tổng hợp cho các em nên các bài tập được thiết kế và lựa chọn ở đây đều thuộc mức độ bốn. Bài tập hóa học ở mức độ này thường có dạng: Xác định các phần, phân tích mối quan hệ giữa các phần và nhận thức lại những kiến thức có liên quan. Tập hợp các mối liên hệ trừu tượng hoặc tạo ra một thông tin thống nhất. Yêu cầu sử dụng ít nhất 2 đơn vị kiến thức (ở mức độ cao hơn vận dụng) để giải quyết vấn đề. Thí dụ: Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo các đồng phân, chọn được chất phù hợp với yêu cầu; xác định nguyên tố, viết cấu hình electron nguyên tử từ đó xác định vị trí hoặc tính chất của nguyên tố; … Giáo viên làm việc phải dựa trên nguyên tắc, trước hết là trang bị, bổ túc những kiến thức lý thuyết cần thiết, nhất là những kiến thức khó cho học sinh, sau khi các em đã nắm vững một đơn vị kiến thức lý thuyết khá lớn (một phần hay một chương) thì mới tiếp cận hệ thống bài tập liên quan. II.2. Xây dựng hệ thống bài tập hoá học rèn luyện, phát triển tư duy phân tích tổng hợp Chương 1: NGUYÊN TỬ II.2.1. 1. Một số vấn đề lý thuyết cần bồi dưỡng cho học sinh khá, giỏi a) Các số lượng tử Số lượng tử chính n: có vai trò quan trọng nhất, có thể nhận những giá trị nguyên dương bất kỳ từ một trở đi (n = 1, 2, 3, …), nó cho biết electron thuộc lớp nào trong nguyên tử. Số lượng tử phụ l (số lượng tử obitan): cùng với số lượng tử chính xác định năng lượng của obitan của electron. Đối với mỗi giá trị của n, l có thể nhận những giá trị nguyên dương từ 0 đến (n-1). Mỗi giá trị của l tương ứng với một phân lớp electron trong lớp thứ n. Kí hiệu phân lớp: l = 0 1 2 3 …… s p d f …… Số lượng tử từ m l : trong một phân lớp, các AO có cùng mức năng lượng (ứng với cùng giá trị số lượng tử n, l) nhưng khác nhau về sự định hướng trong không gian. Phân lớp s chỉ có một AO: đối xứng cầu trong không gian Phân lớp p có ba AO: p x , p y , p z định hướng theo các trục Ox, Oy, Oz. . - 5 - Trang Phân lớp d có năm AO: có năm cách định hướng trong không gian. Sự định hướng trong không gian của các AO thể hiện trong từ trường và mỗi cách định hướng ứng với một số lượng tử từ m l . Ứng với mỗi giá trị của l, m l có thể nhận bất kỳ giá trị nguyên nào trong giới hạn  l, kể cả giá trị 0. Vậy ứng với mỗi giá trị l có (2l + 1) giá trị m l . Như vậy số obitan trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là 1, 3, 5, 7 obitan. Số lượng tử spin m s : các số lượng tử trên được đặc trưng cho sự chuyển động của electron trong nguyên tử. Ngoài ra, electron còn có sự chuyển động riêng, momen động lượng riêng do sự tự quay quanh trục của nó gây ra. Vectơ mô tả sự quay đó chỉ có thể định hướng theo hai chiều và mỗi chiều ứng với số lượng tử spin: m s = + 1/2 hoặc m s = - 1/2. Trạng thái của electron trong nguyên tử được đặc trưng bằng bốn số lượng tử: n, l, m l , m s . b) Cấu hình electron Nguyên lý Pauli: Trên 1 obitan chỉ có thể có nhiều nhất là hai electron, biểu diễn bằng hai mũi tên ngược chiều (trong một nguyên tử, không thể tồn tại hai electron có cùng bốn số lượng tử). Nguyên lý vững bền: Ở trạng thái cơ bản, các electron lần lượt chiếm những obitan có mức năng lượng từ thấp đến cao. Quy tắc Hun 1: Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các obitan sao cho số electron độc thân là tối đa và có chiều tự quay giống nhau (trong một phân lớp các electron được sắp xếp để tổng spin là cực đại). Trật tự các mức năng lượng tăng dần: 1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 4s, 3d, 4p, 5s, 4d, 5p, 6s, 4f … Cơ sở sắp xếp các mức năng lượng trên: Tổng giá trị (n + l) tăng dần. Nếu có cùng giá trị (n + l) thì viết theo thứ tự tăng giá trị n. Cấu hình electron được viết theo những nguyên lí và quy tắc trên là cấu hình electron ở trạng thái cơ bản, đó là trạng thái có năng lượng thấp nhất, những trạng thái có năng lượng cao hơn là trạng thái kích thích. Quy tắc Hun 2: Trong một phân lớp, các electron phân bố vào các obitan sao cho tổng m l là cực đại, electron có khuynh hướng sắp xếp trước tiên vào obitan có giá trị m l lớn. c) Một số trường hợp “bất thường” khi xây dựng vỏ nguyên tử Cr đáng lẽ có cấu hình: 2462622 4333221 sdpspss nhưng thực tế là 1562622 4333221 sdpspss . Giải thích: Từ quy tắc Hun 1 ta thấy độ bền của các cấu hình electron chẳng những phải thể hiện ở các cấu hình electron bão hòa 2–8–18–32 và các phân lớp bão hòa 71062 ,,, fdps mà còn thể hiện ở cả cấu hình các phân lớp nửa bão hòa 53 ,dp . . - 6 - Trang Trường hợp của Cr: sở dĩ như vậy vì phân lớp 4s có mức năng lượng xấp xỉ phân lớp 3d và cấu hình 3d 5 nửa bão hòa là một cấu hình bền vững, ở đây phân lớp 3d đã có 4 electron nên 1 electron của phân lớp 4s đã nhảy vào phân lớp 3d để đạt tới cấu hình bền vững (hiện tượng bán bão hòa gấp). Trường hợp của Cu: nếu cấu hình electron của Cu là 2962622 4333221 sdpspss thì phân lớp 3d 9 chưa phải là cấu hình nền vững. Vì vậy một electron của phân lớp 4s đã nhảy vào phân lớp 3d để đạt tới cấu hình 3d 10 bền vững. Do đó cấu hình electron thực tế của Cu là   Ar 3d 10 4s 1 (hiện tượng bão hòa gấp). Trường hợp của Pd: có cấu hình   010 54 sdKr , ở đây cả hai electron của phân lớp 5s nhảy vào phân lớp 4d đã có 8 electron để đạt tới cấu hình 4d 10 bền vững. Vì vậy mà phân lớp 5s (do đó cả lớp thứ năm) không có electron nào. Đây là trường hợp duy nhất trong bảng tuần hoàn mà số lớp electron nhỏ hơn số chu kì. Trường hợp của Nb:   14 54 sdKr , cũng do khuynh hướng “điền gấp rút” electron ở phân lớp ns vào phân lớp (n - 1)d để tới Mo thì đạt được cấu hình electron bền vững (Mo:   14 54 sdKr ). II.2.1.2. Hệ thống bài tập của chương 1 Dạng 1. Mối quan hệ giữa các hạt cơ bản cấu tạo nên nguyên tử Bài tập 1. Hợp chất MX 3 có tổng số proton, nơtron, electron là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Nguyên tử khối của X lớn hơn so với M là 8. Tổng 3 loại hạt trong nguyên tử X nhiều hơn trong M là 12. Xác định M và X, ghi kí hiệu nguyên tử của hai nguyên tố M và X. Viết công thức hóa học của MX 3 . Phân tích: Ta có bốn ẩn là Z M , N M , Z X , N X , bài ra cho bốn dữ kiện. Lập bốn phương trình toán học ứng với bốn dữ kiện, giải tìm ra các ẩn. Từ đó trả lời được yêu cầu của bài. Giải: Gọi số hiệu nguyên tử và số nơtron của M và X lần lượt là Z M , N M , Z X , N X , (Z M = P M = E M , Z X = P X = E X ) Theo bài ra ta có:            12)2(2 8)( 60362 196)(32 MMXX MMXX XMXM XXMM NZNZ NZNZ NNZZ NZNZ Giải hệ phương trình: trên ta có kết quả      14,13 18,17 MM XX NN NZ . - 7 - Trang Ta có X là Cl, M là Al. Số khối: A X = 17 + 18 = 35, A M = 13 + 14 = 27 Kí hiệu nguyên tử: AlCl 27 13 35 17 , . Công thức hóa học: AlCl 3 . Tác dụng của bài tập: Học sinh biết giải loại bài tập tìm công thức hợp chất dựa vào mối quan hệ của các hạt proton, nơtron, electron trong hợp chất, bằng cách lập số phương trình bằng số ẩn. Rèn luyện kỹ năng giải hệ nhiều phương trình, viết ký hiệu nguyên tử. Bài tập 2. Trong hợp chất ba RM , R chiếm 6,67% về khối lượng. Biết a + b = 4. Trong nguyên tử R, số nơtron bằng số proton, còn trong nguyên tử M số nơtron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong ba RM , tổng số proton là 84 hạt. Xác định các nguyên tố M, R và hợp chất ba RM . Giải thích sự tạo thành ba RM . Phân tích: Ta có 6 ẩn Z M , N M , Z R , N R , a, b; bài ra cho 5 dữ kiện, như vậy sẽ lập được 5 phương trình toán học ứng với 6 ẩn (số phương trình nhỏ hơn số ẩn)  phải biện luận. Mấu chốt để biện luận bài tập này là dựa vào đặc điểm của ẩn a, b. Đây là hệ số các nguyên tử trong phân tử M a R b nên a, b là số nguyên, mà a + b = 4 nên 0 < a < 4 và 0 < b < 4  a, b chỉ có thể nhận các giá trị 1, 2 hoặc 3. Biết b thì tìm được a tương ứng. Như vậy có thể coi như một ẩn đã biết, bài toán trở thành 5 ẩn và 5 phương trình. Đối với dạng này ta biến đổi sao cho tìm được biểu thức Z M hoặc Z R phụ thuộc vào a (hoặc b), tức là rút gọn lại còn 1 phương trình từ các phương trình toán học đã lập. Từ các giá trị có thể có của a (hoặc b) tìm được Z M (hoặc Z R ) tương ứng, chọn nghiệm phù hợp. Giải: Gọi số hiệu nguyên tử, số nơtron trong M và R lần lượt là Z M , N M , Z R , N R . Ta có %R = 6,67%  %M = 100 – 6,67 =93,33%  14 )( )( 14 67.6 33.93     RR MM NZb NZa bM aM (1) Mặt khác: a + b = 4 (2) N M = Z M + 4 (3) Z R = N R (4) aZ M + bZ R = 84 (5) Thay (3), (4), vào (1) ta có 14 2. )42(   R M Zb Za RM bZaaZ 142  (1 ’ ) Lấy (5) – (1 ’ )  15bZ R =84 + 2a . - 8 - Trang Mà a = 4 – b  15bZ R =84 + 2(4 – b)  b b Z R 15 292   Vì b nguyên và 0 < b <4  b = 1, 2, 3 Ta có bảng b 1 2 3 Z R 6 2,93 1,91 Nghiệm phù hợp:      6 1 R Z b Thay b, Z R vào (2) và (5) ta tìm được a = 3, Z M = 26 (Fe) Vậy M là Fe, R là C. Công thức hợp chất Fe 3 C (xementit) Fe 3 C tạo ra khi luyện gang do hai phản ứng 3FeO + 4C  o t Fe 3 C + 3CO 3Fe + C  o t Fe 3 C Tác dụng của bài tập: Học sinh biết cách giải bài tập biện luận về mối quan hệ giữa các hạt trong phân tử hợp chất. Rèn luyện kỹ năng giải hệ phương trình nhiều ẩn. Dạng 2. Thành phần % các đồng vị, NTK trung bình Bài tập 1. Tính khối lượng nguyên tử trung bình của các nguyên tố coban và niken biết rằng trong tự nhiên, đồng vị của các nguyên tố đó tồn tại theo tỷ lệ sau: Co 59 27 Ni 58 28 Ni 60 28 Ni 61 28 Ni 62 28 100% 67,76% 26,16% 2,42% 3,66% Từ kết quả trên hãy giải thích vì sao nguyên tử có số hiệu nguyên tử nhỏ lại có khối lượng nguyên tử trung bình lớn hơn và ngược lại. Phân tích: Trong bảng tuần hoàn nguyên tử khối trung bình của coban là 58,9332 (< 59), nguyên tử khối trung bình của niken là 58,6934 (< 58,7422), sỡ dĩ như vậy là do có độ hụt khối, có một số trường hợp khác nữa cũng xảy ra tương tự. Giải: Ta có: 59 Co A 7422,580366,0.620242,0.612616,0.606776,0.58  Ni A Ta thấy coban có nguyên tử khối trung bình lớn hơn của niken, trong khi đó số hiệu nguyên tử của coban lại nhỏ hơn niken. Sở dĩ như vậy là do đồng vị có số khối thấp nhất lại chiếm tỉ lệ cao nhất. . - 9 - Trang Tác dụng của bài tập: Biết được nguyên tử khối trung bình phải gần nguyên tử khối của đồng vị nào có tỉ lệ số nguyên tử cao nhất. Bài tập 2. Tính số nguyên tử của đồng vị đơteri H 2 1 có trong 1 ml nước (d = 1,00g/ml). Biết hiđro tự nhiên có nguyên tử khối là 1,008 gồm 2 đồng vị là proti H 1 1 và đoteri H 2 1 . Phân tích: Trước hết tính % số nguyên tử H 2 1 trong hiđro tự nhiên. Tính số nguyên tử H có trong 1 ml nước, suy ra số nguyên tử H 2 1 trong đó. Giải: Gọi x là % số nguyên tử H 2 1 , (1-x) là % số nguyên tử của H 1 1 %8.0%008.0008.1)1(12 2 1  Hxxx Ta có: molnmoln gm HOH OH 9 1 2. 18 1 18 1 11.1 2 2   Số nguyên tử H trong một ml nước: 23 10.6. 9 1 nguyên tử Số nguyên tử H 2 1 trong một ml nước: 2023 10.33.510.6. 9 1 .008.0  nguyên tử Tác dụng của bài tập: Biết cách tính số nguyên tử đồng vị của một nguyên tố trong một lượng hợp chất nhất định. Dạng 3. Các số lượng tử của electron Bài tập 1. Xác định nguyên tử mà electron sau cùng điền vào đó có các số lượng tử: a) n = 2, l = 1, m l = -1, m S = +1/2 b) n = 2, l = 1, m l = 0, m S = -1/2 c) n = 4, l = 0, m l = 0, m S = +1/2 d) n = 3, l = 2, m l = -2, m S = -1/2 Phân tích và giải: Trước hết dựa vào l để biết electron cuối cùng thuộc phân lớp nào, sau đó dựa vào m l để biết electron nằm trên obitan nào và dựa vào m S để biết chiều tự quay của electron. Từ đó điền đầy đủ electron của phân lớp cho phù hợp. Dựa vào n ta biết được phân lớp trên thuộc phân lớp thứ mấy, suy ra cấu hình electron đầy đủ của nguyên tử, suy ra tên nguyên tử. Ở bài tập 1a ta thấy số lượng tử l = 1 là phân lớp p, có ba obitan, electron cuối cùng nằm ở obitan có m l = -1, m S = +1/2 nên trạng thái của electron cuối cùng là mũi tên đi lên: . - 10 - Trang  cấu hình electron của phân lớp cuối cùng 2p 3 Cấu hình electron đầy đủ của nguyên tử: 1s 2 2s 2 2p 3 (Z = 7)  là nguyên tử N. Bài tập 1b, 1c, 1d phân tích tương tự ta được kết quả tương ứng là F, K, Zn. Cần lưu ý trường hợp bài ra cho bộ số lượng tử của electron ngoài cùng, bài tập trường hợp 1c ta tìm được cấu hình electron ngoài cùng là 4s 1 , nhưng trong trường hợp này có ba nguyên tử thỏa mãn là: Cu, Cr, K. Tác dụng của bài tập: Học sinh biết cách xác định bộ 4 số lượng tử của 1 electron trong nguyên tử và ngược lại biết bộ 4 số lượng tử của e sau cùng có thể suy ra cấu hình electron tương ứng. Bài tập 2. Phi kim R có electron viết sau cùng ứng với 4 số lượng tử có tổng đại số bằng 2,5. Tìm phi kim R đó, viết cấu hình electron. Phân tích: R là phi kim nên R là nguyên tố p (l = 1), dựa vào mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của các số lượng tử của 1 electron để tìm ra bộ số lượng tử của electron viết sau cùng của nguyên tử. Giải: Vì R là phi kim  l = 1 và n 2. Ta có: n + l + m l + m s = 2,5. Nhận thấy m S chỉ nhận một trong hai giá trị +1/2 hoặc -1/2, m l chỉ nhận một trong ba giá trị +1, 0, -1. Nếu m s = +1/2  n + l + m l = 2. Vì l = 1  n + m l = 1 m l +1 0 -1 n 0 1 2 Vì 2  n nên nghiệm phù hợp: n = 2, l = 1, m l = -1, m S = +1/2 Cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng: 2p 3  R là N (1s 2 2s 2 2p 3 ) Nếu m s = -1/2  n + l + m l = 3 Vì l = 1  n + m l = 2 m l +1 0 -1 n 1 2 3 Nếu n = 3, l = 1, m l = -1, m S = -1/2  3p 6  R là argon (1s 2 2s 2 2p 6 3s 3s 2 3p 6 ). Vì Ar là khí hiếm nên loại Nếu n = 2, l = 1, m l = 0 , m S = -1/2  2p 5  R là F nên phù hợp. Vậy R là N hoặc F. [...]... của hóa học tập 1, 2, 3 4 Tóm tắt hóa học phổ thông 5 121 bài tập hóa học tập 1 6 Hóa học vô cơ tập 1, 2, 3 Tuyển tập đề thi olimpic 30 - 4 lần thứ IX - 2013 hóa học 10 Tuyển tâp đề thi olimpic 30 tháng 4, lần thứ XVI-2010 Hóa học Tài liệu giáo khoa chuyên hóa học trung học phổ thông Bài tập Hóa học đại cương và vô cơ Luyện tập tư duy giải toán hóa học Phần 2: Hóa vô cơ Các luận văn Thạc sỹ PPGD Hóa học. .. rèn luyện, phát triển tư duy phân tích tổng hợp trong giờ học trên lớp, tự học ở nhà để bồi dưỡng học sinh khá, giỏi và sử dụng bài tập hoá học rèn luyện, phát triển tư duy phân tích tổng hợp trong kiểm tra đánh giá để phát hiện, phân loại học sinh khá, giỏi, tôi đã thu được một số thành công nhất định Tuy nhiên, để có được sự khách quan hơn tôi đã chọn hai lớp 10 có chất lượng tư ng đương, một lớp... đánh giá và tổ chức dạy học II.2.3.1 Sử dụng bài tập hoá học rèn luyện, phát triển tư duy phân tích tổng hợp trong kiểm tra đánh giá để phát hiện, phân loại học sinh khá, giỏi Như chúng ta đã biết để kiểm tra đánh giá phân loại học sinh cần phải có các bài tập ở các mức độ từ vừa đến khó, trong đề ra nhất thiết phải có những bài có tính chất phân loại cao để phát hiện ra những học sinh có tố chất tốt,... công việc đó là hệ thống bài tập hoá học rèn luyện, phát triển tư duy phân tích tổng hợp, giáo viên có thể giao riêng cho các đối tư ng học sinh khá giỏi những bài tập này (có thể kèm theo một buổi bổ túc thêm những kiến thức liên quan), trong khi vẫn sử dụng những bài tập ở mức độ thấp hơn cho các đối tư ng còn lại Thời gian học tập trên lớp với sự hướng dẫn của thầy cô là có hạn, những học sinh khá...  CO2  0 Phân tử SO2 phân cực còn phân tử CO2 không phân cực do đó lực tư ng tác Vandevan của SO2 lớn hơn của CO2 Nhiệt độ sôi và độ hòa tan trong nước của SO2 lớn hơn CO2 Tác dụng của bài tập: Học sinh biết cách dựa vào độ phân cực của phân tử để so sánh lực Vandevan từ đó dự đoán tính chất vật lý của phân tử II.2.3 Sử dụng bài tập hoá học rèn luyện, phát triển tư duy phân tích tổng hợp trong kiểm... được tiến hành học bình thường, không sử dụng hệ thống bài tập của đề tài Lớp thực nghiệm, tôi đã tiến hành sử dụng bài tập hoá học rèn luyện, phát triển tư duy phân tích tổng hợp trong kiểm tra đánh giá và tổ chức dạy học Sau đây là kết quả thu được: Kết quả Học sinh đạt loại giỏi ban đầu Học sinh đạt loại khá ban đầu Học sinh đạt loại TB ban đầu Học sinh đạt loại giỏi sau khi thực nghiệm Học sinh đạt... để phát hiện thêm những điều mới lạ hơn, khó hơn Giáo viên có thể cung cấp cho các đối tư ng học sinh này những bài tập hoá học rèn luyện, phát triển tư duy phân tích tổng hợp để các em tự học ở nhà sau khi đã kết thúc một phần hay một chương (có thể kèm theo một buổi bổ túc thêm những kiến thức liên quan) Trang - 30 - III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Với việc sử dụng bài tập hoá học để rèn luyện, phát triển. .. có nhiều đối tư ng học sinh, từ trung bình cho đến khá giỏi Quá trình tổ chức giờ học trên lớp người giáo viên phải dạy sao cho “vừa sức” với các đối tư ng học sinh, tuy nhiên nếu chỉ chú trọng đến một đối tư ng học sinh đại trà thì vẫn chưa đạt yêu cầu, người giáo viên cần phải phát hiện ra những học sinh khá giỏi và phải rèn luyện, phát triển tư duy phân tích tổng hợp cho đối tư ng học sinh này Công... để học sinh được chọn có thể tham gia và đạt kết quả tốt trong kỳ thi ở cấp cao hơn Có thể nói chọn ra được những học sinh thực sự xuất sắc là chúng ta đã thành công được bước đầu trong quá trình bồi dương học sinh giỏi Trang - 29 - II.2.3.2 Sử dụng bài tập hoá học rèn luyện, phát triển tư duy phân tích tổng hợp trong giờ học trên lớp, tự học ở nhà để bồi dưỡng học sinh khá, giỏi Trong một lớp học, ... liên kết hóa học và dạng hình học của các phân tử: CH4, BeH2, SO2, SO3 Phân tích và giải: Dựa vào công thức cấu tạo phẳng của phân tử, ta biết được tổng số liên kết  và số cặp electron không liên kết của nguyên tử trung tâm, kết hợp với cấu hình electron hóa trị của nguyên tử đó Từ đó ta xác định được trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và cách hình thành các liên kết cộng hóa trị Phân tử CH4, . Sáng kiến kinh nghiệm XÂY DựNG Hệ THốNG BàI TậP HóA HọC RèN LUYệN, PHáT TRIểN TƯ DUY PHÂN TíCH TổNG HợP Để PHáT HIệN, PHÂN LOạI Và BồI Dỡng học sinh khá, giỏi (SKKN - 2014) Tác giả: Phan. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ II.1. Thiết kế bài tập hoá học rèn luyện, phát triển tư duy phân tích, tổng hợp cho học sinh Các bài tập mà giáo viên sử dụng để ra cho của học sinh có thể chia ra làm bốn. và mức độ bốn: phân tích và tổng hợp. Mục đích của đề tài là phát hiện đối tư ng học sinh khá giỏi và phân loại, rèn luyện tư duy phân tích tổng hợp cho các em nên các bài tập được thiết kế

Ngày đăng: 05/08/2015, 09:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w