Trình bày suy nghĩ của em về câu châm ngôn trên bằng một văn bản không qua hai trang giấy thi Câu 3: 10 điểm Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp
Trang 1PHÒNG GD&ĐT THANHOAI
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài 120 phút
Câu 1: (4 điểm)
Cảm nhận cái hay về nội dung và nghệ thuật ở đoạn thơ sau:
"Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"
(Tế Hanh, Quê hương, Ngữ Văn Lớp 8, T2)
Câu 2: (6 điểm)
Hiện nay có rất nhiều trường học đón chào học sinh bằng một câu châm ngôn:
“Vào đây để lớn lên trong sự thông thái, ra đi để phục vụ tốt hơn đất nước và đồng
loại của bạn”.
Trình bày suy nghĩ của em về câu châm ngôn trên bằng một văn bản (không qua hai trang giấy thi)
Câu 3: (10 điểm)
Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp
8, em hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người với người
Trang 2
-Hết -HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
Năm học: 2013-2014
Môn Ngữ Văn - Lớp 8
Câu 1: (4 điểm)
Bài làm của học sinh cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:
A Về nội dung:
- Cảm nhận cái hay về nội dung và nghệ thuật qua hai hình ảnh:
+ Hình ảnh con người sau những ngày lao động trên biển khơi với làn da nhuộm nắng, nhuộm gió và vị mặn mòi của sóng, của rong rêu, của nước ở đại dương đã thấm sâu vào từng đường gân thớ thịt của người dân chài nên họ trở về mang nguyên vẹn vị nồng tỏa của biển khơi với vẻ đẹp lớn lao, phi thường
+ Hình ảnh con thuyền nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng gió trở về Con thuyền
vô tri trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế, nên nó đang lắng nghe chất muối thấm dần vào da thịt nó
+ Nghệ thuật: Tả thực, sáng tạo độc đáo, nhân hóa
- Cảm nhận được tâm hồn tinh tế, tài hoa và nhất là tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người cùng cuộc sống lao động ở làng chài quê hương của nhà thơ Tế Hanh
B Về hình thức:
Học sinh có thể trình bày và lập luận khác nhau song bài viết phải có kết cấu chặt chẽ, có khả năng cảm thụ tốt làm sáng rõ nội dung yêu cầu của đề bài Văn viết mạch lạc
có cảm xúc
Biểu điểm:
+ Điểm 3,5-4: Cảm nhận đúng, có ý sâu sắc, tinh tế, diễn đạt tốt
+ Điểm 2,5-3: Cảm nhận đúng, khá đầy đủ, sâu sắc, tinh tế, diễn đạt khá
+ Điểm 1,5-2: Cảm nhận được, nhưng nhìn chung chưa sâu, mắc ít lỗi diễn đạt
+ Điểm 0,5-1: Cảm nhận còn hời hợt, mắc nhiều lỗi diễn đạt
+ Điểm 0: Làm lạc đề, không đáp ứng được yêu cầu nêu trên
Câu 2: (6 điểm)
* Hình thức, kĩ năng.
- Viết một bài văn nghị luận bố cục ba phần, sáng rõ, mạch lạc, dộ dài không quá hai trang giấy thi
- Vận dụng linh hoạt các thao tác giải thích, bình luận, chứng minh một cách thành thạo
để làm sáng tỏ vấn đề
- Diễn đạt trôi chảy, liền mạch, hạn chế mắc lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu
a/ Mở bài:
- Trong cuộc đời có lẽ điều thiệt thòi nhất, thiếu thốn và khổ đau nhất của con người là không được cắp sách đến trường
- Đến trường không chỉ được sống trong niềm vui bè bạn mà điều quan trọng để được “
lớn lên trong sự thông thái….để phục vụ tốt hơn đất nước và đồng loại”
b/ Thân bài: Giải thích câu châm ngôn.
Trang 3- Vào trường để lớn lên trong sự thông thái: vì đó là nơi mang lại cho chúng ta tri thức
và nhân cách làm người HS vào đó được dạy dỗ, học tập và ứng xử…Rõ ràng vào trường được học tập và rèn luyện một cách toàn diện, đặc biệt là trí tuệ được phát huy, độc lập trong sáng tạo, con người trở nên thông minh, thông thái, tháo vát, nhanh nhẹn
- Ra đi đề phục vụ tốt hơn đất nước và đồng loại của bạn:
+ Nghĩa là khi bạn đã được trang bị đầy đủ kiến thức khoa học và nhân cách làm người
là bạn đã hoàn thành khóa học và ra trường
+ Hiểu hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình, nhân dân XH và đất nước
+ Bạn sẽ phục vụ họ tốt hơn và sống tốt hơn Bởi bạn là một cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng, đất nước, mối quan hệ riêng chung không thể tách rời
* Bình luận : Đánh giá mở rộng vấn đề.
- Câu châm ngôn thật xác đáng Khái quát được cả quá trình học tập và rèn luyện của người học, lợi ích của việc học và kết quả của việc học Kết quả ấy là sự thông thái và sống có ích cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân
-Người bị thất học không thể trở thành người thông thái, vì tri thức không thể nghe người ta nói mà chủ yếu phải bằng học, đọc, tự học hỏi tìm tòi trên các phương tiện sách
vở, intenet…
- Nhưng người được đến trường, được sống trong môi trường học tập quá nhiều thuận lợi mà lười biếng, ham chơi, khi thi cử không trung thực, điểm và bằng cấp do “chạy”
mà có thì khác gì người thất học
=> Do vậy, cả hai đối tượng thất học và lười biếng đều không thể trở nên thông thái và cũng không thể phục vụ tốt cho cuộc sống Vậy nên, để có việc học đạt kết quả và có ích cho cuộc đời, thì phải có ý thức, có mục đích học tập, rèn luyện bản thân thật tốt: Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”
- Lấy dẫn chứng
- Đất nước có nhiều hiền tài là đất nước phát triển mạnh mẽ và bền vững
c/ Kết bài:
- Khẳng định không chịu khó học tập, rèn luyện, không thể trở nên thông thái, phục vụ nhân dân, đất nước tốt được
- Được học tập là niềm hạnh phúc nên tận dụng cơ hội
- Cần có thái độ phê phán nghiêm khắc đối với người học tập không nghiêm túc, hữu danh vô thực sống cho chính mình còn chưa được, huống gì nói phục vụ cho gia đình, XH
Biểu điểm:
- Điểm 5-6: Đáp ứng tốt các các yêu cầu trên, không mắc lỗi
- Điểm 3-4: Đạt được 2/3 yêu cầu, còn mắc một số lỗi
- Điểm 1-2: Đạt được 1/3 yêu cầu, còn một số lỗi
- Điểm 0: Không nhận thức được đề
Câu 3: (10 điểm)
Yêu cầu chung:
A Về hình thức:
Trang 4- Sử dụng thao tác lập luận chứng minh HS cần thực hiện tốt các kĩ năng làm văn nghị luận đã được học ở lớp 7 và lớp 8: dựng đoạn, nêu và phân tích dẫn chứng, vận dụng kết hợp đưa các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm vào bài văn nghị luận
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần ; dẫn chứng chính xác; văn viết trong sáng, có cảm xúc ; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng
B Về nội dung
a) Mở bài :
- Có thể nêu mục đích của văn chương (văn chương hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình yêu thương)
- Giới thiệu vấn đề cần giải quyết
b) Thân bài : Tình yêu thương giữa người với người thể hiện qua nhiều mối quan hệ xã hội
- Tình cảm xóm giềng :
+ Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu (Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố).
+ Ông giáo với lão Hạc (Lão Hạc – Nam Cao).
- Tình cảm gia đình :
+ Tình cảm vợ chồng: Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ
chồng (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố).
+ Tình cảm cha mẹ và con cái :
• Người mẹ âu yếm đưa con đến trường (Tôi đi học - Thanh Tịnh); Lão Hạc thương con (Lão Hạc- Nam Cao).
• Con trai lão Hạc thương cha (Lão Hạc- Nam Cao) ; bé Hồng thông cảm, bênh vực, bảo vệ mẹ (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng).
c) Kết bài : Nêu tác dụng của văn chương (khơi dậy tình cảm nhân ái cho con người để con người sống tốt đẹp hơn)
Biểu điểm:
- Điểm 11-12: Hoàn thành tốt các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên
- Điểm 9-10: Hoàn thành tương đối các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên (luận điểm rõ ràng - nổi bật trọng tâm, sắp xếp hợp lí, dẫn chứng chính xác)
- Điểm 7-8: Hoàn thành được 2/3 các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên
- Điểm 5-6: Hoàn thành được 1/2 các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên, mắc ít lỗi diễn đạt
- Điểm 3-4: Nắm chưa chắc đề, còn lúng túng trong lập luận, kĩ năng làm bài chưa tốt, mắc lỗi diễn đạt
- Điểm 1-2: Làm được ít bài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả