1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hiện Luật Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Định

103 605 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 693 KB

Nội dung

Vì vậy, muốn giải quyết tình trạng án tồn đọng, nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự cần phải nghiên cứu đề ra các giải pháp đồng bộ về nhiều mặt: Kinh tế, pháp luật, chính sách xã hội, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ . . . Nhưng trong khuôn khổ luận văn luật học, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu những vấn đề liên quan đến pháp luật. Với tất cả những lý do nêu trên, việc chọn đề tài Thực hiện Luật Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Định làm luận văn thạc sĩ luật học là cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN CHÁNH THỰC HIỆN LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2012 VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN CHÁNH THỰC HIỆN LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số : 60.38.50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HÀ THỊ MAI HIÊN HÀ NỘI - 2012 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học và Luận văn Thạc sĩ của mình, trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc, các khoa, phòng, thầy cô giáo của Học viện Khoa học Xã hội đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ. Em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Hà Thị Mai Hiên - Cô hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành Luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2012 NGUYỄN VĂN CHÁNH Học viên Cao học Khóa 1 (2010 - 2012) Chuyên ngành: Luật Kinh tế Học viện Khoa học Xã hội LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn Thạc sĩ Luật học “Thực hiện Luật Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Định” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cũng lĩnh vực. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Hà Thị Mai Hiên. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./. Hà Nội, tháng 10 năm 2012 NGUYỄN VĂN CHÁNH Học viên Cao học Khóa 1 (2010 - 2012) Chuyên ngành:Luật Kinh tế Học viện Khoa học Xã hội MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3 MỞ ĐẦU 4 Chương 1 10 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 10 1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa thực hiện Luật Thi hành án dân sự 10 1.1.1. Thi hành án dân sự và pháp luật thi hành án dân sự 10 1.1.2. Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật thi hành án dân sự 18 1.1.3. Đặc điểm thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở Việt Nam 25 1.2. Nội dung và các yếu tố tác động đến việc thực hiện Luật Thi hành án dân sự 28 1.2.1. Nội dung hoạt động và hành vi thực hiện Luật Thi hành án dân sự của các chủ thể 28 1.2.2. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện Luật Thi hành án dân sự 31 1.3. Quá trình điều chỉnh pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam 32 Chương 2 40 THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1. Một số nội dung pháp luật thi hành án dân sự hiện hành 40 2.1.1. Những quy định về hệ thống tổ chức thi hành án dân sự 40 2.1.2. Những quy định về thủ tục thi hành án dân sự 53 2.2. Thực tiễn tổ chức thực hiện Luật Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Định và một số vấn đề đặt ra hiện nay 71 2.2.1. Sơ lược vài nét về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân số tỉnh Bình Định 71 2.2.2. Đặc điểm tình hình chung trong việc thực hiện Luật 72 1 Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Định 2.3. Một số vướng mắc trong thực hiện Luật Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Định và các giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện Luật Thi hành án dân sự 76 2.3.1. Một số vướng mắc trong thực hiện Luật Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Định 76 2.3.2. Các giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện Luật Thi hành án dân sự 91 KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC 100 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. BA, QĐ Bản án, Quyết định 2. CHV Chấp hành viên 3. CQQLNN Cơ quan quản lý nhà nước 4. CQTHA Cơ quan thi hành án 5. CQTHADS Cơ quan thi hành án dân sự 6. TA Tòa án 7. TAND Tòa án nhân dân 8. THA Thi hành án 9. THADS Thi hành án dân sự 10. VKSND Viện Kiểm sát nhân dân 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Thi hành án dân sự có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án nói riêng và trong hoạt động tư pháp nói chung. Bản án, quyết định của Tòa án chỉ là phán quyết trên giấy, nếu nó không được thực thi trên thực tế. Do vậy, bản án, quyết định của Tòa án nhân danh Nhà nước khi được chấp hành nghiêm chỉnh có tác động trực tiếp đến lòng tin của nhân dân đối với pháp luật. Vì vậy, hoạt động thi hành án có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giữ vững kỷ cương phép nước, củng cố pháp chế và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho quyền lực tư pháp được thực thi trên thực tế. Điều 36 Hiến pháp 1992 khẳng định: "Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành". [50]. Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác này. Nhiều năm qua, Chính phủ đã xác định công tác thi hành án dân sự là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đã đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác này. Do vậy, công tác thi hành án dân sự trong những năm qua đạt được một số kết quả đáng khích lệ, nhất là kể từ khi Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009. Bên cạnh những tác động tích cực của Luật Thi hành án dân sự, thì hiện nay cũng cho thấy còn nhiều hạn chế và khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Luật Thi hành án dân sự. Hiệu quả công tác thi hành án dân sự chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và sự quan tâm, mong mỏi của Đảng, Nhà nước và nhân dân; hoạt động thi hành án chưa thật sự đảm bảo được tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật, cụ thể: Tổng số việc còn phải thi hành chuyển sang kỳ sau qua các năm tuy có giảm, nhưng vẫn lớn; số việc thi hành án chưa có điều kiện thi hành án, nhất là về tiền vẫn chiếm tỷ lệ cao so với tổng số phải thi hành. 4 Năm 2010: Tổng số việc phải thi hành là 615.411 việc, trong đó có 406.896 việc có điều kiện thi hành (chiếm 66,12%), 207.617 việc chưa có điều kiện thi hành (chiếm 33,88%), thì đã thi hành xong 351.373 việc, đạt tỷ lệ 86,35% trong số việc có điều kiện thi hành (vượt chỉ tiêu 6,35%). Tổng số tiền phải thi hành là 30.698 tỷ 100 triệu 112 nghìn đồng, trong đó số có điều kiện thi hành là 10.368 tỷ 001 triệu 120 nghìn đồng (chiếm 33,78%), số chưa có điều kiện thi hành là 20.300 tỷ 198 triệu 756 nghìn đồng (chiếm 66,22%), đã thi hành được 8.301 tỷ 320 triệu 561 nghìn đồng, đạt tỷ lệ 80,1% so số tiền có điều kiện thi hành. ".[53]. - Năm 2011: Tổng số việc phải thi hành là 632.545 việc, trong đó có 431.979 việc có điều kiện thi hành (chiếm 68,29%), 200.666 việc chưa có điều kiện thi hành (chiếm 31,7%), thì đã thi hành xong 379.990 việc, đạt tỷ lệ 88% trên số việc có điều kiện thi hành (vượt chỉ tiêu 7%), tăng 28.617 việc (1,65%) so với năm 2010. Tổng số tiền phải thi hành 35.416 tỷ 341 triệu 736 nghìn đồng, tăng 4.718 tỷ 241 triệu 624 nghìn đồng (16,14%) so với năm 2010. Kết quả phân loại, số có điều kiện thi hành là 13.366 tỷ 290 triệu 661 nghìn đồng (chiếm 37,74%), số chưa có điều kiện thi hành là 22.020 tỷ 51 triệu 750 nghìn đồng (chiếm 62,26%), đã thi hành được 10.167 tỷ 712 triệu 889 nghìn đồng, đạt tỷ lệ 76,1% so số tiền có điều kiện thi hành. ".[53]. Đây là vấn đề rất lớn và bức xúc đặt ra trong công tác thi hành án dân sự hiện nay. Có thể nhận thấy rằng: Thực trạng này, một phần xuất phát từ nguyên nhân: Ý thức tuân thủ pháp luật của một số bộ phận nhân dân nói chung và một số cơ quan, tổ chức, các nhà quản lý doanh nghiệp và cá nhân (kể cả chính quyền địa phương) còn nhiều hạn chế và yếu kém. Mặt khác, là do chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, cũng như cơ quan hữu quan trong quá trình thi hành án; mặc dù Luật Thi hành án dân sự đã ra đời và có hiệu lực trong quá trình tác nghiệp. Song, cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự chưa được hoàn thiện, hệ thống các văn bản pháp lý về thi hành án dân sự chưa thực sự đầy đủ, chậm được bổ sung, sửa đổi kịp thời; một số lĩnh vực trong cơ chế quản lý và cơ chế thi hành án hiện nay không hợp lý, gây nhiều cản trở và làm giảm hiệu quả công tác thi hành án nói chung và thi hành án dân sự nói riêng. 5 Vì vậy, muốn giải quyết tình trạng "án tồn đọng", nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự cần phải nghiên cứu đề ra các giải pháp đồng bộ về nhiều mặt: Kinh tế, pháp luật, chính sách xã hội, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ . . . Nhưng trong khuôn khổ luận văn luật học, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu những vấn đề liên quan đến pháp luật. Với tất cả những lý do nêu trên, việc chọn đề tài "Thực hiện Luật Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Định " làm luận văn thạc sĩ luật học là cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trước những đòi hỏi khách quan, tất yếu của công tác thi hành án dân sự, trong thời gian qua đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề thi hành án dân sự, cụ thể như sau: - "Thực hiện pháp luật đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử hình sự sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Tiến Long (Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2005); - "Thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã, phường trên địa bàn thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu” của tác giả Phạm Thị Việt Nga (Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2008); - "Luận cứ khoa học của việc đổi mới tổ chức và hoạt động THA ở Việt Nam trong giai đoạn mới" đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước do Bộ Tư pháp chủ trì (2005); - "Mô hình quản lý thống nhất công tác THA" đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ do Cục Quản lý THADS - Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện; - “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện các tiêu chuẩn chức danh tư pháp” Đề tài khoa học cấp bộ năm 2005 do Tiến sĩ Dương Thanh Mai làm chủ nhiệm; 6 [...]... luận về thực hiện Luật Thi hành án dân sự Chương 2: Thực tiễn hoạt động thi hành án dân sự và một số vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện Luật Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Định 9 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa thực hiện Luật Thi hành án dân sự 1.1.1 Thi hành án dân sự và pháp luật thi hành án dân sự Bản án, quyết định. .. nhân dân cấp có thẩm quyền về dân sự được đưa ra thi hành nghiêm túc trên thực tế Còn mục đích của thực hiện Luật Thi hành án dân sự là đảm bảo cho quy trình, thủ tục hoạt động của các cơ quan, tổ chức thi hành án dân sự, các cá nhân, chủ thể phải thi hành và được thi hành, các chủ thể liên quan đến thi hành án tuân theo đúng các quy định của pháp luật Ý nghĩa của thực hiện pháp luật thi hành án dân sự. .. khoa học và thực tiễn cho việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Để đạt được mục tiêu lớn đó cần phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: - Làm rõ những cơ sở lý luận về thực hiện thi hành án và thi hành án dân sự - Đánh giá đúng đắn và toàn diện về thực trạng pháp luật về Luật Thi hành án dân sự, thực tiễn thi hành án dân sự - Phân... quyết định thi hành án theo các căn cứ pháp luật quy định (ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu, chủ động ra quyết định thi hành án) ; CHV phải tuân thủ các thủ tục về áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, cưỡng chế kê biên tài sản, tổ chức bán đấu giá tài sản; thanh toán tiền THA * Thi hành pháp luật về thi hành án dân sự Thi hành (chấp hành) pháp luật về THADS là một hình thức thực hiện pháp luật. .. luận văn thạc sĩ luật học, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và quá trình thực hiện Luật Thi hành án dân sự năm 2008; đánh giá thực trạng thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Định và từ đó rút ra những giải pháp hoàn thi n pháp luật thi hành án dân sự nhằm đáp ứng công tác thi hành án dân sự trong điều kiện hội nhập sâu rộng của đất nước ta 5 Phương pháp nghiên cứu 8 - Phương pháp luận... hợp, thực hiện yêu cầu của cơ quan THADS, CHV theo quy định của pháp luật Mọi hành vi cản trở, can thi p trái pháp luật vào hoạt động của cơ quan THADS, CHV đều bị xử lý theo quy định pháp luật 1.2.1.2 Thực hiện Luật Thi hành án dân sự nhìn từ góc độ của chủ thể phải thi hành án và được thi hành án Nội dung chủ yếu và là mục tiêu quan trọng nhất của việc thi hành án dân sự là người phải thi hành án thực. .. việc thực hiện Luật Thi hành án dân sự Hoạt động thi hành án chịu sự điều chỉnh của pháp luật và chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, đó là: 31 - Cơ sở pháp lý, bao gồm các nguyên tắc chung của hệ thống pháp luật và thực trạng pháp luật, đặc biệt là Luật Thi hành án dân sự; ý thức pháp luật của các chủ thể; - Mức độ hoàn thi n và uy lực của hệ thống tổ chức thi hành án và thực trạng đội ngũ cán bộ thi. .. phải thực hiện các nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của Tòa án Pháp luật thi hành án dân sự Thi hành án nói chung, thi hành án dân sự nói riêng là một giai đoạn của quá trình tố tụng Hoạt động thi hành án luôn luôn chịu sự điều chỉnh của pháp luật Trong hoạt động THADS, pháp luật THADS có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo thi hành các BA, QĐ của Tòa án Đánh giá lịch sử hình thành... thi hành án thực hiện nghĩa vụ trách nhiệm thi hành những nội dung mà Bản án, Quyết định của Tòa án đã phán quyết theo trình tự, thủ tục mà Luật Thi hành án đã quy định Thực hiện Luật Thi hành án đối với các chủ thể phải thi hành án và chủ thể được thi hành án chủ yếu là thi hành và tuân thủ pháp luật, đồng thời được sử dụng những biện pháp cần thi t, phù hợp với quy định của pháp luật 1.2.2 Các yếu... trở thành những hành vi thực tế, những hoạt động thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật về thi hành án, nhằm phát huy hiệu lực của các bản án, quyết định của Toà án, đảm bảo các bản án, quyết định được tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh b) Mục đích và ý nghĩa thực hiện pháp luật thi hành án dân sự Mục đích chính và cơ bản nhất của hoạt động thi hành án dân sự là làm cho các quyết định của Tòa án . HỘI NGUYỄN VĂN CHÁNH THỰC HIỆN LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2012 VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN. năm 2012 NGUYỄN VĂN CHÁNH Học viên Cao học Khóa 1 (2010 - 2012) Chuyên ngành: Luật Kinh tế Học viện Khoa học Xã hội LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận. tác giả Nguyễn Quang Thái (Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2003); - "Các biện pháp cưỡng chế THADS" của tác giả Nguyễn Công Long (Luận văn thạc

Ngày đăng: 31/07/2015, 23:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w