Vết thương là một vấn đề phổ biến lâm sàng và gánh nặng cho nhiều người bệnhdo đau đớn, khó chịu, tăng thời gian nằm viện và tăng viện phí (OMeara, 2008).Vết thương do phẫu thuật hay vết mổ được mô tả giống như là khâu cuối cùng củaquá trình phẫu thuật với sự khép lại của hai mép vết thương bằng chỉ khâu, keo dánhoặc kẹp (Wiley and Sons, 2008). Đa số các vết thương tạo ra do phẫu thuật thườnglành tốt. Tuy nhiên nếu vết mổ bị nhiễm khuẩn trong lúc phẫu thuật hay nhiễm trùngchéo do nhân viên y tế gây nên thì tiến trình lành vết mổ bị ảnh hưởng và sự lành diễn ra chậm hơn (Ovington, 2003). Thêm vào đó, vết mổ lành kém bị ảnh hưởng bởi nhiềuyếu tố như tuổi (Desai 1997), tình trạng nghèo dinh dưỡng (Keithley 1985) và số lượngvi khuẩn hiện diện trên bề mặt của vết mổ (Cruse 1980, Lawrence 1992, Watts 1988).Tình trạng nhiễm trùng vết mổ được xem là một trong những biến chứng sau phẫu thuật phổ biến nhất và tăng tỉ lệ tử vong (Wilson, 2004). Vì những lý do trên, ngày nay chăm sóc vết mổ luôn được xem là vấn đề trọng tâm để ngăn ngừa nhiễm khuẩn, để thúc đẩy vết mổ lành tốt luôn luôn là một thách thức cho ngành y tế và đặc biệt làđiều dưỡng, người trực tiếp thực hiện công tác này.
Trang 1TÍNH HIỆU QUẢ VỀ CHUYÊN MÔN VÀ KINH TẾ
CỦA THAY BĂNG VẾT MỔ SẠCH
GIỮA TĂM BÔNG Y TẾ SO VỚI KỀM-BÔNG VIÊN
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI:
CNĐD NGUYỄN THỊ NGỌC SƯƠNG
ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ
Năm 2011
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả về
số liệu trong nghiên cứu này là chính xác, trung thực và chưa từng được ai công bố
trước đây
NGUYỄN THỊ NGỌC SƯƠNG
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm tạ sự giúp đỡ quý báu của:
- Ban Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
- Ban Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy
- Ban Giám đốc Bệnh viện Bình Dân
GS Đỗ Đình Hồ, nguyên Trưởng khoa Khoa Điều dưỡngKỹ thuật Y học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
PGS Nguyễn Tấn Cường, Chủ nhiệm bộ môn Ngoại Đại học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh
- Phòng Điều dưỡng - Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
- Khoa Ngoại Tiêu hóa-Gan mật, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố
Hồ Chí Minh
- Khoa Ngoại Gan-Mật-Tụy, Bệnh viện Chợ Rẫy
- Khoa Ngoại Gan-Mật, Bệnh viện Bình Dân
Một nhóm chỉ có thể làm việc tốt khi các thành viên trong nhóm đều làm việc tốt.Chúng tôi rất may mắn và biết ơn khi đã có được những thành viên như thế, với sựgóp ý và chỉ dẫn tận tình của các Thầy và Ban Giám đốc bệnh viện Đại học Y DượcThành phố Hồ Chí Minh Công trình này khó mà hoàn thành nếu không có sự hỗ trợcủa nhóm nghiên cứu Chúng tôi muốn tri ân tất cả về sự cống hiến và giúp đỡ trongviệc hiện thực hóa giấc mơ mà chúng tôi hằng ấp ủ là cho ra đời những công trìnhnghiên cứu làm kim chỉ nam cho công việc hàng ngày của điều dưỡng trong việc
chăm sóc người bệnh
Thay mặt nhóm nghiên cứu:
CN Nguyễn Thị Ngọc Sương
Trưởng phòng Điều Dưỡng
Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM
Trang 4CỘNG SỰ
CN Đặng Mạch Minh Trung – Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM
Trang 5MỤC LỤC
66
Trang 6Kết quả cấy chén chung 39
Ý kiến điều dưỡng khi thực hiện quy trình thay băng của 2
Phiếu khảo sát của giám sát viên:
Phương pháp thay băng bằng kềm-bông viên
Phiếu khảo sát của giám sát viên:
Phương pháp thay băng bằng tăm bông
PHỤ LỤC B
Phiếu thu thập thông tin người bệnh:
Phương pháp thay băng bằng kềm-bông viên
Phiếu thu thập thông tin người bệnh:
Phương pháp thay băng bằng tăm bông
PHỤ LỤC C
Phiếu đánh giá của người bệnh:
Phương pháp thay băng bằng kềm-bông viên
Phiếu đánh giá của người bệnh:
Phương pháp thay băng bằng tăm bông
PHỤ LỤC D
Quy trình cấy vết mổQuy trình cấy chén chung chứa dung dịch rửa và sát khuẩnvết mổ
Kết quả khảo sát vi sinh vết mổKết quả khảo sát vi sinh chén chung
Danh sách người bệnh thay băng bằng tăm bông
Thỏa thuận tham gia nghiên cứu
THAM KHẢO
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BV ĐHYD Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
1 Chuẩn bị xe dụng cụ theo phương pháp sử dụng kềm và bông viên
2 Soạn mâm thay băng với phương pháp kềm và bông viên trong gói
15 So sánh chi phí thay băng giữa hai phương pháp 40
16 So sánh chi phí thay băng vết mổ nội soi giữa hai phương pháp 41
17 So sánh chi phí thay băng phẫu thuật mở giữa hai phương pháp 41
18 So sánh chi phí giữa hai nhóm kích thước vết mổ của phẫu thuật mở sử
19 Chi phí trung bình thực tế và nhu cầu của phương pháp kềm-bông viên 42
Trang 923 Thời gian trung bình từng giai đoạn theo quy trình thay băng của hai
28 Bảng tiền chênh lệch dụng cụ cố định giữa hai phương pháp thay băng 52
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
2 Nguy cơ nhiễm khuẩn do dụng cụ trong mâm quá sát với bên
5 Sử dụng tăm bông sát trùng trong tiêm thuốc và thay băng tại
8 Điều dưỡng chuẩn bị xe thay băng theo phương pháp sử dụng
15 Điều dưỡng chỉ cầm 1 tăm bông cho 1 lần thay băng thay vì cầm
Trang 11DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
2 Nhận xét của điều dưỡng về thao tác thực hiện của hai phương
3 Nhận xét của điều dưỡng về nguy cơ lây nhiễm giữa các vết mổ
4 Nhận xét của điều dưỡng về tính tiện lợi của hai phương pháp
Trang 12TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu này là để so sánh tính hiệu quả về chuyên môn và
kinh tế giữa hai phương pháp thay băng vết mổ sạch của kềm-bông viên và tăm bông
Mẫu khảo sát là 500 trong đó 250 mẫu kềm-bông viên và 250 mẫu tăm bông
Nghiên cứu tiến hành tại 3 bệnh viện lớn ở miền Nam và là nơi đào tạo thực hành
lâm sàng chủ yếu cho điều dưỡng; 3 bệnh viện đó là bệnh viện Đại học Y Dược
TP.HCM, bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Bình Dân Dữ liệu thu thập phân bố
tương đối đồng đều tại 3 bệnh viện, cụ thể 80 mẫu kềm-bông viên, 80 mẫu tăm bôngđược tiến hành tại 2 bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, bệnh viện Chợ Rẫy và 90
mẫu kềm-bông viên, 90 mẫu tăm bông được tiến hành tại bệnh viện Bình Dân
Công cụ (bảng câu hỏi) dùng để thu thập số liệu được xây dựng bởi chủ nhiệm
đề tài nghiên cứu và được hiệu chỉnh bởi nhiều chuyên gia đầu ngành của lĩnh vực
ngoại khoa Nội dung thu thập dữ liệu gồm 6 phần chính:
phần 1: thông tin hành chánh;
phần 2: chi phí và thời gian thực hiện;
phần 3: cấy vết mổ trước và sau thay băng;
phần 4: tình trạng người bệnh và vết mổ khi thay băng;
phần 5: nhận xét của điều dưỡng khi thay băng;
phần 6: đánh giá của người bệnh khi được thay băng Nghiên cứu được thiết kế
thực nghiệm lâm sàng có nhóm chứng
Về chuyên môn, kết quả cấy vết mổ sau thay băng cho thấy phương pháp
thay băng bằng tăm bông hiệu quả hơn với 99,2% không có sự hiện diện của vi khuẩn
trên bề mặt vết mổ so với 98% của phương pháp thay băng bằng kềm-bông viên
Trang 13Về chi phí, phương pháp thay băng bằng tăm bông thuyết phục hơn phương pháp
thay băng bằng kềm-bông viên ở cả hai loại phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở,
cụ thể trung bình sự khác biệt giữa phương pháp thay băng bằng kềm-bông viên và
phương pháp thay băng bằng tăm bông ở phẫu thuật nội soi là 4.974,52 (± 105,82) đ
với p < 0,000 độ tin cậy 95% và trung bình sự khác biệt giữa phương pháp thay băng
bằng kềm-bông viên và phương pháp thay băng bằng tăm bông ở phẫu thuật mở là
4.173,51 (± 241,52) đ với p < 0,000 độ tin cậy 95%
Về thời gian, trung bình thời gian từ lúc chuẩn bị đến lúc kết thúc thay băng
của kềm-bông viên là 449,42 (± 127,43) giây ≈7,49 (± 2,12) phút và thời gian của
tăm bông là 325,29 (± 98,43) giây ≈ 5,42 (± 1,64) phút; trung bình sự khác biệt là124,13 (± 10,18) giây≈2,07 (± 0,17) phút với p < 0,000 độ tin cậy 95%
Về sự hài lòng, người bệnh và điều dưỡng thực hành đều đánh giá cao
phương pháp thay băng bằng tăm bông vì phương pháp này tiện lợi, thời gian thaybăng nhanh, không bị chấn thương do mũi kềm và cảm giác an toàn – không lây
nhiễm so với kềm và bông viên
Kết luận: nghiên cứu này là một cải tiến phương pháp thay băng bằng
kềm-bông viên thành tăm kềm-bông; một cải tiến hiệu quả về chuyên môn, an toàn cho người bệnh
góp phần giảm gánh nặng về chi phí nằm viện cho người bệnh Ý tưởng chuyển đổi
phương pháp thay băng từ kềm-bông viên sang tăm bông đã đánh dấu một bước tiến
mang tính sáng tạo của người điều dưỡng thực hành và kết quả nghiên cứu này là
bằng chứng chứng minh chất lượng thực hiện quy trình thay băng an toàn, hiệu quả,
kinh tế, tiết kiệm thời gian, đem lại sự hài lòng cao cho người bệnh và nhân viên y tế
Trang 14CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vết thương là một vấn đề phổ biến lâm sàng và gánh nặng cho nhiều người bệnh
do đau đớn, khó chịu, tăng thời gian nằm viện và tăng viện phí (O'Meara, 2008)
Vết thương do phẫu thuật hay vết mổ được mô tả giống như là khâu cuối cùng của
quá trình phẫu thuật với sự khép lại của hai mép vết thương bằng chỉ khâu, keo dán
hoặc kẹp (Wiley and Sons, 2008) Đa số các vết thương tạo ra do phẫu thuật thường
lành tốt Tuy nhiên nếu vết mổ bị nhiễm khuẩn trong lúc phẫu thuật hay nhiễm trùng
chéo do nhân viên y tế gây nên thì tiến trình lành vết mổ bị ảnh hưởng và sự lành diễn ra
chậm hơn (Ovington, 2003) Thêm vào đó, vết mổ lành kém bị ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố như tuổi (Desai 1997), tình trạng nghèo dinh dưỡng (Keithley 1985) và số lượng
vi khuẩn hiện diện trên bề mặt của vết mổ (Cruse 1980, Lawrence 1992, Watts 1988)
Tình trạng nhiễm trùng vết mổ được xem là một trong những biến chứng sau phẫu thuật
phổ biến nhất và tăng tỉ lệ tử vong (Wilson, 2004) Vì những lý do trên, ngày nay
chăm sóc vết mổ luôn được xem là vấn đề trọng tâm để ngăn ngừa nhiễm khuẩn, để
thúc đẩy vết mổ lành tốt luôn luôn là một thách thức cho ngành y tế và đặc biệt làđiều dưỡng, người trực tiếp thực hiện công tác này
Bộ Y tế nước ta gần đây ban hành Thông tư 07/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác
điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện Từ khi chỉ thị và thông tư này
ban hành nhiệm vụ và chức năng của người điều dưỡng có nhiều thay đổi đáng kể
chuyển từ người thợ đến người chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp Thực hành dựa trên
chứng cứ, tham gia nghiên cứu khoa học với mục đích cải thiện chất lượng chăm sóc,
giảm chi phí điều trị, tăng sự hài lòng của dịch vụ chăm sóc là những công việc của
Trang 15người điều dưỡng ngày nay Với thực trạng người bệnh đông, công việc quá tải như
hiện nay, trong đó có cả thời gian thay băng chiếm quá nhiều thời gian của người
điều dưỡng đang là vấn đề gây nhiều tranh luận cho điều dưỡng làm sao thực hiệnđược thông tư của Bộ Y tế ban hành Để góp phần giải quyết vấn đề trên, sự cải thiệnphương pháp thay băng vừa đem lại kết quả an toàn, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí
nằm viện là vấn đề đang được nhiều nhà lãnh đạo quan tâm
Ngày nay, thay băng vết mổ có nhiều phương pháp được áp dụng như thay băng
bằng kềm-bông viên, thay băng bằng tăm bông hay găng vô khuẩn Tùy thuộc vào
loại vết mổ sạch hay nhiễm và vị trí vết thương mà người điều dưỡng linh động lựa
chọn phương pháp thay băng phù hợp Thay băng bằng tăm bông hiệu quả hơn
kềm-bông viên qua nhiều nghiên cứu đã chứng minh trước đây
Thực tế hiện nay tại nước ta, kềm-bông viên vẫn sử dụng để thay băng vết thương
hầu như ở tất cả các bệnh viện và tại các trường đào tạo điều dưỡng cũng đang
hướng dẫn sinh viên thực hành thay băng bằng phương pháp kềm-bông viên Đây làphương pháp thay băng từ rất lâu, việc sử dụng kềm-bông viên sẽ có nguy cơ lây nhiễm
trong quá trình thực hiện thay băng, di chuyển, tiệt khuẩn dụng cụ không đạt chuẩn
Hơn nữa, quá trình tiệt khuẩn dụng cụ đòi hỏi phải có dung dịch khử khuẩn dùng
ngâm rửa, nhiên liệu hấp dụng cụ, nhân công thực hiện… Đây là vấn đề làm tăng
chi phí điều trị cho người bệnh Mặt khác, nếu nhân viên y tế không tuân thủ
nguyên tắc vô khuẩn khi thay băng, sử dụng một kềm hoặc dùng một mâm thay băng
cho nhiều người bệnh thì có thể gây lây nhiễm chéo Do đó lý tưởng nhất khi chăm sóc
cho người bệnh thì nên sử dụng dụng cụ dùng một lần, không gây kích ứng chongười bệnh, khi tiêu hủy thì không có ảnh hưởng đến môi trường Để cải cách việcthay băng thì hiện nay có một số nước trên thế giới đã tiến hành sử dụng tăm bông làm
Trang 16phương tiện thay băng vết mổ cho người bệnh Việc thay bằng tăm bông sẽ đem lại
lợi ích là giảm nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện, giảm chi phí cho người bệnh,
tiết kiệm công sức và thời gian của điều dưỡng Ở nước ta hiện có một số bệnh viện
thực hiện việc thay băng bằng tăm bông nhưng quy trình thay băng thì chưa được
thống nhất Điều này, tùy thuộc vào điều kiện vật chất tại nơi thực hiện và tùy theo
nhận thức cảm tính của người điều dưỡng thực hiện
Cho đến nay, tại nước ta những vấn đề nghiên cứu về phương pháp thay băngchưa được tiến hành nhiều, và đặc biệt nghiên cứu về hiệu quả của việc thay băng giữa
tăm bông và kềm-bông viên còn nhiều hạn chế Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này nhằm so sánh tính hiệu quả của hai phương pháp thay băng tăm bông và
kềm-bông viên với mục đích chứng minh lợi ích của tăm kềm-bông trong việc đem lại hiệu quả
kinh tế như giảm chi phí, tiết kiệm công sức cho điều dưỡng và an toàn cho người bệnh
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá tính hiệu quả về kinh tế và chuyên môn của phương pháp thay băng vết mổ
sạch giữa tăm bông y tế và kềm-bông viên
Mục tiêu chuyên biệt:
1 So sánh chi phí vật tư tiêu hao của hai phương pháp
2 So sánh thời gian thực hiện hai quy trình thay băng
3 So sánh kết quả cấy vi khuẩn hiện diện tại vết mổ
Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này như là nỗ lực đầu tiên của tác giả trong việc góp phần cải thiện
chất lượng chăm sóc, cải cách quy trình thay băng truyền thống kềm-bông viên tiến đến
chuyên nghiệp trong công tác chăm sóc là sử dụng tăm bông để thay thế; tăm bông
Trang 17được sản xuất bởi quy trình công nghệ cao: sản xuất và tiệt khuẩn hàng loạt vì vậy
chất lượng sản phẩm đạt độ an toàn cho người bệnh cao Điều này đã giải phóng công sức,
thời gian của người điều dưỡng rất nhiều như: soạn xe, soạn mâm dụng cụ, cọ rửa
dụng cụ sau khi thay băng Tăm bông, công cụ dùng để thay băng sẽ được bổ sung vào
danh sách công cụ chuyên nghiệp cho người điều dưỡng thực hành và đánh dấu một
hiện tượng cải tiến chất lượng chăm sóc vết thương đạt hiệu quả cao tại Việt Nam
KHÁI NIỆM
Khái niệm dựa trên lý thuyết
Vết mổ là vết thương được tạo ra bởi phẫu thuật viên(2)
Theo CDC, nhiễm khuẩn vết mổ được phân chia 4 mức độ:
Mức độ 1 hay còn gọi vết mổ sạch
Mức độ 2 hay còn gọi vết mổ sạch nhiễm
Mức độ 3 hay còn gọi vết mổ nhiễm
Mức độ 4 hay còn gọi vết mổ bẩn
Khái niệm của nghiên cứu này
Vết mổ sạch là vết thương được tạo ra bởi phẫu thuật viên và nhiễm khuẩn vết mổ
thuộc mức độ 1 theo phân độ nhiễm khuẩn của CDC
Nhiễm trùng vết mổ
Theo CDC(15)định nghĩa nhiễm trùng vết mổ dựa theo 3 tiêu chuẩn chiến lược là:
Nhiễm trùng các cơ quan hay các khoang của vị trí mổ
Trang 18Nhiễm trùng bề mặt của vết mổ
Mô liên quan: da và mô dưới da
Dấu hiệu và triệu chứng: mủ chảy ra từ bề mặt vết mổ, đau, sưng, đỏ, nóng
Nhiễm trùng trong sâu của vết mổ
Mô liên quan: mô mềm trong sâu của vết mổ
Dấu hiệu và triệu chứng: mủ chảy ra từ trong sâu của vết mổ nhưng không từ cơ quan
hay khoang của cơ thể, vết mổ tự động vỡ ra hay do phẫu thuật viên mở ra khi
người bệnh có ít nhất các triệu chứng sau: sốt > 380C, đau tại chỗ vết mổ, có áp-xe hay
có bằng chứng khác của nhiễm trùng
Nhiễm trùng cơ quan hay khoang cơ thể
Mô liên quan: bất kỳ tạng nào, khoang nào của cơ thể
Dấu hiệu và triệu chứng: mủ chảy ra từ ống dẫn lưu đặt trong khoang hay cơ quan
cơ thể, áp-xe hay có bằng chứng khác của nhiễm trùng, được chẩn đoán bởi bác sĩ
Trang 19CHƯƠNG IITỔNG QUAN TÀI LIỆULỊCH SỬ THAY BĂNG
Cuối thế kỷ mười tám khi mà vi sinh học được công nhận là nguyên nhân gây ra các
bệnh truyền nhiễm, và từ đó các nguyên tắc của phép vô khuẩn, vệ sinh bắt đầu được
hiểu đầy đủ hơn theo lý thuyết về vi trùng được phát triển bởi ông Pasteur trong
khoảng thời gian 1860-1863 (Abedon, 1998) Vệ sinh bàn tay tốt và sử dụng chất
sát khuẩn để rửa vết thương được xem là hiệu quả bước đầu trong chiến lược ngăn ngừa
nhiễm khuẩn Bên cạnh đó, sự cải tiến phương pháp rửa vết thương của các điều dưỡng
theo quy trình vô khuẩn, mang găng tay, mặc áo choàng cũng đem lại hiệu quả
ngăn ngừa nhiễm khuẩn đáng kể (Adeyemo, 2005; Perelman, 2004; Balthazar 1982;
Tang, 2001; Tanner 2006)
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THAY BĂNG HIỆN NAY
Với phương pháp thay băng bằng kềm-bông viên chúng tôi nhận thấy những khuyết điểm
như tốn chi phí vật tư, tốn nhiều thời gian của điều dưỡng, không an toàn chongười bệnh, dễ lây nhiễm
Tốn chi phí vật tư:
Chi phí mua sắm vật tư tiêu hao cho mỗi bộ thay băng: mâm, bao plastic đóng gói
dụng cụ thay băng, thau dung dịch ngâm dụng cụ, hai chén chung đựng dung dịch,
hai kềm, găng rửa dụng cụ, kềm tiếp liệu, hộp bông viên, hộp gòn bao
Chi phí tiệt khuẩn dụng cụ: nhân công, mâm, thau dung dịch ngâm dụng cụ, hai
chén chung dung dịch, hai kềm, và hấp đồ vải, găng rửa dụng cụ, kềm tiếp liệu, hộp
Trang 20bông viên, hộp gòn bao, dung dịch sát khuẩn ngâm dụng cụ, hấp dụng cụ, dung dịch
thay băng vết thương còn dư sau khi thay băng người bệnh
Mất thời gian để chuẩn bị xe thay băng, soạn mâm, thời gian thay băng lâu, dọn dẹp dụng cụ, rửa dụng cụ, gói gởi hấp:
Hình 1- Hình xe thay băng bằng kềm và bông viên
Chuẩn bị cho xe thay băng: mâm, hộp bông viên, hộp gòn bao, dung dịch thay băng,
hộp khăn, hộp chén chung, thau có dung dịch sát khuẩn ngâm dụng cụ, hai túi rác,
bình kềm tiếp liệu
Chuẩn bị cho mâm thay băng: xé gói thay băng và sắp xếp lại dụng cụ trong mâm
thay băng, rót dung dịch nước muối và dung dịch sát khuẩn
Thời gian thay băng cho người bệnh: quan sát vết mổ trước khi soạn mâm thay băng,
tháo băng vết mổ, lấy kềm trong mâm, sắp xếp dụng cụ trong mâm
Thời gian dọn dẹp: thu dọn dụng cụ, thời gian ngâm và rửa, đóng gói, di chuyển và
tiệt khuẩn dụng cụ
Nguy cơ nhiễm khuẩn cao:
Dùng tay lấy kềm trong mâm, rót dung dịch rất dễ phạm vô khuẩn, mâm dụng cụ để
trên xe nhiều khi không thuận tay do khoảng cách giữa hai giường quá hẹp
Trang 21Hình 2 - Nguy cơ nhiễm khuẩn do dụng cụ trong mâm quá sát với bên ngoài mâm
Nguy cơ lây nhiễm cao:
Kỹ thuật thay băng bằng hai kềm: hai kềm tiếp liệu, hai kềm thay băng trực tiếp trên
vết mổ nên sự tiếp xúc khi trao bông viên rất có nguy cơ nhiễm, khi rửa dụng cụ rất có
nguy cơ găng thủng, việc ngâm rửa và đóng gói tại khoa cũng có nguy cơ lây nhiễm vàkhông đảm bảo tiệt khuẩn cũng như bảo quản dụng cụ, quá trình di chuyển dụng cụ
bẩn xuống khoa Tiếp liệu thanh trùng Do phải chuẩn bị dụng cụ đủ cho một vết mổ
nên điều dưỡng cần quan sát vết mổ trước khi thay băng nên việc mở băng vết mổ rồi
mới tiến hành chuẩn bị dụng cụ như thế rất có nguy cơ nhiễm và làm cho người bệnh
không an tâm
Hình 3 - Nguy cơ lây nhiễm khi tiếp liệu bông viên
Không tiện lợi
Thiếu hoặc không có dụng cụ thay băng nếu gặp sự cố mất điện, năng suất hoạt động
máy giới hạn nếu dụng cụ hấp nhiều máy sẽ quá tải
Trang 22Chi phí vật tư tiêu hao: số lượng bông viên trong gói chỉ theo một chỉ số nhất định vì
thế không phù hợp với số lượng bông viên cho một vết mổ; có khi vết mổ sử dụng
không hết bông viên; có khi vết thương quá rộng và nhiễm không đủ bông viên
thay băng nên điều dưỡng cần chuẩn bị thêm trên xe bình kềm tiếp liệu, hộp bông viên,
hộp gòn băng đắp
Nguy cơ chấn thương do mũi kềm:
Hình 4 – Nguy cơ chấn thương do mũi kềm
TỔNG QUAN TĂM BÔNG Y TẾ
Bệnh viện Nhân dân 115, Điều dưỡng Nguyễn Thị Tuyết Trinh[1]năm 2005 đã
tiến hành nghiên cứu về đề tài “so sánh phương pháp thay băng vết mổ sạch bằng
que gòn và thay băng bằng kềm tại bệnh viện Nhân dân 115” với mẫu nghiên cứu 80,
người bệnh có vết mổ sạch Kết quả, phương pháp thay băng bằng tăm bông tiết kiệmđược 3 phút 20 giây so với phương pháp thay băng bằng kềm-bông viên với kích thước
vết mổ khảo sát từ 10-20cm, trong đó thời gian thay băng trung bình của tăm bông
là 8,9 phút và thời gian trung bình của kềm là 12,2 phút, thống kê có ý nghĩa khác nhau
về thời gian thay băng của hai phương pháp ở ngưỡng p<0,0005 Sự nhanh gọn,
thuận tiện và dễ dàng của phương pháp thay băng bằng tăm bông cũng được đánh giá
Trang 23cao hơn phương pháp thay băng bằng kềm, thông kê có ý nghĩa ở ngưỡng p<0,0005.
Về chi phí, nghiên cứu này cũng cho chúng ta biết là chi phí cho một bộ thay băng
bằng tăm bông là 11.500 đ so với gói thay băng bằng kềm là 13.000 đ Gói thay băng
bằng tăm bông có giá 11.500 đ của nghiên cứu này bao gồm 5 miếng gạc, 20 que gòn
(đầy đủ bán kính khác nhau), 1 nhíp, 1 mâm nhựa, 1 khăn giấy trải mâm, 2 ly nhựa.Đây là 1 bộ dụng cụ thay băng được cải tiến từ bộ thay băng truyền thống củađiều dưỡng nhằm đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn khi tiến hành quy trình thay băng, và
sự thay thế từ kềm bằng inox sang kềm bằng nhựa cũng đã góp phần vào việc
nâng cao sự hài lòng của người bệnh và giảm tai biến do chấn thương mũi kềm
trong lúc thay băng Sự tiết kiệm thời gian thay băng đáng kể như tác giả đã chứng minh
ở trên Tóm lại, nghiên cứu này cho thấy với kích thước vết mổ từ 10-20cm điều dưỡng
nên chọn gói thay băng đóng sẵn của tăm bông y tế và phụ kiện; điều này sẽ tiết kiệm
được thời gian và chi phí cho điều dưỡng và người bệnh
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phẫu thuật nội soi (PTNS) là
phẫu thuật phổ biến tại các bệnh viện và PTNS sẽ là phẫu thuật của thế kỷ 21 như
dự đoán của chuyên gia phẫu thuật đầu ngành GS TS Nguyễn Đình Hối Giáo sư cũng
đã chứng minh thông tin trên qua bài giảng của thầy; ví dụ về sỏi túi mật bằngphương pháp PTNS tại bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM là 72% năm 1996; 76%năm 1997, 96% năm 1999, 100% năm 2010; và cả những phẫu thuật lớn như phẫu thuật
cắt đại tràng cũng đã tiến hành cắt qua nội soi, cụ thể tại Brazil tiến hành cắt 1.161
trường hợp trong 7 năm và tại bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cũng đã cắtđại tràng qua nội soi Vết mổ nội soi có kích thước rất nhỏ khoảng 1cm, tuy nhiên
cũng có vài trường hợp khó cần phải rạch rộng hơn để dễ thao tác vì vậy có khi vết mổ
kéo dài đến 3cm Kích thước vết mổ nội soi ngắn như thế nếu ta sử dụng gói thay băng
Trang 24đóng sẵn với 20 que gòn cố định thì chắc chắn sẽ bị lãng phí Vì vậy tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Sương(3)đã tiến hành nghiên cứu nhằm cải tiến chất lượng chăm sóc
và giảm chi phí trong điều trị, tác giả đã cải tiến phương pháp thay băng từ kềm-bông
viên sang bằng tăm bông với quy trình thay băng khác với quy trình thay băng của
Bộ Y tế và Nguyễn Thị Tuyết Trinh Sự khác nhau được thể hiện; thứ nhất là ở
hình dáng của gói thay băng chỉ có tăm bông hay còn gọi là gói tăm bông, mỗi gói tăm
bông gồm 5 que tăm bông với kích thướcφ15mm, với số lượng này điều dưỡng có thể
thay băng 1 đến 3 vết mổ nội soi và nếu trên người bệnh có thêm vết mổ khác thìđiều dưỡng có thể linh động lấy thêm tăm bông; thứ hai là quy trình thay băng: tác giả
không dùng 2 chén chung cho mỗi lần thay băng mà dùng 2 chén chung có nắp đậy để
đựng Povidine và nước muối nhúng tăm bông vô khuẩn và lưu 24 giờ vì kết quả cấy
chén chung có nắp đậy không có sự hiện diện của vi khuẩn; thứ ba: tác giả cấy vết mổ
sau thay băng của cả 2 phương pháp gồm 10 mẫu của kềm-bông viên và 40 mẫu củatăm bông, kết quả cả hai phương pháp thay băng hiệu quả ngang nhau đều không có sự
hiện diện của vi khuẩn Trong nghiên cứu này tác giả cũng đã báo cáo thay băng bằng
tăm bông nhanh hơn thay băng bằng kềm với 6,08±2,60 phút cho vết mổ trung bình
13,13±7,07 cm so với 8,46±3,46 phút cho vết mổ trung bình 13,43±7,71 cm; tăm bông
tiết kiệm chi phí hơn kềm-bông viên với 5.410,84 so với 6.502,85 đ với trung bình
vết mổ như nêu trên
Sau khi tác giả Nguyễn Thị Ngọc Sương đã chứng minh hiệu quả về chuyên môn
và kinh tế của tăm bông trong thay băng vết mổ năm 2007 thì tăm bông y tế được
áp dụng cho toàn bệnh viện nơi tác giả tiến hành nghiên cứu thay thế cho phương pháp
thay băng cổ điển trước đây
Trang 25Tại Đài Loan, Nhật, Singapore [11], Mỹ, tăm bông cũng đã được sử dụng để
thay băng vết thương, vết mổ, ống dẫn lưu và trong các thủ thuật khác Tại
Singapore [12], điều dưỡng còn sử dụng tăm bông thay thế việc dùng găng và kềm để
sát trùng trước khi tiêm thuốc như hiện nay ở Việt Nam đang sử dụng
Hình 5 - Sử dụng tăm bông sát trùng trong tiêm thuốc và thay băng tại Singapore
Tóm lại, tổng quan tài liệu ngoài nước cho thấy tăm bông y tế vẫn đang được
sử dụng thay băng, làm thủ thuật ở một số quốc gia như đã nêu ở trên, tuy nhiên
chúng tôi không tìm thấy nghiên cứu nào về chuyên đề này Tổng quan tài liệu
trong nước cũng đã chỉ ra nhiều ưu điểm của tăm bông y tế so với kềm-bông viên
trong việc thay băng vết mổ, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đủ thuyết phục
chứng minh tăm bông y tế an toàn, hiệu quả, tiết kiệm cho người bệnh và đơn vị
cung cấp dịch vụ y tế để tăm bông y tế được áp dụng rộng rãi ở nhiều bệnh viện
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tăm bông
Tính khoa học:
Sản xuất tăm bông là phương pháp sản xuất công nghệ dây chuyền và tiệt khuẩn
hàng loạt do đó cho chất lượng đồng nhất
Trang 26Tính tiện lợi:
Chuẩn bị xe thay băng: gồm 2 chén chung có nắp đậy, gói tăm bông, dung dịch rửa,
băng keo cố định và băng đắp Rót dung dịch thay băng một lần khi chuẩn bị xe
thay băng
Hình 6 - Gói tăm bông đã tiệt khuẩn
Không cần chuẩn bị mâm thay băng
Hình 7 - Xe dụng cụ phương pháp thay băng bằng tăm bông
Tiết kiệm vật tư, chi phí thay băng:
Chén chung được rót dung dịch khi chuẩn bị xe thay băng và sử dụng cho nhiều
người bệnh: tiết kiệm tiệt khuẩn chén chung, không tiêu hao dung dịch sau mỗi lần
thay băng
Trang 27Không mất thời gian phải mở vết mổ ra xem trước.
Tăm bông sử dụng vừa đúng với tình trạng vết mổ: người điều dưỡng không cần
suy nghĩ gắp bao nhiêu gòn cho phù hợp
Không tốn dung dịch sát khuẩn ngâm dụng cụ
Tiết kiệm chi phí tiệt khuẩn các dụng cụ: chỉ rửa và gởi hấp hai chén chung
Giải phóng công sức điều dưỡng:
Việc chuẩn bị xe thay băng đơn giản
Hạn chế việc vận chuyển dụng cụ tiệt khuẩn
Hạn chế pha dung dịch ngâm dụng cụ
Không soạn mâm thay băng nên hạn chế các động tác như: rót dung dịch vào chén
chung cho từng mâm thay băng, tiếp liệu bông viên, gắp dụng cụ vào mâm, quan sát
vết mổ trước khi thay băng
Tăm bông và quy trình sản xuất
Quy cách:
Tăm bông loại một đầu bông vô khuẩn
Đường kính đầu bông có 3 loại: 15mm, 10mm, 5mm
Đường kính que: 3mm
Chiều dài que: 152mm
Quy cách đóng gói: 5 tăm bông/gói
Yêu cầu kỹ thuật:
Nguyên liệu đầu bông: 100% bông xơ tự nhiên
Nguyên liệu que: 100% tre tự nhiên hay plastic
Yêu cầu về an toàn, vệ sinh, sức khỏe, môi trường:
Bông được tẩy trắng, sấy khô, tiệt trùng, đảm bảo không mang mầm bệnh và nấm mốc
Trang 28Đảm bảo vệ sinh, an toàn sức khoẻ và môi trường (quy trình tiệt trùng bằng Ethylen
Oxit)
Quy trình tiệt trùng bằng Ethylen Oxit:.
Ethylen Oxit (EO): là chất khí dễ cháy làm rát bề mặt cơ thể và phản ứng nhanh EO
không bền dưới nhiều điều kiện, có mùi hôi và gây quái thai, có ảnh hưởng bất lợi cho
chức năng của tinh hoàn và có thể làm tổn thương nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể
Trong nghiên cứu ung thư ở động vật, sự hít phải khí EO có thể tạo ra các khối u
bao gồm bệnh bạch cầu, u não, u vú, khi uống thuốc hoặc tiêm dưới da chỉ tạo u tại
vị trí tiếp xúc Một khảo sát đã thông báo về tỉ lệ chết và ung thư cao hơn đối với
người tiếp xúc thường xuyên với EO tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một
nghiên cứu nào có giá trị cảnh báo không nên sử dụng khí EO để tiệt khuẩn vật tư y tế
(Nguồn: do Công ty Việt Nam Gas cung cấp theo TCVN 7392: 2004 ; ISO 11135: 1994)
Trang 29CHƯƠNG IIIĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Chương này mô tả đối tượng, phương pháp sử dụng trong nghiên cứu, nơi tiến hành
nghiên cứu, mẫu, công cụ sử dụng thu thập dữ liệu, quy trình thay băng và phân tích
dữ liệu
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng có nhóm chứng
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Dân số đích:
Tất cả người bệnh được phẫu thuật sạch vùng bụng tại bệnh viện Đại học Y Dược
TP.HCM, bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Bình Dân
Nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu tại 3 bệnh viện, nơi mà ngoại khoa là khoa
chủ lực của cả 3 bệnh viện trong đó bệnh viện Bình Dân là bệnh viện ngoại khoa
và cả 3 bệnh viện là nơi đào tạo thực hành cho sinh viên đại học và sau đại học
Dân số nghiên cứu:
Tất cả người bệnh được phẫu thuật sạch vùng bụng được theo dõi và chăm sóc thay băng
vết mổ tại 3 bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Chợ Rẫy và Bình Dân thỏa tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn chọn bệnh:
Người bệnh hậu phẫu ngày thứ 2 sau các phẫu thuật sạch vùng bụng (thoát vị bẹn,
cắt dạ dày, cắt túi mật không bị viêm, cắt gan, u buồng trứng, u xơ tử cung, thai ngoài
tử cung vỡ)
Vết mổ mở có kích thước không quá 14cm
Trang 30Vết mổ nội soi số lượng không quá 3 vết mổ
Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ:
* Đối với người bệnh:
Trên 2 vết mổ mở
Có vết mổ nội soi kèm theo vết mổ mở
Các phẫu thuật sạch nhiễm (mổ u ruột non, u đại tràng…), phẫu thuật nhiễm (viêm
phúc mạc ruột thừa, thủng dạ dày…)
Vết mổ bị nhiễm trùng
Vết mổ có ống dẫn lưu
Mắc bệnh suy giảm miễn dịch (HIV); tiểu đường; các bệnh nội khoa nặng (suy tim,
suy gan, suy thận, bệnh tự miễn…)
Vùng da vết mổ bị trầy xước (từ nguyên nhân khác)
Không đồng ý tham gia nghiên cứu
* Đối với điều dưỡng tham gia nghiên cứu:
Thực hiện thay băng không đúng quy trình
CỠ MẪU
Công thức cỡ mẫu để so sánh 2 tỉ lệ
π1: Tỉ lệ cấy (+) ở nhóm kềm-bông viên: 5%
π2: Tỉ lệ cấy (+) ở nhóm tăm bông: 0%
β: lực mẫu = 90%
2 1 2
2 1
2 2
/ 1 2 2 1 1
)(
})1(2)
1()1({
−+
−
n
Trang 31α: xác suất sai lầm loại 1 = 5%
n = 242
Công thức cỡ mẫu để so sánh 2 trung bình
Zα: Với α = 0,05, Z(1-α/2) = 1,96
Zβ: Với lực mẫu là 90%, β = 10%, Z(1 – β)= 1,28
μ1: Thời gian thay băng vết mổ trung bình bằng kềm-bông viên là 7,12 phút
μ2: Thời gian thay băng vết mổ trung bình bằng tăm bông là 5,74 phút
σ1: Độ lệch chuẩn của thời gian thay băng bằng kềm-bông viên là 5
σ2: Độ lệch chuẩn của thời gian thay băng bằng tăm bông là 3,4
(Trong một nghiên cứu của chúng tôi so sánh hiệu quả của thay băng vết mổ cắt
túi mật bằng tăm bông y tế với thay băng bằng kềm-bông viên thực hiện năm 2007 tại
bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM ghi nhận thời gian thay băng vết mổ trung bình
bằng kềm-bông viên là 7,12 phút, thời gian thay băng vết mổ trung bình bằng tăm
bông là 5,74 phút)
n # 202 trường hợp
Để đảm bảo đạt các mục tiêu chúng tôi chọn cỡ mẫu lớn hơn (n = 242)
Chúng tôi chọn cỡ mẫu là 250 trường hợp cho mỗi nhóm vì phải thực hiện tại 3
bệnh viện: bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện 80
trường hợp cho mỗi nhóm (80 mẫu kềm-bông viên, 80 mẫu tăm bông) và bệnh viện
Bình Dân thực hiện 90 trường hợp cho mỗi nhóm (90 mẫu kềm-bông viên, 90 mẫu
tăm bông)
2 2 1
2 2
2 1
2 2 / 1 1
) (
) (
) (
= z− z−
n
Trang 32CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
Sử dụng bảng câu hỏi được xây dựng bởi người nghiên cứu, mỗi phương pháp thay băng
khảo sát phải được thu thập số liệu về:
1/ Thông tin hành chánh và bệnh lý của người bệnh (Bảng phụ lục A và B)
2/ Chi phí và thời gian thực hiện thay băng (Bảng phụ lục A)
3/ Tiến hành cấy vết mổ trước và sau khi thay băng (Bảng phụ lục A)
4/ Tình trạng người bệnh khi thay băng (Bảng phụ lục B)
5/ Tình trạng vết mổ khi thay băng (Bảng phụ lục B)
6/ Nhận xét của điều dưỡng khi thay băng (Bảng phụ lục B)
7/ Đánh giá của người bệnh khi thay băng (Bảng phụ lục C)
Để đảm bảo công tác thu thập số liệu chính xác Chúng tôi tổ chức huấn luyện
nhân viên theo quy trình:
Mỗi bệnh viện chọn 5 điều dưỡng tham gia nghiên cứu thực hiện công tác lấy mẫu (có
trình độ trung cấp trở lên và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm) đảm bảo:
Thực hiện đúng quy trình thay băng vết mổ theo bảng kiểm
Thực hiện ghi đầy đủ nội dung vào phiếu khảo sát của điều dưỡng
Thực hiện việc hướng dẫn người bệnh ghi đầy đủ nội dung vào phiếu khảo sát của
người bệnh
Giám sát viên (nhóm thực hiện nghiên cứu) thực hiện 2 nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1: Thực hiện đánh giá: kỹ thuật thay băng của điều dưỡng
Loại bỏ những trường hợp thay băng không đúng quy trình
Ghi nhận số lượng vật tư y tế sử dụng
Trang 33Cấy vết mổ: theo đúng bảng kiểm và thống nhất cách ghi nhận
Lần 1: sau khi tháo băng dơ
Lần 2: sau khi rửa và sát khuẩn vết mổ (trước khi đắp băng sạch lên vết mổ)
Nhiệm vụ 2: Cấy chén chung:
Lần 1: sau khi rót dung dịch chuẩn bị thay băng
Lần 2: sau khi hoàn tất thay băng vết mổ cho tất cả người bệnh được phân công
trong ngày
Mỗi bệnh viện tiến hành thực hiện 2 phương pháp thay băng bằng kềm-bông viên và
tăm bông
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THU THẬP SỐ LIỆU
Số liệu được thu thập qua mẫu bảng câu hỏi và đảm bảo tiêu chuẩn chọn bệnh và
loại trừ theo như quy định
THỜI GIAN THAY BĂNG VẾT MỔ
Người bệnh hậu phẫu ngày thứ 2 sau mổ các phẫu thuật sạch vùng bụng
Trang 34BẢNG KIỂM QUY TRÌNH THAY BĂNG
Thay băng vết mổ bằng kềm-bông viên với gói thay băng có sẵn
• Chuẩn bị xe dụng cụ
Hình 8 - Điều dưỡng chuẩn bị xe thay băng theo PP sử dụng kềm-bông viên
<Bảng 1> Chuẩn bị xe dụng cụ theo phương pháp sử dụng kềm và bông viên trong gói
10 Găng tay sạch dọn dụng cụ dơ (thay băng cho 5 trường hợp
thì sử dụng 1 đôi găng để rửa dụng cụ)
Trang 35• Soạn mâm thay băng:
Hình 9 - Mâm thay băng bằng kềm-bông viên trong gói plastic
<Bảng 2> Soạn mâm thay băng với phương pháp kềm và bông viên trong gói plastic
1 Mang khẩu trang, rửa tay
2 Quan sát vết mổ: mở vết mổ quan sát xong đắp băng lại và tiến hànhsoạn mâm thay băng
5 Dùng kềm tiếp liệu gắp 2 chén chung và đổ dung dịch vào chén chung
6 Dùng kềm tiếp liệu gắp kềm để chuôi kềm ra phần ngoài mâm
7 Gắp thêm bông viên (số lượng tùy vào vết mổ và kinh nghiệm của
điều dưỡng khi quan sát vết mổ)
Trang 36• Quy trình kỹ thuật thay băng (bảng kiểm) vết mổ bằng kềm-bông viên với gói thay băng có sẵn
<Bảng 3> Kỹ thuật thay băng bằng kềm-bông viên với gói thay băng có sẵn
1 Báo và giải thích cho người bệnh
2 Bộc lộ vùng vết mổ
3 Đặt tấm lót dưới vết mổ
4 Mang găng tay sạch
5 Tháo băng bẩn bằng găng sạch
6 Bỏ găng tay sạch
7 Sát khuẩn tay nhanh
8 Mang găng tay sạch mới
9 Sắp xếp dụng cụ trong mâm vô khuẩn cho phù hợp với tư thế thay băng
10 Gắp bông viên trong mâm vô khuẩn nhúng vào dung dịch rửa vết mổ vàtiếp liệu sang kềm thay băng để rửa vết mổ (động tác này được thực hiệncho từng lần rửa vết mổ)
11 Với phương pháp phẫu thuật mở:
Rửa ngay tại vết mổ: 2 lần
Rửa chung quanh vết mổ
Bên xa trước: 2 lần
Bên gần sau: 2 lần
Với phương pháp phẫu thuật nội soi cho 1 vết mổ:
Rửa ngay tại vết mổ: 1 lần
Rửa chung quanh vết mổ: 1 lần
12 Lau khô da bằng gạc
Với phương pháp phẫu thuật mở: lau khô 1 lần
Với phương pháp phẫu thuật nội soi: lau khô 1 lần cho mỗi vết mổ
13 Với phương pháp phẫu thuật mở:
Sát trùng da ngay tại vết mổ: 1 lần
Bên xa vết mổ: 1 lần
Bên gần vết mổ: 1 lần
Trang 37Điều dưỡng ghi nhận thời gian bắt đầu thực hiện quy trình đến khi kết thúc.
Hình 10 – Các bước thay băng bằng kềm-bông viên
Với phương pháp phẫu thuật nội soi:
Sát trùng 1 lần cho 1 vết mổ
14 Lấy miếng đắp trong mâm hay trong gói
15 Đặt miếng đắp lên vết mổ
16 Điều dưỡng cố định vết mổ bằng băng keo
17 Đổ bỏ dung dịch trong 2 chén chung
18 Bỏ chén chung và kềm vào thau chứa dung dịch sát khuẩn
19 Bỏ phần bông viên không sử dụng hết vào túi rác y tế
20 Bỏ găng tay
21 Cho người bệnh tiện nghi
22 Rửa tay
23 Mang găng tay sạch
24 Dọn dụng cụ dơ và chuẩn bị dụng cụ để đi tiệt khuẩn
25 Rửa tay
26 Ghi hồ sơ Kết thúc
Trang 38Thay băng vết mổ bằng tăm bông
Hình 11 - Xe dụng cụ phương pháp thay băng bằng tăm bông
Soạn mâm thay băng: Không thực hiện quy trình soạn mâm và không cần quan sát
trước vết mổ
Trang 39Quy trình kỹ thuật thay băng vết mổ bằng tăm bông (bảng kiểm):
<Bảng 5> Kỹ thuật tiến hành thay băng bằng tăm bông
1 Báo và giải thích cho người bệnh
3 Đặt tấm lót trên mặt giường, dưới vết mổ
4 Mang găng tay sạch
5 Tháo băng bẩn bằng găng sạch
8 Mang găng mới
10 Nhúng tất cả số lượng que cần rửa vết mổ vào trong hộp chén chung
xong đậy nắp hộp chén chung lại
11 Với phương pháp phẫu thuật mở:
Rửa ngay tại vết mổ: 2 lần
Rửa chung quanh vết mổ
Bên xa trước: 2 lần
Bên gần sau: 2 lần
Với phương pháp phẫu thuật nội soi cho 1 vết mổ:
Rửa ngay tại vết mổ: 1 lần
Rửa chung quanh vết mổ: 1 lần
12 Lau khô da bằng tăm bông
Với phương pháp phẫu thuật mở: lau khô 1 lần
Với phương pháp phẫu thuật nội soi: lau khô 1 lần cho mỗi vết mổ
13 Với phương pháp phẫu thuật mở:
Trang 4014 Bỏ găng
15 Sát khuẩn tay nhanh
16 Mở bao băng đắp và đắp lên vết mổ
17 Điều dưỡng cố định băng đắp bằng băng keo
18 Cho người bệnh tiện nghi
20 Ghi hồ sơ Kết thúc
Giám sát viên đánh giá thực hiện, ghi nhận thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc,
loại bỏ những trường hợp thực hiện thiếu bước qua bảng kiểm
Hình 12 - Các bước thay băng bằng tăm bông