Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật vốn là một bài thơ.. Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khắc họa được hình tượng người chiến sĩ lái T
Trang 1TRƯỜNG THCS PHÚ LÃM
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
Môn: Văn NĂM HỌC 2013-2014
( Thời gian 120 phút)
PHẦN I: (7Đ)
1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật vốn là một bài thơ.
Vậy có nhất thiết phải dùng từ bài thơ không? Cho biết ý nghĩa nhan đề tác phẩm?
2 Chép lại chính xác hai khổ thơ cuố bài và chỉ ra những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong khổ thơ đó
3 Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khắc họa được hình tượng người chiến sĩ lái Trường Sơn sôi nổi, hiên ngang, dũng cảm
Hãy triển khai nội dung trên thành một đoạn văn nghị luận theo kiểu quy nạp
có độ dài từ 12-15 câu sử dụng một câu chứa lời dẫn trực tiếp và một câu bị động – gạch chân chúng
PHẦN II: (3Đ)
Cho đoạn văn:
“ Anh không dám nhìn vào mặt con Trong khi lại nghiêng mặt ra ngoài cửa sổ,
anh ngạc nhiên thấy những cánh hoa bằng lăng cành thẫm màu hơn- một màu
tím thẫm như bóng tối”.
1 Đoạn văn trên thuộc tác phẩm nào? Của ai?
2 Phần văn bản in nghiêng là thành phần nào của câu? Vì sao nhân vật lại cảm thấy màu hoa “tím thẫm như bóng tối”?
3 Trình bày ngắn gọn về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong tác phẩm này
Trang 2ĐÁP ÁN PHẦN I: (7Đ)
1.- Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật vốn là một bài thơ
- Nhan đề tác phẩm viết về những người lính lái xe quả cảm trên những chiếc xe không kính của Phạm Tiến Duật vẫn cần có hai chữ “bài thơ” Bởi hai chữ ấy tạo nên nhan đề bài thơ; tạo nên sự tương phản giữa chất thơ với hiện thực trần trụi của chiến tranh từ những chiếc xe biến dạng; Thể hiện cách khám hiện thực, phát hiện chất thơ độc đáo của hồn thơ Phạm Tiến Duật
- Cho biết ý nghĩa nhan đề tác phẩm (xem phần đáp cho câu hỏi tự luận của tác phẩm)
2 Chép lại chính xác hai khổ thơ cuối bài và chỉ ra những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong khổ thơ đó:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
- Biện pháp tu từ:
+ Điệp từ, ngữ: Lại đi, lại đi
+ Phép tu từ hoán dụ: có một trái tim
+ Hình ảnh tượng trưng: trời xanh thêm
3 Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khắc họa được hình tượng người chiến sỹ lái Trường Sơn sôi nổi, hiên ngang, dũng cảm Hãy triển khai nội dung trên thành một đoạn văn nghị luận theo kiểu quy nạp có độ dài từ 12-15 câu:
Nội dung khái quát: Các ý cần có:
Trang 3+ Những chiến sỹ lái xe dũng cảm, coi thường hiểm nguy: Nói đến khó khăn, gian
khổ bằng giọng điệu ngang tàng, sẵn sàng chấp nhận tất cả: không có kính ừ thì có
bụi; Nói đến công việc gian khó trên những chiếc xe không kính bằng giọng thản
nhiên: chưa cần thay lái trăm cây số nữa
+ Những chiến sỹ lái xe sôi nổi, tinh nghịch, hóm hỉnh luôn chan hòa trong tình đồng đội, đồng chí: Nguy hiểm vì phải đối mặt với bom đạn, gian khổ vì phải lái những chiếc xe không kính nhưng những chiến sĩ trẻ ấy luôn lạc quan; Họ tươi
cười, sống sôi nổi trẻ trung với nụ cười luôn nở trên môi: nhìn nhau mặt lấm cười
ha ha.
+ Những chiến sỹ lái xe dũng cảm tràn đầy ý trí chiến đấu vì miền Nam: Mỗi ý trên triển khai thành 4 hoặc 5 câu;
Tạo câu theo yêu cầu về ngữ pháp: Câu chứa lời dẫn trực tiếp: họ luôn vượt qua mọi hiểm nguy với ý nghĩ “Chỉ cần trong xe…”; Câu bị động: Những chiếc xe đã bị bom đạn làm cho biến dạng nhưng vẫn kiên cường băng ra chiến trường; Kết nối các câu thành đoạn và tiến hành sửa chữa để hoàn chỉnh đoạn văn
PHẦN II: (3Đ)
1 Đoạn văn trên trích từ Bến quê của Nguyễn Minh Châu
- Nói về nhân vật Nhĩ trong những ngày cuối đời bị nằm liệt trên giường
2 Phần văn bản in nghiêng là:
- Thành phần biệt lập trong câu (thành phần phụ chú làm rõ nghĩa cho cụm từ “càng thẫm càng hơn”)
- Nhân vật cảm thấy màu hoa “tím thẫm như bóng tối”
+ “….những cánh hoa bằng lăng càng thẫm màu hơn- một màu tím thẫm như bóng
tối” là một chi tiết mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa.
+ Vì Nhĩ đang trải qua những ngày cuối cùng của đời mình và anh ta cảm nhận rất
rõ điều đó nên mới cảm thấy màu hoa “tím thẫm như bóng tối”
3 Trình bày ngắn gọn về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong tác phẩm này (xem phần II, đề 3)