CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO SỨC KHỎE, TRƯƠNG QUANG TIẾN, BỘ MÔN GIÁO DỤC SỨC KHỎE

8 607 3
CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO SỨC KHỎE, TRƯƠNG QUANG TIẾN, BỘ MÔN GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO SỨC KHOẺ Trương Quang Tiến Bộ môn Giáo dục sức khỏe 1 Mục tiêu 1. Mô tả và phân tích được các chiến lược nâng cao sức khỏe. 2. Thảo luận về việc áp dụng các chiến lược này trong bối cảnh Việt Nam. 2 Nội dung chính  Các chiến lược Nâng cao sức khỏe (NCSK)  Thảo luận về các chiến lược 3 Một số khái niệm  Tiếp cận (approach): tới gần để tiếp xúc; cách tìm hiểu, cách thức giải quyết một đối tượng/vấn đề nghiên cứu  Tiếp cận thay đổi hành vi  Chiến lược (strategy): cách thức giải quyết vấn đề có tính phương châm, tổng thể, lâu dài  Vận động để có chính sách thuận lợi cho các hoạt động giảm hại  Giải pháp (solution): Phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó; cũng thường được hiểu như “chiến lược”  Đào tạo đồng đẳng viên trong chương trình pc HIV/AIDS  Phương pháp (method): cách thức nhận thức, nghiên cứu; hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó  Tư vấn sức khỏe hay truyền thông sức khỏe trực tiếp 4 Hiến chương Ottawa (1986) 5 chiến lược hành động Nâng cao sức khỏe 5 1. Xây dựng chính sách công về sức khoẻ. 2. Tạo môi trường thuận lợi cho sức khoẻ (môi trường sống, làm việc; môi trường tự nhiên ). 3. Đẩy mạnh hành động của cộng đồng (huy động tham gia; trao quyền cho cộng đồng tự làm chủ ). 4. Phát triển kĩ năng cá nhân (chia sẻ thông tin, giáo dục sức khỏe, nâng cao kĩ năng sống, đào tạo kĩ năng…). 5. Định hướng lại dịch vụ sức khỏe (đáp ứng mục đích của NCSK chứ không chỉ cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh). Hiến chương Ottawa 6  Nhấn mạnh những yếu tố tiên quyết:  Hoà bình;  Chỗ ở;  Lương thực, thực phẩm;  Giáo dục;  Thu nhập;  Hệ sinh thái ổn định;  Nguồn lực có tính bền vững;  Bình đẳng và công bằng xã hội.  NCSK đòi hỏi một nền tảng các yếu tố này. 2 7 Hiến chương Bangkok 2005 5 chiến lược hành động NCSK Nhấn mạnh các chiến lược NCSK trong xu thế toàn cầu hóa: 1. Vận động vì sức khỏe dựa trên quyền con người. 2. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hành động và những chính sách bền vững để giải quyết các yếu tố quyết định sức khỏe. 3. Xây dựng năng lực phát triển chính sách, lãnh đạo, thực hành NCSK, nghiên cứu. 4. Xây dựng qui định pháp lý, luật để phòng tác hại/mối nguy và đảm bảo công bằng trong CSSK. 5. Xây dựng mối quan hệ đối tác với các cá nhân, tổ chức chính phủ, phi chính phủ để hành động bền vững. 8 Các VĐSK VĐSK ưu tiên Mục tiêu Chiến lược/Giải pháp Kế hoạch hoạt động Nêu vấn đề Nguyên nhân Lập kế hoạch chương trình sức khỏe Các cấp độ can thiệp nâng cao sức khỏe (Nguồn: Camara Jones, Emory Uni.) 9 Các cấp độ can thiệp (Nguồn: Camara Jones, Emory Uni.) 10 Các cấp độ can thiệp (Nguồn: Camara Jones, Emory Uni.) 11 12 Các cấp độ can thiệp (Nguồn: Camara Jones, Emory Uni.) 3 13 Các cấp độ can thiệp (Nguồn: Camara Jones, Emory Uni.) 14 Các cấp độ can thiệp (Nguồn: Camara Jones, Emory Uni.) Xe cứu thương 15 Các cấp độ can thiệp (Nguồn: Camara Jones, Emory Uni.) Lưới cứu hộ 16 Các cấp độ can thiệp (Nguồn: Camara Jones, Emory