Giáo án địa 6 rất chi tiết đầy đủ cả năm

77 524 0
Giáo án địa 6 rất chi tiết đầy đủ cả năm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo án địa lý 6 ****** Ngày dạy : 20-08-12 BÀI MỞ ĐẦU Tuần : 1 , Tiết : 1 GIỚI THIỆU PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 6 I- Mục tiêu cần đạt : - Kiến thức : học sinh nắm được nội dung của môn Địa Lí lớp 6 và cần học môn địa lí như thế nào để đạt hiệu quả cao . - Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng làm quen với bản đồ, quả địa cầu . II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : Một vài bản đồ, quả địa cầu . III-Tổ chức hoạt động dạy và học : 1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh . 2 - Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Hoạt động 1 : Tìm hiểu về nội dung chương trình Địa Lí lớp 6 . - GV : Giới thiệu phân phối chương trình Địa Lí lớp 6 và nêu nội dung từng chương . - GV : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nội dung chương trình Địa Lí lớp 6 . Hoạt động 2 : Tìm hiểu về việc hướng dẫn học sinh học tốt môn Địa Lí lớp 6 . - HS : Để học tốt môn Địa Lí lớp 6, các em cần phải học như thế nào ? NỘI DUNG CHÍNH 1. Phân phối chương trình Địa Lí lớp 6 : * Gồm 2 chương : - Chương I : Trái Đất . ( 11 bài) Tiết 8 : ôn tập, Tiết 9 : kiểm tra 45’; Tiết 18 : ôn tập học kì I, Tiết 19 : kiểm tra học kì I - Chương II : Các thành phần tự nhiên của Trái Đất . ( 16 bài) Tiết 29 : ôn tập, Tiết 30 : kiểm tra 45’ Tiết 36 : ôn tập học kì II, Tiết 37 : kiểm tra học kì II * Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về Trái Đất : ( Trái Đất trong hệ Mặt Trời; vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất . Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục, quanh Mặt Trời và hệ quả …) * Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về các thành phần tự nhiên của Trái Đất : - Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất . - Các dạng địa hình trên bề mặt đất ( núi, cao nguyên, bình nguyên, đồi) . - Các mỏ khoáng sản, lớp vỏ khí, thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí … 2. Hướng dẫn học sinh học tốt môn Địa Lí lớp 6 : - Quan sát và khai thác kiến thức trên cả hai kênh : kênh chữ và kênh hình ( đọc và trả lời câu hỏi sách giáo khoa dựa vào tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, bản đồ, …) - Liên hệ những điều đã học vào thực tế cuộc sống IV- Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : Xem trước bài 1 : “Vị trí , hình dạng và kích thước của Trái Đất” tìm hiểu về vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời , hình dạng , kích thước của Trái Đất . Trường THCS Võ Duy Dương 1 Giáo án địa lý 6 Ngày dạy : 27-08-12 Bài 1 : VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ Tuần : 2 , Tiết : 2 KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT I- Mục tiêu cần đạt : - Kiến thức : học sinh + Biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng và kích thước của Trái Đất . + Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến ; biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam ; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam . - Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng + Xác định vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ . + Xác định được kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông và kinh tuyến Tây, các vĩ tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam ; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam trên bản đồ và trên quả địa cầu . + Tư duy : tìm kiếm và xử lí thông tin về vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời, về hình dạng và kích thước của Trái Đất ; về hệ thống kinh, vĩ tuyến trên lược đồ và trên quả địa cầu . + Tự nhận thức : tự tin khi làm việc cá nhân . + Giao tiếp : phản hồi / lắng nghe tích cực, giao tiếp, hợp tác khi thảo luận nhóm . + Làm chủ bản thân : đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian khi làm việc nhóm về các công việc được giao . II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : - GV : Bản đồ Quả địa cầu, hình 1, 2, 3 phóng to . - HS : SGK III-Tổ chức hoạt động dạy và học : 1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách Địa Lí và tập ghi bài . 2. Bài mới : *Khởi động : Quan sát hình 1 nêu tên các hành tinh lớn chuyển động xung quanh Mặt Trời ? Trái Đất ở vị trí thứ mấy trong hệ Mặt Trời ? Như vậy Trái Đất có hình dạng, kích thước như thế nào ? * Khám phá : Giáo viên tóm tắt những nội dung học sinh vừa trình bày và chuyển ý vào bài . HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Hoạt động 1 : Tìm hiểu về vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời . Học sinh làm việc cá nhân . - GV : Giới thiệu khái quát hệ Mặt trời ở hình 1 là Ni-cô- lai Cô-pec-nic ( 1473-1543) . - GV : Bổ sung 5 hành tinh :Thủy, Kim, Hỏa, Mộc , Thổ được quan sát bằng mắt thường thời Cổ đại 1781 : có kính thiên văn  Thiên vương, 1846 : Hải vương, 1930 : Diêm vương . Khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất là 150 triệu km . - HS : Ý nghĩa của vị trí thứ 3 trong hệ Mặt Trời ? Hoạt động 2 : Tìm hiểu về hình dạng,kích thước của Trái Đất ; hiểu được một số khái niệm về kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các kinh tuyến Đông và kinh tuyến Tây, các vĩ tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam . Học sinh làm việc nhóm . - HS : Quan sát hình 2 cho biết Trái Đất có hình gì ? Dùng hình ảnh gì tượng trưng cho Trái Đất để tiện quan sát ? - GV : Dùng quả địa cầu khẳng định rõ nét hình dạng của NỘI DUNG CHÍNH 1-Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời : Ở vị trí thứ ba trong số tám hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời 2- Hình dạng, kích thước của Trái đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến : a-Hình dạng : - Trái Đất có dạng hình cầu - Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất b- Kích thước : Có diện tích rất lớn : 510 triệu Trường THCS Võ Duy Dương 2 Giáo án địa lý 6 Trái Đất : hình tròn trên mặt phẳng ( hình khối) - HS : Quả địa cầu là gì ? - HS : Quan sát hình 2 cho biết độ dài của bán kính Trái Đất và đường xích đạo của Trái Đất như thế nào ? - GV : Dùng quả địa cầu quay  2 cực : Bắc và Nam Chia 4 nhóm thảo luận : 3’ Quan sát hình 3 cho biết : + Nhóm 1,2 : Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu là những đường gì ? Độ dài ? + Nhóm 3,4 : Những vòng tròn vuông góc với các kinh tuyến là những đường gì ? Độ dài ? - HS : Nếu cứ cách nhau 1 0 ở tâm thì trên bề mặt quả địa cầu có bao nhiêu kinh tuyến ? ( 360) Có bao nhiêu vĩ tuyến ? (181) - GV : Trong thực tế không có đường kinh tuyến , vĩ tuyến nào cả . - HS : Để đánh số các kinh tuyến, vĩ tuyến trên quả địa cầu ( bản đồ), người ta phải làm gì ? - GV : Nêu quy ước qui định đường kinh tuyến gốc : đánh số 0 . - HS : Xác định đường kinh tuyến gốc trên quả địa cầu ( bản đồ) - HS : Những kinh tuyến nằm bên phải, bên trái kinh tuyến gốc là những kinh tuyến gì ?  nửa cầu Tây, nửa cầu Đông . - GV : Hướng dẫn học sinh xác định nửa cầu Tây, nửa cầu Đông . - HS : Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến nào ? ( 180 0 ) - GV : Hướng dẫn học sinh xác định qua quả địa cầu ( bản đồ) - HS : Người ta chọn vĩ tuyến gốc là đường nào ? đánh số mấy ? - HS : Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc gọi là vĩ tuyến gì ?  nửa cầu Bắc ; nằm từ xích đạo đến cực Nam gọi là vĩ tuyến gì ?  