Mô tả chuyên đề Chuyên đề này gồm các bài trong chương III thuộc phần VII – Sinh thái – Sinh học 12 Bài 42: Hệ sinh thái Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái Bài 44: Chu trình si
Trang 1CHUYÊN ĐỀ: HỆ SINH THÁI Đơn vị : Cao Bằng
Các thành viên của nhóm
I Nội dung chuyên đề
1 Mô tả chuyên đề
Chuyên đề này gồm các bài trong chương III thuộc phần VII – Sinh thái – Sinh học 12
Bài 42: Hệ sinh thái
Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
Bài 46: Thực hành: Quản lí và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên
2 Mạch kiến thức của chuyên đề:
2.1 Khái quát về hệ sinh thái
2.1.1 Khái niệm hệ sinh thái
2.1.2 Cấu trúc hệ sinh thái
2.1.3 Các kiểu hệ sinh thái
2.1.3.1 HST tự nhiên 2.1.3.2 HST nhân tạo
2.2 Trao đổi vật chất trong HST
2.2.1 Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật.
2.2.1.1 Chuỗi thức ăn 2.2.1.2 Lưới thức ăn 2.2.1.3 Bậc dinh dưỡng 2.2.1.4 Tháp sinh thái
2.2.2 Trao đổi vật chất giữa quần xã sinh vật và sinh cảnh.
2.2.2.1 Chu trình sinh địa hóa 2.2.2.2 Sinh quyển
2.2.2.3 Dòng năng lượng trong hệ sinh thái 2.2.2.4 Hiệu suất sinh thái
2.3 Quản lí và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
2.3.1 Các dạng tài nguyên thiên nhiên
2.3.2 Các hình thức sử dụng gây ô nhiễm môi trường
2.3.3 Khắc phục suy thoái và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
Trang 23 Thời lượng
- Số tiết học trên lớp: 5
- Thời gian học ở nhà: 2 tuần
II Tổ chức dạy học chuyên đề
1 Mục tiêu:
Sau khi học xong chuyên đề này học sinh có khả năng:
1.1 Kiến thức:
- Nêu được định nghĩa hệ sinh thái và các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái
- Phân biệt được các kiểu hệ sinh thái (tự nhiên và nhân tạo)
- Nêu được khái niệm chuỗi thức ăn, lưới thức ăn Nêu được các VD minh họa
- Giải thích được vai trò của mỗi mắt xích trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
- Nêu được bậc dinh dưỡng và cho ví dụ minh họa
- Phân biệt các tháp sinh thái (tháp số lượng, tháp sinh khối, tháp năng lượng)
- Nêu được khái niệm chu trình trao đổi chất và trình bày được các chu trình sinh địa hoá: nước, cacbon, nitơ
- Nêu được khái niệm sinh quyển và các khu sinh học chính trên Trái Đất
- Mô tả được một cách khái quát về dòng năng lượng trong hệ sinh thái
- Khái niệm về hiệu suất sinh thái, giải thích được sự tiêu hao năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng
- Nêu được khái niệm về các dạng tài nguyên thiên nhiên đang được sử dụng chủ yếu hiện nay, lấy ví dụ minh hoạ
- Phân tích được tác động của việc sử dụng tài nguyên không khoa học làm cho môi trường bị suy thoái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người
- Chỉ ra được những biện pháp chính để sử dụng tài nguyên một cách bền vững
1.2 Kĩ năng:
Rèn luyện các kĩ năng:
- Kĩ năng tư duy
- Kĩ năng giải quyết vấn đề
- Kĩ năng khoa học: quan sát, phân loại, định nghĩa
- Kĩ năng học tập: tự học, tự nghiên cứu, hợp tác, giao tiếp
1.3.Thái độ
- Có những biện pháp cụ thể để bảo vệ hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên; góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường
- Tuyên truyền các biện pháp bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên tới
người thân, cộng đồng.
1.4 Định hướng các NL được hình thành:
1 Các năng lực chung
a. NL tự học :
Trang 3Học sinh xác định được mục tiêu học tập chủ đề là:
- Các biện pháp cải tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng của HST nhân tạo
- Biết lập sơ đồ về chuỗi và lưới thức ăn
- Tìm hiểu một số dẫn liệu thực tế về bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên không hợp lí ở địa phương
- Đề xuất một vài giải pháp bảo vệ môi trường ở địa phương
Học sinh lập được kế hoạch học tập chủ đề: