1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (11)

4 223 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 63 KB

Nội dung

Phần trắc nghiệm 2 điểm Câu 1 1,5 điểm: Đọc đoạn trích sau, chọn và chỉ ghi một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước kết quả đúng vào bài làm mỗi ý đúng được 0,25 điểm “Ngọc không mà

Trang 1

UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ 2 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-MÔN : NGỮ VĂN 8

Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

Chú ý: Đề thi gồm 02 trang, HS làm bài vào tờ giấy thi

I Phần trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm):

Đọc đoạn trích sau, chọn và chỉ ghi một trong các chữ cái A, B, C, D đứng

trước kết quả đúng vào bài làm (mỗi ý đúng được 0,25 điểm)

“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người Kẻ đi học là học điều ấy Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường Chúa tầm thường, thần nịnh hót Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy”.

1.1 Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ?

C Bàn luận về phép học D Bình Ngô đại cáo

1.2 Đoạn văn trên của tác giả nào ?

1.3 Mục đích của việc học được tác giả nêu trong đoạn trích trên là gì ?

A Học là để biết rõ đạo

B Học là để trở thành người có tri thức

C Học để có thể mưu cầu danh lợi

D Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước

1.4 Câu văn: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” thuộc kiểu câu nào ?

1.5 “Lượt lời” là gì ?

A Là việc các nhân vật nói năng trong hội thoại

B Là lời nói của các nhân vật tham gia hội thoại

C Là lời nói của chủ thể nói năng trong hội thoại

D Là sự thay đổi luân phiên lần nói giữa những người đối thoại với nhau

1.6 Kiểu hành động nói nào đã được thực hiện trong câu: “Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền.” ?

A Hành động bộc lộ cảm xúc B Hành động hỏi

C Hành động trình bày D Hành động điều khiển

Câu 2 (0,5 điểm): Điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống

Trang 2

Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon … ……

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nông thở

II Phần tự luận (8 điểm )

Câu 1 (2 điểm):

Chép lại chính xác bài thơ: “Tức cảnh Pác Bó” (thơ Hồ Chủ tịch).

Câu 2 (6 điểm):

Nhiều người còn chưa hiểu rõ: Thế nào là “Học đi đôi với hành” và vì sao ta rất cần phải “Theo điều học mà làm” như lời La Sơn Phu Tử trong bài “Bàn luận về phép học” Em hãy viết bài văn nghị luận để giải đáp những thắc mắc nêu trên.

- Hết -

Trang 3

UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HK2

-I Trắc nghiệm (2điểm):

Câu 1 (1,5 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 đ/câu

Câu 2 (0,5 điểm)

Điền đúng vị trí mỗi từ được 0,25 đ

“Thân bạc trắng, vị xa xăm”

II Phần tự luận (8 điểm):

Câu 1 (2 điểm): Chép lại chính xác bài thơ: “ Tức cảnh Pác Bó” (Thơ Hồ Chủ Tịch)

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời Cách mạng thật là sang.”

Câu 2 (6 điểm):

ĐÁP ÁN

1 Mở bài (0,5 điểm):

- Nêu xuất xứ của câu nói : La Sơn Phu Tử khẳng định trong “Bàn luận về phép học” : theo điều học mà làm

- Tháng 5 năm 1950 Bác Hồ nói về công tác huấn luyện và học tập có dạy :

“Học phải đi đôi với hành” Học mà không hành thì học vô ích Hành mà không học thì hành không trôi chảy

- Khái quát lời dạy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc học của chúng ta

2 Thân bài ( 5 điểm):

a Giải thích ý nghĩa của cụm từ “học đi đôi với hành” (1 đ)

- Học là tiếp thu kiến thức đã được tích luỹ trong sách vở học là nắm vững lý luận đã được đúc kết là những kinh nghiệm…nói chung là trau dồi kiến thức mở mang trí tuệ

- Hành : Làm là thực hành, ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn đời sống Học và hành có mối quan hệ gắn bó Là hai công việc của một quá trình thống

nhất.

b Tại sao học đi đôi với hành (3 đ)

Học và hành phải đi đôi, kiến thức tiếp thu phải gắn kết với thực hành, thể nghiệm

b.1 Ý nghĩa của việc thực hành(1 đ)

Nếu chỉ có học chỉ có kiến thức sách vở, có lý thuyết mà không áp dụng thực tế thì chỉ là kiến thức suông Kiến thức dù thâm sâu đến mấy, không được đem ra thực hành, lâu dần sẽ quên, thành xa lạ giáo điều Thực tế sẽ giúp củng cố, mở rộng kiến thức

b.2 Ý nghĩa vai trò của việc học kiến thức lí thuyết (1 đ)

Nếu thực hành ứng dụng mà không có kiến thức hệ thống, không có lý thuyết soi sáng thì chỉ là việc làm mò mẫm; sẽ lúng túng, thậm chí dẫn đến sai lầm

Trang 4

c Người học sinh học như thế nào để đảm bảo học đi đôi với hành có hiệu quả(2 đ)

c.1 Xác định động cơ và mục đích học tập đúng đắn (1 đ)

Tránh tư tưởng sai lầm học cốt thi đỗ lấy bằng cấp là đủ mỹ mãn, lối học hình thức Cần học suốt đời, khoa học càng tiến bộ thì học không bao giờ dừng lại tại chỗ

c.2 Cần kết hợp thực hành hiệu quả trong đời sống về mọi mặt (1 đ)

3 Kết bài (0,5 điểm):

- Khẳng định “Học đi đôi với hành” đã trở thành một nguyên lý, phương châm giáo dục đồng thời là phương pháp học tập

- Suy nghĩ bài học rút ra cho bản thân

BIỂU ĐIỂM

Điểm 5 - 6 : Với những bài trình bày được những vấn đề cơ bản như trong đáp án Ngôn ngữ phù hợp với phong cách văn bản nghị luận, toát lên tình cảm chân thành của người viết Các phần giải thích mạch lạc, thuyết phục Hệ thống dẫn chứng và lĩ lẽ chính xác, chân thực, gắn với thực tế Không sai ngữ pháp, không sai chính tả

Điểm 4 : Dành cho những bài đảm bảo cơ bản về nội dung và hình thức, bố cục Lí lẽ

và dẫn chứng phù hợp, thiết thực Có thể chưa thực sự sáng tạo và liên hệ thực tế còn

ít phong phú Không mắc lỗi dựng đoạn, ngữ pháp, không sai chính tả

Điểm 3 : Dành cho những bài đảm bảo đúng thể loại, biết xây dựng bố cục, song ý còn nghèo, diễn đạt chưa mạch lạc Có lí lẽ và dẫn chứng song thiếu hệ thống

Điểm 2 : Không đạt được yêu cầu cơ bản như điểm 3 Yếu về dựng đoạn, lập luận Mắc nhiều lỗi sai ngữ pháp và chính tả

Điểm 0 : Hoàn toàn không viết được gì

Ngày đăng: 29/07/2015, 10:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w