1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Từ khi chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có quản lý của nhà nước, nước ta đã chứng kiến

82 1,4K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 569,5 KB

Nội dung

Từ khi chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có quản lý của nhà nước, nước ta đã chứng kiến

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Từ khi chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thịtrường có quản lý của nhà nước, nước ta đã chứng kiến sự bùng nổ hàngloạt các doanh nghiệp ở hầu hết các ngành với các loại hình đa dạng phongphú Doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động sảnxuất kinh doanh và đầu tư tài sản cố định Trong đó, nguồn vốn vay ngânhàng là nơi doanh nghiệp hướng đến đầu tiên Điều đó đã kéo theo sự pháttriển không ngừng cả về chất và lượng trong lĩnh vực cho vay của các ngânhàng, góp phần điều chuyển vốn từ các nơi dư thừa vốn sang các doanhnghiệp đang thiếu vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Tuynhiên hoạt động cho vay của ngân hàng vừa là hoạt động đem lại nhiều lợinhuận nhất cho ngân hàng nhưng cũng là hoạt động đem lại rất nhiều rủi

ro Nhất là trong thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, việc cạnh tranh trênthị trường rất gay gắt, các doanh nghiệp không những phải cạnh tranh vớicác đối thủ trong nước mà còn bị “đe dọa” bởi các tập đoàn quốc tế có vốnlớn xâm nhập thị trường Tình hình đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗlực không ngừng nếu không có thể dẫn đến phá sản và không trả nợ đượcngân hàng Trong khi đó, hoạt động của ngân hàng là thu hút nguồn tiềngửi của dân cư và các tổ chức khác để cho vay, nếu xảy ra rủi ro sẽ manglại các hậu quả vô cùng to lớn và có thể dẫn đến việc sụp đổ cả hệ thống tàichính Điều đó khiến các ngân hàng luôn luôn phải đặt chất lượng cho vaylên hàng đầu Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Ngoạithương Hà Nội, được tiếp xúc với quy trình vay vốn của các doanh nghiệp

và nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng cho vay

doanh nghiệp nên em đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội” làm đề tài

chuyên đề tốt nghiệp của mình

Trang 2

Đề tài nghiên cứu về chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhưng

em tập trung vào phân tích các chỉ tiêu về mục tiêu an toàn của ngân hàngbởi đây là nội dung rất đáng được quan tâm tại Ngân hàng Ngoại thương

Hà Nội Sau một thời gian thực tập tại Chi nhánh em đã tìm hiểu được một

số nét cơ bản để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp của mình Cơ cấu chuyên

đề tốt nghiệp của em được chia làm ba phần:

Chương I Tổng quan về chất lượng cho vay đối với các doanhnghiệp tại các ngân hàng thương mại

Chương II Thực trạng chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp tạiNgân hàng Ngoại thương Hà Nội

Chương III Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng chovay đối với các doanh nghiệp tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

Chuyên đề tốt nghiệp của em được thực hiện dựa trên phương phápnghiên cứu duy vật biện chứng kết hợp với những thực tế em quan sát vàtiếp cận được tại cơ sở thực tập Những nghiên cứu trong chuyên đề tốtnghiệp mang tính chất khách quan và định hướng nhằm tìm cách đưa ranhững giải pháp đóng góp cho sự hoàn thiện trong hoạt động cho vay củaNgân hàng Ngoại thương Hà Nội Sau đây là những vấn đề em đã nghiêncứu được!

Trang 3

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM)

1.1 Vài nét cơ bản về doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp

Theo luật doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế

có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinhdoanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện một, một sốhoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sảnphẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi

Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại doanh nghiệp như tính chịutrách nhiệm, tư cách pháp lý của doanh nghiệp, hình thức sở hữu của doanhnghiệp, quy mô

Phân theo hình thức sở hữu của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp ởViệt Nam bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty tráchnhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên doanh và doanh nghiệp tưnhân

Phân theo quy mô thì các doanh nghiệp được phân thành doanhnghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong đó, doanh nghiệp vừa và nhỏđược hiểu là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanhtheo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc có

số lao động hàng năm không quá 300 người

1.1.2 Nhu cầu vay vốn Ngân hàng của các Doanh nghiệp

Khó khăn nổi bật nhất hiện nay của các doanh nghiệp này là vấn đề

về vốn Các doanh nghiệp hầu hết đều muốn bổ sung vốn để đầu tư vào tàisản lưu động và tài sản cố định

Do nhu cầu vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định là rất lớn nênthông thường doanh nghiệp khó có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn để đầu

Trang 4

tư vào tài sản lưu động Khi có sự thiếu hụt về nguồn vốn ngắn hạn, cácdoanh nghiệp thường sử dụng đòn bẩy tài chính – đi vay ngân hàng để bùđắp nguồn vốn ngắn hạn bị thiếu hụt Sự thiếu hụt vốn ngắn hạn của doanhnghiệp có thể xảy ra do dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh nghiệp có

sự chênh lệnh về thời gian và doanh số hoặc do nhu cầu gia tăng đầu tư tàisản lưu động đột biến theo thời vụ Do vậy, nhu cầu vay vốn ngắn hạn cóthể chia thành: nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên và nhu cầu tài trợngắn hạn thời vụ

Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên xuất phát từ sự chênh lệchhoặc không ăn khớp nhau về thời gian và quy mô giữa tiền vào và tiền racủa doanh nghiệp Khi doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa và thu được tiền thì

đó là dòng tiền vào Ngược lại khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu hoặchàng hóa dự trữ cho sản xuất kinh doanh thì đó là dòng tiền ra Nếu tiền chi

ra lớn hơn dòng tiền vào, doanh nghiệp cần bổ sung thiếu hụt Khoản thiếuhụt này trước hết bổ sung từ vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả khác

mà doanh nghiệp có thể huy động được Phần còn lại doanh nghiệp sẽ đivay ngân hàng

Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ xuất phát từ đặc điểm thời vụ củahoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khiến cho nhu cầu vốnngắn hạn tăng đột biến Chẳng hạn, công ty sản xuất chế biến xuất khẩutôm có thể có nhu cầu vốn ngắn hạn tăng đột biến vào mùa thu hoạch tôm.Khi ấy doanh nghiệp cần tài trợ vốn ngắn hạn ngân hàng để bổ sung nhucầu vốn mang tính thời vụ

Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn nhằm để tài trợcho việc đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư một phần vào tài sản lưu độngthường xuyên Về nguyên tắc, doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn chủ

sở hữu hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu để tài trợ cho những loại tài sảnnày Nhưng nguồn vốn chủ sở hữu có giới hạn còn phát hành cổ phiếu và

Trang 5

trái phiếu cũng gặp nhiều khó khăn nên thông thường doanh nghiệp thườngvay vốn dài hạn ngân hàng.

Thực tế cho thấy rằng đối với các doanh nghiệp hiện nay thì phươngthức bổ sung vốn bằng cách vay từ các ngân hàng thương mại là hợp lýnhất Vì vậy mà các ngân hàng thương mại ngày càng có vai trò quan trọngtrong việc giúp các doanh nghiệp phát triển, mở rộng hoạt động

1.2 Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại NHTM

1.2.1 Định nghĩa cho vay.

Cho vay là một trong bốn hình thức cấp tín dụng tại NHTM, cùngvới bảo lãnh, cho thuê và chiết khấu Trong đó, tín dụng ngân hàng là quan

hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trongmột thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, trong đó tổ chức tín dụnggiao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạnnhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi

1.2.2 Phân loại cho vay

Dựa vào mục đích cho vay:

- Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm

và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực côngnghiệp, thương mại và dịch vụ

- Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để

bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp,thương mại, dịch vụ

- Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản

xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, laođộng, nhiên liệu, v.v

- Cho vay các định chế tài chính (financial institution loans) bao

gồm cấp tín dụng cho các ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tàichính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và các định chế tài chính khác

Trang 6

- Cho vay tiêu dùng cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu

tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền, và các khoản cho vay đểtrang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tíndụng

Dựa vào thời hạn cho vay:

Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vàotài sản lưu động Cho vay ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn và Ngânhàng có thể áp dụng cho vay trực tiếp, cho vay theo món hoặc hạn mức, cóhoặc không cần đảm bảo, dưới hình thức chiết khấu, thấu chi hoặc luânchuyển

Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản

cố định, cải tiến kỹ thuật, mua công nghệ

đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu

tư có quy mô lớn với thời gian sử dụng lâu dài Những khoản cho vay trung

và dài hạn có vai trò rất lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng:

thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín củabản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay

đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ banào khác

Dựa vào phương thức cho vay:

Là hình thức cho vay qua đó NHTM cho phép người vay được chitrội trên số dư tiền gửi thanh toàn của mình đến một hạn mức nhất định và

Trang 7

trong khoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạn mức thấuchi Cho vay thấu chi được thực hiện khi đặc điểm hoạt động thu và chi củakhách hàng không phù hợp về thời gian và quy mô Do đó hình thức chovay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng chủ động và kịp thời trongquá trình thanh toán Cho vay thấu chi là hình thức cho vay ngắn hạn, linhhoạt, thủ tục cho vay đơn giản, phần lớn không cần tài sản đảm bảo Chovay thấu chi có thể cấp cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhân vài ngày trongtháng và vài tháng trong năm với mục đích để khách hàng (doanh nghiệp)trả lương, mua hàng và chi các khoản phải trả, phải nộp khác Hình thứcnày nhìn chung chỉ sử dụng đối với các khách hàng tin cậy và có thu nhậpđều đặn.

