eHealth là gì?• E-Health Y tế điện tử là một lĩnh vực đang nổi với sự kết hợp của Tin học Y tế, Y tế Công cộng và kinh doanh, nó đề cập tới các dịch vụ sức khoẻ và thông tin được chuy
Trang 1KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
BỘ MÔN TIN HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
eHealth – Y tế điện tử
Trang 2Mục tiêu
1 Mô tả được khái niệm một số chiến lược phát triển
E-Health trên thế giới
2 Giải thích được điểm mạnh và điểm yếu trong việc triển
khai E-health
3 Mô tả được các hệ thống quản lý tri thức và bằng chứng
4 Phân tích được cách tiếp cận hệ thống theo dõi điện tử
cho giám sát dịch/bệnh
Trang 3eHealth là gì?
• E-Health (Y tế điện tử) là một lĩnh vực đang nổi với sự
kết hợp của Tin học Y tế, Y tế Công cộng và kinh doanh,
nó đề cập tới các dịch vụ sức khoẻ và thông tin được
chuyển tải hoặc tăng cường qua Internet và các công
nghệ liên quan Một cách rộng hơn, thuật ngữ này không chỉ liên quan đến vấn đề kỹ thuật mà còn là các cách làm, cách nghĩ, thái độ và sự cam kết của hệ thống chăm sóc sức khoẻ các cấp thông qua sử dụng công nghệ thông tin
và truyền thông (Eysenbach 2001)
Trang 4Các tác động của eHealth
• Áp dụng eHealth (Eysenbach 2001) giúp cho:
– Tăng cường hiệu quả qua việc cắt giảm chi phí
– Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ
– Tăng cường các can thiệp dựa trên bằng chứng
– Nâng cao vai trò của khác hàng/bệnh nhân
– Khuyến khích các mối quan hệ mới
– Giáo dục thông qua các khoá học trực tuyến
– Tăng cường trao đổi và truyền thông
– Mở rộng phạm vi chăm sóc sức khoẻ
– Tăng cường tương tác giữa người bệnh và thầy thuốc– Tăng cường sự công bằng trong chăm sóc sức khoẻ
Trang 5Lịch sử của eHealth
• “một trong những điều kỳ diệu của y học thế kỷ thứ 21 là chúng ta có thể tập hợp được tất cả các bằng chứng được ghi
nhận trên giấy của thế kỷ thứ 19”(Source: Thompson 2004)
Trang 6Lịch sử…
• 1960 – sử dụng máy tính cho các hoạt động về y học và
kỹ thuật, ví dụ: tính toán các liều lượng tia xạ…
• 1970 – áp dụng trong các phòng thí nghiệm y học và
bệnh viện để lưu trữ bệnh án và nghiên cứu y học
• 1980 – xuất hiện máy tính và các mạng truyền thông tạo điều kiện cho việc kết nối
• 1990 – bùng nổ các ứng dụng quản lý dịch vụ và lâm
sàng Diễn ra hầu hết tại các bệnh viện và cơ sở y tế Internet đã giúp cho quá trình bùng nổ về chia sẻ thông tin y học
Trang 7Lịch sử…
• ~2000 – khái niệm “eHealth” được đưa vào sử dụng rộng rãi Các nỗ lực xây dựng chuẩn bệnh án điện tử (EHR), phát triển các kết nối truyền thông giữa các hệ thống
• 2005 – thành công trong việc xây dựng chuẩn của bệnh
án điện tử, và đạt được sự phát triển trong việc chuyển đổi từ các hệ thống đơn lẻ “silos”, sang các hệ thống kết nối
Trang 8Vai trò của eHealth
• Một hệ thống eHealth sẽ làm tăng sự kết nối, sự tiếp cận và sự chăm sóc sức khoẻ thông qua việc quản lý và sử dụng thông tin hiệu quả:
– Trao đổi thông tin giữa người cung cấp dịch vụ trong hệ thống mạng giúp cho có được các thông tin cần thiết, kịp thời
– Telehealth, đặt lịch khám online giúp cho việc tiếp cận chăm sóc sức
khoẻ được tốt hơn
– Hồ sơ bệnh án điện tử và các công cụ hỗ trợ ra quyết định sẽ giúp cho giảm thiểu sai sót y tế, tăng cường hiệu quả của hệ thống
– Hệ thống tự động, công cụ không dây tại các điểm chăm sóc SK,
telehealth và các robot phẫu thuật giúp cho các nhân viên y tế phân bổ thời gian hiệu quả hơn
– Internet giúp cho sự giao tiếp giữa nhân viên y tế và khách hàng hiệu quả hơn
Trang 9Các rào cản (Bodenheimer 2003)
• Mất thời gian của nhân viên y tế vốn đã
quá tải
• Chi phí cao đặc biệt cho các tuyến dưới
• Chất lượng thông tin chưa đáp ứng yêu cầu
• Các hệ thống thiếu sự kết nối
• Vấn đề riêng tư của bệnh nhân
Trang 11Lồng ghép và kết nối
• Được định nghĩa là“ khả năng hệ để các hệ thống thông tin sức khoẻ kết nối và làm việc với nhau trong và giữa các tổ chức và giúp cho việc triển khai chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng hiệu quả hơn.”
(HIMSS, 2005)
Trang 12Bệnh án điện tử (HER)
• Là hệ thống ghi chép dọc các thông tin sức khoẻ của người dân tại các cơ sở y tế
– Thông tin chung, các thông tin về sức khoẻ, khám
chữa bệnh, tiêm chủng, xét nghiệm, …
– EHR có thể giúp cho qui trình chăm sóc sức khoẻ
được tốt hơn
– Thông tin giúp cho việc chăm sóc SK được chuẩn hoá, giúp cho việc lập kế hoạch triển khai hoạt động CSSK, giúp cho việc quản lý cơ sở y tế được tốt hơn
Trang 13Điểm mạnh và điểm yếu của bệnh án
điện tử EHR
• Điểm mạnh
– Giảm sai sót
– Tăng cường chất lượng chăm sóc
– Tăng cường hiệu quả
Trang 14EHR, EMR, & EPR
• Electronic Health Record (EHR) – được nhiều đơn vị sử dụng Các bản ghi chép điện tử cho phép nhân viên y tế tiếp cận thông tin về bệnh nhân mọi lúc, mọi nơi và hỗ trợ cho việc tăng cường chất
lượng CSSK Cung cấp cho cá nhân giải pháp ghi chép tiến trình sức khoẻ trong cả đời
• Electronic Medical Record (EMR) – Hầu hết được các bác sỹ và
nhân viên hỗ trợ sử dụng Mục đích chủ yếu là quản lý bệnh nhân tại các cơ sở khám chữa bệnh
• Electronic Patient Record (EPR) – Hầu hết được điều dưỡng, y tá và dược sỹ sử dụng Đây là các thông tin về bệnh nhân để giúp cho việc
hỗ trợ điều trị tốt hơn
Trang 15Bảo mật và riêng tư
• Bất kể ai, đơn vị nào khi sử dụng chuyển tải và lưu trữ các thông tin về sức khoẻ đều được yêu cầu về tính bảo mật, toàn diện và minh bạch dựa trên các qui định chung về:
– Quyền riêng tư
– Tính bảo mật
– Luật pháp
– Sự đồng ý của pháp luật
Trang 16Hỗ trợ quyết định CSSK và quản lý tri
thức
• Hỗ trợ quyết định lâm sàng
– Cung cấp cho các nhân viên y tế hoặc
người bệnh các tri thức lâm sàng và
thông tin bệnh nhân Giúp cho việc
điều trị được dễ dàng hơn
• Các thông tin về quản lý và điều trị bệnh nhân tuỳ từng giai đoạn bệnh
• Các thông tin mới về khám chữa bệnh
và điều trị
• Phân tích các thông tin về quần thể bệnh nhân để đưa ra các quyết định về chăm sóc sức khoẻ phù hợp
Trang 17Ví dụ e-health: Hệ quản trị tri thức!
• ?
Trang 18Quản trị tri thức là gì?
• Một tập hợp các nguyên tắc và công cụ để tối ưu
và lồng ghép các quá trình xây dựng, chia sẻ và
sử dụng thông tin
• Mục tiêu chung là để giải quyết vấn đề và tăng
cường hiệu quả tổ chức trong lĩnh vực YTCC
“Quản lý tri thức là các nỗ lực để tăng cường các kiến thức/tri thức hữu dụng trong tổ chức Là cách để làm tăng hoạt động truyền thông, tạo cơ hội để
học, và khuyến khích chia sẻ các tri thức và thông tin”
• Source:McInerney C Knowledge management and the dynamic nature of knowledge JASIS&T
2002;53(2):1009-18.
Trang 19Mục đích của quản trị tri thức
• Tạo điều kiện thuật lợi để
– Phân phát/chia sẻ thông tin phù hợp.
– Cho đúng người, đúng địa điểm
– Đúng thời gian
• Hỗ trợ cho các hoạt động dựa trên bằng chứng
Trang 20Ví dụ: Open Clinical
Mục đích:
• Thiết kế dựa trên vai trò, có khả năng điều chỉnh, hệ quản trị mở cho
các hỗ trợ ra quyết định dựa trên bằng chứng
• Thúc đẩy hỗ trợ ra quyết định, quy trình lâm sàng và công nghệ quản
lý kiến thức trong chăm sóc bệnh nhân và nghiên cứu lâm sàng;
• Phổ biến các phương pháp và công cụ để thực hiện việc chăm sóc
sức khỏe phù hợp với chất lượng cao nhất, phù hợp chuẩn mực đạo đức và an toàn;
• Xây dựng một cộng đồng của các cá nhân, tổ chức để đóng góp vào việc xác định và áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật mở cho các ứng dụng y tế
.
Trang 21Hệ hỗ trợ dựa trên bằng chứng
Trang 22Hệ chuyên gia (Artificial Intelligence - AI)
Trang 23Cộng đồng chia sẻ
Trang 24Những thách thức trong việc xây dựng các hệ thông tin y tế và Y tế điện tử ở Việt nam
Trang 25vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế có 78 đơn vị, bao gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, …
• Phân loại theo thành phần kinh tế bao gồm (1) Cơ sở y
tế nhà nước, (2) Cơ sở y tế tư nhân.
Trang 26Hiện trạng hệ thống y tế và việc ứng dụng CNTT y tế
• Hệ thống chuyên môn bao gồm các lĩnh vực: Khám
chữa bệnh, Điều dưỡng, Phục hồi chức năng; Y tế dự phòng, Y tế công cộng; Dân số kế hoạch hóa gia đình; Đào tạo; Giám định, kiểm định, kiểm nghiệm; Dược – Thiết bị Y tế; Giáo dục, truyền thông và chính sách y tế,
Vệ sinh an toàn thực phẩm…
Trang 27Hiện trạng hệ thống y tế và việc ứng dụng CNTT y tế
Hiện trạng hạ tầng và ứng dụng CNTT trong ngành y tế ở Các bệnh viện và Hạ tầng thông tin y tế
• Bệnh viện Trung Ương
• Mỗi bệnh viện có riêng hệ thống thông tin y tế, và việc
sử dụng chúng trong công việc hàng ngày cũng khác nhau Hầu hết các hệ thống thông tin không hoạt động cùng với phần mềm Medisoft 2003 Phần mềm
Medisoft 2003 được Bộ y tế sử dụng vào mục đích thu thập các báo cáo và số liệu thống kê từ các bệnh viện
ở các cấp.
• Bệnh viện tuyến tỉnh
Trang 28• Bệnh viện tuyến quận huyện, và các trung tâm y tế xã, phường
• Các trung tâm y tế tuyến quận, huyện có khuynh hướng chỉ
trang bị một vài máy tính với kết nối dial-up vào mạng internet Các đơn vị cấp dưới chỉ có thể lấy thông tin qua báo chí,
truyền hình, và qua các khóa học đào tạo Cùng với Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, Vụ Kế hoạch và Tài chính
thuộc Bộ Y tế đã phát triển phần mềm hệ thống quản lý thông tin; tuy nhiên, cho đến nay các phần mềm này vẫn chưa được
sử dụng rộng rãi.
Trang 29Những thách thức và cơ hội
• Trung tâm tích hợp dữ liệu và Cơ sở dữ liệu ngành y tế:
– Chưa quy hoạch tổng thể hạ tầng kỹ thuật CNTT
– Chưa có cơ sở dữ liệu cho ngành y tế
• Hệ thống báo cáo thống kê từ các quận huyện đến các Sở Y tế và Bộ Y tế:
– Chưa có hệ thống thông tin thống kê y tế báo cáo thống nhất và tự động từ cấp cơ sở đến cấp trung ương.
Trang 31Những thách thức và cơ hội
• Bộ y tế cần tiếp tục hoàn thiện những văn bản pháp quy và các chuân về quy trình, công nghệ thông tin cho các ứng dụng
công nghệ thông tin ở các tuyến đơn vị
trực thuộc đáp ứng với nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng tăng.
Trang 32translation: shortening the journey from evidence to effect BMJ 2003;327:33-35
way to next generation KM Know Manage Rev 2003; 5(6):24-27.
stakeholder consultation and policy context review Journal of Medical Internet
Research, 7(5), e54.
Trang 33Bài đọc và làm việc nhóm
• Đọc bài hệ thống Telebaby và chuẩn bị các nội dung trình bày theo nhóm
• Câu hỏi thảo luận bài 3 (Telebaby)
1 Nêu tên và mô tả hệ thống tin học điện tử được trình bày trong
bài?
2 Liệt kê các ứng dụng CNTT được sử dụng trong hệ thống này?
3 Việc áp dụng hệ thống tin học điện tử này ở Việt Nam hoặc nơi
làm việc có tính khả thi như thế nào?
4 Những lợi ích và khía cạnh hạn chế mà hệ thống này có thể
mang lại khi triển khai tại Việt Nam? Nếu có, bạn sẽ giải quyết những thách thức đó như thế nào?