Nhân giống:

Một phần của tài liệu bài thuyết trình hoa lay ơn (Trang 64)

- Dùng thuốc hóa học Ofat ox 50 EC nồng độ 0,2%, phun 12 bình thuốc đã pha cho 1 sào, phun vào lúc

Nhân giống:

Có 2 phương pháp nhân giống: Hữu tính (gieo bằng hạt) và vô tính (trồng bằng củ

hoặc cây con từ nuôi cấy mô). Gieo bằng hạt thường mất 3-4 thế hệ mới có hóa và rất dễ biến dị, thoái hóa, do đó người ta chỉ sử

dụng phương pháp này để lai tạo giống mới và phục tráng giống.

Nhân giống

- Nhân giống bằng củ: Trồng lay ơn chủ yếu bằng củ lớn (có đường kính từ 3,5-4,5cm) mới cho hoa to và đẹp, các củ bé khó ra hoa và chỉ dùng làm nhân giống lấy củ cho các vụ sau. Sau khi thu hoa cần chừa lại mỗi cây 2-3 lá, tiếp tục chăm sóc (tưới nước, làm cỏ, bón thúc), sau 65-70 ngày khi lá chuyển màu

vàng thì thu hoạch củ để làm giống. Ngừng tưới nước trước khi thu củ 10-15 ngày, thu vào những ngày nắng ráo. Mỗi cây thu 1 củ lớn, 4-5 củ nhỡ, 10-30 củ nhỏ. Thu xong phân loại theo kích cỡ, để nơi khô ráo, thoáng mát. Củ được bảo quản trên những giàn tre (giống như giàn bảo quản khoai tây giống), trong các khay gỗ hoặc sàng loại to. Một số giống cần được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 3-40C,độ ẩm không khí 75-80% trong vòng 2 tháng. Đối với các củ nhỡ phải trồng qua 1 vụ, củ nhỏ 2 vụ để phát triển thành củ lớn mới trồng lấy hoa thương phẩm được.

Nhân giống

- Nhân giống bằng cách cắt củ (tách chồi): Khi thiếu củ giống hoặc là với những giống quí hiếm cần tăng nhanh hệ số nhân ta có thể dùng cách tách mầm củ. Trên một củ có nhiều mắt mầm có thể phát triển

thành cây con mới do đó có thể dùng cách cắt tách thành từng mầm riêng như sau: bóc vỏ củ cho lộ các mầm mắt ra rồi căn cứ vào độ lớn của củ, số lượng mắt mầm và sự sắp xếp của các mắt mầm để cắt thành các miếng có ít nhất 1-2 mầm mắt và một số mầm rễ. Cắt xong ngâm các miếng cắt vào dung dịch KMnO4 nồng độ 0,5% trong 20 phút hoặc chấm vào tro bếp để tránh nhiễm khuẩn gây thối rồi đem trồng.

Một phần của tài liệu bài thuyết trình hoa lay ơn (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(66 trang)