QUẢN lý THỂ dục THỂ THAO

22 9.6K 70
QUẢN lý THỂ dục THỂ THAO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH QUẢN LÝ THỂ DỤC THỂ THAO CHUYÊN ĐỀ: Anh (chị) là lãnh đạo của một trung tâm TDTT Quận,Huyện hãy soạn một kế hoạch công tác năm để chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác của đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao. Giảng viên: ThS : Nguyễn Phúc Nguyện Sinh viên : Mạc Nông Thị Nguyệt ĐẠI HỌC KHÓA 10 TPHCM tháng 7 -2015 CHUYÊN ĐỀ: Anh (chị) là lãnh đạo của một trung tâm TDTT Quận,Huyện hãy soạn một kế hoạch công tác năm để chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác của đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao. MỞ ĐẦU Thể chế quản lý thể dục thể thao là tên gọi chung của hệ thống, sự bố trí cơ cấu, phân chia quyền hạn, cơ chế vận hành quản lý nhằm thực hiện mục tiêu chung của thể dục thể thao ở mỗi quốc gia Thể chế quản lý thể dục thể thao có quan hệ mật thiết với thể chế chính trị, giáo dục, truyền thống văn hoá - xã hội, thực trạng phát triển thể dục thể thao. Trong gần một thế kỷ qua, thể chế quản lý thể dục thể thao trên thế giới được phân chia theo 3 loại mô hình. 1. Mô hình quản lý Nhà nước: Đặc điểm của mô hình này là Chính phủ thiết lập cơ cấu chuyên môn quản lý thể dục thể thao, quyền lực tập trung cao độ vào Chính phủ, Chính phủ cung ứng vốn và áp dụng phương thức quản lý hành chính đối với thể dục thể thao. Các tổ chức xã hội về thể dục thể thao chỉ mang tính chất hình thức. Thể chế mô hình quản lý Nhà nước chủ yếu tồn tại ở các nước XHCN cũ. Mô hình này có lợi là tập trung nguồn vốn để thực hiện mục đích nào đó, nhưng kìm hãm sự tham gia của xã hội đối với thể dục thể thao, tức là kìm hãm sự phát triển thể dục thể thao theo đúng bản chất của nó. 2. Mô hình quản lý xã hội: Các tổ chức thể dục thể thao của xã hội thực hiện quản lý thể dục thể thao. Nhìn chung, Chính phủ không thiết lập cơ cấu chuyên môn quản lý thể dục thể thao, rất ít can thiệp vào sự vụ thể dục thể thao, và nếu có can thiệp cũng chỉ bằng phương thức lập pháp hoặc trợ cấp kinh tế. Trong mô hình này, quyền lực quản lý thể dục thể thao được phân chia cho các tổ chức xã hội thể dục thể thao, nên còn gọi là mô hình của thể chế phân quyền. Thể chế quản lý này ở Mỹ và một vài quốc gia khác, trong Chính phủ không có ngành thể dục thể thao, không chế định chính sách thể dục thể thao, mà chỉ tài trợ rất ít cho thể dục thể thao. Ở nước Mỹ, thể dục thể thao được xã hội tài trợ để phát triển là chủ yếu. Uỷ ban Olympic Mỹ được chỉ định là tổ chức phối hợp các tổ chức thể thao nghiệp dư từng môn của Mỹ, nhưng không có quyền lực khống chế chi phí của các tổ chức này. Thể thao nhà nghề do Hiệp hội hoặc Liên đoàn thể thao nhà nghề của từng môn quản lý. Thể dục thể thao trung học do Liên đoàn Thể dục thể thao trung học quản lý, Thể dục thể thao đại học do 3 liên đoàn Thể dục thể thao đại học quản lý. 3. Mô hình kết hợp: Trong mô hình này, Nhà nước và xã hội cùng kết hợp quản lý thể dục thể thao. Chính phủ có cơ quan quản lý thể dục thể thao độc lập hoặc ghép ngành. Chính phủ tiến hành quản lý vĩ mô, hoạch định đường lối, chính sách, phát huy chức năng phối hợp và giám sát, đầu tư kinh phí cho thể dục thể thao ở mức độ hợp lý, đặc biệt cho trường học. Tổ chức xã hội dưới sự quản lý vĩ mô của Chính phủ, thực hiện các công tác nghiệp vụ chuyên môn thể dục thể thao như xây dựng quy hoạch phát triển từng môn, quy chế, điều lệ, tổ chức huấn luyện và thi đấu, triển khai thể dục thể thao quần chúng và trường học ở từng môn hoặc từng phạm vi đối tượng của Hiệp hội, Liên đoàn. Hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng thể chế quản lý này (Anh, Đức, Pháp, Canada, Nhật, Hàn Quốc ). Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, mô hình của thể chế quản lý này cũng khác nhau về mức độ phân chia quyền lực, phân phối lợi ích, nghiêng về quản lý Nhà nước hay nghiêng về quản lý xã hội. Một số nước như: Canada, Hàn Quốc gần đây nghiêng về quản lý Nhà nước nhiều hơn 20 năm trở về trước. Như vậy, đa số các nước có nền kinh tế thị trường đều có thể chế quản lý thể dục thể thao theo mô hình kết hợp quản lý Nhà nước với quản lý xã hội. Trong thời kỳ bao cấp, thể chế quản lý thể dục thể thao nước ta thuộc mô hình quản lý Nhà nước. Trong những năm gần đây, nhờ công cuộc đổi mới đất nước, ta đang chuyển dần sang thể chế quản lý thể dục thể thao theo mô hình kết hợp quản lý Nhà nước với quản lý xã hội, tích cực thực hiện chủ trương xã hội hoá thể dục thể thao của Đảng và Chính phủ. KHÁI NIỆM 1. Quản lý: Quản lý là sự tác động liên tục có hướng đích và kế hoạch của chủ thể lên khách thể, nhằm tổ chức và phối hợp các hoạt động của khách thể, để tổ chức thực hiện các mục tiêu đã đề ra. 2. Quản lý TDTT: Quản lý TDTT là một bộ phận không thể thiếu được của quản lý XHCN nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội của Đảng và Nhà nước Quản lý TDTT là một loại hoạt động tổng hợp có mục tiêu xác định, có tổ chức thực hiện, có đánh giá hiệu quả nhằm phát triển sự nghiệp TDTT. Tham khảo một số định nghĩa quản lý TDTT của một số tác giả sau: - Liên Xô (cũ): Quản lý TDTT là hoạt động có tổ chức, có điều tiết của chủ thể quản lý để hoàn thành nhiệm vụ. - Nhật: Quản lý TDTT là một thủ đoạn tác động vào TDTT, nhằm thực hiện mục tiêu của TDTT. - Mỹ: Quản lý TDTT là quá trình sử dụng có hiệu quả nhân lực, vật lực để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị đó. - Trung Quốc: Quản lý TDTT là việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, giám sát, điều tiết đối với công tác TDTT để thu được hiệu quả xã hội tốt hơn. 3. Khái niệm về hoạt động quản lý + Hoạt động quản lý: là những hoạt động lao động của người lãnh đạo và có đặc điểm sau: * Có hàng loạt hoạt động diễn ra trong các giai đoạn của quản lý, phù hợp với các chức năng quyền lợi. * Thể hiện cách thức của người lãnh đạo và ban lãnh đạo trong vận dụng phong cách quản lý xã hội chủ nghĩa. * Sử dụng các phương pháp quản lý thích hợp. + Nội dung quản lý: là những nội dung mà từ đó người ta đề ra các hoạt động quản lý cho người lãnh đạo và ban lãnh đạo. + Nhiệm vụ quản lý: là từ mối quan hệ giữa kết quả muốn thu được với tình hình cụ thể, nó được xác định rõ trong từng phạm vi trách nhiệm. Khi vạch ra nhiệm vụ thực chất là để bảo đảm mục tiêu và nội dung quản lý. Nhiệm vụ quản lý phải gắn liền đến nội dung quản lý. Muốn có hoạt động quản lý tốt, người lãnh đạo TDTT phải nắm một cách tổng thể các nội dung quản lý và từ đó mà xác định được các nhiệm vụ quản lý cụ thể. 4. Quá trình quản lý: Khái niệm: quá trình quản lý là quá trình phức hợp, có bắt đầu, có kết thúc và tuân theo những quy luật hoạt động. Tiến hành quá trình quản lý là việc tiến hành có ý thức và có sự phối hợp cao 5. Cơ cấu quản lý TDTT: Là sự phản ánh một cách hài hòa các ban lãnh đạo được bổ nhiệm (hay bầu ra) để thực hiện nhiệm vụ, nội dung, chức năng, quyền hạn, trách nhiệm đã được xác định. Vậy cơ quan quản lý TDTT sẽ được hình thành khi có cơ cấu tổ chức TDTT. 6. Kế hoạch: Kế hoạch công tác là việc xác định phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp tiến hành một lĩnh vực, một nhiệm vụ công tác của Nhà nước nói chung hoặc của từng ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương nói riêng. Kế hoạch thường được xây dựng cho từng thời gian nhất định theo niên hạn như: kế hoạch dài hạn (5 năm, 10 năm, 20 năm…); kế hoạch trung hạn (2 – 3 năm), kế hoạch ngắn hạn (1 năm, 6 tháng, quý). kế hoạch mỗi khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì nó bắt buộc các cơ quan, đơn vị hữu quan triển khai thực hiện và hoàn thành đúng thời hạn. Kế hoạch đề ra (hoặc được giao) có được hoàn thành tốt và đúng thời hạn hay không là căn cứ chủ yếu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của một cơ quan, đơn vị. 7. Lập kế hoạch: Lập kế hoạch là xác định một cách có căn cứ khoa học những triển vọng, mục tiêu, chỉ số và biện pháp phát triển nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội trên cơ sở nhu cầu, xu hướng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và tiến bộ xã hội. Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập kế hoạch , tổ chức , lãnh đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp nhà quản lý xác định được các chức năng khác còn lại nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra. Cho đến nay thì có rất nhiều khái niệm về chức năng lập kế hoạch. Với mỗi quan điểm , mỗi cách tiếp cận khác nhau đều có khái niệm riêng nhưng tất cả đều cố gắng biểu hiện đúng bản chất của phạm trù quản lý này. Nếu đứng trên góc độ ra quyết định thì : “ Lập kế hoạch là một loại ra quyết định đặc thù để xác định một tương lai cụ thể mà các nhà quản lý mong muốn cho tổ chức của họ “. Quản lý có bốn chức năng cơ bản là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra . Lập kế hoạch có thể ví như là bắt đầu từ rễ cái của một cây sồi lớn , rồi từ đó mọc lên các “ nhánh” tổ chức , lãnh đạo và kiểm tra. Xét theo quan điểm này thì lập kế hoạch là chức năng khởi đầu và trọng yêú đối với mỗi nhà quản lý. Với cách tiếp cận theo quá trình : VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG 1. Quản lý: Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định xã hội là một hệ thống phức tạp và phát triển theo quy luật khách quan. Để đi đúng các quy luật khách quan cần có sự quản lý. Sự cần thiết khách quan được Mác khẳng định: “Bất cứ lao động XH hay lao động chung nào mà được tiến hành trên một quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân. Sự chỉ đạo đó phải làm một chức năng chung, tức là những chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của một cơ thể sản xuất đó. Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển mình, nhưng một giàn nhạc phải có nhạc trưởng”. Mác còn chỉ rõ sự cần thiết khách quan của quản lý đối với XH và xuất phát từ đặc tính XH của lao động và bản chất XH của con người. + Đặc tính xã hội của lao động thể hiện ở sự phân công và hợp tác trong lao động là cùng lao động trong một quá trình lao động, là sự cân đối, có tổ chức và kỷ luật lao động. + Bản chất xã hội của con người thể hiện các mối quan hệ trong lao động, là vấn đề làm ra và trao đổi sản phẩm lao động. 2. Quản lý TDTT: Quản lý TDTT phát triển sự nghiệp TDTT, sự nghiệp đó là một công tác cách mạng. Quản lý TDTT xúc tiến mục tiêu xã hội (con người lực lượng sản xuất ) mà mục tiêu ấy là do Đảng đề ra. Quản lý TDTT nhằm làm thỏa mãn nhu cầu thể thao, văn hóa, tinh thần của xã hội. Tăng niềm tin và đào tạo nhân tài thể thao cho đất nước. Quản lý TDTT tác động có mục đích, có kế hoạch để thực hiện mục tiêu xã hội: - Quản lý tác động trên nhu cầu xã hội về công tác TDTT nên phải có đích và kế hoạch. - Thực hiện chính sách, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về TDTT phải có biện pháp, có đầu tư thời gian và phải mang tính kế hoạch. . Quản lý TDTT tạo sự lao động sáng tạo để thực hiện mục tiêu xã hội: - Chỉ có sáng tạo trong quản lý mới có thể giải phóng sức lao động trong xã hội. - Sáng tạo vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý TDTT là phát triển TDTT và phát triển xã hội. - Sáng tạo trong quản lý TDTT là cơ sở thu hút nhiều người tập luyện thường xuyên, là làm tốt chủ trương của Đảng về TDTT, là khả năng đổi mới tư duy, biết tìm mục tiêu xã hội trong lĩnh vực TDTT. 3. hoạt động quản lý: từ mối quan hệ giữa kết quả muốn thu được với tình hình cụ thể, nó được xác định rõ trong từng phạm vi trách nhiệm. Khi vạch ra nhiệm vụ thực chất là để bảo đảm mục tiêu và nội dung quản lý. Nhiệm vụ quản lý phải gắn liền đến nội dung quản lý. Muốn có hoạt động quản lý tốt, người lãnh đạo TDTT phải nắm một cách tổng thể các nội dung quản lý và từ đó mà xác định được các nhiệm vụ quản lý cụ thể. 4.Quá trinh quản lý: Giai đoạn 1: nắm hiểu vấn đề và nhiệm vụ quản lý. - Trong giai đoạn này được vận dụng chức năng phân tích. - Người lãnh đạo phải làm sao trong thời gian ngắn có thể nắm hiểu vấn đề đã xuất hiện và phải biết được những vấn đề và nhiệm vụ phải làm. - Người lãnh đạo phải có căn cứ thông tin đầy đủ, tức là có nghị quyết chỉ thị cần thiết, có bài học, tổng kết trước đây như thế nào. + Giai đoạn 2: Chuẩn bị ra quyết định. - Để chuẩn bị ra quyết định được chính xác người lãnh đạo phải sử dụng chức năng kế hoạch. - Những yêu cầu chủ yếu trong giai đoạn này: * Phân tích được các mục tiêu nhất định cho từng phạm vi trách nhiệm trong hệ thống, trong cơ quan và trong tổ chức. * Chuẩn bị lực lượng cán bộ, phân công lao động hợp lý để xúc tiến công việc cần thiết cho quyết định. * Xác định phương án quyết định. * Chọn các phương pháp, biện pháp và phương tiện quản lý cần thiết để khi ra quyết định có thể thực hiện ngay được. * Xác định được ảnh hưởng chính phụ của quyết định. + Giai đoạn 3: Ra quyết định * Đây là giai đoạn ngắn nhất của quá trình quản lý song nó có ý nghĩa quan trọng nhất. * Đòi hỏi người lãnh đạo, ban lãnh đạo phải có tính quyết đoán, có lập trường và giữ nguyên tắc. Ở đây chức năng quyết định được phát huy. + Giai đoạn 4: Thực hiện quyết định * Gồm toàn bộ nội dung của chức năng tổ chức. [...]... các cấp tiến tới Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2015; Thực hiện Kế hoạch số 127/KH-BCĐ ngày 09/11/2012 của Ban chỉ đạo Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh Lâm Đồng lần thứ VII năm 2015 về việc tổ chức Đại hội Thể dục Thể thao các cấp tiến tới Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh Yên Bái lần thứ VII năm 2015 Thực hiện Điều lệ số 728/ĐL- ĐH TDTT Điều lệ Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Lâm Đồng lần... viên thể thao thành tích cao chuẩn bị dự Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Yên Bái lần thứ VII năm 2015 - Thông qua Đại hội Thể dục thể thao để đánh giá kết quả phong trào tập luyện thể dục thể thao trong mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời góp phần nâng cao trình độ tổ chức, xây dựng phong trào của đội ngũ cán bộ thể thao, tăng cường mối đoàn kết, giao lưu học tập lẫn nhau 2 Yêu cầu - Đại hội Thể dục thể thao. .. Tổ chức Đại hội Thể dục thể thao Huyện Cát Tiên lần thứ VII - năm 2015 Căn cứ Quyết định số 670/QĐ-TTg ngày 06/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp và Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2015 Căn cứ Hướng dẫn số 2500/HD-BVHTTDL ngày 25/7/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp tiến... Đại hội Thể dục thể thao huyện Cát Tiên lần thứ VII năm 2015 - Ban hành hướng dẫn, Điều lệ chung, Điều lệ từng môn thi đấu trong Đại hội thể dục thể thao theo đúng quy định 4 Công tác tuyên truyền - Tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, cán bộ trên địa bàn huyện về các hoạt của Đại hội Thể dục thể thao lần thứ VII năm 2015, gắn với cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo... tổ chức Đại hội Thể dục thể thao toàn huyện lần thứ VI thẩm định trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt theo quy định 10 Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện - Chủ trì in và gửi giấy mời, đón tiếp và bố trí nơi ăn, nghỉ cho các đại biểu dự Lễ Khai mạc, Lễ Bế mạc Đại hội Thể dục thể thao huyện lần thứ VI - Chuẩn bị bài phát biểu cho lãnh đạo huyện tại Lễ Khai mạc, Bế mạc Đại hội Thể dục thể thaolần thứ VII... hội đảm bảo theo đúng quy định, xây dựng chương trình Lễ Khai mạc, Lễ Bế mạc và các nội dung thi đấu tại Đại hội Thể dục thể thao huyện lần thứ VII - Chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức chức Đại hội Thể dục thể thao huyện lần thứ VII đảm bảo hiệu quả, an toàn, công bằng và tiết kiệm - Cung cấp danh sách khách mời sở VHTTDL... huyện đón tiếp đại biểu của tỉnh, huyện đến dự Lễ Khai mạc, Lễ Bế mạc Đại hội Thể dục thể thao huyện lần thứ VII - Chuẩn bị tốt các nghi thức tiếp lửa truyền thống (Với hình thức chạy bộ rước đuốc) từ đầu cầu cứng về địa điểm khai mạc Đại hội vào sáng ngày 28/9/2015 - Tổng hợp dự toán kinh phí tổ chức Đại hội Thể dục thể thao toàn huyện lần thứ VII gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định trình Uỷ... vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" - Phản ánh gương người tốt, tập thể đơn vị tích cực trong tập luyện, thi đấu thể thao và có những đóng góp tích cực trong hoạt động xã hội hóa thể dục thể thao, từ đó nhân rộng điển hình góp phần đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" 5 Lễ Khai mạc a) Thời gian: Dự kiến từ 07 giờ 30 ngày 28/9/2015 b)... ban nhân dân các xã, thị trấn Lựa chọn vận động viên tham gia đầy đủ các môn thi đấu và tham gia diễu hành tại Đại hội Thể dục thể thao huyện lần thứ VII năm 2015 liên hệ các cơ quan phụ trách xã tạo điều kiện giúp đỡ về cơ sở vật chất Trên đây là Kế hoạch tổ chức Đại hội Thể dục Thể thao huyện Cát Tiên lần thứ VII năm 2015 , Ban Chỉ đạo huyện đề nghị Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và khối các cơ quan,... giờ 30 phút - 16 giờ 30 phút - Đại biểu tỉnh gồm: Các đồng chí lãnh đạo sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái + Thường trực Huyện ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Thường trực Ủy ban nhân dân huyện + Thành viên Ban chỉ đạo Đại hội Thể dục thể thao huyện lần thứ VII năm 2015 và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện + Các đoàn vận động viên và lực lượng tham gia diễu hành dự kiến 1.000 người . thể dục thể thao, tức là kìm hãm sự phát triển thể dục thể thao theo đúng bản chất của nó. 2. Mô hình quản lý xã hội: Các tổ chức thể dục thể thao của xã hội thực hiện quản lý thể dục thể thao. . từng môn quản lý. Thể dục thể thao trung học do Liên đoàn Thể dục thể thao trung học quản lý, Thể dục thể thao đại học do 3 liên đoàn Thể dục thể thao đại học quản lý. 3. Mô hình kết hợp: Trong. trong Chính phủ không có ngành thể dục thể thao, không chế định chính sách thể dục thể thao, mà chỉ tài trợ rất ít cho thể dục thể thao. Ở nước Mỹ, thể dục thể thao được xã hội tài trợ để phát triển

Ngày đăng: 31/07/2015, 09:48

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan