Câu 1: Nêu diễn biến tâm lí hành động của nhân vật chị Dậu trong văn bản "Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố? ( 4 điểm) Trả lời Diễn biến tâm lí hành động của nhân vật chị Dậu trong văn bản "Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố. - Ban đầu : Van xin tha thiết( xưng hô cháu- ông) (1 điểm) - Sau đó: liều mạng cự lại. (1 điểm) + Cự lại bằng lí lẽ( xưng hô tôi- ông) (1 điểm) + Cự lại bằng hành động chống trả quyết liệt( xưng hô bà- mày) (1 điểm) Câu 2: Văn bản "Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố trích từ chương thứ mấy của tác phẩm Tắt đèn? Văn bản ấy thuộc thể loại gì? ( 3 điểm) Trả lời Văn bản "Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố trích từ chương thứ XVIII của tác phẩmTắt đèn. ( 1,5 điểm) -Văn bản thuộc thể loại : Tiểu thuyết ( 1,5 điểm) Câu 3: Hành động chống lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng của chị Dậu đã chứng minh cho quy luật gì trong tự nhiên và trong xã hội? (3 điểm) Trả lời Hành động chống lại cai Lệ và người nhà lí trưởng của chị Dậu chứng minh cho quy luật : +Trong tự nhiên “ tức nước vỡ bờ”. ( 1,5 điểm) +Trong xã hội: “Có áp bức có đấu tranh” ( 1,5 điểm) Câu 4: Nêu đủ, đúng ý nghĩa của văn bản “tức nước vỡ bờ” (4,0 điểm) Trả lời -Với cảm quan nhạy bén,nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành,chất phác. Câu 5: Văn bản "Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố trích từ chương thứ mấy của tác phẩm Tắt đèn?Văn bản ấy thuộc thể loại gì? ( 3 điểm) Trả lời Văn bản "Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố trích từ chương thứ XVIII của tác phẩmTắt đèn. ( 1,5 điểm) -Văn bản thuộc thể loại: Tiểu thuyết ( 1,5 điểm) Câu 6: Nêu nghệ thuật của đoạn trích “tức nước vỡ bờ” ? ( 3đ) ]Trả lời - Tạo tình huống truyện có tính kịch “Tức nước vỡ bờ” - Kể chuyện,miêu tả nhân vật chân thực,sinh động (ngoại hình,ngôn ngữ,hành động,tâm lí…) Câu 7: Nêu diễn biến tâm tâm lí hành động của nhân vật chị Dậu trong văn bản "Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố? ( 4 điểm) Trả lời Diễn biến tâm lý chị Dậu -Ban đầu: van xin tha thiết (xưng hô:cháu- ông) -Sau đó: liều mạng cự lại +Cự lại bằng lí lẽ( xưng hô : tôi – ông) +Cự lại bằng hành động chống trả quyết liệt (xưng hô: bà – mày) Câu 8: Chép thuộc lòng bốn câu thơ đầu của bài thơ “ Đập đá ở Côn lôn” ( 2 đ) Trả lời Viết thuộc lòng đúng, đủ, không sai lỗi chính tả mỗi câu đạt 0,5 đ Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lỡ núi non. Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn. Câu 9: Nêu nghệ thuật chủ yếu của bài thơ “ Đập đá ở Côn lôn” ( 3 đ) Trả lời - Nêu đúng và đủ nghệ thuật chủ yếu của bài ( 3 đ) + Xây dựng hình tượng nghệ thuật có tính chất đa nghĩa . +Sử dụng bút pháp lãng mạn,thể hiện khẩu khí ngang tàng ,ngạo nghễ và giọng điệu hào hùng. +Sử dụng bút pháp đối lập ,nét bút khoa trương góp phần làm nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng,cách mạng. Câu 10 : Em thấy hình ảnh người trai trong bài thơ “ Đập đá ở Côn lôn” hiện lên với tư thế như thế nào? ( 3 đ) Trả lời Em thấy hình ảnh người trai trong bài thơ “ Đập đá ở Côn lôn” hiện lên với tư thế hiên ngang ,lẫm liệt. Câu 11: Bài “ Đập đá ở Côn lôn” thuộc thể thơ gì? ( 2 đ) Trả lời Bài “ Đập đá ở Côn lôn” thuộc thể thơ thất ngôn bát cú. Câu 12: Chép thuộc lòng bốn câu thơ cuối của bài thơ “ Đập đá ở Côn lôn” ( 2 đ) Trả lời Viết thuộc lòng đúng, đủ, không sai lỗi chính tả mỗi câu đạt 0,5 đ Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, Mưa nắng càng bền dạ sắt son. Những kẻ vá trời khi lỡ bước, Gian nan chi kể việc con con! Câu 13: Bài “ Đập đá ở Côn lôn” thuộc thể thơ gì? ( 2 đ) Trả lời Bài “ Đập đá ở Côn lôn” thuộc thể thơ thất ngôn bát cú. Câu 14: Nêu vài nét về tác giả Phan Châu Trinh? ( 2 đ) Trả lời Nêu vài nét về tác giả Phan Châu Trinh? - Phan Châu Trinh ( 1872- 1926 ) hiệu là tây hồ, biêt hiệu là Hi Mã, quê ở tỉnh Quảng Nam Câu 15: Chép thuộc lòng bốn câu thơ cuối của bài thơ “ Đập đá ở Côn lôn” ( 2 đ) Trả lời Viết thuộc lòng đúng, đủ, không sai lỗi chính tả mỗi câu đạt 0,5 đ Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, Mưa nắng càng bền dạ sắt son. Những kẻ vá trời khi lỡ bước, Gian nan chi kể việc con con! Câu 16: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật lão Hạc ? ( 1,5 điểm) Trả lời: - Cảm nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc(mỗi em có cảm nghĩ riêng) Có thể là: Yêu mến, kính trọng cái nhân cách cao quý của Lão ; đau đớn, xót xa ,thương cảm trước số phận bi thảm của Lão Hạc . Câu 17: Cái chết của Lão Hạc diễn ra như thế nào?Tại sao lão Hạc lại chọn cái chết như thế? ( 2 điểm) Trả lời: - Cái chết của lão Hạc diễn ra: ( 1 điểm) +Thật bất ngờ, dữ dội và kinh hoàng . -Lão Hạc chọn cái chết như thế là để: ( 1 điểm) + Tự trừng phạt mình. + Tạ lỗi với cậu vàng. Câu 18: Nêu nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản “Trong lòng mẹ” ? ( 3 điểm) Trả lời - Nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản “Trong lòng mẹ” là: +Tạo dựng được mạch truyện,mạch cảm xúc trong đoạn trích tự nhiên,chân thực. (1,0 điểm) +Kết hợp văn kể chuyện với miêu tả,biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng độc giả.(1,0 điểm) +khắc hoạ hình tượng nhân vật Bé Hồng với lời nói,hành động,tâm trạng sinh động ,chân thật.(1,0 điểm) Câu 19: Tác giả của văn bản “Tôi đi học” là ai? Văn bản thuộc thể loại gì? ( 1 điểm) Trả lời -Tác giả của văn bản “Tôi đi học” là Thanh Tịnh. ( 0,5 điểm) - Văn bản “Tôi đi học” thuộc thể loại truyện ngắn. ( 0,5 điểm Câu 20: Cho biết điểm giống nhau giữa 3 văn bản: Tức nước vỡ bờ, Trong lòng mẹ, Lão Hạc? ( 2,5 điểm) Trả lời -Điểm giống nhau giữa 3 văn bản: Tức nước vỡ bờ, Trong lòng mẹ, Lão Hạc? +Đều là văn tự sự, là truyện kí hiện đại ( sáng tác vào thởi kì 1930 -1945 ) ( 0,5 điểm) +Đều lấy đề tài con người và cuộc sống xã hội đương thời của tác giả. ( 0,5 điểm) +Đều di sâu vào miêu tả số phận cực khổ của con người bị vùi dập.( 0,5 điểm) +Đều chan chứa tinh thần nhân đạo . ( 0,5 điểm) +Đều có lối viết chân thực, sinh động .( 0,5 điểm) Câu 21: Nêu nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản “Tôi đi học” ?( 3,0 điểm) Trả lời: -Nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản “Tôi đi học” là: +Miêu tả tinh tế,chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học. ( 1,0 điểm) +Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm,hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng,hồi tưởng của nhân vật tôi. ( 1,0 điểm) +Giọng điệu trữ tình trong sáng .( 1,0 điểm) Câu 22: Nguyên nhân dẫn dến cái chết của lão Hạc là gì? ( 2,0 điểm) Trả lời - Nguyên nhân dẫn dến cái chết của Lão Hạc là do : + Tình cảnh đói khổ,túng quẫn.( 1,0 điểm) +Xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao,từ lòng tự trọng đáng kính.( 1,0 điểm) Câu 23: Đoạn trich “Trong lòng mẹ” trích từ chương thứ mấy của tác phẩm “ Những ngày thơ ấu”? Tác phẩm thuộc thể loại gì? ( 1 điểm) Trả lời - Ý 1: Đoạn trich “Trong lòng mẹ” trích từ chương thứ 4của tác phẩm “ Những ngày thơ ấu” ( 0,5 đ) - Ý 2: Tác phẩm thuộc thể loại hồi kí ( 0,5điểm) Câu 24: Nêu nội dung chủ yếu của bài “Lão Hạc” của Nam Cao (1 điểm) Trả lời: Truyện ngắn lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực và cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân. . điểm) Câu 19: Tác giả của văn bản “Tôi đi học là ai? Văn bản thuộc thể loại gì? ( 1 điểm) Trả lời -Tác giả của văn bản “Tôi đi học là Thanh Tịnh. ( 0,5 điểm) - Văn bản “Tôi đi học thuộc thể loại. điểm) +Đều có lối viết chân thực, sinh động .( 0,5 điểm) Câu 21: Nêu nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản “Tôi đi học ?( 3,0 điểm) Trả lời: -Nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản. ) ( 0,5 điểm) +Đều lấy đề tài con người và cuộc sống xã hội đương thời của tác giả. ( 0,5 điểm) +Đều di sâu vào miêu tả số phận cực khổ của con người bị vùi dập.( 0,5 điểm) +Đều chan chứa tinh