Là hình thức cho vay đối với khách hàng không có nhu cầu vay vốnthường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi Chỉ khi

có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay Ngân hàng, vốnvay của Ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳsản xuất kinh doanh Nghiệp vụ cho vay trực tiếp từng lần tương đối đơngiản, ngân hàng có thể kiểm soát từng món vay tách biệt Hình thứuc chovay này thường phải có tài sản đảm bảo và giá trị món vay được xác địnhdựa vào giá trị tài sản đảm bảo

Là nghiệp vụ cho vay theo đó Ngân hàng thoả thuận cấp cho kháchhàng hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng là số dư nợ tối đa mà ngân hàngcấp cho khách hàng tại mọi thời điểm

Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vaymượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sảnxuất kinh doanh Đối với hình thức này, Ngân hàng không ấn định trướcngày trả nợ Chỉ khi khách hàng có thu nhập, Ngân hàng sẽ thu nợ, do đótạo chủ động trong quản lý ngân quỹ của khách hàng Tuy nhiên do các lần

Trang 8

vay không tách biệt thành các kỳ hạn nợ nên ngân hàng khó kiểm soát hiệuquả sử dụng vốn của từng lần vay Ngân hàng chỉ có thể phát hiện vấn đềkhi khách hàng nộp báo cáo tài chính, hoặc dư nợ lâu không giảm sút.

Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển củahàng hoá Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn Ngân hàng có thểcho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng đầu nămhoặc quý, người vay phải làm đơn xin vay luân chuyển Ngân hàng vàkhách hàng thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, cácnguồn cung cấp hàng háo và khả năng tiêu thụ Hạn mức tín dụng có thểđược thoả thuận trong một năm hoặc vài năm Đây không phải là thời hạnhoàn trả mà là thời hạn để ngân hàng xem xét lại mối quan hệ với kháchhàng và quyết định có cho vay nữa hay không tuỳ mối quan hệ giữa ngânhàng và khách hàng cũng như tình hình tài chính của khách hàng

Việc cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá nên cả ngân hànglẫn doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá để dựđoán dòng ngân quỹ trong thời gian tới

Người vay cam kết các khoản vay sẽ được trả cho người bán và mọikhoản thu bán hàng đều dùng để trả vào tài khoản tiền vay trước khi đượctrích trả lại tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng

Khi vay, khách hàng chỉ cần gửi đến ngân hàng các chứng từ hoáđơn nhập hàng và số tiền vay cần vay Ngân hàng cho vay và trả tiền chongười bán Theo hình thức này, giá trị hàng hoá mua vào (có hoá đơn, hợppháp, hợp lệ, đúng đối tượng) đều là đối tượng được ngân hàng cho vay,thu nhập bán hàng đều là nguồn để chi trả cho ngân hàng Ngân hàng sẽcho vay theo tỷ lệ nhất định tuỳ theo đối tượng và chất lượng quan hệ nợnần của người vay Các khoản phải thu và cả hàng hoá trong kho trở thànhvật đảm bảo cho khoản cho vay Cho vay luân chuyển thường áp dụng đối

Trang 9

với các doanh nghiệp thương nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kìtiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyên với ngân hàng.

Cho vay luân chuyển rất thuận tiện cho các khách hàng Thủ tục vaychỉ cần thực hiện một lần cho nhiều lần vay Khách hàng được đáp ứng nhucầu vốn kịp thời, vì vậy việc thanh toán cho người cung cấp sẽ nhanh gọn

Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay:

 Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợmột lần khi đáo hạn

 Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp

 Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể màtuỳ khả năng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào

Dựa vào đối tượng vay:

Cho vay doanh nghiệp: Khách hàng vay là những doanh

nghiệp có nhu cầu về vốn để tích luỹ tư bản phục vụ cho hoạt động mởrộng sản xuất kinh doanh của mình Cho vay doanh nghiệp có tác dụngđảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp diễn ra liên tục và không ngừngphát triển

người trực tiêp vay vốn với mục đích phục vụ cho các hoạt động của bảnthân Cá nhân có thể vay vốn để sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ cho nhucầu tiêu dùng của họ

1.2.3 Đặc điểm và nguyên tắc cho vay của NHTM

1.2.3.1 Đặc điểm của hoạt động cho vay tại các NHTM

Thứ nhất, cho vay là hoạt động kinh doanh chính của các NHTM Đồng thời đây cũng là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng.

Khả năng cho vay đối với khách hàng chính là lý do cơ bản để cácngân hàng được cơ quan quản lý cấp giấy phép hoạt động Mọi người đềumong muốn các ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế thông

Trang 10

qua việc cấp tín dụng, đáp ứng nhu cầu tài chính của các doanh nghiệp vàcác cá nhân với một mức lãi suất hợp lý Rõ ràng, cho vay là chức năngkinh tế hàng đầu của các ngân hàng Các NHTM chủ yếu sử dụng nguồntiền mà mình huy động được để thực hiện hoạt động cho vay, đồng thời lợinhuận chính của các ngân hàng cũng bắt nguồn từ các khoản cho vay này.

Do đó, các khoản cho vay thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản cócủa ngân hàng Hiệu quả của hoạt động cho vay sẽ quyết định sự tồn tại vàphát triển của chính bản thân NHTM

Thứ hai, cho vay là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất cho ngân hàng

Bên cạnh tính sinh lời, hoạt động cho vay đem lại rủi ro rất lớn chongân hàng Rủi ro cho vay là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàngphải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trảđầy đủ vốn và lãi Khi thực hiện một hoạt động cho vay cụ thể, ngân hàngkhông dự kiến là khoản cho vay đó sẽ bị tổn thất Tuy nhiên những khoảncho vay đó luôn hàm chứa rủi ro do vấn đề thông tin không cân xứng xảy

ra trước và sau khi khoản vay được thực hiện Thứ nhất, loại rủi ro về lựachọn đối nghịch Ngân hàng có thể cho khách hàng không có khả năng trả

nợ vay nhưng món vay lớn và từ chối các khách hàng tiềm năng do họ chưachứng minh đủ các thông tin cần thiết liên quan đến phương án sử dụngvay hay khả năng trả nợ ngân hàng Thứ hai là rủi ro đạo đức xảy ra khikhách hàng đã vay được vốn sau đó dùng khoản tiền vay để thực hiện saimục đích, gây thất thoát vốn của ngân hàng đồng thời khiến khách hàngkhông trả được nợ Ngoài ra, do các thay đổi bất thường trên thị trườngvượt quá khả năng phán đoán của ngân hàng như thay đổi lãi suất và tỷ giá,khủng hoảng nợ dây chuyền, những thay đổi trong quyết định của Chínhphủ cũng có thể tạo ra rủi ro trong kinh doanh của người người đi vay lẫnngân hàng khiến hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ gặp rủi ro lớn

Trang 11

Các nguyên nhân trên khiến ngân hàng đòi hỏi các khách hàng phải

có tài sản đảm bảo đối với các khoản vay hoặc các doanh nghiệp có uy tín

và mối quan hệ thân thiết với ngân hàng

1.2.3.2 Các nguyên tắc cho vay

Việc vay vốn ngân hàng là nhu cầu tự nguyện của khách hàng và là

cơ hội để ngân hàng cấp tín dụng và thu lợi nhuận từ hoạt động của mình.Tuy nhiên, hoạt động cho vay liên quan đến việc sử dụng vốn huy động củakhách hàng nên phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định Nói chung,doanh nghiệp vay vốn ngân hàng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

gian xác định:

Các khoản cho vay của ngân hàng chủ yếu có nguồn gốc từ cáckhoản tiền gửi của khách hàng và các khoản ngân hàng vay mượn từ cánhân và các tổ chức tài chính khác Ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả

cả gốc và lãi các khoản vay mượn này như đã cam kết Do đó, ngân hàngluôn yêu cầu người nhận tín dụng phải hoản trả vốn gốc và lãi đúng vớicam kết trong hợp đồng Đây là điều kiện để ngân hàng tồn tại và pháttriển, cơ sở để ngân hàng lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh của mìnhtrong tương lai đồng thời có hướng điều chỉnh kịp thời các hoạt độngkhông còn phù hợp và hiệu quả

thoả thuận trong hợp đồng:

Mục đích sử dụng vốn không trái với quy định của pháp luật và cácquy định của NHNN cũng như NHTM Ngân hàng chỉ cho khách hàng vayvốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi ngành nghề đượcphép theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề (nếucó) của khách hàng và phục vụ hợp pháp nhu cầu đời sống của khách hàng

có hiệu quả để đảm bảo khả năng thu hồi vốn (gốc) và lãi

Trang 12

Thông thường, ngân hàng đòi hỏi khách hàng phải có tài sản đảmbảo hoặc phải chứng minh được dự án của khách hàng là khả thi và có khảnăng tạo ra lợi nhuận để trả nợ ngân hàng Do các khoản cho vay có haiđặtính là tính sinh lời và rủi ro luôn đi kèm với nhau nên ngân hàng thườngyêu cầu doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo cho Ngân hàng

1.2.4 Nguồn vốn để cho vay

Ngân hàng huy động nguồn tiền từ doanh nghiệp, các tổ chức tàichính, các cơ quan đoàn thể và từ dân cư để cho vay và tài trợ cho nền kinh

tế thông qua các hình thức tài trợ khác như đầu tư, góp vốn kinh doanh.Nếu phân chia theo hình thức huy động, nguồn vốn của ngân hàng đượcchia thành tiền gửi, tiền vay và nguồn khác

Chiếm khoảng 60% tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởng hàngnăm của các ngân hàng Do đặc tính vô danh của tiền nên ngân hàng có thểtoàn quyền sử dụng số tiền gửi của khách hàng trong thời gian khách hàngchưa đến rút tiền để đem cho vay Tuy nhiên, các khoản tiền gửi này phảithanh toán với khách hàng ngay khi có yêu cầu Đặc biệt đối với tiền gửingắn hạn, thường nhạy cảm với các biến động của lãi suất, tỷ giá, chu kỳchi tiêu và nhiều nhân tố khác Do đó các ngân hàng thường không biếtchính xác việc thay đổi quy mô và kết cấu của tiền gửi Nếu ngân hàng sửdụng một lượng lớn tiền gửi ngắn hạn để đem cho vay dài hạn sẽ rất nguyhiểm Nó sẽ tác động trực tiếp đến nhu cầu thanh khoản của ngân hàng

Trong danh mục nguồn vốn của Ngân hàng thương mại, tiền gửi làđối tượng phải trhực hiện quy chế dự trữ bắt buộc, do vậy chi phí thực tếthường cao hơn phần lãi phải trả cho người gửi tiền

Các khoản vay thường là với thời hạn và quy mô xác định trước, do

đó tại thành nguồn ổn định cho ngân hàng Tuy nhiên do phải dự phòng rủi

ro lớn hơn (cộng với mức thu nhập và các chi phí hoạt động hợp lý của

Trang 13

ngân hàng) nên lãi suất trả cho tiền đi vay thường lớn hơn lãi suất trả chotiền gửi với cùng kỳ hạn.

Các khoản vay Ngân hàng Trung ương và vay trên hệ thống liênngân hàng có lãi suất thấp nhưng thường là các khoản vay nóng để bảo đảmkhả năng thanh toán tức thời cho ngân hàng Muốn mở rộng quy mô vaytrên thị trường liên ngân hàng, các ngân hàng cần vươn tới thị trường liênngân hàng quốc tế với khả năng phân tích rủi ro lãi suất và rủi ro hối đoái

đủ sức phòng tránh được những rủi ro về lãi suất và tỷ giá

Các ngân hàng có thể huy động được nguồn vốn thông qua việc pháthành các giấy tờ trung vài dài hạn, đây là hình thức huy động vốn đóng vaitrò quan trọng trong việc tạo và gia tăng các nguồn vốn trung và dài hạncho ngân hàng Ngân hàng có thể sử dụng nguồn này để cho vay các doanhnghiệp và người tiêu dùng để mua sắm thiết bị và bất động sản

1.2.5 Hoạt động cho vay doanh nghiệp tại các NHTM

Cho vay doanh nghiệp là hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng

sẽ cấp tín dụng cho các khách hàng là các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn

để tích lũy tư bản phục vụ cho hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh củamình Cho vay doanh nghiệp có tác dụng đảm bảo cho hoạt động của doanhnghiệp diễn ra liên tục và không ngừng phát triển

1.2.5.1 Điều kiện vay

Mặc dù khi cho vay, ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp vay vốn phảiđảm bảo các nguyên tắc chung nhưng trên thực tế không phải doanh nghiệpnào cũng có thể tuân thủ đúng các nguyên tắc này Do vậy, để giúp choviệc đảm bảo các nguyên tắc vay vốn, ngân hàng chỉ xem xét cho vay khidoanh nghiệp thỏa mãn một số điều kiện vay nhất định Các điều kiện vayvốn của doanh nghiệp bao gồm:

 Có tư cách pháp nhân

 Có mục đích vay vốn hợp pháp

Trang 14

 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

 Có phương án sản xuất kinh doanh, phục vụ khả thi và có hiệu quả

 Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định củaChính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1.2.5.2 Hồ sơ vay vốn

Khi có nhu cầu vay vốn, doanh nghiệp gửi cho ngân hàng giấy đề nghịvay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn Doanhnghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp phápcủa các tài liệu gửi cho ngân hàng Ngân hàng hướng dẫn các loại tài liệucho doanh nghiệp cần gửi cho ngân hàng phù hợp với đặc điểm của từngloại doanh nghiệp, loại cho vay và khoản vay Thông thường, bộ hồ sơ vayvốn gồm có:

 Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất

 Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợvay

 Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết

1.2.5.3 Thẩm định và quyết định cho vay

Để có căn cứ ra quyết định cho vay hay không, các NHTM đều xâydựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập vàphân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định vàcho vay Khi thẩm định, ngân hàng sẽ xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệuquả của dự án đầu tư, phương thức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự

án đầu tư, phương án phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả nợ vay củadoanh nghiệp để ra quyết định cho vay Ngân hàng quy định cụ thể và niêm

Trang 15

yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyết định cho vay hoặckhông cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, kể từ khi nhận được đầy

đủ hồ sơ vay vốn và thông tin cần thiết của khách hàng Trường hợp quyếtđịnh không cho vay, ngân hàng phải thông báo cho doanh nghiệp bằng vănbản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay

1.2.5.4 Hợp đồng tín dụng

Việc cho vay của ngân hàng và doanh nghiệp phải được lập thànhhợp đồng tín dụng Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay,mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thờihạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ

và những cam kết khác được các bên thỏa thuận Ngoài ra, hợp đồng tíndụng cũng cần nêu rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên: doanh nghiệp và ngânhàng

Khách hàng doanh nghiệp có quyền:

- Từ chối yêu cầu của ngân hàng không đúng với các thỏa thuận tronghợp đồng tín dụng

- Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng theo quy địnhcủa pháp luật

Về mặt nghĩa vụ, khách hàng vay vốn ngân hàng có nghĩa vụ:

- Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đếnviệc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thôngtin, tài liệu đã cung cấp

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích, thực hiện đúng các nội dung đãthỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và các cam kết khác

- Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng nhữngthỏa thuận về việc trả nợ vay và thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm nợvay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng

Về phía mình, ngân hàng có quyền:

Trang 16

- Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, khả năng tài chính củadoanh nghiệp trước khi quyết định cho vay.

- Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điềukiện vay hoặc phương án vay vốn không có hiệu quả, không phùhợp với quy định của pháp luật hoặc ngân hàng không có nguồn vốn

nợ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu người bảo lãnh thựchiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với trường hợp khách hàng được bảolãnh vay vốn

- Miễn giảm lãi vốn vay, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ thực hiệntheo quy định; mua bán nợ theo quy định của NHNN Việt Nam vàthực hiện việc đảo nợ, khoanh nợ, xóa nợ theo quy định của Chínhphủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam

Về mặt nghĩa vụ, ngân hàng có nghĩa vụ: Thực hiện đúng thỏa thuậntrong hợp đồng tín dụng; Lưu giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định củapháp luật

1.2.5.5 Giới hạn cho vay

Trang 17

Trong hoạt động cho vay, ngân hàng thương mại bị giới hạn cho vaytheo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo an toàn Cácgiới hạn cho vay khi cho vay ngắn hạn bao gồm:

 Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá15% vốn tự có của ngân hàng, trừ trường hợp đối với những khoảncho vay từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức và

cá nhân Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15%vốn tự có của ngân hàng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn

từ nhiều nguồn thì các ngân hàng có thể cho vay hợp vốn theo quyđịnh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 Tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quankhông được vượt quá 50% vốn tự có của ngân hàng, trong đó mứccho vay đối với đối với một khách hàng không được vượt quá 15%vốn tự có của ngân hàng

 Trong trường hợp đặc biệt, khi được Thủ tướng chính phủ cho phépđối với từng trường hợp cụ thể, ngân hàng có thể cho vay vượt quámức giới hạn cho vay theo quy định vừa nêu

 Việc xác định vốn tự có của các ngân hàng để làm căn cứ giới hạncho vay được thực hiện theo quy định của NHNN Việt Nam

1.2.5.6 Vai trò của hoạt động cho vay

Do mục tiêu lớn nhất của các ngân hàng thương mại là nhằm tănggiá trị tài sản của chủ sở hữu nên các ngân hàng luôn tìm mọi biện pháp đểthu được mức lợi nhuận cao nhất Các ngân hàng chỉ có thể đạt được mụctiêu này một cách tốt nhất thông qua hoạt động cho vay và cung ứng dịch

vụ thanh toán cho nền kinh tế

Thứ nhất, ngân hàng thu được lợi nhuận rất lớn từ các khoản cho vaydoanh nghiệp do nước ta là một nước đang chuyển hóa từ nền kinh tế tậptrung bao cấp sang nền kinh tế thị trường nên số lượng các doanh nghiệp

Trang 18

trên thị trường hiện nay đang gia tăng một cách chóng mặt Các doanhnghiệp thường có nhu cầu vay vốn rất cao, đây lại là các khoản vay lớn nênngân hàng sẽ thu được lợi nhuận rất lớn từ các khoản cho vay doanhnghiệp

Thứ hai, thông qua hoạt động cho vay, NHTM có thể điều hòa vốn,hạn chế rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng do các doanh nghiệp kinh doanhtrên rất nhiều các lĩnh vực, sản phẩm đa dạng phong phú nên các khoản chovay được phân tán rủi ro Hoạt động cho vay cũng góp phần củng cố mốiquan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, hỗ trợ và cùng nhau phát triển

Việc cấp tín dụng của ngân hàng giúp doanh nghiệp bổ sung vốnthiếu hụt đảm bảo cho doanh nghiệp có thể duy trì và mở rộng sản xuấtkinh doanh Nguồn vốn vay ngân hàng có tác dụng như một đòn bẩy tàichính, giúp cho doanh nghiệp cơ cấu lại nguồn vốn kinh doanh, đảm bảocho hoạt động sản xuất kinh doanh được thông suốt Không một doanhnghiệp nào lại không cần đến sự huy động vốn từ bên ngoài Có rất nhiềukênh huy động vốn như tín dụng thương mại, phát hành cổ phiếu, tráiphiếu, vay vốn ngân hàng Tuy nhiên, nguồn vốn vay ngân hàng luôn đượccác doanh nghiệp hướng đến đầu tiên do ngân hàng có thể đáp ứng đượcnhu cầu vốn của doanh nghiệp một cách kịp thời và nhanh chóng, nhất làtại các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh theo mùa, nhu cầu vay

nợ ngắn hạn lớn thì nguồn vốn vay ngân hàng luôn là sự lựa chọn hàngđầu Còn việc thu hút vốn từ thị trường chứng khoán hay thị trường tráiphiếu sẽ gặp nhất nhiều thủ tục rườm rà, nhất là trong giai đoạn thị trườngsuy giảm thì khả năng huy động vốn từ thị trường tiền tệ là bất khả thi Do

đó, doanh nghiệp luôn ưu tiên lựa chọn nguồn vốn vay ngân hàng

1.3 Chất lượng cho vay

1.3.1 Khái niệm chất lượng cho vay

Trang 19

Đối với mỗi ngân hàng, hoạt động cho vay luôn là hoạt độngsinh lời nhiều nhất nhưng cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất chongân hàng Vì vậy các ngân hàng thường quan tâm đến việc nâng cao chấtlượng cho vay nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình Vậy chấtlượng cho vay là gì?

Thông thường người ta hay đề cập đến khái niệm chất lượng tíndụng Trong đó chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh mức

độ đáp ứng yêu cầu về vốn của ngân hàng đối với sự phát triển của môitrường bên ngoài, thể hiện sức mạnh của ngân hàng trong quá trình cạnhtranh để tồn tại

Tuy nhiên đề tài này chỉ xét trên khía cạnh cho vay, một khía cạnhchính của tín dụng, nên em chỉ nghiên cứu hoạt động tín dụng của ngânhàng đơn thuần là hoạt động cho vay và chất lượng tín dụng của ngân hàngđược đánh giá thông qua chất lượng cho vay

Vậy chất lượng cho vay là một khái niệm vừa mang tính chất địnhluợng vừa mang tính chất định tính phản ánh mức độ đáp ứng yêu cầu vềvốn của ngân hàng đối với sự phát triển của môi trường bên ngoài, nhằmđánh giá hoạt động cho vay của ngân hàng có thể đáp ứng được hai mụctiêu an toàn và sinh lời hay không

Chất lượng cho vay được cụ thể hoá bằng các số liệu tính toán đượcđồng thời cũng thể hiện một cách trừu tượng qua các yếu tố như năng lựccán bộ tín dụng, khả năng thu hút khách hàng, đảm bảo quy trình tín dụng

1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay

1.3.2.1 Đối với ngân hàng

Mục tiêu sống còn của các ngân hàng là kinh doanh thu được lợinhuận nhưng phải đảm bảo an toàn cho ngân hàng, do đó việc nâng caochất lượng tín dụng là việc các ngân hàng luôn đặt lên hàng đầu Khi mộtkhoản cho vay được đảm bảo chất lượng nghĩa là khoản cho vay đó đem lại

Trang 20

hiệu quả tức là đem lại lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời cũng đảm bảo

an toàn cho ngân hàng

Việc đảm bảo chất lượng cho vay sẽ tránh cho ngân hàng khỏi khảnăng lâm vào khủng hoảng có thể dẫn đến phá sản khi khách hàng khôngtrả được nợ Đây là nhiệm vụ mà bất cứ ngân hàng nào cũng cố gắng thựchiện tốt Do việc sụp đổ của một ngân hàng sẽ dẫn tới sự ảnh hưởng tới cả

hệ thống và cả nền kinh tế, nên các ngân hàng đều nỗ lực hết mình để nângcao chất lượng cho vay, giảm tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Nhờ đảm bảo chất lượng cho vay mà ngân hàng có thể thực hiện tốtvai trò trung gian điều tiết nền kinh tế của mình Ngân hàng sẽ huy độngvốn từ nhiều dân cư và các tổ chức dư thừa vốn để chuyển cho nhữngdoanh nghiệp đang thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh Nâng caochất lượng cho vay sẽ khiến ngân hàng tự hoàn thiện mình, nâng cao chấtlượng các trang thiết bị máy móc hiện đại trong ngân hàng để phục vụ đượckhách hàng tốt hơn, do đó sẽ tạo được cảm tình của khách hàng và có thểthu hút thêm được nhiều khách hàng mới đồng thời tạo được mối quan hệlâu dài tốt đẹp với khách hàng cũ

Để đảm bảo chất lượng các khoản vay, cán bộ tín dụng trong ngânhàng phải không ngừng nâng cao năng lực nghiệp vụ thẩm định tín dụngcũng như năng lực chăm sóc khách hàng, thu thập thông tin khách hàng.Nhờ đó, các cán bộ tín dụng của ngân hàng ngày càng chuyên nghiệp hơn,

xử lý các món vay nhanh chóng hơn, rút gọn thời gian xử lý các hồ sơ vaykhốn, giúp doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn nhanh hơn Điều đó giúpngân hàng thu hút được nhiều khách hàng và có thể cạnh tranh với cácngân hàng khác trong khu vực

1.3.2.2 Đối với doanh nghiệp

Việc nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng trước hết tạo cơ hộicho các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận và sử dụng vốn vay của ngân hàng

từ đó hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp Hầu hết các doanh

Trang 21

nghiệp đều có nhu cầu hỗ trợ vốn lớn và thường xuyên, đặc biệt là nhu cầuvốn ngắn hạn Đối với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân với đặcđiểm hạn chế về năng lực tài chính cũng như nhỏ hẹp về quy mô nên khảnăng tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng là rất khó so với cácdoanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn lớn hơn

Khi doanh nghiệp xin vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp phải cóphương án sản xuất kinh doanh khả thi để có thể thuyết thục được ngânhàng cấp tín dụng cho đơn vị Do đó, bản thân các doanh nghiệp phải nỗlực không ngừng, xác định được phương hướng sản xuất kinh doanh phùhợp với năng lực cũng như đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thịtrường Điều đó giúp cho doanh nghiệp có thêm được nhiều cơ hội pháttriển sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh, khẳng định được vị thế của mìnhtrên thị trường Nâng cao chất lượng cho vay ngân hàng cũng góp phầngiúp các doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất Do nguồn vốn chủ sở hữu

có phần hạn chế nên nhờ các khoản cho vay của ngân hàng mà doanhnghiệp có cơ hội được đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh với quy mô lớnhơn

