PHÒNG GD&ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG THCS PHÚ LƯƠNG GV: Nguyễn Thị Nguyệt ĐT: 01692885222 ĐÈ THI THỬ VÀO LỚP 10 Năm học 2012- 2013 Môn : Ngữ văn lớp 9 Thời gian : 120 phút Câu 1(2 điểm ) Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương được mở đầu như sau : “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng “ ( Ngữ văn 9 ,tập 2 ) 1. Chỉ ra từ láy ở dòng thơ thứ hai.Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh “ hàng tre “ mà tác giả nhắc tới. 2. Ghi lại ngắn gọn cách hiểu của em về hai câu thơ: “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Câu 2 ( 3 điểm ) Cho đoạn văn: “ Tôi là con gái Hà Nội.Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá.Hai bím tóc dày,tương đối mềm,một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo : “ Cô có cái nhìn sao mà xa xăm! “. ( Ngữ văn 9, tập 2 ) 1. Nhân vật “tôi” trong đoạn văn là ai? Việc chọn nhân vật này làm vai kể chuyện có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện ? 2. Chỉ rõ phép nối được sử dụng trong đoạn văn. 3. Giới thiệu ngắn gọn phẩm chất của nhân vật đó. Câu 3 (5 điểm): Cho câu thơ: “Ta làm con chim hót “ 1. Hãy chép bảy câu thơ tiếp theo. 2.Nêu hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bải thơ trên 3.Hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận qui nạp( khoảng 10 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ em vừa chép.Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán, một câu có thành phần tình thái.( gạch dưới, chú thích ). 1 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN Câu1 (2 điểm): 1. -Từ láy : “ bát ngát” (0,25 đ) -Từ láy gợi tả hình ảnh hàng tre bên lăng với không gian rộng như không có giới hạn >> sức sống mãnh liệt, bất diệt của hàng tre. (0,5 đ) 2. HS cần làm rõ: - Hình ảnh hàng tre vừa là thực vừa là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho dân tộc Việt Nam : (0,25 đ) + Hình ảnh hàng tre quen thuộc, gần gũi với làng quê Việt Nam (0,25 đ) +Hình ảnh hàng tre là biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất của con người, của dân tộc Việt Nam: “ bão táp mưa sa “ là thành ngữ, ẩn dụ gợi những khó khăn , chông gai, thử thách; “đứng thẳng hàng” thể hiện tư thế hiên ngang bất khuất… ( 0,5 đ) - Cảm xúc , tình cảm của nhà thơ: ngỡ ngàng, xúc động (0,25 đ) Câu 2 ( 3 điểm ) 1. Nhân vật “tôi” là Phương Định- nhân vật chính của truyện. (0,25 đ) - Tác dụng : + Tạo điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. (0,5 đ) +Thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật. (0,5 đ ) 2. Phép nối được sử dụng trong đoạn : “ còn “ ( 0,25đ ) 3. Phẩm chất của nhân vật Phương Định: - Có tâm hồn trong sáng: (đúng mỗi ý sau được 0,25đ ) + Là con gái Hà Nội vào chiến trường đã 3 năm, nhạy cảm, hồn nhiên, mơ mộng và thích hát… +Ý thức được mình là cô gái khá xinh đẹp + Yêu mến đồng đội trong tổ và đơn vị -Có phẩm chất anh hùng (đúng mỗi ý sau được 0,25 đ) + Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc +Dũng cảm , gan dạ không sợ hy sinh +Tình đồng đội gắn bó Câu 3 (5 điểm ) 2 1.Chép chính xác như SGK ( 1 đ).Nếu sai lỗi chính tả, thiếu dấu ngoặc kép dấu ba chấm…trừ mỗi lỗi 0,25đ. Trừ đến hết số điểm. 2.Hiểu biết về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ như SGK trang 56-57.(1đ) 3. Đoạn văn:( 3đ ) -Đúng kiểu đoạn, đủ số câu (0,5đ) -Có câu cảm thán, thành phần tình thái (0,5đ) _Nghệ thuật:(1đ) + điệp ngữ “ta làm”, “dù là” +Số từ “một” +chuyển đổi đại từ “tôi” sang “ta” _ Nội dung (1đ) +Ước nguyện được cống hiến , giản dị khiêm nhường + Cống hiến suốt đời +Ước nguyện chung của nhiều người. 3 . PHÒNG GD&ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG THCS PHÚ LƯƠNG GV: Nguyễn Thị Nguyệt ĐT: 01692885222 ĐÈ THI THỬ VÀO LỚP 10 Năm học 2012- 2013 Môn : Ngữ văn lớp 9 Thời gian : 120 phút Câu 1(2. thích ). 1 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN Câu1 (2 điểm): 1. -Từ láy : “ bát ngát” (0,25 đ) -Từ láy gợi tả hình ảnh hàng tre bên lăng với không gian rộng như không có giới hạn >> sức sống. ra đời của bải thơ trên 3.Hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận qui nạp( khoảng 10 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ em vừa chép.Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán, một câu có