1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

bài thuyết trình hoa lay ơn

66 1,9K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

bài thuyết trình hoa lay ơn

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG BÌNH THUẬN

KHOA KT-KT-CN

HOA LAY ƠN

Trang 2

Truyền thuyết về hoa Lay ơn

Hoàng đế La Mã Bácbagalô ra lệnh treo cổ tất cả các tù

nhân Phranki chỉ để lại hai chàng trai khoẻ mạnh và đẹp nhất, đó là Têrét và Xép Ông dẫn hai chàng về La Mã và đưa vào trường đấu

Hai chàng bị nỗi buồn nhớ quê hương, nỗi cay đắng vì mất

tự do và thân phận nô lệ thấp hèn hành hạ khôn nguôi Họ chỉ cầu xin Chúa một điều là được chết ngay tức khắc

Nhưng Chúa không bận tâm đến những lời thỉnh cầu của

họ Ngày lại ngày qua, hai chàng vẫn sống bình yên và

Trang 3

Truyền thuyết về hoa Lay ơn

- Nếu đến cả Chúa cũng không đủ sức che chở cho dân lành thì chúng ta làm điều đó sao được? - Xép thở dài nặng nề, nói với Têrét

- Ta phải cầu xin nữ thần để bà nói cho

chúng ta biết điều gì đang đợi chúng ta ở phía trước - Têrét nói và được Xép đồng tình

Trang 4

Truyền thuyết về hoa Lay ơn

Một buổi sáng, Têrét kể cho Xép nghe về giấc mơ đêm qua của chàng, Têrét mơ thấy chàng cầm thanh gươm bước lên đấu đài, còn Xép cũng cầm thanh gươm bước ra thách đấu Họ lúng túng nhìn nhau, còn đám đông la ó ầm ĩ đòi các chàng trai phải bắt đầu cuộc giao chiến Trong khi

không người nào vung gươm trước về phía bạn mình để gây chuyện bất hạnh cho nhau, bỗng một cô gái La Mã

xinh đẹp chạy lại gần Têrét và nói: "Hãy giành chiến thắng, chàng sẽ được tự do và tình yêu của ta! Têrét vung gươm lên, nhưng ngay không khắc ấy, từ lòng đất vang lên một tiếng thét: "Hãy hành động theo trái tim!"

Trang 5

Truyền thuyết về hoa Lay ơn

- Kìa, dường như em đã chứng kiến giấc mơ của ta! - Xép kinh ngạc thốt lên

Trước lúc trời tối, khi đám bạn bè từ đấu trường trở về nhà hết, hai chàng bắt gặp cô gái La Mã dũng cảm, đó

là ốctavia và Lêôcácđia, các con gái của Bácbagalô Têrét và ốctavia, cả hai cùng không hẹn mà đưa mắt nhìn nhau Họ không sao rời mắt khỏi nhau được nữa,

vì vậy họ không hề biết giữa Xép và Lêôcácđia cũng

đã xảy ra một chuyện tương tự như thế

Trang 6

Truyền thuyết về hoa Lay ơn

Tình yêu đâu phải lúc nào cũng mù quáng, mà trái lại rất sáng suốt, và những người yêu nhau bao giờ cũng tìm thấy lối thoát để được ở bên nhau, ngay cả khi giữa họ xuất hiện một vực thẳm giống như vực

thẳm ngăn cách ngời chiến thắng và kẻ chiến bại Ðã từ lâu,

Bácbagalô không còn nghi ngờ gì về việc các con gái của ngài vẫn bí mật gặp gỡ hai tù nhân Và ngài có ý chờ xem ốctavia cũng như

Lêôcácđia có dám thú nhận tình yêu mù quáng của mình với Têrét và với Xép không Bácbagalô rất hiểu tính nết cương trực của các con mình, ngài không nỡ bỏ tù chúng, không ngăn cấm được chúng gặp

gỡ người tình một cách vội vã Ngài chỉ báo cho các con biết rằng, sắp tới, hai tù nhân Têrét và Xép sẽ phi so gươm với nhau, và kẻ nào chiến thắng kẻ ấy sẽ được tự do Bácbagalô khát máu hy vọng rằng hai đấu sĩ kia sẽ giáp chiến không phải vì cuộc sống mà là vì cái chết,

và cả hai sẽ phải rời khỏi cõi đời này, chỉ có điều sự thật ấy thì ngời đến xem không thể thấy được

Trang 7

Truyền thuyết về hoa Lay ơn

Tất cả đều diễn ra như dự đoán của

Bácbagalô ốctavia khích lệ Têrét phải bằng mọi cách để giành được chiến thắng và

chàng sẽ được tự do; Lêôcácđia cũng khích

lệ Xép như vậy Hai chị em bỗng dưng trở

thành kẻ thù của nhau, vì người nào cũng

muốn bảo vệ hạnh phúc của mình - hạnh

phúc được đổi bằng nỗi bất hạnh của kẻ kia

Trang 8

Truyền thuyết về hoa Lay ơn

Ngày diễn ra trận đấu bắt đầu Ðấu trường chật ních công chúng Ngay ở hàng ghế thứ nhất, có Bácbagalô và các con gái

Trang 9

Truyền thuyết về hoa Lay ơn

Khi Têrét và Xép, mình trần như các chiến binh Phranki bước

ra đấu đài, họ giơ cao các thanh gươm lấp loá và hô: "Những người đi tìm cái chết gửi lời chào em!" Lập tức đám đông reo

hò vị bị kích động ốctavia đa mắt khích lệ Têrét Lêôcácđia dùng ngón tay cái dùi xuống thấp vừa chỉ vào Têrét vừa gật đầu với Xép

Các đấu sĩ nâng gươm lên chuẩn bị giao chiến Bầu không khí căng thẳng trùm lên đám khán giả, các cô gái thì chết giấc Nhưng đúng khoảng khắc mà Têrét xỉa gươm để đâm vào

ngực Xép, bỗng anh nghe thấy tiếng trái tim mình thôi thúc

Trang 10

Truyền thuyết về hoa Lay ơn

- Hỡi chàng trai Phrăngkít Têrét, chàng sẽ trả lời thế nào trước người mẹ Tổ Quốc về việc chàng đã sát hại đứa con trai của bà?

Câu hỏi ấy cũng vang vọng trong trái tim của Xép, và cùng lúc đó hai đấu thủ

đã lao vào ôm hôn nhau, khiến đám đông la ó phẫn nộ:

- Hai đứa phải chết!

ốctavia chồm lên hét:

- Têrét, hãy chiến đấu vì hạnh phúc của đôi ta!

Cũng những lời lẽ ấy, Lêôcácđia khích lệ Xép

Têrét, sau khi vung gươm lên làm yên lòng khán giả, bèn ngẩng cao đầu một cách kiêu hãnh và nói:

Trang 11

Truyền thuyết về hoa Lay ơn

-Các nguời có sức mạnh hơn, các người đã biến chúng ta

thành nô lệ, nhưng các người đừng hòng buộc chúng ta phải làm những kẻ hèn hạ! Các người có thể giết chúng ta, song các người không phải là kẻ chiến thắng!

Dứt lời, chàng bèn cắm thanh gươm của mình xuống đất; Xép cũng làm như vậy

Bácbagalô ra hiệu cho các chiến binh nổi loạn Khi xác của Têrét và Xép được đưa ra khỏi đấu trường, một chuyện kỳ lạ

đã xảy ra: những thanh gươm được cắm xuống đất cứ kêu leng keng, và ngay trên mảnh đất có hai thanh gươm ấy đã mọc lên những bông hoa Những bông hoa người đời vẫn

thường gọi: HOA LAY ƠN

Trang 12

Lay ơn được ưa

chuộng vì hoa có dáng đẹp, cành dài, cánh

mỏng như vành khuyên nhìn rất hấp dẫn và hoa tươi rất lâu, cắm vào

xếp phủ lên bẹ lá sau.

Trang 13

HOA LAY ƠN

Lay ơn có tên khoa học là Gladiolus

communis Lin Cây có nguồn gốc

từ các nước châu Phi nhiệt đới và vùng Trung Cận Đông (phía Tây

của châu Á) Layơn là loài hoa đẹp, được trồng rất rộng rãi mọi nơi trên thế giới, với nhiều dạng lai, màu sắc khác nhau

Trang 14

Trên thế giới hiện có khoảng 250 loài với trên 10.000 giống khác nhau, Việt Nam ta có

khoảng 90 giống đang được trồng làm hoa

cắt Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam trong những năm qua đã xây dựng được quy trình tạo giống bằng lai hữu tính Bước đầu Viện đã lai tạo thành công 2 giống Layơn ĐL1 và ĐL2, đồng thời tạo rất nhiều nguồn vật liệu phục vụ công tác lai tạo cho những năm tới đây.

Trang 15

I Đặc điểm thực vật học

và các giống Lay - ơn

* Đặc điểm thực vật học

- Cây hoa lay ơn thuộc họ lay ơn Iridaceae có nguồn

gốc châu Phi nhiệt đới và Trung Cận Đông.

- Thân thảo, lá mọc thành hai hàng, thân mềm nên cần

có que chống khi trồng.

- Mỗi cây có 7-9 lá hình kiếm dài.

- Cụm hoa mọc về một ngả

- Hình dạng hoa lay ơn không đều cánh xếp hình phễu.

- Mùa hoa tập trung vào mùa xuân.

- Lay ơn có củ hình dạng gần giống củ tỏi Củ giống

trồng sẽ cho thân củ mới, đồng thời còn sinh ra các

củ con nhỏ như hạt đậu tương và hạt lạc.

Trang 16

II Các chủng loại Lay - ơn

- Lay-ơn phấn hồng: Cao và lùn

- Lay-ơn đơn trắng, đơn tím, đơn vàng, đơn cá vàng và đơn đỏ

- Lay-ơn gạch và lay - ơn san hô

- Các loại lay ơn mới.

Trang 17

III.KỸ THUẬT TRỒNG HOA LAY -ƠN

1. KỸ THUẬT VƯỜN ƯƠM

1.1 Làm đất, bón phân lót

- Làm đất vườn ươm cũng giống như làm đất ở

vườn sản xuất, để có đủ giống trồng 1 sào hoa thương phẩm, cần 40-45m 2 vườn ươm

Trang 18

1.2 Thời vụ

Thời vụ nhân giống có thể trồng quanh năm, nhưng thích hợp nhất là vụ đông xuân Các vụ khác cây khó mọc và củ hay bị thối.

Trang 20

Củ ươm có nơi còn gọi là củ gieo hay củ hạt có kích thước 0,5 - 0,7cm.

Củ gơ còn được gọi là củ cắm hay củ gắm có kích thước 2 - 2,5 cm.

Củ lấy hoa còn gọi là củ giống

có kích thước 3cm trở lên.

1.2 Thời vụ

Trang 21

1.3 Trồng và chăm sóc

Trong vườn ươm người ta thường trồng củ ươm và củ

gơ để lấy củ giống

- Củ ươm: Có thể gieo vãi như gieo mạ hoặc cẩn thận thì đặt từng củ (còn gọi là in củ

giống) khoảng cách 2 x 2cm hoặc 1,5 x 1,5cm/củ

- Củ gơ đặt với khoảng cách 5

x 5cm/củ.

Tưới nước: Thường xuyên giữ

ẩm và tiến hành vét luống tháng 1 lần và hai tháng cuối không cần vét luống nữa.

Trang 22

1.4 Bảo quản củ giống

Sau khi trồng được khoảng

6 tháng, cây lay ơn chuẩn

bị khô rạc, đào cả cây mang về nhà, chú ý không làm xây xát củ giống Củ giống đ ược cất vào nơi cao ráo, thoáng mát , khoảng 4-5ngày sau t hì cắt lấy củ, sau đó hong củ trong nắng nhẹ 5 - 7ngày

Trang 23

1.4 Bảo quản củ giống

Sau đó vệ sinh củ sạch

sẽ phần rễ và đưa lên

giàn bảo quản.Trong

quá trình bảo quản phải thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu bệnh để phòng trừ kịp thời

Trang 24

1.5 Kỹ thuật vườn sản xuất

Trang 25

Thời vụ trồng:

- Nhiệt độ cao và thấp đều rất bất lợi với

sinh trưởng của Layơn Vì vậy, với thời tiết nước ta nên trồng từ cuối tháng 8

đến giữa tháng 11 là vừa

- Cách trồng: chuẩn bị đất, lên luống như thường và phải chú ý rãnh trồng phải sâu hơn (15-20cm) Khoảng cách trồng tuỳ theo độ lớn của củ giống, thông thường trồng hàng đôi.

- Sau khi trồng lấp đất, đất sét lấp mỏng

hơn đất thịt nhẹ, vụ Xuân lấp mỏng hơn

vụ Hè, trung bình trồng sâu 5-10cm.

Trang 26

1.6 Củ giống

Củ có kích thước lớn

(củ trồng đường kính đ

ạt 2-4cm) thì cây mới có hoa.

Muốn có củ giống tốt thì cắt hoa để lại lá nuôi củ sau đó bảo quản củ đến thời vụ

- Trước khi trồng thường nhúng củ vào nước rồi

để khô

Trang 27

layơn phổ biến: đỏ, phấn hồng, sen,

tím, vàng, trắng và tạp sắc Nếu trồng nhiều giống nên bố trí tỷ lệ giữa các

phổ màu là: đỏ 30%, các loại khác mỗi loại khoảng 10-15% là vừa Nếu là hoa

để làm lẳng thì cần chú ý: nếu là loại chỉ dùng layơn làm lẳng thì cần giống

có màu sắc, độ cao khác nhau, nếu là loại thảm gồm nhiều chủng loại hoa

cần chú ý đến chọn giống có độ cao hài hoà với các loài hoa khác.

Trang 28

Chọn giống trồng:

Sau khi lựa chọn được củ tốt, cần xử lý

trước hết ngâm củ vào nước 40oC khoảng 10-15phút, sau đó thêm vào các loại thuốc sau: 0,4% Myamid, 1% disistan, 0,6% thuốc trừ nấm daconil ngâm trong 30phút rồi vớt

ra, hong khô.

Trang 29

Lên luống

Tùy theo cách trồng

mà người ta có thể lên luống hàng đơn hay hàng kép.

Trang 31

Đất trồng

Thông thường để thuận tiện cho chăm sóc

người ta thường trồng hàng đơn.

Tùy thuộc kích thước củ, tuổi sinh lý củ ( năm đầu hay năm thứ 2, 3) mà bố trí khoảng cách khác nhau Sau đây là mật độ, khoảng cách

phổ biến nhất:

Chiều rộng luống 0,9-1,0m, rãnh luống đi lại chăm sóc rộng 0,45m

Khoảng cách: Hàng cách hàng 25-30cm, cây cách cây 15-20cm Với khoảng cách này mật

độ trồng 17-27 củ/m 2 (kể cả giống dự phòng 20-30 củ/m 2 )

Trang 32

Đất trồngRạch hàng: Dùng cuốc rạch hàng theo chiều ngang của

luống theo các khoảng c ách

hàng như trên, độ sâu của rạch

nhau 0,6m Như vậy một luống

rạch 4 hàng, cách này khó chăm sóc hơn.

Trang 33

Chuẩn bị đất trồng

a- Chọn đất: địa thế phải bằng phẳng, thông thoáng, gần nguồn nước, tưới tiêu thuận lợi, gần đường giao thông, bảo đảm độ chiếu

sáng; tránh những vùng có khí Clo, Flo Tốt nhất là chọn đất thịt nhẹ, tơi xốp và nên tránh

xa đất trồng đậu để đề phòng virút Layơn rất

kỵ trồng gối, vì sẽ nhanh dẫn đến thoái hoá

củ Cây trồng trước tốt nhất là cây họ hòa

thảo hoặc lúa nước.

Trang 34

Xử lý tiêu độc đất:

Nếu do thiếu đất phải trồng liên tục 2 vụ thì phải xử lý tiêu độc đất Tiêu độc bằng hoá chất có thể dùng Bromua methyl, mỗi ha

dùng 100kg thuốc rắc đều vào ruộng rồi

dùng nilông phủ lên trên Hoặc dùng bột

diclorua prophen 20% tiêu độc, 1ha dùng 200kg rắc đều và phủ kín trong 2 tuần bằng nilông Cũng có thể dùng cloruacoban loại thuốc xông hơi để tiêu độc Tiêu độc bằng phương pháp vật lý có hai cách: đốt lửa và tiêu độc bằng máy xông hơi lưu huỳnh.

Trang 35

* Phân bón

- Lượng phân bón + Phân hữu cơ hoai mục ( phân bắc, phân chuồ ng, phân gi a súc, gia cầm, xác cá mắm, đã được ủ hoai mục: 15-

20 tấn/ ha (1,5-2,0 kg/ m2).

+ Phân vô cơ: 700-800kg urê + 700kg super lân + 100-200kg kali clorua/ha (0,07-0,08kg urê + 0,05-0,07kg super lân + 0,01-0.02kg kali clorua/

Trang 36

phun phân lên lá để bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ ra hoa và chống rụng Thời kỳ phân hóa

mầm hoa cần bón một đợt phân đạm, khi ra

nụ và sau khi ra hoa cần bón lân và kali.

Trang 37

Cách bón:

Bón lót: Toàn bộ phân

hữu cơ hoai mục + 3/4

lượng lân + 1/10 lượng đ

ạm urê + 1/10 lượng kali clorua Bón lót trước

trồng 7-10 ngày, muộn

nhất là trước trồng 3ngày.

Rắc đều các loại phân trên mặt luống sau đó xới qua một lần rồi mới đánh rạch

Trang 38

15-khoảng trên dưới 4 lá, có thể hòa loãng

nước tiểu có ngâm lân để tưới

Bón thúc đợt 1: 1/10 lượng urê + 1/10

lượng KCl , hòa nước để tưới Bón thúc

đợt 2: 2/10 lượng urê + 2/10 lượng KCl, hòa nước để tưới.

Sau đó: Cứ như vậy 10-12 ngày bón thúc

một lần, bón hết lượng phân còn lại

Trang 39

Bón thúc:

Ngoài ra muốn nâng cao năng suất và chất

lượng hoa cũng như chất lượng củ

giống, cần thiết phải sử dụng phân vi lượng, có thể bón trực tiếp qua đất hoặc phun qua lá Cây hoa lay ơn có lá mọc thẳng, trên bề mặt có lớp phấn sáp do vậy khi phun phân qua lá nên hòa t hêm chất bám dính Một số loại phân bó

n lá có hiệu quả như Komix loại chuyên phun cho hoa Đặc biệt hai loại phân: Spray- N-Grow

và Bills perfect fertilizer của Mỹ có hiệu quả rất

tốt.

Các giống ngắn ngày lượng đạm thường dùng

ít hơn (20-25kg/sào/ vụ), các giống dài ngày

(28-30 kg/sào/ vụ)

Trang 40

* Chăm sóc, tưới nước

Khi khô hạn cây sinh trưởng

20-25 ngày, loại bỏ bớt mầm, mỗi củ

chỉ để 1mầm Khi tỉa, một tay ấn

chặt gốc, một tay tỉa mầm, không

để long gốc cây.

Trang 41

Tưới và tiêu nước

Lay ơn là cây không chịu được hạn, các

phương pháp tưới nước cho layơn là: Tưới trên mặt chỉ thích hợp cho tưới bồn hoa,

thảm hoa, diện tích nhỏ; Tưới ngấm tức

dùng ống chôn ngầm dưới đất, cách này có lợi cho cây vì cấp đủ nước; Tưới nhỏ giọt là cách tưới qua lỗ nhỏ của ống dẫn nước nhỏ từng giọt xuống đất, cách này tiết kiệm

được nước Về mùa hè nên tưới vào buổi

sáng sớm và chiều tối Tất cả các giai đoạn trồng layơn đều cần tưới nước đầy đủ Về mùa mưa cần chống úng, tháo nước kịp

thời để tránh thối rễ.

Trang 42

* Vun xới

Khi cây được 3 lá tiến hành vun đợt 1 Sau khi cây cao 0,4-0,5m tiến hành vun đợt

2, đợt vun này cần vun cao

để chố ng đổ cho cây Qua 2 lần vun lớp đất phủ trên

mặt luống cao 7-12cm ở

những nơi lộng gió hoặc

các giống cao cần cắm cọc hay căng dây chống đổ cho cây.

Trang 43

Chăm sóc:

-Trừ cỏ, xới đất, bón phân, tưới

nước, phun thuốc, chống đổ là những công việc cần làm để

chăm sóc layơn.

* Trừ cỏ: phải theo nguyên tắc trừ sớm, trừ cỏ còn non và trừ sạch, có thể trừ cỏ bằng tay hay bằng thuốc Khi trừ bằng thuốc nên chú ý đối với loại đất cát

pha, cần thận trọng vì thuốc

ngấm nhiều vào rễ gây hại cho cây.

Trang 44

Chống đổ

Khi cây có 7 lá bắt đầu nhú hoa cần chống đổ cho cây Dùng cây tre, gỗ buộc cố định cây Hoặc dùng que cắm hai đầu rãnh luống, rồi dùng dây đan chằng các cây, hoặc có thể dùng lưới nilông luồn cây

vào mắc lưới.

Trang 45

* Thu hoạch, bảo quản

Trang 46

Tùy theo nhu cầu của khách hàng, cung

đường vận chuyển mà thu hoạch ở các độ nở hoa khác nhau, thông thường trên bông có 1-

2 búp hoa hé nở là thu được Khi cắt hoa cần

để lại gốc 2-3 lá để nuôi củ giống sau này Khi cắt xo ng cần bó lại từng bó, bọc bên ngoài

bằng giấy bao xi măng, để trong bóng tối và khuất gió để tránh hiện tượng mất nước

nhanh ảnh hưởng đến chất lượng hoa Sau

đó cho vào xô nước để bảo quản.

Trang 47

Thu hoạch, bảo quản củ:

Sau khi thu hoa được 40-45 ngày, khi thấy lá bắt đầu khô heo là lúc đào củ thích hợp nhất Dùng cuốc đào xung quanh rồi nhổ củ từ từ, tránh làm đứt củ con Sau khi nhổ lên dùng kéo cắt sát gốc cách cuống củ 0,5-1cm,

không được dùng tay vặn củ làm xây sát củ, nhặt củ lớn, củ nhỏ riêng.

Ngày đăng: 04/08/2015, 12:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w