Khi ngân hàng nâng cao chất lượng cho vay, đồng nghĩa với việcthời gian xử lý hồ sơ vay vốn ngân hàng sẽ được rút ngắn, giúp cho cácdoanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn vay nhanh chóng, kịp thời,đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được xuyên suốt Cùng với đó,doanh nghiệp sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của ngân hàng, do đóbản thân doanh nghiệp sẽ tự mình nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh,phát triển sản suất Có thể nói, việc nâng cao chất lượng cho vay đối vớidoanh nghiệp của ngân hàng góp phần tạo động lực cho doanh nghiệp trongviệc nâng cao năng lực quản lý cũng như sử dụng vốn một cách hiệu quảnhất

Hơn nữa, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ từ nay đến năm

2010 phải đẩy mạnh công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và

Trang 22

trong tình hình thị trường chứng khoán đang phát triển, các doanh nghiệpđang có xu hướng chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần nhiều hơn để

có cơ hội được niêm yết trên thị trường chứng khoán, tiếp cận với nguồnvốn vay mới Để làm được điều đó, điều đầu tiên các doanh nghiệp phảiđáp ứng được đó là phải có đủ số vốn yêu cầu Do đó, doanh nghiệp nàokhông có đủ điều kiện sẽ phải tìm cách để huy động cho đủ số vốn yêu cầu.Khi đó, nguồn vốn tài trợ của ngân hàng sẽ đóng góp một phần quan trọngvào việc giúp các doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện đó

Với những ý nghĩa trên, việc nâng cao chất lượng cho vay đối vớidoanh nghiệp đã đóng góp vai trò to lớn vào sự phát triển của doanhnghiệp

1.3.3 Các chỉ tiêu đo lường chất lượng cho vay tại các NHTM

Hoạt động cho vay đạt chất lượng tốt khi nó đạt được những mụctiêu đặt ra Khi ngân hàng cung cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hànghướng tới hai mục tiêu cơ bản là an toàn và sinh lời Ngoài ra, ngân hàngcòn mong muốn thỏa mãn tối đa nhu cầu về vốn của khách hàng Vì vậycác chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng cần đolường được mức độ đạt được các mục tiêu trên

- Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đối với một khách hàng khôngđược vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng

- Tổng mức cho vay và bảo lãnh của ngân hàng đối với một kháchhàng không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng

Trang 23

- Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đối với một nhóm khách hàng cóliên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của ngân hàng, trong

đó mức cho vay đối với đối với một khách hàng không được vượtquá 15% vốn tự có của ngân hàng

- Tổng mức cho vay và bảo lãnh của ngân hàng đối với một nhómkhách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có củangân hàng

Đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất rủi ro tín dụng của ngân hàng Trongđó:

Tỷ lệ này phản ánh mức độ rủi ro trong các khoản tín dụng củakhách hàng Tỷ lệ nợ xấu cao phản ánh mức độ rủi ro cao trong hoạt độngtín dụng tức là chất lượng cho vay tại ngân hàng là chưa cao Mỗi ngânhàng phải đảm bảo cho mình một tỷ lệ nợ xấu tối thiểu phù hợp với quy môcủa ngân hàng và quy định của NHNN Đồng thời nó cũng gián tiếp phảnánh một phần năng lực của các cán bộ tín dụng trong việc thực hiện quy

trình thẩm định tín dụng khi cho vay

Chỉ tiêu này cũng phản ánh mức độ rủi ro trong các khoản tín dụng củangân hàng, nó chỉ rõ tỷ lệ các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, nợ khó đòi trêntổng dư nợ Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàngđang chứa đựng rủi ro cao do khả năng mất vốn là rất lớn Ngược lại nếu tỷ

lệ này thấp, tương ứng với đó là tỷ lệ nợ nhóm 1 trên tổng dư nợ cao, nghĩa

là các khoản cho vay tại ngân hàng được an toàn và có khả năng trả đượcnợ

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn

Tổng dư nợ tín dụng x 100%

Trang 24

Đây là một chỉ tiêu phản ánh khá rõ nét hoạt động cho vay của ngânhàng có được đảm bảo an toàn hay không Tỷ lệ này được tính bằng dư

nợ của các tài sản có đảm bảo trên tổng dư nợ Tỷ lệ này cao chứng tỏ cáckhoản cho vay của ngân hàng đã được đảm bảo bằng các tài sản thế chấp,nếu có rủi ro xảy ra với khách hàng làm ăn thua lỗ hoặc không trả được

nợ ngân hàng, ngân hàng có thể bán hoặc thanh lý tài sản thế chấp để thulại vốn cho vay Còn nếu tỷ lệ này thấp chứng tỏ ngân hàng đã cho kháchhàng vay vốn theo hình thức tín chấp quá nhiều, khi có rủi ro xảy ra ngânhàng dễ có khả năng bị mất trắng khoản vốn cho vay

dụng của ngân hàng:

Hồ sơ vay vốn của khách hàng phải được thẩm định và kiểm duyệtqua các bộ phận chuyên trách rồi mới được trình Ban giám đốc ký, sau đómới đến giai đoạn giải ngân Số ngày khách hàng phải chờ trước khi nhậnđược quyết định tín dụng của ngân hàng chỉ ra rằng chất lượng thẩm định

và xử lý hồ sơ vay vốn của các cán bộ tín dụng của ngân hàng có tốt haykhông Nếu thời gian này được rút ngắn, chứng tỏ cán bộ tín dụng tạingân hàng đã thực hiện tốt chức năng của mình để đáp ứng kịp thời nhucầu vay vốn của ngân hàng Chỉ tiêu này cũng phần nào nói lên được mức

độ thỏa mãn của các khách hàng khi vay vốn tại ngân hàng Nếu thời gian

xử lý hồ sơ xin vay vốn ít, doanh nghiệp sẽ tiếp cận được nguồn vốn vay

nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp

Mục tiêu sinh lời

Chỉ tiêu này được đo bằng lãi từ hoạt động tín dụng trên tổng dư nợcho vay Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ hoạt động cho vay đã đem lại nhiềulợi nhuận cho ngân hàng đồng thời các khoản cho vay đạt hiệu quả khi thuđược lãi Tuy nhiên, tỷ lệ này chưa đánh giá hết được chất lượng cho vaytại ngân hàng vì các khoản vay gia hạn thời hạn vay vẫn có thể trả được lãi

Trang 25

nhưng nợ lại gốc Vì vậy để đánh giá tốt chất lượng cho vay phải dựa vàonhiều tiêu chí khác nữa.

Chỉ tiêu này phản ánh thực tế tình hình sinh lời tại ngân hàng đồng thờiphản ánh phần nào hoạt động cho vay tại ngân hàng có gặp rủi ro haykhông Nếu tỷ lệ này thấp, nghĩa là số lãi ngân hàng không thu về đượccao, như vậy các món cho vay tại ngân hàng không thu về được lãi và ngânhàng phải cơ cấu, trích dự phòng lại các khoản nợ này

Chỉ tiêu này được tính bằng hiệu số giữa thu lãi từ hoạt động cho vay vàchi phí hoạt động cho vay trên tổng dư nợ Chỉ tiêu này phản ánh mức độsinh lời từ hoạt động cho vay tại ngân hàng Nếu tỷ số này cao, nghĩa là cáckhoản cho vay tại ngân hàng đem lại hiệu quả, ngân hàng thu được nhiềulợi nhuận từ hoạt động cho vay Các ngân hàng đều đang cố gắng giảm chiphí hoạt động tín dụng, huy động được nhiều nguồn với chi phí rẻ, để làmtăng tỷ lệ lãi ròng/tổng dư nợ

Trang 26

Sự tuân thủ các quy định và chính sách tín dụng của NHNN và của chính Ngân hàng:

Sự an toàn của ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinhdoanh của bản thân ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến cả hệ thống tàichính và nền kinh tế nói chung Do đó, nếu ngân hàng tuân thủ các quyđịnh của NHNN và của chính ngân hàng về việc trích lập dự phòng rủi rođầy đủ theo quyết định 493, các quy định về giới hạn cho vay, đối tượngcho vay, vay có tài sản đảm bảo thì ngân hàng sẽ hạn chế được rất nhiềurủi ro phát sinh trong quá trình cho vay

Ngân hàng phải đảm bảo đủ thanh khoản để cho khách hàng vayvốn Các khoản cho vay trung và dài hạn phải được đảm bảo bằng nguồnvốn trung và dài hạn Bởi nếu ngân hàng dùng các khoản vốn ngắn hạnđem cho vay dài hạn, trong trường hợp cần kíp ngân hàng sẽ gặp khủnghoảng về thanh khoản, dẫn đến tình trạng thiếu vốn tức thời, ảnh hưởng đếnlợi nhuận và các hoạt động của ngân hàng

Điều này phụ thuộc vào các hình thức cho vay của ngân hàng cóphong phú hay không, thời gian xử lý hồ sơ cho vay có nhanh gọn, thủ tụcđơn giản hay phức tạp, thái độ cán bộ tín dụng đối với khách hàng Nếukhách hàng thoả mãn với các dịch vụ ngân hàng đưa, họ sẽ trở thành ngườibạn gắn bó lâu dài với ngân hàng, và do đó, ngân hàng sẽ không phải mấtthời gian và chi phí để tìm hiểu thông tin về khách hàng mới cũng nhưđánh giá xếp hạng doanh nghiệp mới để phân loại nợ Hơn nữa, nếu kháchhàng cảm thấy chất lượng cho vay tại ngân hàng tốt, họ có thể giới thiệubạn hàng của họ cho ngân hàng và do đó, ngân hàng sẽ mở rộng được hoạtđộng cho vay

1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của NHTM

1.3.4.1 Các yếu tố thuộc về ngân hàng

Trang 27

Đầu tiên phải kể đến là quy trình tín dụng của ngân hàng:

Đây là quá trình thực hiện các nghiệp vụ để thực hiện một khoản tíndụng Tất cả các khâu trong quá trình này đều có ảnh hưởng nhất định đếnchất lượng của khoản cho vay

Trong quá trình phân tích khách hàng thì tất cả những gì cán bộ tíndụng thu nhập được đều có ý nghĩa đối với việc đánh giá và quyết định tíndụng của ngân hàng Khả năng thu nhập thông tin của cán bộ tín dụngtrong giai đoạn này là rất có ý nghĩa Đồng thời việc phân tích chính xáccác thông tin thu thập được nhằm thực hiện được một khoản tín dụng cóchất lượng tốt là vô cùng quan trọng Từ các thông tin thu thập được thì cáccán bộ tín dụng sẽ xét duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng

Một yêu cầu đối với các cán bộ tín dụng là phải phân tích được cácchỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp Đây là những số liệu cần thiết để

họ có thể xem xét nhu cầu và khả năng vay vốn của khách hàng một cáchchính xác nhất Vì vậy mà nó có tác động trực tiếp đến chất lượng tín dụngcủa ngân hàng

Trong bước xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng thì sự chính xác làmột yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay Hợp đồng phải đảm bảođược yêu cầu về mặt pháp lý cũng như những quy định chung của ngânhàng

Quá trình kiểm soát và giải ngân trước khi cấp tín dụng cũng nhưviệc theo dõi các khoản nợ cũng có những ảnh hưởng nhất định đến chấtlượng cho vay của các khoản cho vay

Chính sách tín dụng của ngân hàng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quy

mô cũng như chất lượng cho vay của ngân hàng Đối với mỗi thời kỳ thìcác ngân hàng có những chính sách tín dụng khác nhau nhằm đạt được mụctiêu hiệu quả cho mình Khi một ngân hàng quyết định thắt chặt tín dụngthì ngân hàng đó sẽ đưa ra các chỉ tiêu về chất lượng cho vay rất chặt chẽ,

Trang 28

yêu cầu cao hơn Còn khi ngân hàng muốn mở rộng tín dụng thì châtslượng cho vay trong thời kỳ đó vẫn đảm bảo Vấn đề đặt ra đối với cácngân hàng là phải kết hợp được yêu cầu giữa quy mô và chất lượng chovay.

Cùng lúc đó là các chính sách đối với khách hàng của ngân hàng.Các chính sách đối với khách hàng truyền thống, khách hàng đang có quan

hệ tín dụng với ngân hàng hay chính sách nhằm thu hút các khách hàngmới về với ngân hàng Các chính sách này giúp cho ngân hàng thu hútđược nhiều khách hàng, có điều kiện sàng lọc khách hàng và thực hiệnđuợc những khoản tín dụng có chất lượng ngày càng cao hơn

Đó thực sự là một yếu tố có tác động không nhỏ đến chất lượng chovay của ngân hàng

Trình độ chuyên môn của các cán bộ tín dụng là một yêu cầu cănbản của ngân hàng Chỉ những cán bộ tín dụng có trình độ chuyên mônđảm bảo yêu cầu thì mới có thể thực hiện được những khoản cho vay cóchất lượng tốt Trình độ của cán bộ tín dung được thể hiện trong từng khâucủa quá trình thựuc hiện một nghiệp vụ cấp tín dụng Đồng thời nó cũng làyếu tố khiến cho khách hàng thấy tin tưởng vào ngân hàng và muốn giaodịch với ngân hàng

Trình độ chuyên môn cộng với năng lực hoạt động nghiệp vụ sẽ giúpcho cán bộ tín dụng hoạt động có hiệu quả hơn Năng lực của cán bộ tíndụng là tùy thuộc vào khả năng của từng người chứ không phải qua đàotạo Nó phụ thuộc vào sự tích luỹ kinh nhigệm cũng như áp dụng nhữngkinh nghiệm đó vào trong hoạt động của mình

Một mạng lưới thông tin tín dụng đầy đủ, được cập nhật thườngxuyên có tác dụng lớn đối với hoạt động cho vay tại ngân hàng Nếu ngânhàng có thế tiếp cận gần hơn với các thông tin về doanh nghiệp thì sẽ

Trang 29

không gặp phải các rủi ro khi cho vay, do gặp phải tình trạng lựa chọn đốinghịch và thông tin không cân xứng.

Một ngân hàng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, phù hợp với khảnăng của các nhân viên thì hoat động của ngân hàng này sẽ đạt hiệu quảcao hơn Điều này nhằm giúp ngân hàng nâng cao chất lượng phục vụkhách hàng nhờ các dịch vụ hữu ích, nhanh chóng và tiện lợi Đây là yếu tốthuộc về cơ sở hạ tầng của ngân hàng Nó có thể tuỳ thuộc vào tiềm lực củatừng ngân hàng

1.3.4.2 Các yếu tố thuộc về phía khách hàng

Các yếu tố thuộc về chủ quan của khách hàng được xét đầy đủ trêncác vấn đề sau:

Chất lượng của phương án sản xuất mà khách hàng thực hiện đượcđánh giá về các mặt như tính khả thi của phương án, tiến độ thực hiệnphương án, lợi nhuận thu được

Tính khả thi của phương án cho biết khả năng thực hiện đượcphương án kinh doanh của khách hàng Nó cho biết đồng vốn đầu tư củangân hàng là có hiệu quả hay không Tính khả thi của phương án được cáccán bộ tín dụng xem xét từ khâu phân tích các thông tin về khách hàng vàtheo dõi thường xuyên sau khi thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng

Tiến độ thực hiện phương án cũng là một yếu tố có tác động đến chấtlượng của khoản cho vay Một phương án được thực hiện đúng tiến độ,thực hiện nhanh chóng thì thời gian thu hồi vốn của khách hàng cũng đượcrút ngắn đi và có thể hoàn trả vốn cho ngân hàng đúng hẹn và thậm chí còntrước hẹn

Lợi nhuận của phương án kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp nhấtđến chất lượng của khoản cho vay Vì nguồn để khách hàng trả nợ ngânhàng chính từ lợi nhuận của phương án kinh doanh Lợi nhuận này được

Trang 30

các cán bộ tín dụng tính toán, xác định ngay khi phân tích hồ sơ của kháchhàng

Tình hình tài chính của khách hàng cho thấy năng lực vay nợ củakhách hàng Nó đảm bảo cho khách hàng có khả năng trang trải được cáckhoản nợ đối với ngân hàng Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu đối vớingân hàng trong việc đảm bảo có thể thu được gốc và lãi của khoản vay.Yếu tố này được các cán bộ tín tụng kiểm tra từ ban đầu khi phân tíchthông tin về khách hàng Muốn phân tích được chính xác thì các cán bộ tíndụng phải có đủ năng lực cũng như kinh nghiệm để có thể chọn lựa và thuthập đầy đủ những thông tin cần thiết cũng như phân tích được nhữngthông tin cần thiết từ những nguồn thông tin đó

Đây là yếu tốt có tính chất định tính Nó thể hiện đạo đức của kháchhàng trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng Khách hàng có uytín cao thì chất lượng của khoản cho vay cũng được đảm bảo hơn

Năng lực của nhà quản lý bao gồm cả về trình độ chuyên môn vànăng lực lãnh đạo

Trình độ chuyên môn của nhà quản lý thể hiện ở các khía cạnh nhưkhả năng phân tích thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho doanhnghiệp mình Điều này có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanhcủa các doanh nghiệp vay vốn và qua đó tác động đến chất lượng củakhoản cho vay

Năng lực lãnh đạo của nhà quản lý thể hiện qua việc điều hành, quản

lý chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề có liên quanđến doanh nghiệp mình Nhà lãnh đạo phải hiểu được những nhu cầu cầnthiết cho đơn vị mình, nhu cầu của các cán bộ trong đơn vị để có nhữngcách thức đáp ứng một cách hợp lý những nhu cầu đó nhằm làm cho doanh

Trang 31

nghiệp ngày càng lớn mạnh đồng thời cán bộ nhân viên cũng làm việc tậntuỵ với doanh nghiệp hơn Một nhà lãnh đạo có năng lực và trình độ sẽ đảmbảo cho doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả và cũng góp phần nâng cao

uy tín của doanh nghiệp đó

Đối với từng khoản vay nhất định cũng như uy tín của khách hàng

mà ngân hàng yêu cầu có tài sản đảm bảo hay không Với loại hình tíndụng có tài sản đảm bảo thì tài sản đảm bảo là một trong những yêu cầuquan trọng mà ngân hàng đặt ra cho khách hàng khi vay vốn Tài sản đóphải đảm bảo các yêu cầu của ngân hàng như yêu cầu về quyền sở hữu, giátrị tài sản Trong quá trình tín dụng, các cán bộ tín dụng phải theo dõi đượctình hình tài sản đảm bảo để chắc chắn rằng nếu có rủi ro nào đó xảy ra nhưkhách hàng làm ăn không hiệu quả thì ngân hàng vẫn có thể thu được mộtphần vốn của mình về Qua đó nó có tác động đến chất lượng của khoản tíndụng

Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanhphải biết xác định rõ nhu cầu của thị trường để đáp ứng các nhu cầu đóđồng thời đảm bảo cho khả năng tồn tại của mình Chính vì vậy mà bất kỳ

sự thay đổi nào trong chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều

có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Khi sự thayđổi là hợp lý thì nó sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển hơn nữa, tăng lợinhuận và đảm bảo được nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng Còn khi sự thayđổi không hợp lý thì sẽ làm cho doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả,lợi nhuận giảm sút, ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đốivới ngân hàng

Vị thế của doanh nghiệp phản ánh được quy mô, tiềm năng và uy tíncủa doanh nghiệp đó so với các doanh nghiệp khác trên thị trường Vị thế

Trang 32

có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc thực hiện sản xuấtkinh doanh trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay Doanhnghiệp nào có vị thế mạnh hơn thì sẽ có được cơ hội kinh doanh lớn hơn và

Những biến động về lãi suất, tỷ giá trên thị trường cũng ảnh hưởngtrực tiếp đến mức lãi suất cho vay cũng như lãi suất huy động vốn của ngânhàng, dẫn đến việc mức lãi ròng của các khoản cho vay cũng bị ảnh hưởng

Sự biến động của thị trường tài chính tiền tệ thế giới có tác động lớn đếnhoạt động của các ngân hàng trong nước Mọi sự thay đổi tỷ giá hối đoái

Trang 33

của đồng ngoại tệ mạnh hay sự tăng tỷ lệ lãi suất trên thị trường liên ngânhàng sẽ trực tiếp tác động đến lãi suất trong nước kéo theo đó là hàng loạt

sự biến động khác của nền kinh tế

Mặt khác, tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế cũng có ảnh hưởng khôngnhỏ đến chất lượng cho vay của ngân hàng Khi lạm phát cao thì ảnh hưởngđến tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia, từ đó ảnh hưởng đến hoạtđộng của các doanh nghiệp và tác động đến chất lượng cho vay của ngânhàng

Đồng thời, những yếu tố khách quan như hạn hán, thiên tai, lũ lụt cũng ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của các NHTM một cách gián tiếp.Khi có thiên tai xảy ra, hoạt động sản xuất sẽ bị ảnh hưởng làm giảm hiệuquả kinh tế từ đó gây ra tác động xấu đến chất lượng cho vay của ngânhàng

Trang 34

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG

HÀ NỘI2.1 Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (NHNT

Hà Nội)

2.1.1 Lịch sử hình thành

Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Vietcombank Hà Nội)được thành lập ngày 01/03/1985, là thành viên trong hệ thống Ngân hàngNgoại thương Việt Nam, được nhà nước công nhận là doanh nghiệp hạng

1 Cùng với sự phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, chinhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội có truyền thống kinh doanh đốingoại, thanh toán quốc tế, các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế khác.Đến cuối năm 2006 chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã cómạng lưới bao gồm: 6 phòng giao dịch, một quầy thu đổi ngoại tệ cùng 4chi nhánh ngân hàng Ngoại thương trên địa bàn Hà Nội

Là một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Ngoạithương Việt Nam, chi nhánh NHNT Hà Nội có hệ thống công nghệ thôngtin hiện đại cung cấp các dịch vụ tự động hóa cao: VCB online, thanh toánđiện tử liên ngân hàng, VCB Money, i-B@nking, SMS Banking, hệ thốngmáy rút tiền tự động ATM, thẻ Vietcombank Connect 24, VietcombankMTV, Vietcombank SG24 hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu và mạnglưới đại lý trên 1400 Ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới,đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng

Trang 35

12/2007 ngân hàng tuyển dụng 30 cán bộ cho đợt 02/2007 để bổ sung cho

các Phòng ban và chuẩn bị mở phòng giao dịch mới

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức Chi nhánh Vietcombank Hà Nội.

P Quan

hệ khách hàng

P Thanh toán xuất nhập khẩu

Tổ chức cán bộ

P Kiểm tra nội bộ

P Dịch vụ ngân hàng P Thanh toán thẻ Tín dụng thể nhân

P Quản lý rủi ro P Tin học Xây dựng cơ bản Phát triển mạng lưới

P.Ngân quỹ P Kế toán

Trang 36

Trước năm 2006, chi nhánh NHNT Hà Nội có 13 phòng ban, 4 chinhánh trực thuộc trên địa bàn Hà Nội, 5 phòng giao dịch và 1 quầy thu đổingoại tệ Tuy nhiên sau năm 2006, thực hiện quyết định888/2205/QĐ.NHNN của Thống đốc ngân hàng nhà nước, chi nhánhNHNT Hà Nội đã tập trung giải quyết, hòan thành căn bản công tác chuyểnđổi 4 chi nhánh cấp 2 là chi nhánh Thành Công, chi nhánh Chương Dương,chi nhánh Ba Đình và chi nhánh Cầu Giấy, nâng cấp thành 4 chi nhánh cơ

sở trực thuộc ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam để đi vào hoạt động ổnđịnh

Chi nhánh NHNT Hà Nội giữ vai trò là Chi nhánh đầu mối của cácChi nhánh NHNT trên địa bàn Hà Nội với 2 cấp độ: là đầu mối toàn diệncác hoạt động, giao dịch của chi nhánh NHNT Ba Đình và đầu mối về cácgiao dịch vốn, một số các giao dịch liên ngân hàng, tiền mặt, séc, quản lýATM cho 3 chi nhánh còn lại

Do đó, hiện tại, chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội bao gồm

13 phòng ban, 7 phòng giao dịch và 1 quầy thu đổi ngoại tệ

Trong đó, mỗi phòng ban có một chức năng nhiệm vụ riêng:

- Phòng quan hệ khách hàng (trước đây gọi là phòng Tín dụng): Xác định nhóm khách hàng mục tiêu; Lập kế hoạch khách hàng và

thực hiện kế hoạch; Đầu mối trong quan hệ với khách hàng; Xác định giớihạn tín dụng đối với khách hàng và xây dựng chính sách khách hàng; Phốihợp trong nội bộ ngân hàng để cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàngđồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao

- Phòng Quản lý rủi ro tín dụng: Xây dựng chiến lược và

chính sách quản lý rủi ro tín dụng; Quản lý danh mục đầu tư; Trực tiếptham gia thực hiện các quy trình thẩm định và phê duyệt tín dụng; Giám sátquá trình phê duyệt tín dụng; Hỗ trợ phát hiện và kiểm soát các dấu hiệu rủiro; Tham gia đào tạo nghiệp vụ; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốcphân công

Trang 37

- Phòng tổng hợp: Lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chương

trình công tác; Lập, công bố và quản lý các loại giá mua bán sản phẩm,dịch vụ ngân hàng; Quản lý, điều hành vốn ngoại tệ và đồng Việt Nam;Kinh doanh ngoại tệ; Nghiên cứu tổng hợp và phân tích kinh tế; Xây dựngcác biện pháp để thực hiện chính sách, chủ trương của Ngân hàng Ngoạithương Việt Nam; Thực hiện hoạt động PR của ngân hàng; Phát triển mởrộng mạng lưới; Các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao

- Phòng Kế toán thanh toán:

- Bộ phận “Xử lý nghiệp vụ chuyển tiền” thực hiện các giao dịch

chuyển tiền

- Bộ phận “Quản lý tài khoản” quản lý toàn bộ tài khoản khách

hàng và các tài khoản nội và ngoại bảng tổng kết tài sản

- Bộ phận “Quản lý chi tiêu nội bộ” thực hiện các nghiệp vụ liên

quan đến chi tiêu nội bộ và các nghiệp vụ khác

- Bộ phận “Thông tin khách hàng” phục vụ tài khoản khách hàng là

các tổ chức kinh tế

- Bộ phận “Kế toán giao dịch” xử lý các giao dịch liên quan đến tài

khoản của các khách hàng là tổ chức kinh tế; các nghiệp vụ thanh toánxuất, nhập khẩu; thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, nghiệp vụ chuyển tiền nướcngoài; quản lý và kiểm tra mẫu dấu chữ ký của các Ngân hàng đại lý đồngthời thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao

- Phòng Quản lý nợ: Nhập dữ liệu vào hệ thống; Nhận và lưu

giữ hồ sơ tín dụng; Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc rút vốn;Lập các báo cáo dữ liệu của các khoản vay; Tham gia vào quá trình thu nợ,thu lãi; Góp ý sửa đỏi chương trình quản lý nợ vay; Thực hiện các nhiệm

vụ khác do Giám đốc phân công

- Phòng Kinh doanh dịch vụ: Huy động vốn tiết kiệm, kỳ

phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, phát hành séc cá nhân và các loạichứng từ có giá khác; Thu đổi ngoại tệ tự do chuyển đổi, séc du lịch ; Chi

Trang 38

trả kiều hối, chuyển tiền nước ngoài cho các khách hàng cá nhân; Thựchiện các dịch vụ bảo lãnh, chứng thư…; Phát hành và thanh toán các loạithẻ Vietcombank theo thể lệ quy định; Thực hiện chức năng marketingkhách hàng về thẻ; Phát triển và quản lý các cơ sở chấp nhận thẻ, quản lýcác máy rút tiền tự động ATM được giao.

- Phòng thanh toán thẻ:

Chức năng: Phát hành và thanh toán các loại thẻ Vietcombank theo

thể lệ quy định; Tổ chức thực hiện nhiệm vụ đại lý thanh toán thẻ do nướcngoài phát hành; Thực hiện chức năng marketing khách hàng về thẻ; Pháttriển và quản lý các cơ sở chấp nhận thẻ, quản lý các máy rút tiền tự độngATM được giao; Tổng hợp, thống kê về công tác phát hành và thanh toánthẻ của Chi nhánh NHNT Hà Nội; Thực hiện các công tác khác do giámđốc giao

- Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu:

Chức năng: Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất, nhập khẩu;

Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh; Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền nướcngoài; Quản lý và kiểm tra mẫu dấu chữ ký của các Ngân hàng đại lý; Thựchiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao

- Phòng Ngân quỹ: Thu chi các loại ngoại tệ, tiền Việt Nam

đồng, giám định tiền thật, tiền giả; Chuyển tiền mặt và séc du lịch đi tiêuthụ nước ngoài qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Quản lý kho tiền,quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp, chứng từ có giá; Điều chuyển và điều hòatiền mặt VNĐ, ngoại tệ và các giấy tờ có giá trong nội bộ NHNT Hà Nội;Phân loại và thực hiện các giao dịch đối với tiền mặt trong lưu thông; Thựchiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc giao

- Phòng Kiểm tra nội bộ: Lập kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất

về kiểm tra, kiểm toán nội bộ; Thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theoquy chế kiểm toán nội bộ đối với DNNN do Bộ Tài chính ban hành; Làmđầu mối phối hợp với các đoàn Thanh tra, cơ quan pháp luật, cơ quan kiểm

Trang 39

toán trong việc thanh tra, kiểm toán đối với các hoạt động ngân hàng; GiúpGiám đốc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động củaNgân hàng.

- Phòng Tin học: Thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển

công nghệ Ngân hàng; Thực hiện quản lý và bảo quản, bảo dưỡng toàn bộthiết bị tin học của Chi nhánh và bảo mật thông tin; Tiếp nhận các quy trình

kỹ thuật và các chương trình phần mềm ứng dụng nghiệp vụ của NHNTViệt Nam; Xây dựng kế hoạch vật tư, trang bị mới và bảo hành thiết bị tinhọc; Thực hiện quản trị mạng; cài đặt các chương trình phần mềm hệ thốngmạng, thiết lập hệ thống bảo mật của hệ thống mạng

- Tổ Tín dụng thể nhân: Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng đối

với khách hàng cá nhân.Cho vay cầm cố, thế chấp, tín chấp theo quy địnhhiện hành; Tổ chức, nghiên cứu triển khai các sản phẩm bán lẻ như cho vaytrả góp, cho vay du học, cho vay người lao động Việt Nam đi làm việc ởnước ngoài và các sản phẩm khác…; Thực hiện các nghiệp vụ khác doGiám đốc phân công

- Phòng Hành chính nhân sự: Thực hiện công tác quản lý

nguồn nhân lực; bố trí, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷluật, tiếp nhận, tuyển dụng lao động; Xây dựng quy hoạch, bồi dưỡng vàquản lý cán bộ; Thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ nhân viêntrong cơ quan; Thực hiện các nhiệm vụ về công tác hành chính, quản trị,xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản; Thực hiện các công tác về quản lý, bảoquản tài sản của Chi nhánh, công tác lễ tân, phục vụ, bảo vệ trong ngânhàng; Trực tiếp quản lý con dấu của cơ quan Thực hiện công tác, văn thư,lưu trữ, in ấn, telex, fax Quản lý tài liệu mật và bảo quản tài liệu lưu trữ tạikho

2.1.3 Các loại hình kinh doanh

- Tín dụng: Đầu tư vốn trung và dài hạn, cho vay vốn lưu động

VNĐ và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi đối với mọi lĩnh vực: kinh

Trang 40

doanh thương mại, sản xuất, giao thông vận tải, xây dựng…; Phát hành bảolãnh vay vốn, đặt cọc, thực hiện hợp đồng… trong nước và nước ngoài;Liên doanh liên kết, góp cổ phần.

- Thanh toán quốc tế (Thanh toán xuất nhập khẩu): Mở, thanh toán

L/C nhập khẩu; Thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu; Thanh toán chứng

từ nhờ thu; Chuyển tiền thanh toán xuất nhập khẩu; Xác nhận L/C trong vàngoài nước; Bảo lãnh trong nước và quốc tế

- Dịch vụ ngân hàng:

 Huy động vốn với các hình thức đa dạng: gửi tiết kiệm, kỳphiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, phát hành séc cá nhân và các loạichứng từ có giá khác

 Thu đổi ngoại tệ tự do chuyển đổi, séc du lịch…

 Chi trả kiều hối từ các nước trên thế giới, chuyển tiền nướcngoài phục vụ các nhu cầu cá nhân

 Phát hành bảo lãnh, chứng nhận đảm bảo du học, lao độngnước ngoài…

 Cho vay, cầm cố, thế chấp chứng từ có giá, tài sản…

 Cho vay nhu cầu tiêu dùng cá nhân mua nhà, ô tô, du học…

 Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Visacard,MasterCard, American ExpressCard, JCB, Dinner Club…

 Phát hành và thanh toán thẻ rút tiền tự động ATM Connect 24

 Thanh toán hóa đơn điện nước, điện thoại, bảo hiểm qua máyrút tiền tự động ATM

 Đại lý cho các công ty bảo hiểm lớn như Bảo Việt, AIA,Prudencial…

 Thu tiền mặt tại chỗ theo yêu cầu với dịch vụ khách hàng đặcbiệt

Ngoài ra, dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, Vietcombank HàNội còn cung cấp cho các khách hàng một số tiện tích như:

Ngày đăng: 13/04/2013, 23:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Chi nhánh Vietcombank Hà Nội. - Từ khi chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có quản lý của nhà nước, nước ta đã chứng kiến
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Chi nhánh Vietcombank Hà Nội (Trang 35)
Bảng 2.1: Tỡnh hỡnh hoạt động tớn dụng tại NHNT Hà Nội. - Từ khi chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có quản lý của nhà nước, nước ta đã chứng kiến
Bảng 2.1 Tỡnh hỡnh hoạt động tớn dụng tại NHNT Hà Nội (Trang 51)
Hình 2.4. Tình hình hoạt động cho vay tại NHNT Hà Nội trong 3 năm gần   nhất. - Từ khi chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có quản lý của nhà nước, nước ta đã chứng kiến
Hình 2.4. Tình hình hoạt động cho vay tại NHNT Hà Nội trong 3 năm gần nhất (Trang 51)
Bảng 2.2. Tình hình hoạt động cho vay doanh nghiệp tại NHNT Hà  Nội từ năm 2005 – 2007. - Từ khi chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có quản lý của nhà nước, nước ta đã chứng kiến
Bảng 2.2. Tình hình hoạt động cho vay doanh nghiệp tại NHNT Hà Nội từ năm 2005 – 2007 (Trang 54)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w