1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

338 425 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 338
Dung lượng 3,52 MB

Nội dung

HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN TRUNG ƯƠNG - BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC KX. 04/06-10 ******************** ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP NHÀ NƯỚC Mã số: KX. 04.07/06-10 BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM CƠ QUAN CHỦ TRÌ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: PGS. TS. PHẠM VĂN DŨNG 8835 HÀ NỘI - 2010 1 BAN CHỦ NHIỆM VÀ CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI I. BAN CHỦ NHIỆM TT HỌ VÀ TÊN CƠ QUAN CÔNG TÁC 1 PGS. TS. Phùng Xuân Nhạ Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 2 PGS.TS. Phạm Văn Dũng Chủ nhiệm Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 3 PGS.TS. Lê Cao Đoàn Viện Kinh tế Việt Nam 4 PGS.TS. Phan Huy Đường Trường Đại học Kinh t ế, Đại học Quốc gia Hà Nội 5 TS. Nguyễn Mạnh Hải Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương 6 PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hồi Tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng toàn dân 7 PGS.TS. Nguyễn Khắc Thanh Phó Viện trưởng Viện Kinh tế, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh 8 TS. Nguyễn Ngọc Thanh Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nộ i 9 NCS, Th.S. Trần Quang Tuyến Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 2 II. CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI TT Họ và tên Cơ quan 1. NCS, Th.S. Lê Vân Anh Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 2. Th.S. Phạm Văn Chiến Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 3. TS. Vũ Thị Dậu Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 4. Ngô Thùy Dung Bộ Kế hoạch & Đầu tư 5. TS. Phạm Thị Hồng Điệp Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 6. Hà V ăn Đổng Trường Cao đẳng Kinh tế - Thái Bình 7. TS. Trần Đức Hiệp Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 8. Th.S. Hoàng Triều Hoa Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 9. Nguyễn Tuấn Hùng Học viện Ngân hàng 10. Th.s. Phạm Ngọc Hương Quỳnh Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 11. PGS. TS. Mai Thị Thanh Xuân Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 12. TS. Nguyễn Hữ u Sở Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 13. Th.S. Phùng Nam Thái Ủy ban Chứng khoán nhà nước 14. NCS, Th.S. Ngô Đăng Thành Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 15. TS. Đinh Văn Thông Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 16. TS. Nguyễn Thị Thường Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 17. NCS, Th.S. Trần Quang Tuyến Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN III. THƯ KÝ ĐỀ TÀI: 1 TS. Phạm Thị Hồng Điệp Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 2 NCS, Th.S. Trần Quang Tuyến Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 3 MỤC LỤC Trang Danh mục các từ viết tắt 6 Phần mở đầu 7 CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG XHCN TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 24 1.1. KHÁI LUẬN VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 24 1.1.1. Khái lược về lịch sử hình thành, phát triển của kinh tế thị trường 24 1.1.2. Bản chất và các đặc trưng chủ yếu của kinh tế thị trường 29 1.1.3. Điều kiện phát triển kinh tế thị trường và kinh tế thị trường “rút ngắn” 46 1.1.4. Hoạt động can thiệp, định hướng của nhà nước trong một số nền kinh tế thị trường tiêu biểu trên thế giớ i 56 1.2. ĐỊNH HƯỚNG XHCN TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 64 1.2.1. Quan hệ giữa kinh tế thị trường và CNXH 64 1.2.2. Thực chất, tính tất yếu và nội dung định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường 76 1.2.3. Những điều kiện thực hiện định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế thị trường 92 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH HƯỚNG XHCN TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 99 2.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CSVN VỀ ĐỊNH HƯỚNG XHCN TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 99 2.1.1. Chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế hành chính - bao cấp sang cơ chế thị trường 99 4 2.1.2. Quan điểm của Đảng CSVN chỉ đạo thực hiện định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường 105 2.2. NHỮNG THÀNH TỰU THỰC HIỆN ĐỊNH HƯỚNG XHCN TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA 111 2.2.1. Phát triển kinh tế thị trường theo con đường rút ngắn 111 2.2.2. Phát triển kinh tế thị trường theo hướng bền vững 144 2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH HƯỚNG XHCN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 174 2.3.1. Những hạn chế trong phát triển bền vững về kinh tế 174 2.3.2. Một số vấn đề xã hội chưa bền vững 180 2.3.3. Bảo vệ tài nguyên và môi trường còn nhiều bất cập 186 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐỊNH HƯỚNG XHCN TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 196 3.1. BỐI CẢNH MỚI TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN ĐỊNH HƯỚNG XHCN TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 196 3.1.1. Bối cảnh quốc tế 196 3.1.2. Bối cảnh đất nước 208 3.2. CÁC QUAN ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 213 3.2.1. Phát triển kinh tế thị trường rút ngắn và bền vững là trọng tâm thực hiện định hướng XHCN 213 3.2.2. Phát triển khoa học - công nghệ, nhanh chóng tiếp cận và phát triển kinh tế tri thức là chìa khóa để phát triển kinh tế thị trường rút ngắn và bền vững 213 3.2.3. Tranh thủ ngoại lực, phát huy nội lực là điều kiện đặc biệt quan trọng để phát triển rút ngắn và bền vững 214 3.2.4. Hoàn thi ện cơ chế, thể chế là khâu đột phá trong thực hiện định 215 5 hướng XHCN nền kinh tế thị trường 3.2.5. Định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường chỉ được thực hiện thông qua nỗ lực của Đảng, Nhà nước và sự đồng thuận của người dân 216 3.3. HỆ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐỊNH HƯỚNG XHCN TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI 217 3.3.1. Hệ giải pháp tiếp cận nhanh chóng các tiêu chí kinh tế thị trường hiện đại 217 3.3.2. Phát triển kinh tế tri thức 237 3.3.3. Hệ giải pháp thực hiện phát triển bền vững về xã hội và môi trường 247 3.3.4. Hệ giải pháp củng cố các điều kiện thực hiện định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế thị trường 258 KẾT LUẬN 272 Danh mục tài liệu tham khảo 274 The socialist oriented in developing the market economy of Vietnam 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT APEC : Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASXH : An sinh xã hội BCHTƯ : Ban chấp hành Trung ương BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : CNXH CNTB : Chủ nghĩa tư bản CPI : Chỉ số giá cả DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DOC : Bộ Thương mại Hoa Kỳ Đảng CSVN : Đảng CSVN ĐDSH : Đa dạng sinh học ĐH - CĐ : Đại họ c - cao đẳng EC : Cộng đồng kinh tế châu Âu EU : Liên minh châu Âu FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài FED : Cục dự trữ liên bang Mỹ GD&ĐT : Giáo dục & đào tạo GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HDI : Chỉ số phát triển nguồn nhân lực HTX : Hợp tác xã JPY : Đồng yên Nhật KH-CN : Khoa học-công nghệ NATO : Khối quân sự Bắc Đại Tây dương NEP : Chính sách kinh tế mới NICs : Các nước công nghiệp mới NIE S : Các lãnh thổ công nghiệp mới ODA : Viện trợ phát triển chính thức OECD : Tổ chức các nước có nền kinh tế phát triển XHCN : Xã hội chủ nghĩa XHDS : Xã hội dân sự TBCN : Tư bản chủ nghĩa TĐSX : Tập đoàn sản xuất TNC S : Các công ty xuyên quốc gia UBND : Ủy ban nhân dân UNIDO : Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc UNDP : Tổ chức Hợp tác Phát triển Liên hợp quốc USD : Đô la Mỹ VCB : Ngân hàng ngoại thương VNĐ : Đồng tiền Việt Nam WTO : Tổ chức thương mại thế giới 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong 25 năm đổi mới ở nước ta, những nghiên cứu về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã đạt được không ít thành tựu. Nhận thức về kinh tế thị trường ngày càng đầy đủ, sáng rõ hơn. Giờ đây, phát triển kinh tế thị trường là điều không còn phải tranh cãi. Nhưng nội dung của định hướng XHCN là gì và việc thực hiện các nội dung đó trong phát triển kinh tế thị trường đến đâu? Những thành tựu và hạn chế chủ yếu? Một loạt vấn đề thực tiễn bức xúc đòi hỏi phải giải quyết: xử lý tương quan giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân; vai trò của nhà nước và tự do hoá kinh tế; hội nhập kinh tế quốc tế và thực hi ện mục tiêu CNXH; các điều kiện cơ bản và các thể chế đảm bảo định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, nền kinh tế của mối quốc gia trở thành bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thế giới; những luật lệ mới, những sân chơi mới, những đối tác và đố i thủ mới… chi phối đời sống kinh tế toàn cầu. Bối cảnh mới có cho phép Việt Nam tiếp tục thực hiện định hướng XHCN? Nếu câu trả lời là có thì câu hỏi tiếp theo là chúng ta sẽ phải làm gì và làm như thế nào để thực hiện định hướng đó? Đây là những câu hỏi không dễ trả lời nhưng không thể né tránh. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (năm 1991) đã đề cập một vấn đề kinh tế quan trọng: Phát triển triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Những thành tựu về kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm qua đã đưa đất nước ta sang một kỷ nguyên mới. Đi ều này đòi hỏi phải có sự bổ sung, phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Để làm được điều đó phải nghiên cứu công phu, hệ thống nhiều vấn đề, trong đó có định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Việc nghiên cứu này còn trực tiếp góp phần soạn thảo các Văn kiện Đại hội XI v ề những vấn đề liên quan đến định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Nghiên cứu đề tài này còn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn khoa học lý luận Mác - Lênin. Trong các trường đại học, việc giảng dạy nội dung nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam chủ yếu mới dừng lại ở những nguyên lý được nêu trong 8 các Văn kiện Đại hội của Đảng CSVN. Điều đó làm cho hoạt động giảng dạy khô cứng, thiếu hấp dẫn và thuyết phục. Trong xã hội nước ta hiện nay, nhận thức về vấn đề rất quan trọng này đang có nhiều luồng ý kiến khác nhau, nhiều khía cạnh cần làm rõ hơn: định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế thị trường là gì? Định hướng XHCN và kinh tế th ị trường quan hệ với nhau như thế nào? Có thể định hướng XHCN nền kinh tế thị trường hay không? Những chủ thể nào tham gia thực hiện định hướng XHCN? Thực hiện định hướng XHCN nền kinh tế thị trường như thế nào trong điều kiện kinh tế nhà nước kém hiệu quả, kinh tế tư nhân phát triển tự phát, quản lý nhà nước nhiều yếu kém, bất cập? Rõ ràng là, trong bối c ảnh mới của đất nước, việc nghiên cứu định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta là hết sức cấp thiết, cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu Kinh tế thị trường - xét cả về phương diện lý luận và thực tiễn - đã được hình thành, phát triển và kiểm nghiệm ở các quốc gia phát triển. Vào nửa sau của thế k ỷ XX, thế giới đã chứng kiến quá trình chuyển sang kinh tế thị trường và sự thiết lập cơ chế thị trường ở các nước thuộc địa sau khi giành được độc lập. Từ cuối thập niên bảy mươi, đầu thập niên tám mươi của thế kỷ XX, hàng loạt quốc gia áp dụng mô hình kinh tế Xô viết đã cảm nhận được sự bất ổn của mô hình này và chuyể n sang mô hình kinh tế thị trường với những cách thức và bước đi khác nhau. Trong xu thế chung của thời đại, Việt Nam và Trung Quốc từng bước chuyển đổi nền kinh tế, phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia phát triển theo con đường XHCN. Do đó, nền kinh tế thị trường ở các nước này sẽ phải thực hiện mục tiêu đó và sẽ có những đặc thù riêng. Đây là mô hình kinh tế thị trường có nhiều nét mới, độc đáo. Vì vậy, nhiều vấn đề, về lý luận cũng như thực tiễn cần làm sáng tỏ và nghiên cứu sâu hơn. Ở trong và ngoài nước, nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến các khía cạnh khác nhau đề tài đã được công bố. * Về nền kinh tế thị trường - A. J. Isachsen, C.B. Hamilton, T. Gylfason (1993): Tìm hiểu nền kinh tế thị trường, NXB Đại học Oxford. Cuốn sách đã phân tích sâu sắc về c ơ chế vận hành của nền kinh tế kế hoạch hóa và so sánh nó với kinh tế thị trường. 9 Các tác giả đã luận giải về các quy luật của kinh tế thị trường trong bối cảnh những khó khăn nảy sinh trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường. Những vấn đề quan trọng của quá trình chuyển đổi ở các nước Đông Âu như: tư nhân hóa, vai trò của chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, chính sách môi trường và thương mại quốc tế được lựa chọn để nghiên cứu điển hình. - James C. Van Hook (2004): Tái thiết nước Đức: Sự sáng tạo của mô hình kinh tế thị trường xã hội, 1945 -1957, NXB Đại học Cambridge. Tác giả làm rõ về mô hình kinh tế thị trường xã hội được áp dụng trong quá trình tái thiết nước Đức giai đoạn 1945 - 1957 và khẳng định, khác với nền kinh tế của nhiều nước phương Tây lúc bấy giờ thiên về đề cao vai trò của nhà n ước theo học thuyết Keynes, kinh tế thị trường xã hội Đức là một hệ thống kinh tế chỉ chịu sự ảnh hưởng ở mức độ nhất định của nhà nước. Tác giả cũng luận giải về hai vấn đề cơ bản: một là, nước Đức đã có đóng góp gì cho việc áp dụng kinh tế thị trường xã hội với các đặc trưng cơ bả n là bảo vệ sở hữu tư nhân, thị trường tự do và nhà nước can thiệp hạn chế vào nền kinh tế; hai là, kinh tế thị trường xã hội đã có bước phát triển như thế nào trong thập kỷ năm mươi của thế kỷ trước ở Đức với sự xuất hiện của Luật Hỗ trợ đầu tư và Luật Chống hạn chế cạnh tranh. Tóm l ại, nghiên cứu của Van Hook là một sự bổ sung có giá trị cho hiểu biết về lịch sử áp dụng kinh tế thị trường xã hội ở Đức. - Radke Detlef (1994): Nền kinh tế thị trường xã hội Đức, NXB Frank Cass. Cuốn sách nghiên cứu về hệ thống kinh tế của Cộng hòa liên bang Đức, nền kinh tế thị trường xã hội. Tác giả đã mô tả các thành tố của hệ thống kinh tế này để đảm bảo tính mở, năng động, hiệu quả, ổn định và cân bằng xã hội. Nghiên cứu trường hợp nước Đức, tác giả muốn làm rõ tính đặc biệt của mô hình kinh tế đang áp dụng ở Đức. - Osman Suliman (1998): Quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc, NXB Quorum Books, Hoa Kỳ. Đây là công trình nghiên cứu quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường XHCN. Các tác giả khẳng định tính độc đáo và ch ưa có tiền lệ của mô hình kinh tế này. Dường như những đặc điểm đặc sắc của cải cách kinh tế ở Trung Quốc thể hiện sự rút kinh nghiệm từ cách tiếp cận kiểu “big bang” ở các nước Đông Âu. Cuốn sách bao gồm nhiều chủ đề như chính sách kinh tế vĩ mô, cải cách các khu vực (thành phần) kinh tế và chiến lược phát triển bền vững trong quá trình cải cách và những thách th ức có thể Trung Quốc phải đối mặt. [...]... đề: - Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường - Những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam - Các khía cạnh kinh tế- xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam * Về định hướng XHCN Cuộc hội thảo lớn về chủ đề Định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam” (vòng 1 và 2) do... đi sâu phân tích những mô hình kinh tế thị trường tiêu biểu trên thế giới Cuốn sách đã cung cấp những những kiến thức cơ bản, toàn diện để nhận diện nền kinh tế thị trường * Về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và nền kinh tế thị trường XHCN Như trên đã đề cập, kinh tế thị trường được phát triển ở tất cả các nước tư bản phát triển Tuy nhiên, kinh tế thị trường ở các khu vực và những nước 10 khác... định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 và đưa ra hệ quan điểm định hướng, hệ thống các giải pháp mới nhằm tiếp tục định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam - Từ việc làm rõ những vấn đề trên, đề tài góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn bức xúc có liên quan đến định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay:... xử lý tương quan giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân; vai trò của nhà nước và tự do hoá kinh tế; hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện mục tiêu CNXH; các điều kiện cơ bản và các thể chế đảm bảo định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam - Trên cơ sở làm rõ hơn lý luận chính trị và thực tiễn về định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, đề tài sẽ... “CNXH và kinh tế thị trường: Kinh nghiệm của Trung Quốc và kinh nghiệm của Việt Nam” tại Bắc Kinh, ngày 8-9/10/2003 (Tạp chí Cộng sản điện tử) đã đề cập tới một số vấn đề về bản chất và đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Về bản chất, đây 12 là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường; kinh tế thị trường là “cái phổ biến” còn định hướng XHCN. .. luật cung - cầu Chính các quy luật kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng nhất chi phối định hướng của nền kinh tế thị trường - Việt Nam là nước đang phát triển Do đó, định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế thị trường còn phải được tiếp cận dưới góc độ kinh tế học phát triển Hàng loạt nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển như: các nguồn lực cơ bản... của mình về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam trong cuốn sách Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam (sách chuyên khảo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2006) Trong cuốn sách này, để làm rõ được chủ đề quản lý nhà nước, các tác giả đã bàn đến thuật ngữ Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Các tác giả cho rằng đây là mô hình kinh tế được hình... hướng XHCN Theo các tác giả, Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam Đây là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử Nền kinh tế thị trường định hướng 15 XHCN vừa mang những đặc điểm chung của kinh tế thị trường hiện đại đã và đang tồn tại, phát triển trên thế giới, vừa có những đặc điểm riêng phù hợp với điều kiện của Việt. .. về sở hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các tác giả tập trung nghiên cứu các khái niệm sở hữu, sở hữu nhà nước dưới các góc độ khác nhau Từ đó, các tác giả bàn về vai trò của sở hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường nói chung và trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nói riêng Các tác giả cho rằng, nền kinh tế thị trường. .. vào nền kinh tế; trong khi đó ở Pháp và Thụy Điển, sự can thiệp mang tính hành chính của nhà nước lại lớn hơn nhiều Tuy vậy, về bản chất, chúng đều là kinh tế thị trường Theo Kornai Zános1, đây chỉ là các phiên bản khác nhau của cùng một hệ thống2 Vậy nền kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc và kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam có điểm gì giống và khác với kinh tế thị trường và kinh tế thị . tế- xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. * Về định hướng XHCN Cuộc hội thảo lớn về chủ đề Định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam (vòng. HIỆN ĐỊNH HƯỚNG XHCN TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA 111 2.2.1. Phát triển kinh tế thị trường theo con đường rút ngắn 111 2.2.2. Phát triển kinh tế thị trường. hệ thống 2 . Vậy nền kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc và kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam có điểm gì giống và khác với kinh tế thị trường và kinh tế thị trường xã hội? Kornai

Ngày đăng: 30/07/2015, 18:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w