Uni.) Rào chắn an toàn 17 Các cấp độ can thiệp (Nguồn: Camara Jones, Emory Uni.) 18 Các cấp độ can thiệp (Nguồn: Camara Jones, Emory Uni.) 4 19 Dự phòng cấp 1 Dự phòng cấp 2 Dự phòng cấp 3 Can thiệp cải thiện các yếu tố cá nhân Giải quyết các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe Các cấp độ can thiệp (Nguồn: Camara Jones, Emory Uni.) Yếu tố xã hội Hành vi cá nhân 20 Các cấp độ can thiệp (Hiệu chỉnh từ nguồn: Camara Jones, Emory Uni.) Can thiệp nâng cao sức khỏe Thảo luận nhóm (15’)  Lựa chọn một vấn đề sức khỏe  Nêu các giải pháp/chiến lược NCSK khả thi, hiệu quả để góp phần giải quyết vấn đề  Trình bày, thảo luận chung 21 Phát triển kĩ năng cá nhân  Thiết kế và thực hiện các chương trình: truyền thông, giáo dục, tư vấn…, để:  Nâng cao kiến thức; củng cố niềm tin, thái độ tích cực của cá nhân  Làm nổi bật giá trị, chuẩn mực chung (giáo dục; tạo dư luận tích cực; hình mẫu…)  Xây dựng, củng cố sự tự chủ của cá nhân (trải nghiệm thành công/thất bại của bản thân; kinh nghiệm của người khác; thuyết phục/động viên từ người khác…)  Nâng cao năng lực lãnh đạo, nghiên cứu, thực hành NCSK… 22 Tăng cường hành động của cộng đồng  Phát triển cộng đồng  Phát triển cộng đồng là quá trình mà nhân viên y tế/công tác xã hội cùng làm việc với cộng đồng để giúp họ làm chủ việc quyết định liên quan đến sức khỏe và kiểm soát được các yếu tố quyết định sức khỏe của họ. (Talbot 2005)  Xây dựng cộng đồng bền vững và năng động dựa vào công bằng xã hội và tôn trọng lẫn nhau. Đây là quá trình làm giảm rào cản khả năng tham gia giải quyết các yếu tố quyết định sức khỏe của người dân. (Naidoo & Wills, 2009) 23 Tăng cường hành động của cộng đồng  Trọng tâm của phát triển cộng đồng là:  Nâng cao quyền làm chủ của người dân (trao quyền)  Trao quyền là một nguyên tắc chính  Tăng cường khả năng tham gia của người dân trong việc ra quyết định liên quan đến sức khỏe  Từ không có sự tham gia hoặc bị động, đến người dân có tiếng nói nhưng không được chú ý (mức thấp)  Người dân được tham gia trong việc lập kế hoạch, ra quyết định (người đại diện; đại biểu…) (điều mong muốn) 24 5 Hoạch định chính sách có lợi cho sức khỏe  Là quá trình đưa ra những định hướng, quyết định ở các cấp độ khác nhau, tạo môi trường thuận lợi để nâng cao sức khỏe.  Chính sách sức khỏe:  Nhằm đảm bảo công bằng trong CSSK.  Tập trung vào các yếu tố xã hội – kinh tế quyết định sức khỏe hơn là yếu tố cá nhân (có tính vĩ mô).  Có sự tham gia của các bên liên quan (chính phủ, chuyên gia, công chúng…)  Chính sách ổn định/bền vững trong một giai đoạn nhất định 26 Tạo môi trường thuận lợi  Nhằm có được môi trường thuận lợi cho các hoạt động NCSK; tạo điều kiện hình thành và duy trì hành vi tích cực…  Là kết quả của quá trình vận động chính sách; đầu tư nguồn lực hợp lý.  VD: “ngôi trường không thuốc lá”; “bệnh viện/cơ quan không thuốc lá”; môi trường làm việc tiện nghi, thân thiện… 27 Định hướng lại các dịch vụ sức khỏe  Trước đây các dịch vụ y tế tập trung vào lĩnh vực khám, điều trị bệnh hơn là phòng bệnh.  Tăng cường phòng bệnh là một trong các chiến lược hành động chính trong Hiến chương Ottawa.  Quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh đã và đang được chấp nhận rộng rãi.  Để tiếp tục thực hiện 10 nội dung CSSKBĐ 28 Định hướng lại các dịch vụ sức khỏe  Cá nhân, tổ chức tham gia vào NCSK:  Các tổ chức quốc tế (WHO, WB…)  Các tổ chức, cơ quan trong nước (y tế và các ngành liên quan)  Người dân, các tổ chức ở địa phương  Nhân lực làm NCSK:  CBYT (BS, DS, y tá, y sĩ, hộ sinh, nha sĩ, YTCC viên, HLV thể dục, người chăm sóc…)  Nhân viên CTXH, giáo viên, nhân viên tình nguyện, các nhóm tự lực… 29 Sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng trong NCSK  Truyền thông là trọng tâm của các chiến lược NCSK  Truyền thông đại chúng –TTĐC (mass media) là một kênh chủ đạo của truyền thông  Tính thuyết phục cao (tạo điều kiện thay đổi hành vi/lối sống…) 30 31 Mô hình quá trình truyền thông Người truyền tin Người nhận tin Kênh truyền thông Nhiễu Tác động từ môi trường Thông điệp Phản hồi Thông tin được mã hóa dưới dạng ký hiệu và biểu tượng 6 Sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng trong NCSK  Tác động của TTĐC trên đối tượng đích:  Tác động trực tiếp (có thể thay đổi kiến thức, thái độ, niềm tin, thực hành…)  Truyền bá sự đổi mới:  Tác động đến các nhân vật chủ chốt, người đứng đầu (nhóm chấp nhận thay đổi sớm)  Sau đó họ truyền bá ý tưởng đến những người khác (chậm thay đổi hơn) 32 Sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng trong NCSK  Tác động của TTĐC trên đối tượng đích:  Đáp ứng nhu cầu thông tin, củng cố niềm tin hiện có hoặc nhận thức đúng, điều chỉnh những gì không thích hợp với giá trị và niềm tin của họ.  Hình thành các giá trị về sức khỏe; nhận thức đúng nguy cơ; nhận thức đúng vai trò của phòng bệnh.  Thay đổi hành vi nếu đủ các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi khác. 33 Sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng trong NCSK  Vai trò của TTĐC trong NCSK  Tăng hiểu biết của công chúng về sức khỏe  Trong bối cảnh cụ thể  Vận động (chính sách, ủng hộ)  Ứng dụng trong “Tiếp thị xã hội” 34 Sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng trong NCSK  Sử dụng TTĐC  Các chiến dịch TTĐC có kế hoạch, tổ chức bởi các cơ quan chức năng  Độ bao phủ lớn; thông điệp đáp ứng các mục tiêu cụ thể  Cân nhắc yếu tố chi phí để đạt được mong muốn?  TTĐC từ các kênh không chính thức (“unpaid” hay “unplanned” ) thực hiện bởi các NGO hay cá nhân, tiến hành cùng các chiến dịch trên làm tăng độ bao phủ  Thường có chi phí thấp, tạo sự tin cậy nhanh  Có thể thiếu tính kiểm soát thông tin dẫn đến việc có thể gây hiểu nhầm trong công chúng 35 Sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng trong NCSK  Sử dụng TTĐC  Vận động thông qua TTĐC (media advocacy):  Vận động cơ quan TTĐC tham gia để tạo ra mối quan tâm của công chúng hoặc của lãnh đạo; nhà lập pháp về chính sách sức khỏe;  Là phương tiện tạo ra áp lực thay đổi chính sách có lợi cho sức khỏe  Vd: TTĐC về sự thiếu hiệu lực, hiệu quả của quy định cấm hút thuốc lá tại nơi công cộng; quản lý quảng cáo sữa/thực phẩm; nhãn mác thực phẩm chưa tốt…  Tiếp thị xã hội:  Mục đích làm cho cá nhân, công chúng lựa chọn hành vi, sản phẩm tiếp thị có lợi cho sức khỏe  Thiết kế chiến dịch TTXH cho các phân nhóm đối tượng 36 Sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng trong NCSK  Sử dụng TTĐC hiệu quả hơn khi:  Kết hợp với các tiếp cận truyền thông trực tiếp với cá nhân hay nhóm  Thông tin mới, cập nhật và trình bày trong bối cảnh giàu cảm xúc  Thông điệp phù hợp với các giá trị chung hoặc có liên quan với những người danh tiếng 37 7 Sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng trong NCSK  TTĐC không hiệu quả khi:  Chuyển tải thông tin quá phức tạp  Vd: các nguy cơ tương đối của các loại chất béo khác nhau trong chế độ ăn)  Hướng dẫn kĩ năng về những chủ đề nhạy cảm  Vd: thỏa thuận về tình dục an toàn  Mong muốn thay đổi hành vi nhưng thiếu các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi 38 Sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng trong NCSK  Phương tiện truyền thông:  Các dạng tài liệu in (sách nhỏ, tờ rơi…)  Các dạng phương tiện nghe-nhìn  Internet: các websites về sức khỏe…  Tương tác trực tiếp giữa CBYT và khách hàng hoặc thông qua các nhóm hỗ trợ  Có sử dụng các phương tiện truyền thông khác 39 Các chiến lược hành động NCSK (nguồn: VicHealth, Úc) Các hoạt động của dịch vụ CSSK Giáo dục sức khỏe và phát triển kĩ năng Các chiến lược truyền thông Hành động của cộng đồng Các cơ sở lành mạnh: hệ thống và tổ chức Khám sàng lọc Đánh giá yếu tố nguy cơ Tư vấn cá nhân Tiêm chủng Nâng cao kiến thức Phát triển kĩ năng cho các cá nhân, nhóm và cộng đồng Thông tin sức khỏe Tiếp thị xã hội Phát triển cộng đồng Huy động sự tham gia của cộng đồng Chính sách Luật pháp Thay đổi cơ cấu tổ chức Tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ Phát triển quan hệ hợp tác Vận động sự ủng hộ & Nâng cao năng lực thực hiện Cách tiếp cận y học Cách tiếp cận về lối sống và hành vi Cách tiếp cận về môi trường-xã hội Trọng tâm cá nhân Trọng tâm cộng đồng 40 Qui mô can thiệp  Cá nhân  Giáo dục sức khỏe, tư vấn cho bệnh nhân; khách hàng (cung cấp tài liệu; nói chuyện sức khỏe theo chủ đề…)  Sàng lọc/tầm soát bệnh hoặc khám định kì để phát hiện sớm biểu hiện bệnh lí, đánh giá nguy cơ 41  Nhóm  GDSK cho nhóm người già, người lớn, trẻ em  Tổ chức các nhóm tự hỗ trợ như: HIV(+); Tiểu đường  Cộng đồng  Xúc tiến tiếp thị xã hội hoặc các chương trình TT-GDSK  Huy động sự tham gia của cộng đồng và thúc đẩy thực hiện  Xây dựng trường học, bệnh viện, nơi làm việc NCSK  Xây dựng, ban hành luật, chính sách thuận lợi cho NCSK  Tạo các môi trường lành mạnh, có lợi cho sức khỏe 42 Qui mô can thiệp Xây dựng chiến lược nâng cao sức khỏe  Áp dụng một hoặc kết hợp nhiều chiến lược, tùy thuộc:  Vấn đề sức khỏe, đối tượng đích  Tùy thuộc nguồn lực hiện có và tiềm năng  Bối cảnh, các yếu tố xã hội nói chung  … 43 8 Tóm tắt – Câu hỏi? 44 . 1 CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO SỨC KHOẺ Trương Quang Tiến Bộ môn Giáo dục sức khỏe 1 Mục tiêu 1. Mô tả và phân tích được các chiến lược nâng cao sức khỏe. 2. Thảo luận. trường lành mạnh, có lợi cho sức khỏe 42 Qui mô can thiệp Xây dựng chiến lược nâng cao sức khỏe  Áp dụng một hoặc kết hợp nhiều chiến lược, tùy thuộc:  Vấn đề sức khỏe, đối tượng đích . động nào đó  Tư vấn sức khỏe hay truyền thông sức khỏe trực tiếp 4 Hiến chương Ottawa (1986) 5 chiến lược hành động Nâng cao sức khỏe 5 1. Xây dựng chính sách công về sức khoẻ. 2. Tạo môi

Ngày đăng: 02/08/2015, 09:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan