Hãy viết một đoạn văn tổng- phân- hợp khoảng 10 câu, phân tích thái độ của bé Thu đối với cha từ khi gặp mặt đến khi nó bỏ sang bà ngoại?. Trong đoạn có sử dụng thành phần tình thái và c
Trang 1TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Môn thi: Ngữ văn Thời gian: 120 phút( Năm học 2012-2013)
Phần I ( 6 điểm)
“Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó lại bảo:
- Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm” Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.”
1 Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể?
2 Vì sao anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ Ba vô ăn cơm”?
3 Con bé trong đoạn truyện đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao lại có sự
vi phạm đó?
4 Hãy viết một đoạn văn tổng- phân- hợp khoảng 10 câu, phân tích thái độ của bé Thu đối với cha từ khi gặp mặt đến khi nó bỏ sang bà ngoại Trong đoạn có sử dụng thành phần tình thái và câu ghép chính phụ( gạch chân thành phần tình thái và câu ghép chính phụ)
Phần II ( 4 điểm)
Một văn bản trong sách Ngữ văn 9 có câu:
“ Làn thu thủy, nét xuân sơn.”
1 Em hãy chép chính xác 9 câu thơ nối tiếp câu thơ trên và cho biết: Đoạn thơ đó thuộc tác phẩm nào, do ai sáng tác và viết về nhân vật nào?
2.Từ “ hờn” trong câu thơ thứ hai của đoạn thơ trên thể hiện ý nghĩa gì?
3 Nếu dùng câu: “ Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà
về cả tài lẫn sắc” làm câu mở đoạn để phân tích đoạn thơ trên thì đoạn văn ấy sẽ mang
đề tài gì?
4 Em hãy dùng câu mở đoạn trên để viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về nhân vật đó
Trang 2ĐÁP ÁN Phần I ( 6 điểm):
1 Đoạn truyện kể theo ngôi thứ ba Người kể là ông Ba- bạn thân của ông Sáu, một nhân vật trong tác phẩm.( 0,5 điểm)
2 Ông Sáu ngồi im, giả vờ không nghe thấy con bé gọi vì ông muốn con bé sẽ dùng tiếng “ba” để gọi ông ( 0,5 điểm)
3 Con bé nói trổng như vậy là đã vi phạm phương châm lịch sự Nó cố tình vi phạm như vậy vì không muốn dùng từ “ba” để gọi ông Sáu (0, 5 điểm )
4 Đoạn văn cần đạt những yêu cầu sau:
a, Yêu cầu về kĩ năng ( 2,0 điểm)
- Bài làm được tổ chức thành đoạn văn hoàn chỉnh, có câu chốt đứng đầu và cuối đoạn
- Đảm bảo độ dài từ 9- 11 câu
- Đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái và câu ghép chính phụ hợp lí
- Diễn đạt trôi chảy, hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp
b, Yêu cầu về nội dung ( 2,5 điểm)
- Đoạn văn cần phân tích được thái độ của bé Thu với cha từ khi gặp mặt đến khi bỏ sang nhà bà ngoại Vì không nhận ông Sáu là cha nên bé Thu đối xử với ông Sáu như
người xa lạ:
- Khi mới gặp ở bến xuồng: Nó sợ hãi bỏ chạy…
- Trong ba ngày ông Sáu ở nhà: Nó tìm mọi cách để không phải gọi ông Sáu là ba
- Đặc biệt, trong bữa cơm, nó cương quyết khước từ sự chăm sóc của ông Sáu, bị đánh, nó không khóc mà bỏ sang bà ngoại
Phần II ( 4 điểm)
1 Yêu cầu chép chính xác 9 câu thơ nối tiếp đúng với đoạn trích đã học trong SGK Ngữ văn 9( 0,5 điểm)
Nêu đúng tên tác giả Nguyễn Du, tác phẩm “ Truyện Kiều”, tên nhân vật trong đoạn trích là Thúy Kiều( 0,5 điểm)
2 Từ “ hờn” trong đoạn thơ thể hiện nỗi ghen tị, tức giận, uất ức, đố kị ( 0,5 điểm)
3 Đề tài của đoạn văn sẽ là: Vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà cả về tài lẫn sắc của Kiều
( 0,5 điểm)
4 Đoạn văn giới thiệu về nhân vật cần bảo đảm những ý sau:( 2 điểm)
- Giới thiệu về nhan sắc của Kiều:
+ Vẻ đẹp của đôi mắt, ánh mắt
+ Vẻ đẹp của tâm hồn, trí tuệ…
+ Vẻ đẹp khiến thiên nhiên phải đố kị, ghen hờn…
- Giới thiệu về tài năng của Kiều: Đạt đến độ lí tưởng, xuất chúng: Cầm, kì,thi, họa,
sở trường là ngón Hồ cầm…
- Sắc đẹp và tài năng dự báo cuộc đời đau khổ, bất hạnh của Kiều