nửa cầu Nam - GV : Hướng dẫn học sinh xác định nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam trên bản đồ,quả địa cầu . - HS : Các đường kinh tuyến, vĩ tuyến có công dụng gì ? km 2 c- Hệ thống kinh ,vĩ tuyến : * Trên quả địa cầu có vẽ hệ thống kinh ,vĩ tuyến - Kinh tuyến là đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu . - Vĩ tuyến là vòng tròn trên bề mặt quả địa cầu vuông góc với kinh tuyến . - Kinh tuyến gốc là kinh tuyến 0 0 đi qua đài thiên văn Grin-uyt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn ( nước Anh ) . - Kinh tuyến Đông : những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc . - Kinh tuyến Tây : những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc - Nửa cầu Đông : nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 20 0 T và 160 0 Đ, trên đó có các châu : Âu, Á, Phi và Đại Dương . - Nửa cầu Tây : nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 20 0 T và 160 0 Đ, trên đó có toàn bộ châu Mĩ . - Vĩ tuyến gốc : vĩ tuyến 0 0 ( xích đạo) - Vĩ tuyến Bắc : những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc - Vĩ tuyến Nam : những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam . - Nửa cầu Bắc : nửa bề mặt địa cầu tính từ xích đạo đến cực Bắc . - Nửa cầu Nam : nửa bề mặt địa cầu tính từ xích đạo đến cực Nam IV- Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : Thực hành / luyện tập - Xác định các đường kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam, nửa cầu Tây, nửa cầu Đông. Làm bài tập 1,2 ; đọc bài đọc thêm . - Học bài và chuẩn bị trước bài 2 : “ Bản đồ ,bài 3 : Tỉ lệ bản đồ” . Quan sát hình 8,9 để tìm hiểu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ, cách đo tính . Trường THCS Võ Duy Dương 3 Giáo án địa lý 6 Ngày dạy : 08-09-12 Bài 3 : TỈ LỆ BẢN ĐỒ Tuần : 3 , Tiết : 3 I- Mục tiêu cần đạt : - Kiến thức : học sinh biết khái niệm bản đồ, một số yếu tố cơ bản của bản đồ : tỉ lệ bản đồ ( ý nghĩa và các dạng) - Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng tính được khoảng cách thực tế theo đường chim bay . + Tư duy : thu thập và xử lí thông tin qua bài viết và bản đồ để tìm hiểu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ và cách đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ bản đồ . + Giao tiếp : phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng ,giao tiếp, hợp tác khi làm việc nhóm . + Làm chủ bản thân : đảm nhận trách nhiệm trong nhóm . II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : - GV : một số bản đồ có tỉ lệ khác nhau, thước tỉ lệ, hình 8 sách giáo khoa phóng to . - HS : thước tỉ lệ III-Tổ chức hoạt động dạy và học : 1.Kiểm tra bài cũ : Bản đồ là gì ? Cách vẽ ? Để vẽ bản đồ người ta phải làm những công việc gì ? 2.Bài mới : *Khởi động : Các vùng đất biểu hiện trên bản đồ có kích thước như thế nào so với thực tế của chúng ( nhỏ hơn) . Để làm được điều này, người ta tìm cách thu nhỏ theo tỉ lệ khoảng cách và kích thước của các đối tượng địa lí đưa lên bản đồ . Vậy tỉ lệ bản đồ có ý nghĩa gì ? * Khám phá : Giáo viên tóm tắt những nội dung học sinh vừa trình bày và chuyển ý vào bài . HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Hoạt động 1 : Tìm hiểu về khái niệm bản đồ . Học sinh làm việc cá nhân . - GV : Giới thiệu một số loại bản đồ . - HS : Bản đồ có kích thước như thế nào so với thực tế ? - GV : Hướng dẫn học sinh hình thành khái niệm bản đồ . - HS : Trong thực tế, ngoài bản đồ giáo khoa còn có bản đồ gì ? Phục vụ cho nhu cầu nào ? - HS : Bản đồ có tầm quan trọng như thế nào trong việc học tập địa lí ? Hoạt động 2 : Tìm hiểu về ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ và các dạng tỉ lệ bản đồ . Học sinh làm việc cá nhân . - GV :Hướng dẫn học sinh quan sát hình 8, 9 - HS : Đọc và ghi ra tỉ lệ 2 hình đó ? - GV : Giới thiệu thêm một số tỉ lệ bản đồ khác . - HS : Cho biết điểm giống và khác nhau giữa hai hình 8, 9 ? ( Giống : cùng một lãnh thổ, khác tỉ lệ) - HS : Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ ? - HS : Có mấy dạng biểu hiện tỉ lệ bản đồ ? Giải thích tỉ lệ 1 100000 ; 1 250000 Tử số chỉ giá trị gì ? Mẫu số chỉ giá trị gì ? 1 cm trên bản đồ = 1 km ngoài thực địa  tỉ lệ số 1 đoạn 1 cm = 1 km  tỉ lệ thước - HS : Làm bài tập 2 . NỘI DUNG CHÍNH 1- Bản đồ là gì ? Là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất 2-Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ : - Ý nghĩa : tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế . - Tỉ lệ bản đồ biểu hiện dưới 2 dạng : tỉ lệ số và tỉ lệ thước Ví dụ : Tỉ lệ 1 : 100.000 có nghĩa là 1 cm trên bản đồ bằng 100.000 cm hay 1 km trên thực địa………… . Mỗi đoạn 1 cm bằng 1 km ……… - Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của nội dung bản đồ càng cao . Trường THCS Võ Duy Dương 4 Giáo án địa lý 6 - HS : Quan sát hình 8, 9 cho biết : + 1 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu m trên thực địa ? + Trong 2 bản đồ, bản đồ nào có tỉ lệ lớn hơn, chi tiết hơn ? Vì sao ? ( hình 8) - HS : Mức độ nội dung của bản đồ phụ thuộc vào những yếu tố nào ? - HS : Muốn bản đồ có mức độ chi tiết cao cần sử dụng loại tỉ lệ nào ? Tiêu chuẩn phân loại các loại tỉ lệ bản đồ? Hoạt động 3 : Tìm hiểu về đo tính khoảng cách thực tế dựa vào số tỉ lệ và thước tỉ lệ . Học sinh làm việc nhóm . - HS : Muốn biết khoảng cách trên thực tế người ta dùng gì để đo ? Nêu cách đo tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ thước, tỉ lệ số ? Chia 4 nhóm thảo luận : 3’ Quan sát hình 8 , đo tính khoảng cách trên thực địa theo đường chim bay từ : + Nhóm 1,2 : Khách sạn Hải Vân  Thu Bồn, Hòa Bình  Sông Hàn . ( 5,5 cm= 412,5 m ; 4 cm= 300 m ) + Nhóm 3,4 : chiều dài đường Phan Bội Châu ( từ Trần Quý Cáp  Lý Tự Trọng : 3,5cm = 262,5 m 3- Đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ : Muốn biết khoảng cách trên thực tế người ta có thể dùng số ghi tỉ lệ hoặc thước tỉ lệ trên bản đồ IV- Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : Thực hành / luyện tập - Tỉ lệ bản đồ cho ta biết điều gì ? - Hãy điền dấu thích hợp vào chỗ trống giữa các tỉ lệ bản đồ sau : 1 100000 1 900000 1 1200000 - Làm bài tập 3 sách giáo khoa. - Chuẩn bị trước bài tập 2,3 sách giáo khoa trang 14 . Trường THCS Võ Duy Dương 5 Giáo án địa lý 6 Ngày dạy : 15-09-12 BÀI TẬP VỀ TỈ LỆ BẢN ĐỒ Tuần : 4 , Tiết : 4 I- Mục tiêu cần đạt : - Kiến thức : củng cố kiến thức về tỉ lệ bản đồ . - Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng tính khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách trên thực địa . II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : - GV : một số bản đồ . - HS : bài tập 2,3 sách giáo khoa III-Tổ chức hoạt động dạy và học : 1.Kiểm tra bài cũ : - Bản đồ là gì ? - Tỉ lệ bản đồ cho ta biết điều gì ? Tỉ lệ bản đồ biểu hiện dưới mấy dạng ? Cho ví dụ ? 2-Bài mới : Mở bài : Tỉ lệ bản đồ biểu hiện dưới 2 dạng : tỉ lệ số và tỉ lệ thước . HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Hoạt động 1 : Bài tập 2 : Tìm hiểu về tỉ lệ bản đồ . Học sinh làm việc cá nhân . - HS : Dựa vào số ghi tỉ lệ của các bản đồ sau đây : 1 : 200.000 và 1 : 6.000.000, cho biết 5 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa ? - HS : 1 : 200.000 có nghĩa là gì ? Như vậy 5 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa ? - HS : Tương tự 1 : 6.000.000 có nghĩa là gì ? Như vậy 5 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa ? Hoạt động 2 : Bài tập 3 : Tìm hiểu về khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách trên thực địa . Học sinh làm việc nhóm . * Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km, trên một bản đồ Việt Nam khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 15 cm . Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu ? Thảo luận theo bàn : 5 phút * Khoảng cách từ thành phố Hồ Chí Minh đến Nha Trang là 318 km, trên một bản đồ Việt Nam khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 10,6 cm . Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu ? NỘI DUNG CHÍNH Bài tập 2 : 1 : 200.000 có nghĩa là 1 cm trên bản đồ bằng 200.000 cm hay 2 km trên thực địa . Như vậy 5 cm trên bản đồ sẽ bằng 1.000.000 cm hay bằng 10 km trên thực địa . 1 : 6.000.000 có nghĩa là1 cm trên bản đồ bằng 6.000.000 cm hay 60 km trên thực địa . Như vậy 5 cm trên bản đồ sẽ bằng 30.000.000 cm hay bằng 300 km trên thực địa . Bài tập 3 : * Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng trên thực địa : 105 km = 10.500.000 cm . - Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng trên bản đồ đo được : 15 cm . - Ta có : 10.500.000 cm : 15= 700.000 cm . - Vậy bản đồ có tỉ lệ : 1 : 700.000 * Khoảng cách từ thành phố Hồ Chí Minh đến Nha Trang trên thực địa : 318 km = 31.800.000 cm . - Khoảng cách từ thành phố Hồ Chí Minh đến Nha Trang trên bản đồ đo được : 10,6 cm . - Ta có : 31.800.000 cm : 10,6 = 3.000.000 cm . - Vậy bản đồ có tỉ lệ : 1 : 3.000.000 IV- Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : - GV nhận xét và chấm một số bài tập trong tập bản đồ của học sinh . - Chuẩn bị trước bài 4 : “ Phương hướng trên bản đồ- kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí” .Quan sát trước hình 10, 11, 12, 13 để xác định phương hướng trên bản đồ và tìm hiểu khái niệm kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của một điểm ? Trường THCS Võ Duy Dương 6 Giáo án địa lý 6 Ngày dạy : 22-09-12 Bài 4 : PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ. Tuần : 5 , Tiết : 5 KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ I- Mục tiêu cần đạt : - Kiến thức : học sinh biết phương hướng trên bản đồ và một số yếu tố cơ bản của bản đồ : lưới kinh , vĩ tuyến . Biết khái niệm kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của một điểm . - Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng xác định được phương hướng, tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ và trên quả địa cầu . II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : - GV : bản đồ châu Á, Đông Nam Á, quả địa cầu . - HS : thước kẻ . III-Tổ chức hoạt động dạy và học : 1.Kiểm tra bài cũ : Tỉ lệ bản đồ cho ta biết điều gì ? Có mấy dạng tỉ lệ ? Cho ví dụ ? 2-Bài mới : Mở bài : Khi sử dụng bản đồ ta cần những quy ước về phương hướng của bản đồ, xác định vị trí các địa điểm trên bản đồ ( tức là xác định tọa độ) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Hoạt động 1 : Tìm hiểu các qui định về phương hướng trên bản đồ . Học sinh làm việc cá nhân . - GV : Treo hình 10 phóng to .Khi xác định phương hướng trên bản đồ cần chú ý phần giữa bản đồ là phần trung tâm,đầu phía trên của kinh tuyến chỉ hướng bắc, phía dưới chỉ hướng nam, đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng đông, bên trái chỉ hướng tây - GV : Treo bản đồ châu Á, quả địa cầu . - HS : Xác định các hướng bắc,nam,đông,tây trên bản đồ? - HS : Đối với quả địa cầu hãy xác định các hướng ? - HS : Đối với các bản đồ không vẽ kinh tuyến,vĩ tuyến thì ta phải dựa vào đâu để xác định các hướng ? - GV : Liên hệ thực tế : phía trước mặt là hướng bắc,sau lưng là hướng nam,dang tay bên trái là hướng tây, bên phải là hướng đông - GV : Đối với bản đồ cực thì chính giữa là hướng bắc, còn lại là hướng nam . Hoạt động 2 : Tìm hiểu về khái niệm kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của một điểm . Học sinh làm việc nhóm . - GV : Treo hình 11 phóng to ,trên bản đồ đường nằm ngang là đường gì ? Đường vuông gốc với đường nằm ngang nối liền từ cực bắc đến cực nam là đường gì ? Các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 10 0 . Thảo luận theo bàn : 4 phút NỘI DUNG CHÍNH 1- Phương hướng trên bản đồ : - Với bản đồ có kinh tuyến,vĩ tuyến : muốn xác định phương hướng dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến - Kinh tuyến : + Đầu trên chỉ hướng bắc . + Đầu dưới chỉ hướng nam . - Vĩ tuyến : + Đầu bên phải chỉ hướng đông . + Đầu bên trái chỉ hướng tây . - Với bản đồ không vẽ kinh tuyến, vĩ tuyến : dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc sau đó tìm các hướng còn lại . 2- Kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí : a- Khái niệm : Trường THCS Võ Duy Dương 7 Giáo án địa lý 6 + Các đường vĩ tuyến cách nhau bao nhiêu độ ? + Điểm C có đường kinh tuyến, vĩ tuyến nào đi qua ? - GV : Khoảng cách từ C đến kinh tuyến gốc là kinh độ của điểm C - HS : Kinh độ của một điểm là khoảng cách từ đâu tới đâu ? Làm ví dụ . - GV : Khoảng cách từ C đến vĩ tuyến gốc là vĩ độ của điểm đó ? - HS : Vĩ độ của một điểm là khoảng cách từ đâu đến đâu ? Làm ví dụ . - GV : Kinh độ,vĩ độ của một của một điểm gọi chung là tọa độ địa lí của điểm đó .Hướng dẫn cách viết tọa độ địa lí . Vị trí của điểm này còn xác định bởi độ cao so với mực nước biển . - Kinh độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc . - Vĩ độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc . - Tọa độ địa lí của một điểm chính là kinh độ, vĩ độ của điểm đó trên bản đồ . b- Cách viết tọa độ địa lí của một điểm : Kinh độ viết ở trên, vĩ độ viết ở dưới . Ví dụ : 10 0 Đ 20 0 N IV- Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : - Cho biết cách xác định phương hướng trên bản đồ, quả địa cầu ? - Kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của một điểm ? - Làm bài tập 1 / 7 -Học bài và chuẩn bị trước bài 5 : “ Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ” . Xem trước hình 14, 15, 16 tìm hiểu các loại kí hiệu và cách biểu hiện địa hình trên bản đồ . Trường THCS Võ Duy Dương 8 A Giáo án địa lý 6 Ngày dạy : 29-09-12 Bài 5 : KÍ HIỆU BẢN ĐỒ. CÁCH BIỂU HIỆN Tuần : 6 , Tiết : 6 ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ I- Mục tiêu cần đạt : - Kiến thức : học sinh biết được ba loại và ba dạng kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ và các cách thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ . - Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng đọc và hiểu nội dung bản đồ dựa vào kí hiệu bản đồ . II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : - GV : + Một số bản đồ có các kí hiệu phù hợp với sự phân loại trong sách giáo khoa + Một số tranh ảnh về các đối tượng địa lí ( tự nhiên, kinh tế) và các kí hiệu tương ứng biểu hiện chúng . - HS : SGK III-Tổ chức hoạt động dạy và học : 1. Kiểm tra bài cũ : Muốn xác định phương hướng trên bản đồ phải đựa vào đâu ? Nêu cách xác định ? 2. Bài mới : Mở bài : Kí hiệu bản đồ là những dấu hiệu dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ . Muốn đọc và sử dụng bản đồ chúng ta cần phải đọc bảng chú giải để hiểu những ý nghĩa của những kí hiệu đó . HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Hoạt động 1 : Tìm hiểu về kí hiệu bản đồ, các loại và các dạng kí hiệu thường dùng trên bản đồ . Học sinh làm việc nhóm . - GV : Hiện lược đồ có nhiều kí hiệu ( Trung du và miền núi Bắc Bộ)  Gợi ý - HS : Nhận xét kí hiệu trên bản đồ ? - GV : Phân tích. - HS : Kí hiệu của bản đồ dùng để biểu hiện điều gì trên bản đồ ? ( vị trí và đặc điểm của các đối tượng địa lí được đưa lên bản đồ) Chia 6 nhóm thảo luận : 2’ + Nhóm 1,2 : Quan sát hình 14 : có mấy loại kí hiệu ? Sắp xếp kí hiệu cho phù hợp ? + Nhóm 3, 4 : Quan sát hình 15 : có mấy dạng kí hiệu ? Sắp xếp kí hiệu cho phù hợp ? - GV : Giải thích kí hiệu điểm, đường, diện tích .Hiện lược đồ Trung du và miền núi Bắc Bộ . - HS : Nhận biết các loại, các dạng kí hiệu qua lược đồ . - GV : Hiện 2 lược đồ ( địa hình Việt Nam và Trung du và miền núi Bắc Bộ) - HS : Tất cả những kí hiệu của bản đồ được giải thích ở đâu ? - HS : Bảng chú giải giúp chúng ta hiểu được gì ? Hoạt động 2 : Tìm hiểu về các cách thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ . Tích hợp GD môi trường . Học sinh làm việc cá nhân . NỘI DUNG CHÍNH 1- Các loại kí hiệu bản đồ : - Kí hiệu bản đồ dùng để biểu hiện vị trí, đặc điểm . . . . của các đối tượng địa lí được đưa lên bản đồ . - Ba loại kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ : điểm, đường và diện tích . - Một số dạng kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ : hình học, chữ và tượng hình . - Bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu được nội dung và ý nghĩa của kí hiệu dùng trên bản đồ . 2- Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ : Trường THCS Võ Duy Dương 9 Giáo án địa lý 6 - GV : Hiện lược đồ vùng Bắc Trung Bộ, Tây và Trung Âu, giới thiệu thang màu . - HS : Quan sát lược đồ  Độ cao địa hình được biểu hiện bởi yếu tố nào ? - HS : Nêu độ cao bao nhiêu m ứng với từng màu ? - GV : Ngoài ra còn có thang màu biểu hiện cho độ sâu ( biển và đại dương)  đường đẳng sâu thuộc kí hiệu đường . - GV : Giới thiệu nơi sâu nhất thế giới . - GV : Hiện hình 16 , giới thiệu . - HS : Ngoài biểu hiện bằng thang màu, độ cao địa hình còn biểu hiện bởi yếu tố nào ? ( Đường đồng mức thuộc kí hiệu đường .) - HS : Nêu khái niệm đường đồng mức ? - HS : Đọc độ cao của các đường đồng mức ? Mỗi đường đồng mức cách nhau bao nhiêu m ? Đường đồng mức trong cùng và điểm chính giữa có độ cao bao nhiêu ? - HS : Khoảng cách các đường đồng mức ở phía đông như thế nào so với phía tây ? - HS : Nếu khoảng cách các đường đồng mức gần  sườn núi ở phía tây như thế nào ? khoảng cách các đường đồng mức xa  sườn núi phía đông như thế nào ? - GV : Hiện hình vẽ hai sườn đối với hình 16 sách giáo khoa ( đông dốc, tây thoải) .Liện hệ giáo dục học sinh : trồng cây do xói mòn . Hiện bài tập . - HS : Làm bài tập . - Các cách thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ : thang màu ,đường đồng mức . * Khái niệm : đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng một độ cao . - Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc. IV- Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : * Khoanh tròn vào ý đúng nhất trong các câu sau : 1 -Kí hiệu đường dùng để biểu hiện những đối tượng : A. Ranh giới B. Đường giao thông, sông ngòi C. Đường đồng mức D. A, B, C đúng. 2-Trên bản đồ nếu khoảng cách các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình nơi đó : A. Càng thoải B. Càng dốc C. Bằng phẳng D. A, B, C sai 3 -Tại sao khi sử dụng bản đồ phải xem bảng chú giải ? * Làm bài tập 3 /19 - Học bài và chuẩn bị trước bài tập 3 của bài 4 . Trường THCS Võ Duy Dương 10 [...]... Nhắc lại Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời 1 vòng thời gian bao lâu ? ( 1 năm) 1 năm có bao nhiêu ngày ? - HS : 365 ngày 6 giờ đó là năm thiên văn mỗi năm dư 6 giờ mấy năm sẽ thêm 1 ngày (4 năm dư 24 giờ : 1 ngày) - GV : 1 năm có 366 ngày đó là năm nhuận - HS : Quan sát màu sắc  độ nghiêng của trục Trái đất và phần nhận ánh sáng ở các nửa cầu - HS : Hướng và độ nghiêng của trục Trái Đất ở 4 vị trí... Các địa điểm nằm từ 66 033’B và 66 033’N đến hai cực có số ngày có ngày đêm dài 24 giờ dao động theo mùa, từ mấy ngày đến mấy ngày ? Tương với bao nhiêu tháng ? ( 1,1 86 ngày = 6 tháng)  Ghi - GV : Hiện lại bảng sách giáo khoa - HS : Từ 21-3 đến 23-9 độ dài của ngày và đêm ở hai cực như thế nào ? Ngược lại từ 23-9 đến 21-3 ? ( 1 86 ngày tương đương với 6 tháng )  Ghi - GV : Chốt : vào ngày 22 -6 từ... và 22/12 các địa điểm nằm ở vĩ tuyến 66 033’B và N có một ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ - Các địa điểm nằm từ 66 033’B và 66 033’N đến hai cực có số ngày có ngày đêm dài 24 giờ dao động theo mùa, từ một ngày đến 6 tháng - Các địa điểm nằm ở cực Bắc và cực Nam có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng Giáo án địa lý 6 ngày, từ vòng cực Nam đến cực Nam toàn là đêm 22-12 ngược lại Chốt mùa - GV : Khi nửa cầu... hại ? - Đọc bài đọc thêm sách giáo khoa - Học bài và chuẩn bị trước bài 13 : “ Địa hình bề mặt Trái Đất” Quan sát trước hình 34, 35, 36, 37, 38 tìm hiểu về khái niệm núi, độ cao tuyệt đối, tương đối; núi già, núi trẻ, địa hình Cax-tơ và hang động Trường THCS Võ Duy Dương 27 Giáo án địa lý 6 Ngày dạy : 29-11-10 Tuần : 16 , Tiết : 16 Bài 13 : ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (tiết 1) I- Mục tiêu cần đạt :... cho biết : Vào các ngày 22 -6 và 22-12, độ dài ngày và đêm của các điểm D và D’ ở vĩ tuyến 66 033’B và N của hai nửa cầu sẽ như thế nào ? - HS : Ghi - HS : Vĩ tuyến 66 033’B và 66 033’N là những đường gì ? - GV : Hiện đường vòng cực Bắc và vòng cực Nam Các vĩ tuyến 66 033’B và 66 033’N là những đường giới hạn rộng nhất của vùng có ngày hoặc đêm dài 24 giờ - GV : Hiện bảng sách giáo khoa - HS : Đọc và nhận.. .Giáo án địa lý 6 Ngày dạy : 06- 10-12 Tuần : 7, Tiết : 7 LUYỆN TẬP : XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ CỦA MỘT ĐIỂM TRÊN BẢN ĐỒ VÀ QUẢ ĐỊA CẦU I- Mục tiêu cần đạt : - Kiến thức : củng cố kiến thức về phương hướng trên bản đồ và tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ - Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng xác định phương hướng và tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ và trên quả địa cầu II- Chuẩn bị của giáo. .. Trái đất : Học sinh làm việc nhóm 1 Hiện tượng ngày và đêm : - GV : Dùng đèn pin chi u vào quả địa cầu Hiện tượng ngày,đêm kế tiếp nhau ở - HS : Cùng một lúc ánh sáng Mặt Trời có thể chi u khắp bề khắp mọi nơi trên Trái Đất mặt Trái Đất không ? Phần nửa được chi u sáng gọi là gì ? Nửa không được chi u sáng gọi là gì ? Chia 6 nhóm thảo luận : 4’ Hiện hình 21, hình động khác + Nhóm 1,2 : Vì sao trên Trái... Cách biểu hiện độ cao của địa hình qua bản đồ ? - Là những đường nối những điểm có cùng một độ cao Đường đồng mức là gì ? IV- Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : Học bài thật kĩ để tiết sau kiểm tra 45’ Trường THCS Võ Duy Dương 13 Giáo án địa lý 6 Ngày dạy : 15 -10-12 Tuần : 9, Tiết : 9 KIỂM TRA VIẾT I-Mục tiêu cần đạt : * Giáo viên : - Kiểm tra đánh giá thực chất và đầy đủ về kết quả học tập của... chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ 17 Giáo án địa lý 6 như thế nào ? chuyển động tịnh tiến Hoạt động 2 : Tìm hiểu về hiện tượng các mùa Học sinh làm việc nhóm Chia 6 nhóm thảo luận : 3’ + Nhóm 1,2 : Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt trời nhiều nhất vào ngày nào ? + Nhóm 3,4 : Nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều nhất vào ngày nào ? + Nhóm 5 ,6 : Cả hai nửa cầu Bắc và Nam ngả về phía... LỤC ĐỊA VÀ ĐẠI DƯƠNG TRÊN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I-Mục tiêu cần đạt : - Kiến thức : học sinh biết được sự phân bố lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất cũng như ở hai nửa cầu Bắc và Nam ; các bộ phận của rìa lục địa, có 6 lục địa, 6 châu lục và 4 đại dương - Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng biết tên và xác định vị trí của 6 lục địa và 4 đại dương trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới -Thái độ : giáo . lâu ? ( 1 năm) 1 năm có bao nhiêu ngày ? - HS : 365 ngày 6 giờ đó là năm thiên văn mỗi năm dư 6 giờ mấy năm sẽ thêm 1 ngày (4 năm dư 24 giờ : 1 ngày) - GV : 1 năm có 366 ngày đó là năm nhuận -. pin chi u vào quả địa cầu . - HS : Cùng một lúc ánh sáng Mặt Trời có thể chi u khắp bề mặt Trái Đất không ? Phần nửa được chi u sáng gọi là gì ? Nửa không được chi u sáng gọi là gì ? Chia 6 nhóm. : Các địa điểm nằm từ 66 0 33’B và 66 0 33’N đến hai cực có số ngày có ngày đêm dài 24 giờ dao động theo mùa, từ mấy ngày đến mấy ngày ? Tương với bao nhiêu tháng ? ( 1,1 86 ngày = 6 tháng) 

Ngày đăng: 04/08/2015, 15:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan