Em có nhận xét gì về cách đặt câu trong đoạn trích và tác dụng của cách đặt câu ấy?. Câu 4 : Giới thiệu ngắn gọn Không quá nửa trang giấy thi về nhân vật “Tôi ” trong tác phẩm đó?. Nêu c
Trang 1Trường THCS Văn Khê
GV Nguyễn Thị Ngọc
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 Năm học: 2012 - 2013 Môn: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 120 phút
Đề bài:
PHẦN I (6 điểm)
Cho đoạn trích sau:
“Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom đất rắn Những hòn sỏi theo tay tôi bay
ra hai bên Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi Tôi dùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng Một dấu hiệu chẳng lành Hoặc là nóng từ bên trong quả bom hoặc là mặt trời nung nóng.”
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời
của tác phẩm?
Câu 2: Điều gì đã được kể trong đoạn truyện? Em có nhận xét gì về cách đặt câu
trong đoạn trích và tác dụng của cách đặt câu ấy?
Câu 3: Nhân vật “Tôi” là ai? Việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất này có tác dụng như thế
nào đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm ?
Câu 4 : Giới thiệu ngắn gọn (Không quá nửa trang giấy thi về nhân vật “Tôi ” trong
tác phẩm đó ?
PHẦN II (4 điểm)
Mở đầu bài thơ “Viếng lăng Bác ” nhà thơ Viễn Phương viết :
“Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
Và cuối bài thơ tác giả bày tỏ nguyện ước :
“Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
a Theo em những hình ảnh nào là hình ảnh ẩn dụ ?
b Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của những hình ảnh ẩn dụ đó bằng một đoạn văn
từ 8 – 10 câu theo cách lập luận tổng phân hợp trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp
và phép liên kết (Ghi chú thích rõ bên dưới)
Trang 2ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
Năm học: 2012 - 2013 Môn: NGỮ VĂN 9
GV Nguyễn Thị Ngọc
PHẦN I (6 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê Truyện viết năm 1971 lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt Nhà xuất bản Kim Đồng Hà Nội 2001
Câu 2: (1 điểm)
Đoạn truyện kể về tâm trạng nhân vật “Tôi” khi phá bom nổ chậm
Trong đoạn cách đặt câu đặc biệt ở chỗ: Có những câu ngắn câu tách ra từ một câu hoàn chỉnh như: “Đất rắn , nhanh lên một tí Một dấu hiệu chẳng lành hoặc là mặt trời nung nóng Cách đặt câu như vậy tạo được nhịp nhanh, phù hợp với tâm trạng hồi hộp, lo lắng của nhân vật và diễn biến nhanh của hành động
Câu 3: (1 điểm)
Nhân vật “Tôi” là Phương Định một trong 3 cô gái của tổ trinh sát mặt đường và cũng là nhân vật chính Việc lựa chọn ngôi kể như vậy giúp thuận lợi cho việc miêu
tả tâm lý nhân vật Những suy nghĩ, cảm xúc và hồi tưởng hiện lên trực tiếp qua lời nhân vật nên có sắc thái riêng Nhân vật tự kể nên chân thực, dễ chuyển nội dung câu chuyện đến người đọc
Câu 4:
Sử dụng lời thuyết minh để giới thiệu về nhân vật Phương Định:
+ Là nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường
+ Người Hà Nội đứng có một vô tư hồn nhiên xinh đẹp
+ Rất nhạy cảm, mơ mộng hay quan tâm đến hình thức “ tự nhận xét mình là một cô gái khá”
- Luôn có tinh thần trách nhiệm cao, dũng cảm gan dạ, bình tĩnh tự tin và rất tự trọng
“Trong lần phá bom lúc đầu cũng thấy lo sợ nhưng khi thấy có ánh mắt của các chiễn
sĩ đang dõi theo thì cô không đi khom mà đi đàng hoàng bước tới thực hiện từng thao tác phá bom bình tĩnh tự tin lòng tự trọng trong cô đã thắng cả bom đạn
- Thương yêu gắn bó những người đồng chí đòng đội bị thương cô chăm sóc họ như chị em ruột
Phương Định là nữ thanh niên xung phong anh hùng tiêu biểu cho thế hệ từ thời chống Mỹ
PHẦN II: (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Hình ảnh ẩn dụ:
+ “Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam.
Trang 3Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
+ “Cây tre trung hiếu”.
Câu 2: (3điểm) Đoạn văn đảm bảo được:
Về nội dung: Hình ảnh ẩn dụ “Hàng tre xanh xanh Việt Nam.
Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng”
Là biểu tượng của dân tộc Việt Nam kiên cường bất khuất quây quần về đây để bảo
vệ giấc ngủ bình yên cho Người
+ Cây tre trung hiếu: Là tình cảm của Viễn Phương cũng như của nhân dân Việt Nam tha thiết muốn được ở mãi bên Người và cũng là nỗi xúc động của toàn thể nhân dân ta trung với Đảng, hiếu với dân, với Bác, mãi mãi trung thành với An Dương cách mạng mà Bác đã chọn
Về hình thức: + Đảm bảo đúng đoạn văn diễn dịch
+ Có lời dẫn trực tiếp + Có sử dụng phép liên kết + Lập luận chặt chẽ