TÀI LIỆU ÔN THI TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHÂU QUỐC AN.Ngày 01012013 , do xe công ty X phải đăng kiểm nên công ty X thuê xe của công ty Y để chở giám đốc đi gặp đối tác. A là tài xế của công ty X. Trong lúc chờ đợi giám đốc làm việc tại công ty đối tác, A lái xe đi rửa tại 1 tiệm rửa xe Z trên đỉnh đồi. Đến nơi rửa xe, A giao x echo người rửa xe B ( người làm thuê của Z) và vào nhà ngồi chờ đợi. Sauk hi rửa xe xong, B lái xe để trước tiệm, tắt máy đồng thời cài thắng tay và đi vào trong nhà chờ gọi A ra lấy xe. Khi B vừa quay vào trong gọi A thì xe bị tuột thắng tay lao xuống đỉnh đồi va vào 1 chiếc xe gắn máy do anh C điều khiển ( đúng luật giao thông). Hậu quả của tai nạn đó là xe của C hỏng nặng, C bị gãy xương vai phải điều trị nội trú tại bệnh viện 1 tuần, điều trị ngoại trú tại nhà 2 tháng. Xe ô tô của Y cũng phải hư hỏng sửa chữa mất 400 triệu.
ÔN THI TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ Trường đại học Kinh Tế- Luật Đề thi học kì 2 năm học 2015 lớp k13503 GV: Châu Quốc An Câu 1: 4đ Anh ( chị ) hãy trình bày sự khác biệt giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyễn giao nghĩa vụ. Chuyển giao quyền yêu cầu Chuyễn giao nghĩa vụ K/N: là sự thỏa thuận giữa người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự với người thứ ba nhằm chuyển giao quyền yêu cầu cho người thứ ba đó. là sự thỏa thuận giữa người có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ dân sự với người thứ ba trên cơ sở có sự đồng ý của người có quyền nhằm chuyển nghĩa vụ cho người thứ ba đó không cần sự đồng ý của người có nghĩa vụ. Việc chuyển giao quyền phải được thông báo bằng văn bảo cho người có nghĩa vụ biết (Khoản 2 Điều 309 Bộ Luật dân sự 2005). buộc phải có sự đồng ý của bên có quyền. Nếu chuyển giao quyền yêu cầu mà quyền yêu cầu có biện pháo bảo đảm thực hiện nghĩa vụ kèm theo thì biện pháp bản đảm được chuyển giao sang người thế quyền đối với Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận, nếu nghĩa vụ thực hiện có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó sẽ chấm dứt (nếu không có thỏa thuận khác). Câu 2: 6đ Ngày 01/01/2013 , do xe công ty X phải đăng kiểm nên công ty X thuê xe của công ty Y để chở giám đốc đi gặp đối tác. A là tài xế của công ty X. Trong lúc chờ đợi giám đốc làm việc tại công ty đối tác, A lái xe đi rửa tại 1 tiệm rửa xe Z trên đỉnh đồi. Đến nơi rửa xe, A giao x echo người rửa xe B ( người làm thuê của Z) và vào nhà ngồi chờ đợi. Sauk hi rửa xe xong, B lái xe để trước tiệm, tắt máy đồng thời cài thắng tay và đi vào trong nhà chờ gọi A ra lấy xe. Khi B vừa quay vào trong gọi A thì xe bị tuột thắng tay lao xuống đỉnh đồi va vào 1 chiếc xe gắn máy do anh C điều khiển ( đúng luật giao thông). Hậu quả của tai nạn đó là xe của C hỏng nặng, C bị gãy xương vai phải điều trị nội trú tại bệnh viện 1 tuần, điều trị ngoại trú tại nhà 2 tháng. Xe ô tô của Y cũng phải hư hỏng sửa chữa mất 400 triệu. a. Theo anh ( chị) xác định chủ thể chịu trách nhiệm dân sự trong vụ việc trên? Cho biết đó là trách nhiệm gì? Nêu rõ căn cứ pháp lý áp dụng? ( 4đ). b. Anh (chị) xác định mức bồi thường thiệt hại mà từng chủ thể phải gánh chịu. Biết rằng C là thợ xây, mỗi tháng thu nhập 9 triêu. Khi C nằm viện thì D ( vợ của C) phải vào chăm sóc. Chi phí thuốc men của C mất 10 triệu đồng. Mỗi ngày bán vé số tại nhà, D kiếm được 100.000VND/ ngày. Trong khi điều trị ngoại trú tại nhà, C thỉnh thoảng có giúp D bán vé số. đáp án do nguồn nguy hiểm cao độ thì được 8đ. a. Sai vì còn phải có thiệt hại xảy ra và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại và thiệt hãi xảy ra. b. Sai nếu chủ thể gây ra hành vi trái pháp luật là người bị bệnh tâm thần thì sẽ ko chịu trách nhiệm bồi thường hoặc người chưa thành niên gây thiệt hại thì sẻ do người giám hộ bồi thường. c. Sai vì nếu con chưa thành niêm từ đủ 15 tuổi thì nếu có tài sản sẽ tự bồi thương bằng tài sản của mình, nếu ko có thì cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ bồi thường. Bài tập ôn sưu tầm KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO? 1. Việc chuyển giao quyền yêu cầu phải có sự đồng ý của nguời có nghĩa vụ SAI (k2 Đ309): Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo cho bên cho nghĩa vụ biết bằng văn bản, không cần sự đồng ý của bên có nghĩa vụ. 2. Việc chuyển giao nghĩa vụ sẽ làm chấm dứt hoàn toàn nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ chuyển giao với bên có quyền ĐÚNG (K2 Đ315) 3. Chỉ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bên vi phạm nghĩa vụ có lỗi SAI (K3 Đ623): Chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sd nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi trừ khi thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của bên bị thiệt hại; trong TH bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết 4. Thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời thứ ba là trường hợp nguời có quyền thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời đại diện ĐÚNG ( vì chủ thể của quan hệ nghĩa vụ không thay đổi, người có nghĩa vụ khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trước người có quyền ban đầu) 5. Khi không có thỏa thuận về thời hạn, bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ có đối tượng là tiền vào bất kỳ thời điểm nào cho bên có quyền SAI (theo K2 Đ285, nếu trong quan hệ nghĩa vụ đó pháp luật có quy đinh về thời hạn thì các bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn pháp luật quy định, hoặc nếu pháp luật không quy định thì có thể trả bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.) 6. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ phụ thuộc vào nơi cư trú của nguời có quyền, trừ khi pháp luật qui định khác SAI ( K1 Đ284, địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể do các bên thỏa thuận). 7. Bên có nghĩa vụ chỉ thực hiện nghĩa vụ khi bên có quyền yêu cầu SAI (vì: ví dụ như hành vi pháp lý đơn phương, một căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự, nếu có các điều kiện nhất định thì khi chủ thể bên kia thực hiện các điều kiện đó thì chủ thể có hành vi pháp lý đơn phương phải thực hiện nghĩa vụ mà không cần chủ thể bên kia yêu cầu). 8. Để phát sinh nghĩa vụ liên đới của nhiều nguời có nghĩa vụ với người có quyền, thì những nguời có nghĩa vụ phải có sự thống nhất về ý chí, hành vi và hậu quả trong việc làm phát sinh nghĩa vụ Sai 9. Khi một trong hai bên quan hệ nghĩa vụ chết thì quan hệ hệ nghĩa vụ đương nhiên chấm dứt SAI (vì: theo Đ384, Đ385) Khi các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định về việc nghĩa vụ phải do chính bên có nghĩa vụ thực hiện mà cá nhân chết hoặc pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt tồn tại thì nghĩa vụ mới chấm dứt. Khi các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc nvụ được thực hiện chỉ dành cho cá nhân hoặc pháp nhân, chủ thể khác là bên có quyền mà cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt thì nvụ cũng chấm dứt 10. Nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi nghĩa vụ hoàn thành được hiểu là bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ theo pháp luật qui định hoặc cam kết SAI (vì: theo Đ375, còn được hiểu là bên có nghĩa vụ thực hiện được một phần nghĩa vụ nhưng phần còn lại được bên có quyền miễn cho việc thực hiện tiếp). 11. Những tài sản được qui định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 đương nhiên là đối tượng của nghĩa vụ dân sự SAI ( phải thỏa mãn khoản 3 Điều 282: những ts có thể giao dịch được, những công việc có thể thực hiện được mà pháp luật không cấm, không trái với đạo đức xã hội) 12. Khi các bên trong quan hệ nghĩa vụ đều có nghĩa vụ với nhau thì được bù trừ nghĩa vụ cho nhau SAI ( theo Điều 380, phải cùng nghĩa vụ về tài sản cùng loại) 13. Bên có nghĩa vụ giao tiền mà chậm thực hiện nghĩa vụ thì phải nộp lãi suất quá hạn SAI ( theo Điều 305, chỉ khi các bên không có thỏa thuận gì khác hoặc pháp luật không có quy định khác). 14. Đối tượng của nghĩa vụ là tiền chỉ có thể là tiền đồng Việt Nam ĐÚNG (vì: Trong pháp luật dân sự thì ngoại tệ không được coi là tiền, bởi lẽ ngoại tệ không bao giờ được coi là công cụ thanh toán đa năng – một tính năng quan trọng nhất của tiền. Ngoại tệ phải được coi là một loại tài sản đặc biệt, thuộc nhóm hàng hóa hạn chế lưu thông. Chỉ những chủ thể nhất định (ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác, các tổ chức có chức năng hoạt động ngoại thương, …) mới được phép xác lập giao dịch đối với nó.) 15. Thực hiện nghĩa vụ dân sự đồng nghĩa với trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự SAI 16. Trong mọi trường hợp, mỗi chủ thể có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ riêng rẽ chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền ĐÚNG (theo Điều 297) 17. Hiệu lực của nghĩa vụ bổ sung phụ thuộc vào hiệu lực của nghĩa vụ cơ bản mà nó góp phần hoàn thiện nội dung ĐÚNG 18. Trường hợp nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hành vi pháp lý đơn phương, người có nghĩa vụ phải thực hiện đúng theo ý chí của chủ thể có hành vi pháp lý đơn phương nếu không sẽ bị xác định là vi phạm nghĩa vụ SAI ( ko đc coi là vi phạm nghĩa vụ mà nó sẽ không phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên). http://thanhtien109.blogspot.com/2011/05/cau-hoi-on-tap-khai-niem-chung-ve- nghia.html Khoa : Luật Dân Sự - Đại học Luật TP.HCM Thời gian : 75 phút - Được sử dụng tài liệu Câu I (4 điểm). Nhận định đúng sai và giải thích (có nêu cơ sở pháp lý): 1. Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. Sai nếu người đó là người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì cha mẹ, người giám hộ sẽ bồi thường 2. Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng khi tính mạng của thân nhân bị xâm phạm bao gồm cha, mẹ, vợ (chồng), con. Sai vì theo điểm b, khoản 2.3,mục II của NĐ 03/2006 thì còn có em, anh chị, ông, bà. 3. Trách nhiệm DS hỗn hợp là trách nhiệm khi thiệt hại do nhiều người gây ra. Sai là trách nhiệm do cả 2 bên cùng có lỗi. 4. Người gây ra thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu chứng minh được rằng họ hoàn toàn không có lỗi. sai trường hợp do nguồn nguy hiểm cao độ, ô nhiễm môi trường thì phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi. Câu II (2 điểm). Yếu tố lỗi ảnh hưởng như thế nào đối với Trách nhiệm BTTH ngoài HĐ? Câu III (4 điểm): Ông A vừa mua được một con ngựa đua trông rất đẹp và khỏe. Nhưng tính khí nó rất hung hăng và chưa thuần phục. Anh B (từng là nài ngựa giỏi và hiện là người huấn luyện ngựa đua chuyên nghiệp) đến xin HĐ làm công cho ông A để huấn luyện con ngựa nói trên. Ông A đã thông báo cho anh B biết về tính khí con ngựa và cũng tỏ ý không tin anh B có thể huấn luyện được chú ngựa. Nhưng anh B quả quyết mình thừa sức để làm việc đó. Được ông A đồng ý, anh B nhảy lên lưng ngựa, bắt ngựa chạy thật nhanh rồi ghìm cương bắt nó dừng lại. Được 1 vòng thì con ngựa hất anh B té. Nhưng anh B đã ngã đúng thế nên không sao. Lần thứ 2 anh B lại nhảy lên lưng ngựa, một tay ghìm cương thật mạnh, một tay dùng roi quất mạnh vào mông ngựa, hai chân thúc vào hông ngựa và la quát, dụng ý làm ngựa bị đau và sợ để thuần phục. Nhưng do bị đánh đau khiến con ngựa lồng lên hất anh B xuống sân cỏ và vùng chạy ra ngoài. Kết quả là anh B bị té gãy xương cẳng tay. Con ngựa chạy bừa ra ngoài đạp anh C bị thương. Hãy xác định trách nhiệm của ông A và anh B trong việc gây thiệt hại kể trên trong 2 trường hợp sau: 1) Anh B đã ký HĐ làm việc cho ông A. 2) Giữa các bên chưa thiết lập HĐ làm việc. Theo khoản 1 điều 625 thì ĐỀ THI MÔN LUẬT DÂN SỰ 2 Thời gian làm bài: 90 phút. Sinh viên được phép tham khảo tài liệu giấy khi làm bài thi Nội dung đề thi Câu 1 (4 điểm): Những quan điểm sau đây đúng hay sai? Hãy giải thích ngắn gọn. Nêu cơ sở pháp lý. a. Giao dịch giữa các bên trên cơ sở sự tự nguyện là một giao dịch hợp pháp. Sai theo điều 122 Bộ Luật Dân Sự 2005 b. Một cá nhân có hành vi đúng luật nhưng gây thiệt hại, thì đó chính là một căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự Sai điều 281 c. Tài sản dùng để ký cược là tài sản được dùng để bảo đảm cho bên mượn, bên thuê tài sản trả lại tài sản sau một thời gian nhất định. d. Nếu có hành vi vô tình xâm phạm, làm tổn thương nhân phẩm của người khác thì chỉ phải xin lỗi, nộp tiền phạt theo quy định của pháp luật. Sai điều 307, 308 Câu 2 (3 điểm): Hãy trình bày về trách nhiệm pháp lý của bên bán khi giao tài sản không đúng số lượng và chất lượng theo thỏa thuận. Trình bày, thể hiện được nội dung của Điều 435 (1,5 điểm) Trình bày, thể hiện được nội dung của Điều 436 hoặc của Điều 437 (1,5 điểm) Câu 3 (3 điểm): Ông B thuê ông A vận chuyển tài sản, theo đó A sẽ vận chuyển cho B một lượng hàng thực phẩm chứa trong 01 tàu chở hàng từ cảng X đến cảng Y trước ngày 24/12/2013. Các bên thống nhất thỏa thuận là: “A có nghĩa vụ bảo quản hàng trên đường vận chuyển, nếu xảy ra hư hỏng thì A phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”. Tuy nhiên, trên đường A chở hàng thì gặp cơn bão lớn. Dù gắng chống chọi bằng mọi cách với cơn bão nhưng sau đó gần 70% số hàng trên tàu bị hư hỏng. Ông B đã yêu cầu ông A bồi thường toàn bộ số hàng bị hư hỏng. Ông A không đồng ý bồi thường vì cho rằng mình không có lỗi gây ra số hàng hóa hư hỏng đó. Giữa A và B có tranh chấp. HỎI: 1. Giả sử thỏa thuận thuê chở hàng giữa B và A đươc xác lập bằng lời nói thì thỏa thuận này có được pháp luật công nhận không? Giải thích. Thỏa thuận giữa A sẽ được pháp luật công nhận trong trường hợp nội dung thỏa thuận đó là hợp pháp (0,5 điểm); dựa trên cơ sở Điều 122 (0,5 điểm) và Điều 536 Bộ luật Dân sự (0,5 điểm). 2. Với nhận thức pháp lý của mình, anh chị có hướng giải quyết tranh chấp nói trên như thế nào? .Trình bày được như thế nào là sự kiện bất khả kháng (1 điểm) theo Điều 161; nêu được việc A không phải bồi thường nếu A đã áp dụng được tất cả các biện pháp cần thiết nhưng vẫn không ngăn được thiệt hại xảy ra (0,5 điểm). Nhận định đúng sai? Giải thích tại sao? 2. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm hình sự đều là các trách nhiệm phát sinh theo qui định của pháp luật; Đúng, Trách nhiệm ngoài hợp đồng phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật 3. Cũng như trách nhiệm hình sự, người có lỗi vô ý chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhẹ hơn người gây thiệt hại có lỗi cố ý; Sai, dù lỗi cố ý hay vô ý đều phải chịu trách nhiệm bồi thường như nhau 6. Chứng minh lỗi của người gây thiệt hại là nghĩa vụ của bên bị thiệt hại; Sai 7. Chứng minh thiệt hại là nghĩa vụ của người gây thiệt hại; 8. Sét đánh vào cột điện, dây điện dứt văng xuống đường làm giật chết người đi đường. Trường hợp này không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; 9. Thời hiệu khởi kiện bồi thường thiệt ngoài hợp đồng chỉ tính từ thời điểm người bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản có thiệt hại; Sai nếu phát sinh từ ngày 01/01/2005 thì từ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, còn nếu phát sing trước ngày 01/01/2005 thì là 2 năm kể từ ngày 01/01/2005. 10. Dù gây thiệt hại với lỗi vô ý hay cố ý, người có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại như nhau; Đúng Đề thi môn Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (75") Câu I. Nhận định đúng sai và giải thích: 1/ Trách nhiệm dân sự hỗn hợp là TN mà trong đó lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại. Gợi ý: SAI: Trách nhiệm DS hỗn hợp là trách nhiệm BTTH phát sinh trong trường hợp mà người gây ra thiệt hại và người bị thiệt hại đều có hành vi trái PL, có lỗi, hành vi trái PL của mỗi người đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra – Điều 617 BLDS. (Nguồn: trang 419 – Đề cương các môn học – ĐH Luật TP.HCM). 2/ Khi thiệt hại do nhiều người gây ra thì những người đó phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Gợi ý: SAI: Nếu nhiều người cùng gây ra thiệt hại cho 1 chủ thể nhưng trong số các hành vi vi phạm PL đó chỉ có một hoặc một số hành vi có mối quan hệ nhân quả với hậu quả thiệt hại (là nguyên nhân quyết định, trực tiếp gây ra thiệt hại) còn các hành vi còn lại tuy vi phạm PL nhưng lại không có mối quan hệ nhân quả đối với thiệt hại (chỉ là điều kiện, là nguyên nhân thúc đẩy thiệt hại xảy ra nhanh chóng & thuận lợi hơn chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại) thì trách nhiệm của các chủ thể này là hoàn toàn độc lập với nhau. Mỗi chủ thể chỉ phải thực hiện phần trách nhiệm của mình và sau khi thực hiện xong, trách nhiệm đ ó chấm dứt. Khoa học pháp lý gọi đây là trách nhiệm DS riêng rẽ. 3/ Pháp nhân chỉ phải bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao. Gợi ý: SAI: Trong trường hợp pháp nhân là trường học, bệnh viện hay một tổ chức khác đang trực tiếp quản lý người dưới 15 tuổi, người mất NLHVDS thì nếu những người này gây thiệt hại trong thời gian được các pháp nhân này trực tiếp quản lý thì pháp nhân phải bồi thường (theo k1 & k2 Điều 621 BLDS). 4/ Một người gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại mà mình gây ra. Gợi ý: SAI : Một người gây thiệt hại cho người khác nhưng nếu thuộc các trường hợp miễn trừ trách nhiệm thì không phải bồi thường thiệt hại mà mình gây ra. Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường gồm: - Có sự kiện BKK. Ví dụ: Bão làm mái tôn của nhà anh A bay sang nhà anh B gây thiệt hại cho anh B về tài sản. - Người gây thiệt hại trong các trường hợp: PVCĐ (K1-Đ613); TTCT (K1-Đ614) - Người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi. - Người gây thiệt hại nhưng do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vd: Anh A,B,C thực hiện tháo dỡ nhà của anh D theo quyết định cưỡng chế tháo dỡ của UBND cấp có thẩm quyền. Câu II. Giải thích và nêu ý nghĩa của quy định tại khoản 2 điều 604 BLDS 2005. Gợi ý: Khoản 2 Điều 604 BLDS 2005 qui định: “Trong trường hợp PL quy định người gây TH phải BT cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng qui định đó”. Về nguyên tắc, trách nhiệm BTTH ngoài HĐ phát sinh khi có đầy đủ 04 điều kiện: - Có TH thực tế xảy ra. - Có hành vi vi phạm PL - Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm PL và hậu quả thiệt hại - Người gây thiệt hại phải có lỗi (NQ03/2006/NQ-HĐTP) Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể mà PL qui định, ví dụ như Khoản 3 Điều 623 (BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra), Điều 624 (BTTH do l àm ô nhiễm môi trường), thì việc BTTH được đặt ra ngay cả khi không có yếu tố lỗi. Đây là trường hợp chủ thể bị buộc phải chịu trách nhiệm pháp lý khách quan. Ở đây việc đặt ra trách nhiệm BTTH mà không xem xét đến yếu tố lỗi là nhằm bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Ở một góc độ khác, [...]... đới chịu trách nhiệm cùng B không khi chị là chủ xe, đồng thời anh B đưa chị đi công việc của chị Chị A là chủ xe, đồng thời anh B đưa chị đi công việc của chị nhưng chị A không có hành vi trái pháp luật, không có lỗi đối với thi t hại Thi t hại xảy ra hoàn toàn do anh B phóng nhanh, vượt ẩu, đi lấn đường Vì vậy, anh B phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ thi t hại 14 Trách nhiệm bồi thường thi t hại... tố tụng hình sự có lỗi gây oan do lỗi của mình có nghĩa vụ hoàn trả theo quy định của pháp luật - A có phải chịu trách nhiệm khi đã tố cáo B trộm cắp đến cơ quan điều tra không? A không phải chịu trách nhiệm bồi thường thi t hại vì việc A bị mất trộm và cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra không phải là hành vi trái pháp luật 16 Ai phải bồi thường khi ong bò vẽ gây thi t hại Ông A và ông B vốn là... dụng trách nhiệm bồi thường thi t hại do người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng gây ra không? A gây thi t hại cho N trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao Vì vậy, Tòa án huyện Z nơi A công tác có trách nhiệm bồi thường thi t hại do A gây ra A chỉ là bảo vệ của toà án, không phải là người có thẩm quyền tiến hành hoạt động xét xử, thi hành án Vì vậy, không áp dụng Điều 620 BLDS 2005 – Bồi thường thi t... thường thi t hại bức tường đổ là 2 triệu đồng? S cho rằng do anh tránh xe của B nên mới gây thi t hại, vì vậy, B phải bồi thường thi t hại cho anh và cho chị G - Xác định trách nhiệm bồi thường đối với thi t hại của G và S Đối với thi t hại của chị G: Mặc dù S là người gây thi t hại về tài sản cho chị G nhưng là gây thi t hại trong tình thế cấp thi t Để tránh thi t hại mà xe của B có thể gây ra, S không... trèo cây và tự gây thi t hại cho mình Vì vậy, ông B không phải chịu trách nhiệm Trong trường hợp này, theo Điều 617 BLDS 2005, thi t hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thi t hại, vì vậy, người bị thi t hại phải tự chịu Ông B là chủ sở hữu cây xoài nhưng không phải chịu trách nhiệm 19 Trách nhiệm bồi thường khi mượn ô tô gây thi t hại đến tính mạng, tài sản của người khác A có một chiếc xe 4 chỗ,... việc thi công có nhiều sai phạm Nhà sập là do móng không đủ để chịu lực và chất lượng thi công kém Căn cứ vào BLDS, anh chị hãy cho biết: 1 Lập luận của các bên ai đúng ai sai? Tại sao? 2 Ai phải bồi thường thi t hại cho anh E? Giải thích vì sao và nêu cơ sở pháp lý? Đề thi trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồngLớp QT31B Thời gian 75' Được sử dụng VBPL I - Lý thuyết 1 Nhận định a Cha mẹ phải bồi thường thi t... thi t hại cho T? Công an huyện là cơ quan đã ra lệnh tạm giữ T có trách nhiệm bồi thường thi t hại cho T theo Điều 10 Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH 11 của Uỷ ban thường vụ quốc hội Về bồi thường thi t hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra - T được bồi thường những thi t hại nào? Trong vụ việc trên, T được bồi thường các thi t hại sau: + Thi t hại về sức khoẻ... trường hợp thi t hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thi t hại hoặc do sự kiện bất khả kháng Vì vậy, B có trách nhiệm phải bồi thường thi t hại do cây đổ gây thi t hại cho bà C - N, M có phải chịu trách nhiệm gì không? N, M là người được B thuê chặt cây và mang cây về xưởng, vì vậy, N, M là người làm công của B Theo Điều 622 BLDS 2005, người thuê người làm công “có quyền yêu cầu người làm công có... vậy, theo Điều 627 BLDS 2005, anh T có trách nhiệm bồi thường thi t hại khi bức tường đổ gây thi t hại SOURCE: BÀI ĐƯỢC ĐĂNG DƯỚI SỰ ĐỒNG Ý CỦA TÁC GIẢ Khoa : Luật Dân Sự - Đại học Luật TP.HCM Thời gian : 75 phút - Được sử dụng tài liệu I- Lý thuyết : 1 Anh chị hãy trả lời Đúng/Sai và giải thích ngắn gọn (không quá 6 dòng) các nhận định sau: a) Người có hành vi trái PL gây thi t hại cho người khác thì... của anh E Anh E đòi ông A và nhà thầu liên đới bồi thường nhưng cả 2 đều không đồng ý Ông A nói: nhà sập do lỗi của ông D xây kém chất lượng Ông D cho rằng: mình đã bàn giao nhà cho ông A rồi nên ông A phải tự chịu trách nhiệm Cơ quan giám định chuyên môn xác định, đi đến kết luận rằng: tuy bản vẽ đúng yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với kết luận của bên khảo sát nhưng kết luận của bên khảo sát không chính . đúng sai? Giải thích tại sao? 2. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm hình sự đều là các trách nhiệm phát sinh theo qui định của pháp luật; Đúng, Trách nhiệm ngoài hợp đồng phát sinh. ông, bà. 3. Trách nhiệm DS hỗn hợp là trách nhiệm khi thiệt hại do nhiều người gây ra. Sai là trách nhiệm do cả 2 bên cùng có lỗi. 4. Người gây ra thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường. chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại như nhau; Đúng Đề thi môn Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (75") Câu I. Nhận định đúng sai và giải thích: 1/ Trách nhiệm dân sự hỗn