báo cáo về đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng các bộ đề thi trắc nghiệm tại khoa công nghệ thông tin
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện
Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này chưa hề được công bố ở các nghiên cứu khác
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình!
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Công Khanh đã hướng dẫn hết sức chu đáo, nhiệt tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo của Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo & Nghiên cứu phát triển giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Khoa Công nghệ thông tin - Đại học Thái Nguyên, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình tiến hành thực nghiệm đề tài
Xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn!
Trang 3MỤC LỤC
Trang Trang phụ bìa
Lời cam đoan 1
Lời cảm ơn 2
Mục lục 3
Danh mục các chữ viết tắt 5
Danh mục bảng 6
Danh mục hình 7
MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 8
2 Mục đích nghiên cứu 9
3 Giới hạn nghiên cứu 9
4 Phương pháp nghiên cứu 9
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN 1.1 Các khái niệm về chất lượng bộ đề thi trắc nghiệm 11
1.1.1 Các công cụ đo lường đánh giá kết quả học tập 11
1.1.2 Trắc nghiệm và những vấn đề liên quan 13
1.1.3 Độ tin cậy của bộ câu hỏi trắc nghiệm 19
1.1.4 Độ giá trị (hiệu lực) của bộ câu hỏi trắc nghiệm 24
1.2 Quy trình xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm khách quan 26
1.2.1 Các quy tắc viết câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn 26
1.2.2 Xây dựng bảng trọng số của môn học 31
1.2.3 Xây dựng ngân hàng đề thi trắc nghiệm môn học 32
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Những định hướng, trọng tâm nghiên cứu 34
2.1.1 Chuyên đề nghiên cứu thứ nhất 34
Trang 42.1.2 Chuyên đề nghiên cứu thứ hai 34
2.1.3 Chuyên đề nghiên cứu thứ ba 35
2.2 Thiết kế mẫu phiếu điều tra đối với giáo viên 35
Chương 3 XỬ LÝ SỐ LIỆU KẾT QUẢ THI TRẮC NGHIỆM 3.1 Xử lý số liệu kết quả thi TNKQ 39
3.1.1 Phân tích độ khó của item 39
3.1.2 Phân tích độ phân biệt của item 40
3.1.3 Đánh giá độ tin cậy của bài trắc nghiệm 42
3.1.4 Xử lý số liệu đề thi trên mô hình QUEST 48
3.1.5 Kết luận về độ giá trị của các bộ đề 52
3.2 Xử lý số liệu mẫu phiếu hỏi trong giảng viên 52
3.2.1 Đánh giá độ tin cậy của công cụ đo (mẫu phiếu hỏi) 52
3.2.2 Đánh giá về độ giá trị của công cụ đo và sự phù hợp của mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bộ đề thi TNKQ qua xử lý phiếu hỏi 62
3.3 Kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng bộ đề TNKQ 62
KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận 71
4.2 Đề xuất giải pháp 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LUC Phụ lục 1 File dữ liệu mon01.Itn 75
Phụ lục 2 File dữ liệu mon01.map 77
Phụ lục 3 Mẫu phiếu hỏi khảo sát giảng viên 81
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Trang Bảng 1.1: Ví dụ về bảng trọng số của 1 đề thi
hết học phần gồm 60 câu trắc nghiệm 32 Bảng 3.1: Kết quả phân tích độ tin cậy (Reliability Analysis Alpha)
của toàn bài trắc nghiệm trong đề số 1 44 Bảng 3.2: Các thông số về độ tin cậy (Reliability Statistics) 46 Bảng 3.3: Hệ số tin cậy Alpha Cronbach’s của 50 đề trắc nghiệm 46 Bảng 3.4: Phân bố tương quan giữa độ khó của đề và năng lực học sinh 49 Bảng 3.5: Phân bố các item trong khoảng cho phép (infit mean square) 50 Bảng 3.6: Các thông số đo lường của từng item trong file mon1.itn 51 Bảng 3.7: Hệ số tin cậy của từng item trên mẫu 50 giáo viên (N = 50) 55 Bảng 3.8: Ma trận tương quan của các item qua xử lý phiếu hỏi 57 Bảng 3.9: Ma trận phân bố của các item phiếu hỏi trong file Phieu.map 60 Bảng 3.10: Phân bố của các item trong phiếu hỏi
trong khoảng cho phép (infit mean square) 61
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Sơ đồ các phương pháp kiểm tra - đánh giá 12
Hình 3.1: Thủ tục Analyze \ Scale \ Reliability trong file SPSS.sav 54
Hình 3.2: Phân bố thống kê của biến “diem.ptn” 64
Hình 3.3: Biểu đồ phân chia mức khi Recode biến “diem.ptn” 65
Hình 3.4: Thủ tục Transform \ Recode \ Into Same Variables 66
Hình 3.5: Thủ tục Transform \ Recode \ Into Same Variables khi nhóm biến 65
Hình 3.6: Biểu đồ phân bố biến “chl.de” trên mẫu kết quả thi của 50 bộ đề TNKQ 66
Hình 3.7: Phân bố mức của biến “chl.de” sau khi Recode 67
Hình 3.8: Thủ tục Bảng chéo (Statistics \ Summaries \ Crosstabs) 68
Hình 3.9: Kết quả bảng chéo Crosstabs giữa hai biến“diem.ptn.nhom” và “chl.de.nhom” 70
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Để nâng cao chất lượng giảng dạy đại học, việc đánh giá chính xác kết quả học tập của sinh viên là một vấn đề rất quan trọng Trong thực trạng giáo dục đại học còn nhiều tiêu cực và bất cập như hiện nay, việc áp dụng hình thức thi, kiểm tra trắc nghiệm khách quan là một trong những biện pháp có hiệu quả cho phép đánh giá tương đối chính xác kết quả học tập của sinh viên Khoa Công nghệ thông tin - Đại học Thái Nguyên cũng như các trường đại học khác hiện đang tích cực áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan cho khoảng 40% tổng số các môn học, coi đây là một trong những biện pháp nhằm đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục Tuy nhiên một thực tế xảy ra là chất lượng các bộ đề thi trắc nghiệm khách quan chưa được bảo đảm cả về độ giá trị cũng như độ tin cậy Do đó tôi đã lựa
chọn đề tài “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng các bộ đề thi trắc
nghiệm khách quan tại Khoa Công nghệ thông tin - Đại học Thái Nguyên”
Thực tế hiện nay việc xây dựng các bộ đề thi trắc nghiệm khách quan được giao cho các nhóm giáo viên phụ trách môn học thực hiện Các giáo viên xây dựng bộ đề hầu hết đều theo kinh nghiệm chủ quan của mình, chưa được trang bị đầy đủ về kiến thức và kỹ năng thiết kế đề thi trắc nghiệm Các
đề thi do giáo viên soạn thảo được đưa vào ứng dụng trực tiếp, không qua quá trình thử nghiệm và đánh giá Chính vì vậy phân bố điểm thi không thể hiện tính chuẩn, do còn có nhiều câu hỏi kém chất lượng Như chúng ta biết, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về vấn đề này Vì vậy chưa có một kết luận chính xác về độ tin cậy, độ giá trị của các bộ đề thi trắc nghiệm khách quan cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bộ đề trắc nghiệm Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ đánh giá được thực chất
về độ giá trị, độ tin cậy của các bộ đề thi trắc nghiệm khách quan của Nhà
Trang 9trường cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng các bộ đề thi trắc nghiệm, từ đó chỉ ra được các giải pháp khắc phục
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu này hướng đến những mục tiêu như sau:
- Đánh giá độ tin cậy của bộ đề thi trắc nghiệm khách quan
- Đánh giá độ giá trị của bộ đề thi trắc nghiệm khách quan
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bộ đề trắc nghiệm
3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy, độ giá trị của
50 bộ đề thi trắc nghiệm khách quan đã được sử dụng tại Khoa CNTT - ĐHTN Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng đề thi trắc nghiệm của 50 giáo viên thông qua xử lý phiếu điều tra ý kiến kết hợp xử lý
số liệu kết quả thi của các môn học tương ứng
4 Phương pháp nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu / giả thiết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
“Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình xây dựng các bộ đề trắc nghiệm”
Các giả thiết nghiên cứu được đặt ra là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các bộ đề:
1- Yếu tố thời gian đầu tư cho công việc: Là thời gian thực tế giáo viên
dùng để nghiên cứu tài liệu và biên soạn đề thi, quỹ thời gian của nhà trường dành cho việc này
2- Động cơ của người thực hiện: Là các yếu tố như sự say mê, hứng thú
của cá nhân các giáo viên hay đơn giản là phải hoàn thành nhiệm vụ
3- Mức độ người ra đề được trang bị kỹ thuật thiết kế đề trắc nghiệm:
Thể hiện ở mức độ được tập huấn, tự nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng đề thi trắc nghiệm
Trang 104- Sự quan tâm của nhà trường: Thể hiện ở sự khuyến khích, động viên
bằng tinh thần hay vật chất cụ thể
5- Tính chất các nhóm môn học: Là đặc thù của nhóm môn học đến việc
ra đề trắc nghiệm (phù hợp hay khó thực hiện)
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là số liệu kết quả thi của 50 bộ đề trắc nghiệm khách quan tại Khoa CNTT và các giáo viên trực tiếp xây dựng các bộ đề đó Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng các bộ đề thi trắc nghiệm
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
1 Phương pháp khảo cứu lý thuyết: Nghiên cứu các quy định về triển khai thực hiện việc thi trắc nghiệm và xây dựng ngân hàng thi trắc nghiệm của Bộ GD&ĐT; Các lý thuyết về đo lường đánh giá trong giáo dục
2 Phương pháp điều tra khảo sát: Thực hiện qua hai bước chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức
- Nghiên cứu sơ bộ: Thực hiện thông qua phương pháp định tính, sử dụng
kỹ thuật thảo luận nhóm để bổ sung mô hình
- Nghiên cứu chính thức: Thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng kỹ thuật thu thập thông tin qua việc phỏng vấn, lấy phiếu điều tra trên các đối tượng giáo viên Mục đích nghiên cứu này là để sàng lọc các biến quan sát, xác định thành phần cũng như giá trị độ tin cậy của thang
đo và kiểm định mô hình lý thuyết
3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong giáo dục đại học và đo lường đánh giá trong giáo dục
4 Phương pháp thống kê toán học: Thu thập và xử lý số liệu (gồm kết quả các môn thi trắc nghiệm và phiếu điều tra đối với giáo viên ra đề thi trắc nghiệm) trong quá trình nghiên cứu bằng các phần mềm SPSS và QUEST
Trang 11Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
Để đổi mới phương pháp dạy học theo phương châm “Lấy người học làm trung tâm” đã có rất nhiều biện pháp, trong đó việc sử dụng các bộ đề thi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) như là một công cụ để đánh giá chính xác kết quả học tập của sinh viên cũng như nâng cao hiệu quả của việc dạy học tích cực, đang được áp dụng một cách có hiệu quả Tuy nhiên chất lượng của các bộ đề thi TNKQ lại là một vấn đề chưa được xem xét một cách hệ thống
và đầy đủ Trên thế giới, các quy trình biên soạn đề thi TNKQ được thực hiện một cách chặt chẽ và các bộ đề được đánh giá một cách khoa học trước khi đem sử dụng Đối với giáo dục đại học ở Việt Nam, việc áp dụng hình thức thi TNKQ vẫn còn là mới mẻ, mặc dù đã có quy định về quy trình biên soạn các câu hỏi thi TNKQ nhưng việc biên soạn cụ thể tại các nhà trường vẫn nặng về tính chủ quan và cũng chưa có các công trình nghiên cứu đánh giá một cách cụ thể về chất lượng của các bộ đề thi TNKQ Việc các nhà trường
tự đánh giá chất lượng các bộ đề thi TNKQ cũng như tìm các biện pháp nâng cao chất lượng các bộ đề TNKQ là rất cần thiết trong việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường
Chất lượng một bộ đề thi nói chung phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng chủ yếu và trực tiếp là các yếu tố tác động đến chính bản thân người ra đề Trong điều kiện giảng dạy hiện nay, có thể khái quát thành 5 nhóm yếu tố giả thuyết
có ảnh hưởng đến người ra đề, đó là:
- Thời gian đầu tư cho công việc
- Động cơ của người thực hiện
- Mức độ được trang bị kỹ thuật
- Sự quan tâm của nhà trường
- Tính chất các nhóm môn học
Trang 12Các nghiên cứu của đề tài sẽ thực hiện phỏng vấn trên phiếu điều tra đối với các đối tượng là giáo viên trực tiếp ra đề thi trắc nghiệm Kết hợp xử lý số liệu về độ giá trị, độ tin cậy của các bộ đề thi để tìm ra tương quan thực tế giữa các yếu tố giả thuyết và chất lượng bộ đề Trên cơ sở đó kiểm nghiệm lại
độ tin cậy của thang đo được thiết kế trên phiếu điều tra
1.1 Các khái niệm về chất lượng bộ đề thi trắc nghiệm
1.1.1 Các công cụ đo lường kết quả học tập
Dựa vào hình thức diễn đạt, có thể hình dung hệ thống các phương pháp kiểm tra - đánh giá trong dạy học qua sơ đồ sau đây:
Diễn giải Điền khuyết
Trang 131.1.1.2 Phương pháp vấn đáp
Vấn đáp (hỏi và trả lời) có thể dùng lời hoặc không dùng lời Đối với trắc nghiệm không dùng lời thì người hỏi dùng điệu bộ, phim, tranh ảnh , người trả lời có thể dùng lời hoặc không Phương pháp dùng lời được phổ biến hơn mà chúng ta hay gọi là kiểm tra vấn đáp Phương pháp này vừa định tính vừa định lượng, độ chính xác tương đối cao, có giá trị nhiều mặt Nó thích hợp với cả người dạy và người học, đặc biệt có lợi trong kiểm tra xử lí tình huống, rèn phản ứng nhanh nhạy cho HS Tuy nhiên phương pháp này không thích hợp cho việc đánh giá một phổ rộng với khối lượng lớn kiến thức, trên nhiều HS trong một thời gian ngắn Câu hỏi để HS trả lời đa số chỉ nằm trong một nội dung hẹp nào đó
1.1.1.3 Phương pháp kiểm tra viết
Đây là hình thức được dùng phổ biến trong dạy học Kiểm tra theo kiểu này có những ưu điểm sau:
- Cho phép kiểm tra nhiều HS một lần
- Cung cấp một bản ghi rõ ràng các câu trả lời của thí sinh dùng cho việc chấm điểm
- Cho phép thí sinh cân nhắc trước khi trả lời các câu hỏi, do đó kiểm tra được sự phát triển trí tuệ ở mức cao hơn
- Dễ quản lí vì bản thân người chấm không tham gia trực tiếp trong thời gian kiểm tra
1.1.2 Trắc nghiệm và những vấn đề liên quan
1.1.2.1 Khái niệm về trắc nghiệm
Trắc nghiệm “test” trong tiếng Anh có nghĩa là “sự khảo sát hoặc thử các phẩm chất của một người hoặc vật”; còn trong tiếng Hán thì “trắc” có nghĩa là
“đo lường”, “nghiệm” có nghĩa là “suy xét, chứng thực”
Trang 14Theo Trần Bá Hoành: “Trắc nghiệm trong giáo dục là một phương pháp
đo để thăm dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của HS như chú ý, ghi nhớ, tưởng tượng… hoặc để kiểm tra đánh giá một số kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ của HS”
Theo Dương Thiệu Tống: “Trắc nghiệm là công cụ hoặc quy trình có tính hệ thống nhằm đo lường một mẫu các hành vi Trắc nghiệm giúp ta trả lời câu hỏi: thành tích của các cá nhân như thế nào khi so sánh với những
người khác hay so sánh với một lĩnh vực các nhiệm vụ dự kiến?”
1.1.2.2 Trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm viết bao gồm hai loại: trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan
- Trắc nghiệm tự luận (Essay test)
Trắc nghiệm tự luận bao gồm nhiều dạng khác nhau nhưng nhìn chung
HS có thể diễn đạt tư tưởng, câu văn nhờ kiến thức và kinh nghiệm học tập đã
có Phương pháp này có thể đo được khả năng suy luận cũng như phát huy được óc sáng tạo, khéo léo khi giải quyết vấn đề của HS, khuyến khích HS thói quen suy diễn, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, tạo điều kiện cho HS luyện cách diễn đạt, sử dụng từ ngữ Việc soạn các câu hỏi dạng này không mấy khó khăn Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là khó chấm điểm, tính khách quan không cao nên độ tin cậy thấp Mặt khác, trong một đề thi chỉ kiểm tra được ít nội dung kiến thức
- Trắc nghiệm khách quan (Objective test)
Trắc nghiệm khách quan là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo những câu trả lời sẵn Loại câu hỏi này cung cấp cho HS một phần hay tất cả thông tin cần thiết và đòi hỏi HS phải chọn một câu để trả lời hoặc chỉ cần thêm một vài từ Đây là một phương pháp có khả năng đánh giá được các mức độ nhận thức Gọi là khách quan vì hệ thống cho điểm là khách quan
Trang 15Kết qủa của bài trắc nghiệm không phụ thuộc vào việc ai chấm bài trắc nghiệm đó
Thông thường, một bài TNKQ gồm nhiều câu hỏi hơn một bài trắc nghiệm
tự luận; mỗi câu hỏi có một phương án trả lời đúng, các phương án còn lại là phương án nhiễu Tuy nhiên, TNKQ chỉ có việc chấm điểm là khách quan, tính chủ quan có thể nằm ở việc lựa chọn nội dung đề kiểm tra và việc định ra câu trả lời Nhiều người thường gọi tắt TNKQ là “trắc nghiệm”, do vậy khi dùng từ
“trắc nghiệm” mà không nói gì thêm thì chúng ta ngầm hiểu đây là TNKQ Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, đến nay các chuyên gia về phương pháp dạy học của nhiều nước trên thế giới đã thừa nhận việc KT - ĐG bằng trắc nghiệm có khả năng đảm bảo tính khách quan cao
Bên cạnh đó, thực tế việc sử dụng hình thức KT - ĐG bằng trắc nghiệm trong dạy học cũng thu được những hiệu quả rõ rệt, đó là:
- Đối với nhà trường: Tăng uy tín của nhà trường thông qua việc nâng cao năng lực của đội ngũ GV về các phương pháp dạy - học - đánh giá; có các công cụ để kiểm tra nhanh chóng và chính xác thành quả học tập; nâng cao hiệu quả và tiết kiệm thời gian trong việc đánh giá
- Đối với HS: Tăng thêm lòng tin về tính khách quan của việc đánh giá thành quả học tập; thúc đẩy tính tích cực chủ động và động cơ học tập
- Đối với GV: Nâng cao năng lực dạy học, đánh giá, tăng hiệu quả dạy học; có phương hướng điều chỉnh và cải tiến phương pháp dạy học
1.1.2.3 Những nguyên tắc chung của trắc nghiệm
Với những chức năng của mình, trắc nghiệm được xem là công cụ KT -
ĐG kết qủa học tập trong dạy học Đối với người dạy, sử dụng trắc nghiệm nhằm cung cấp thông tin ngược để điều chỉnh phương pháp, nội dung cho phù hợp, từ đó nâng cao hiệu quả giảng dạy Đối với người học, sử dụng trắc nghiệm có thể tăng cường tinh thần trách nhiệm trong học tập, việc học tập
Trang 16trở nên nghiêm túc Sử dụng trắc nghiệm giúp người học tự KT - ĐG kiến thức, kĩ năng, phát hiện năng lực tiềm ẩn của mình, vì vậy quá trình tự học có hiệu quả hơn Mặt khác, sử dụng trắc nghiệm giúp người học phát triển năng lực tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình
huống nảy sinh trong thực tế
Song trắc nghiệm chỉ thực hiện một cách có hiệu quả khi dựa trên một số nguyên tắc sau:
- Xác định rõ mục tiêu đo lường
- Làm rõ nội dung cần phải đo lường
- Lựa chọn kĩ thuật trắc nghiệm phải dựa trên mục đích đánh giá Không nên lựa chọn trắc nghiệm chỉ vì nó thuận tiện, dễ sử dụng, quen thuộc với nhiều người Điều quan trọng nhất trong việc lựa chọn một kĩ thuật trắc nghiệm giáo dục là liệu nó có đo được một cách hiệu quả nhất những gì cần
đo hay không
- Việc đánh giá tổng quát đòi hỏi phải sử dụng nhiều kĩ thuật và phương pháp đánh giá khác nhau vì không có một phương pháp đánh giá nào có thể thực hiện được toàn bộ những yêu cầu đánh giá
- Muốn sử dụng một cách thích hợp và hiệu quả hình thức trắc nghiệm thì phải hiểu được những ưu điểm cũng như hạn chế của nó Trắc nghiệm cũng như các phương pháp đánh giá khác luôn có những sai số cho nên không thể gắn cho những kết quả trắc nghiệm giá trị tuyệt đối được
- Trắc nghiệm chỉ là một phương tiện được sử dụng để thu thập thông tin trong quá trình dạy học Không nên quan niệm là chỉ cần thông qua trắc nghiệm mà chất lượng dạy và học đương nhiên được cải thiện
1.1.2.4 Các loại câu TNKQ
TNKQ có bốn hình thức chủ yếu, mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng
Trang 17- Câu đúng-sai (True-false items)
Loại này được trình bày dưới dạng một câu phát biểu và HS phải trả lời bằng cách lựa chọn đúng (Đ) hoặc sai (S) Loại câu hỏi này rất thông dụng vì
nó thích hợp với những kiến thức sự kiện, có thể kiểm tra được nhiều kiến thức trong một thời gian ngắn Giáo viên có thể soạn một đề thi trong một thời gian ngắn Tuy nhiên loại câu hỏi này khó xác định điểm yếu của HS do yếu tố đoán mò, xác suất đúng - sai là 50%, có độ tin cậy thấp, đề ra thường
có khuynh hướng trích nguyên văn sách giáo khoa nên khuyến khích thói quen học thuộc lòng hơn là tìm tòi suy nghĩ
- Câu ghép đôi (Matching items)
Là những câu hỏi có hai dãy thông tin, một bên là các câu hỏi, bên kia là câu trả lời Số câu ghép đôi càng nhiều thì xác suất may rủi càng nhỏ, do đó càng tăng phần ghép thì độ khó của trắc nghiệm càng được nâng lên Loại trắc nghiệm này thích hợp với câu hỏi sự kiện, khả năng nhận biết kiến thức hay thiết lập những mối tương quan, song không thích hợp cho việc áp dụng các kiến thức mang tính nguyên lý, quy luật và không thích hợp cho việc đo các khả năng trí năng ở bậc cao
- Câu điền khuyết (Completion items)
Loại này có hai dạng Chúng có thể là những câu hỏi với câu trả lời ngắn (short answer) hay là những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ để trống, HS phải điền vào chỗ trống bằng một từ hay một nhóm từ cần thiết Ưu điểm của
nó là làm mất khả năng đoán mò của HS, họ có cơ hội trình bày những câu trả lời khác, qua đó phát huy óc sáng tạo Đối với GV, dạng câu hỏi này phù hợp với việc soạn các câu hỏi cho các môn tự nhiên, đồng thời có thể đánh giá mức hiểu biết về các nguyên lý, giải thích các sự kiện, khả năng diễn đạt ý kiến cũng như thái độ của HS đối với vấn đề đặt ra Tuy nhiên, nhược điểm
Trang 18của loại trắc nghiệm này là việc chấm bài mất nhiều thời gian và GV thường không đánh giá cao các câu trả lời sáng tạo tuy khác đáp án mà vẫn có lí
- Câu nhiều lựa chọn (Multiple choice question- MCQ)
Dạng câu hỏi này gồm hai phần: phần dẫn và phần lựa chọn Phần dẫn là một câu hỏi hay một câu trả lời chưa hoàn chỉnh; phần lựa chọn gồm một số phương án (thường là 4 đến 5 phương án) để trả lời cho câu hỏi hay phần bổ sung cho câu được hoàn chỉnh Phần lựa chọn chỉ có một phương án đúng, những phương án còn lại gọi là phương án “nhiễu” HS phải cân nhắc để chọn
ra phương án trả lời đúng nhất hay hợp lí nhất Điều quan trọng là phải làm sao cho những HS chưa nắm rõ vấn đề chọn vào các phương án “nhiễu”
Hiện nay, loại câu hỏi MCQ được dùng nhiều hơn vì nó có một số ưu điểm sau:
- Có thể đo được khả năng tư duy khác nhau Với sự phối hợp của nhiều phương án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi, GV có thể dùng loại trắc nghiệm MCQ để KT - ĐG những mục tiêu giảng dạy, học tập khác nhau
- Độ tin cậy cao hơn Yếu tố đoán mò may rủi giảm đi so với các loại TNKQ khác khi số phương án lựa chọn tăng lên Đó cũng là lý do các nhà soạn trắc nghiệm chuẩn thích loại câu hỏi MCQ hơn các loại câu hỏi khác
- HS phải xét đoán và phân biệt rõ ràng khi trả lời câu hỏi Tính chất tuyệt đối trong loại “đúng - sai” nhường chỗ cho tính chất tương đối khi HS phải lựa chọn câu trả lời đúng nhất hay hợp lý nhất trong số các phương án trả lời đã cho
- Tính chất giá trị tốt hơn Loại trắc nghiệm này có độ giá trị cao hơn nhờ tính chất có thể dùng đo những mức tư duy khác nhau Với một bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời cho sẵn để chọn, người ta có thể đo được khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, suy diễn, tổng quát hoá… rất hữu hiệu
Trang 19- Có thể phân tích được tính chất mỗi câu hỏi Dùng phương pháp phân tích tính chất câu hỏi (items analysis), chúng ta có thể xác định câu hỏi nào quá dễ, câu hỏi nào quá khó, câu nào mơ hồ hay không có giá trị đối với các mục tiêu cần trắc nghiệm Bên cạnh đó, chúng ta có thể xét xem câu trả lời cho sẵn nào không ích lợi hoặc làm giảm giá trị câu hỏi Phương pháp phân tích này không thực hiện được với loại câu hỏi tự luận hay khó thực hiện đối với các loại trắc nghiệm khác
- Tính chất khách quan khi chấm Cũng như các loại TNKQ khác, trong loại trắc nghiệm MCQ điểm số không phụ thuộc vào các yếu tố như: phẩm chất chữ viết, khả năng diễn đạt…
- Có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thu thập và xử lý kết quả
1.1.3 Độ tin cậy của bộ câu hỏi trắc nghiệm
Trong các nghiên cứu khoa học, giá trị khoa học của các số liệu thu được phụ thuộc chủ yếu vào độ tin cậy và độ giá trị của bộ công cụ đo dùng để đo lường Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có sẵn những bộ công cụ đã được chuẩn hoá, đặc biệt là trong những nghiên cứu đòi hỏi phải thiết kế ra các bộ công
cụ đo mới phù hợp với lĩnh vực đang nghiên cứu Do đó bắt buộc nhà nghiên cứu phải đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của công cụ đo, trước khi sử dụng các số liệu thu được từ bộ công cụ đó nhằm rút ra các kết luận hoặc suy đoán
1.1.3.1 Xem xét mô hình lý thuyết về độ tin cậy
Để xác định độ tin cậy của một phép đo, ta phải xuất phát từ một tiền đề
có tính giả thiết rằng phép đo sẽ đo lường một đặc tính tương đối ổn định và bản thân phép đo phải có tính ổn định tương đối, ít hoặc không thay đổi giữa các lần đo khác nhau Bởi vì sẽ không có một phương pháp đo đạc nào có giá trị nếu không đo một cái gì đó có tính ổn định tương đối và bản thân phép đo phải có tính ổn định, ít hoặc không thay đổi giữa các lần đo khác nhau Như
Trang 20vậy, một thang đo có độ tin cậy tốt được xác định như là một phép đo trên đó mọi người đạt số điểm tương tự ở những lần đo khác nhau
Các lý thuyết về trắc nghiệm đều cho rằng điểm số của trắc nghiệm đo lường một đặc tính, phẩm chất hay năng lực nào đó ở một cá nhân bằng điểm thực của cá nhân đó cộng với điểm sai số của sự đo lường
X = T + E X: Điểm trắc nghiệm
T: Điểm thực
E: Điểm sai số của phép đo
Điểm thực được xác định như là điểm trung bình của vô số những lần
đo của trắc nghiệm trên một cá nhân Còn điểm sai số của phép đo là sự khác biệt ở mỗi lần đo do các yếu tố cá nhân (động cơ, xúc cảm, tâm lý ) do các yếu tố tình huống, hoàn cảnh ảnh hưởng (môi trường, tiếng ồn, lời hướng dẫn ), nhưng chúng ta chưa bao giờ đo được điểm thực ở cá nhân một cách thực chính xác Như vậy, để phân tích độ tin cậy của trắc nghiệm người ta phải dựa vào kết quả làm trắc nghiệm của một nhóm người (điểm trắc nghiệm của mẫu) nhằm nhận diện tỷ lệ thành phần của điểm thực và điểm sai số trong kết quả điểm trắc nghiệm của cả nhóm Nói cách khác, phân tích độ tin cậy là tìm cách xác định mức độ trên đó sự khác biệt điểm số trắc nghiệm phản ánh
sự khác biệt điểm thực ở nhóm người làm trắc nghiệm Do vậy để đánh giá độ tin cậy của trắc nghiệm, người ta phải giả thiết rằng phương sai của những điểm số đo được bằng trắc nghiệm ở một nhóm đối tượng (mẫu) phải bằng phương sai của những điểm số thực cộng với phương sai của những điểm sai
số của mỗi lần đo theo công thức
σ2X = σ2T + σ2E
σ2X: Giá trị phương sai của điểm trắc nghiệm
σ2T : Giá trị phương sai của điểm thực
Trang 21σ2E : Giá trị phương sai điểm sai số của phép đo
Khi đó độ tin cậy của trắc nghiệm được xác định như là hệ số tương quan (RXX) biểu thị tỷ lệ hay phần trăm giữa phương sai của điểm trắc nghiệm theo công thức
2 2
2
2 2
E T
T X
T XX R
σσ
σσ
1.1.3.2 Các phương pháp đánh giá độ tin cậy của phép đo
Theo lý thuyết đánh giá, có bốn phương pháp cơ bản để đánh giá độ tin cậy của phép đo
- Nhóm phương pháp đánh giá mức độ kiên định về điểm số giữa hai lần
đo (test-retest methods)
- Nhóm phương pháp sử dụng form thay thế tương đương (alternate form methods)
- Nhóm phương pháp phân đôi số item của trắc nghiệm (split-half methods)
- Nhóm phương pháp đánh giá độ phù hợp của từng item (internal consistency methods)
Đối với nhóm phương pháp thứ nhất: Để đánh giá độ tin cậy của trắc nghiệm người ta thường so sánh tương quan điểm giữa hai lần đo của cùng một trắc nghiệm trên cùng một đối tượng (test-retest correlation) Một trắc nghiệm có độ tin cậy phải có tính ổn định, tức là có sự tương quan chặt giữa hai lần đo Nếu trắc nghiệm được thiết kế theo thang định khoảng hay thang
tỷ lệ và mối quan hệ điểm số trắc nghiệm giữa hai lần đo là quan hệ tuyến
Trang 22tính, thì áp dụng tương quan Pearson (Pearson correelation coeficient) để đánh giá hệ số tin cậy của trắc nghiệm Nếu trắc nghiệm được thiết kế theo thang định hạng hoặc mối quan hệ điểm số trắc nghiệm giữa hai lần đo không tuyến tính thì ta dùng tương quan Spearman (Spearman rank correlation coefficent) để đánh giá hệ số tin cậy của trắc nghiệm
Đối với nhóm phương pháp thứ hai: Trong cùng một trắc nghiêm, sử dụng hai form tương đương có hình thức, câu chữ khác nhau nhưng có nội dung giống nhau hoặc tương đương và có những đặc tính thống kê như nhau hoặc tương đương Tương quan điểm số giữa lần đo thứ nhất (ứng với form A) và lần đo thứ hai (ứng với form B) được xem là hệ số tin cậy của trắc nghiệm Phương pháp này rất tốn kém và khó thiết kế một trắc nghiệm có nhiều form hoàn toàn tương đương
Nhóm phương pháp thứ ba: Thường dùng để đánh giá độ tin cậy của một trắc nghiệm khi ta không có điều kiện đo trắc nghiệm hai lần trên cùng một đối tượng và cũng không thiết kế được các trắc nghiệm tương đương, là phương pháp phân đôi số item của trắc nghiệm thành hai phần (thường chia theo số chẵn và số lẻ) rồi so sánh tương quan điểm giữa hai nửa trắc nhiệm Đây gọi là phương pháp tính độ tin cậy phân đôi trắc nghiệm (split-half reliablity) Về lý thuyết, hai nửa trắc nghiệm có thể được xem là hai form tương đương của cùng một trắc nghiệm Do vậy tương quan điểm số của hai nửa này được xem là hệ số tin cậy của trắc nghiệm Công thức tính như sau
) )(
(
X - XE) (
XE
XE XO XO
E X O XO
R
σσ
Trang 23nghiệm càng có nhiều item thì độ tin cậy càng cao) Ta có thể sử dụng công thức chuyển hệ số độ tin cậy phân đôi thành hệ số độ tin cậy của toàn trắc nghiệm gọi là công thức Spearman - Brown prophesy
) )(
1 ( 1
) )(
(
XX
XX R N
R N R
− +
=
N = 2
R: Hệ số tin cậy mới (đã được điều chỉnh)
RXX Hệ số tin cậy hiện tại (hệ số tin cậy phân nửa trắc nghiệm, chưa điều chỉnh)
Nhóm phương pháp thứ tư: Thường dùng để đánh giá độ tin cậy của trắc nghiệm là các phương pháp đánh giá độ phù hợp của từng item (internal consistency methods) sử dụng mô hình hệ số tương quan alpha (Cronbach’s Coeficient Alpha) Mô hình này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phương sai của từng item trong toàn phép đo và tính tương quan điểm của từng item với điểm của tổng các item còn lại của phép đo Phương pháp này thích hợp với các loại trắc nghiệm được thiết kế với điểm số theo thang định khoảng hay thang tỷ lệ Công thức được tính là
) 1
K
K R
K - Số các item của trắc nghiệm
σ2i - Giá trị của phương sai của từng item cụ thể của trắc nghiệm
σ2X - Giá trị của phương sai của toàn bộ trắc nghiệm
Σσ2i - Tổng các giá trị phương sai của tất cả các item của trắc nghiệm
Trang 241.1.3.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tin cậy trắc nghiệm
Có thể phân loại các yếu tố này thành các lĩnh vực sau:
- Các yếu tố gây ra kết quả điểm trắc nghiệm không ổn định qua các lần đo: Điểm số trắc nghiệm không ổn định có thể là do người làm trắc nghiệm có
sự thay đổi thực lực về kiến thức, hiểu biết, kỹ năng giữa hai lần đo, do đó kết quả điểm trắc nghiệm giữa hai lần đo khác nhau Sự không ổn định cũng có thể là do những thay đổi ở phía người làm trắc nghiệm như mệt mỏi, xúc cảm không ổn định, thiếu tập trung hoặc câu hỏi trắc nghiệm quá khó, phải phán đoán dẫn đến sai lệch điểm giữa các lần đo
- Các yếu tố liên quan đến item, câu hỏi của trắc nghiệm: Các trắc nghiệm chỉ là một tập hợp có giới hạn các item nhằm đo một mẫu hành vi đại diện cho đặc tính được nghiên cứu mà không đo tất cả các biểu hiện của đặc tính đó Một trắc nghiệm càng có nhiều item thì độ tin cậy của trắc nghiệm càng tăng, vì càng nhiều item, trắc nghiệm sẽ có nhiều cơ hội để cung cấp một mẫu rộng hơn những hiểu biết về đặc tính cần đo Trắc nghiệm không thể quá dài gây mệt mỏi, thiếu tập trung cho nghiệm thể nhưng mặt khác các item của trắc nghiệm lại phải có tính đại diện, đủ bao quát hết miền cần đo
- Các yếu tố liên quan đến thống kê: Khi phạm vi điểm trắc nghiệm càng
bị thu hẹp thì tương quan càng giảm, vì vậy độ tin cậy của trắc nghiệm sẽ giảm Ngược lại phạm vi điểm trắc nghiệm càng được mở rộng thì tương quan càng tăng, do đó độ tin cậy của trắc nghiệm sẽ tăng
1.1.4 Độ giá trị (hiệu lực) của bộ câu hỏi trắc nghiệm
Độ giá trị là một trong những đặc trưng quan trọng nhất khi đánh giá một trắc nghiệm Mỗi trắc nghiệm không chỉ có một độ giá trị duy nhất mà
có nhiều kiểu giá trị (hiệu lực) khác nhau vì vậy độ giá trị được hiểu như
là những dữ liệu điều tra một cách khoa học về ý nghĩa của trắc nghiệm khi
đo lường
Trang 25Độ giá trị của một phép đo thường được đánh giá như là độ giá trị nội dung (Content validity), độ giá trị cấu trúc ( Structure validity), độ giá trị tiêu chuẩn (Criterion validity) và độ giá trị dự báo (Predictitive validity) Độ giá trị nội dung do những chuyên gia về lĩnh vực được trắc nghiệm phản biện và kết luận Độ giá trị cấu trúc được quy về các khu vực đo lường, các iterm hội
tụ về một vấn đề, tương quan giữa các item trong nhóm phải tốt hơn tương quan giữa các item ngoài nhóm Độ giá trị tiêu chuẩn là những so sánh tương quan của trắc nghiệm với một trắc nghiệm chuẩn tương đương đã có sẵn trên một mẫu đông người, độ giá trị tiêu chuẩn rất khó đánh giá và trong thực tế thường bỏ qua Độ giá trị dự báo là những kết luận sau khi xử lý, đánh giá số liệu có so sánh với kết quả thực tế kết hợp phỏng vấn tại chỗ Có nhiều quan điểm cho rằng những kiểu giá trị khác nhau được dùng trong trong những mục đích khác nhau Đặc biệt đối với các trắc nghiệm nhằm đánh giá chất lượng giáo dục, người ta tập trung vào độ giá trị nội dung, còn những trắc nghiệm về nhân cách người ta coi trọng độ giá trị dự báo Tuy nhiên lý thuyết đánh giá gần đây đều cho rằng các kiểu giá trị này không phải là những kiểu giá trị tách biệt theo những mục đích khác nhau, mà chúng chỉ là những cách tiếp cận đại diện cho những chiến lược khác nhau cùng chung một mục đích
là hiểu ý nghĩa của điểm số trắc nghiệm và đều nhằm hiệu lực hoá những kết luận, suy đoán được rút ra từ điểm số của trắc nghiệm [4] Với các trắc nghiệm thông thường ta quan tâm nhất đến hai kiểu độ giá trị là độ giá trị nội dung và độ giá trị cấu trúc
Các phương pháp cơ bản để đánh giá độ giá trị của một trắc nghiệm
Mặc dù độ giá trị nội dung và độ giá trị cấu trúc đều nói lên mức độ hiệu lực của phép đo lường nhưng việc đánh giá một trắc nghiệm có độ giá trị nội dung tốt hay không người ta lại xem xét nội dung của trắc nghiệm, phân tích quá trình thiết kế các item và hiệu lực hoá các item của trắc nghiệm Trong
Trang 26khi đó, để đánh giá độ giá trị cấu trúc người ta phân tích mối quan hệ giữa các cấu trúc thành phần của trắc nghiệm với cấu trúc của cái nó được thiết
kế để đo và xem xét mối quan hệ giữa điểm trắc nghiệm với điểm của các phép đo khác
- Độ giá trị nội dung của một trắc nghiệm chính là tính hiệu lực và tính đại diện của các item (các item có nội dung phù hợp với nội dung cụ thể cần
đo của một chỉ số cụ thể, thuộc một miền đo cụ thể)
- Độ giá trị cấu trúc của một trắc nghiệm liên quan tới mức độ qua đó trắc nghiệm được đánh giá là một phép đo về mặt cấu trúc (phép đo có cấu trúc trùng với cấu trúc của cái định đo)
Những yếu tố ảnh hưởng đến độ giá trị của trắc nghịêm
Đánh giá độ giá trị của một trắc nghiệm thực chất là trả lời câu hỏi “Liệu trắc nghiệm có đo được đúng cái cần đo hay không”? Trên cơ sở đó ta thấy độ giá trị phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Trước hết là độ tin cậy của trắc nghiệm ảnh hưởng đến độ giá trị, độ tin cậy thấp sẽ hạn chế độ giá trị Bất cứ yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tin cậy đều ảnh hưởng đến độ giá trị
- Độ khó của item, độ phân biệt của item gián tiếp ảnh hưởng đến độ giá trị Tính đồng nhất của các item ảnh hưởng đến độ giá trị
- Những đặc tính của mẫu (quy mô mẫu, tính đại diện của mẫu ) ảnh hưởng đến độ giá trị của trắc nghiệm
- Độ tin cậy và độ giá trị của phép đo chuẩn (dùng trong đánh giá độ giá trị tiêu chuẩn của trắc nghiệm)
1.2 Quy trình xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm khách quan
Về mặt nguyên tắc lý thuyết, có thể xây dựng bộ đề thi TNKQ theo rất nhiều kiểu (ghép đôi, điền khuyết, nhiều lựa chọn…) Tuy nhiên khi đặt vấn
đề xây dựng một ngân hàng các câu hỏi TNKQ thì các chuyên gia trong lĩnh
Trang 27vực này đều cho rằng nên chọn hình thức câu hỏi TNKQ đa lựa chọn (với bốn hoặc năm lựa chọn) Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tôi cũng giới hạn việc nghiên cứu với đối tượng là các ngân hàng câu hỏi TNKQ dạng đa lựa chọn
1.2.1 Các quy tắc viết các câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Đây là loại câu hỏi TNKQ được ưa chuộng nhất hiện nay Một câu hỏi loại này gồm một phần phát biểu chính, thường gọi là phần dẫn, hay câu hỏi
và bốn đến năm phương án trả lời sẵn để thí sinh chọn ra câu trả lời đúng nhất, hay hợp lý nhất Ngoài một câu đúng, các câu trả lời khác trong phương
án chọn phải có vẻ hợp lý đối với thí sinh
Ưu điểm của loại trắc nghiệm có nhiều phương án để chọn lựa
Các nhà chuyên môn hay giảng viên có kinh nghiệm thường xem loại trắc nghiệm đa lựa chọn là tiện lợi cho cả người soạn và thí sinh khi trả lời Loại câu hỏi này có các ưu điểm sau:
- Có thể đo được khả năng tư duy khác nhau Với sự phối hợp của nhiều phương án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi giáo viên dùng thể loại trắc nghiệm
đa lựa chọn (MCQ) để kiểm tra, đánh giá những mục tiêu giảng dạy, học tập khác nhau, chẳng hạn như để:
+ Xác định mối tương quan “nhân quả”
+ Nhận biết các điều sai lầm
+ Ghép các kết quả, hay điều quan sát với nhau
+ Định nghĩa các thành ngữ
+ Tìm nguyên nhân của một số sự kiện
+ Nhận biết điểm tương đồng hay dị biệt giữa hai hay nhiều vật
+ Xác định nguyên lý hay ý niệm tổng quát từ các sự kiện
+ Xác định thứ tự hay cách sắp đặt giữa nhiều vật
Xét đoán nhiều vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm
Trang 28- Có độ tin cậy cao hơn Yếu tố đoán mò, may rủi giảm đi so với loại trắc nghiệm khách quan khác khi số phương án lựa chọn tăng lên Đó là lý do các nhà chuyên môn đánh giá cao loại câu hỏi trắc nghiệm này [5]
- Học sinh phải xét đoán và phân biệt rõ ràng khi trả lời câu hỏi Tính chất tuyệt đối trong loại “Đúng - Sai” nhường chỗ cho tính chất tương đối khi học sinh phải lựa chọn câu trả lời đúng nhất hay hợp lý nhất trong số các phương án đã cho
- Tính chất giá trị tốt hơn Loại trắc nghiệm này có độ giá trị cao hơn nhờ tính chất có thể dùng đo các mức tư duy khác nhau Với một bài trắc nghiệm
có nhiều câu trả lời cho sẵn để chọn, người ta có thể đo được khả năng nhớ,
áp dụng các nguyên lý, suy diễn, tổng quát hoá,… rất hiệu quả
- Có thể phân tích được tính chất của mỗi câu hỏi Dùng phương pháp phân tích tính chất câu hỏi (item analysis), ta có thể xác định câu hỏi nào qúa
dễ, câu nào quá khó, câu nào mơ hồ hay không có giá trị đối với các mục tiêu cần trắc nghiệm Thêm vào đó, chúng ta có thể xem xét câu trả lời cho sẵn nào không ích lợi, hoặc làm giảm giá trị câu hỏi Phương pháp phân tích này không thực hiện được với loại câu hỏi tự luận hay khó thực hiện đối với các loại trắc nghiệm khác
Tính chất khách quan khi chấm điểm Cũng như các loại trắc nghiệm khách quan khác, trong loại MCQ điểm số không phụ thuộc vào các yếu tố như phẩm chất của chữ viết, hoặc khả năng diễn đạt tư tưởng
Khuyết điểm của loại câu hỏi có nhiều phương án để chọn lựa (MCQ)
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm, các chuyên gia trong lĩnh vực này cũng cho rằng loại trắc nghiệm MCQ có những hạn chế sau:
- Khó khăn trong soạn câu hỏi Một giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm
và khả năng, cũng như mất nhiều thời gian và công sức mới có thể viết được những câu hỏi hay, đúng chuẩn kỹ thuật Điều khó là ở chỗ phải tìm cho được
Trang 29một câu trả lời đúng nhất trong lúc các câu, các phương án trả lời khác để chọn cũng có vẻ hợp lý Thêm vào đó các câu hỏi phải đo được các mục tiêu
ở mức năng lực nhận thức cao hơn mức ghi nhớ
- Thí sinh có óc sáng kiến có thể tìm ra những câu trả lời hay hơn phương
án đã cho, nên họ có thể không thoả mãn hay cảm thấy khó chịu
- Các câu trắc nghiệm MCQ có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo một cách hiệu nghiệm bằng câu hỏi tự luận soạn kỹ
- Các khuyết điểm nhỏ khác là tốn nhiều giấy để in loại câu hỏi này so với các loại câu hỏi khác (khi bắt buộc phải thi trên giấy)
Các quy tắc khi soạn thảo câu hỏi TNKQ đa lựa chọn
- Phần chính, hay câu dẫn của câu hỏi phải diễn đạt rõ ràng một vấn đề Các câu trả lời để chọn phải là những câu khả dĩ thích hợp với vấn đề đã nêu Nên tránh dùng những câu có vẻ như câu hỏi loại “Đúng - Sai” không liên hệ nhau được sắp chung một chỗ
- Phần chính, hay câu dẫn của câu hỏi nên mang trọn ý nghĩa là một câu hỏi và phần câu trả lời để chọn nên ngắn gọn Muốn tiết kiệm khoảng in câu hỏi và thời gian cho học sinh đọc câu hỏi, các chi tiết cần thiết nên được sắp đặt vào phần chính hay câu dẫn, để các câu trả lời lựa chọn được ngắn
- Nên bỏ bớt các chi tiết không cần thiết Khi mục đích câu hỏi không phải trắc nghiệm khả năng nhận biết sự kiện chính trong một đoạn văn, ta nên loại bỏ những chữ nào không cần thiết để diễn đạt ý nghĩa câu hỏi
- Nên tránh dùng hai thể phủ định liên tiếp như hai chữ “Không “ trong cùng một câu hỏi
- Các câu trả lời để chọn lựa phải có vẻ hợp lý Nếu một phương án chọn lựa sai, thí sinh sẽ dễ dàng loại bỏ
Trang 30- Phải chắc chắn chỉ có một câu trả lời đúng Khi viết câu hỏi nên mời các giáo viên trong cùng nhóm môn học góp ý sửa chữa các điểm sai hay những chỗ tối nghĩa
- Khi một câu hỏi đề cập đến một vấn đề gây nhiều tranh luận, ý nêu trong câu hỏi phải xác định được về nguồn gốc, hay định rõ chuẩn để xét đoán
- Độ dài của câu trả lời trong các đáp án để chọn phải gần bằng nhau Không nên để các câu có khuynh hướng ngắn hơn hay dài hơn các phương án trả lời khác
- Các câu trả lời trong các phương án phải đồng nhất với nhau Tính từ đồng nhất có thể dựa trên căn bản ý nghĩa, âm thanh, độ dài, hoặc cùng là động từ, tính từ hay danh từ
- Không nên đặt những vấn đề không xảy ra trong thực tế trong nội dung các câu hỏi
- Các câu hỏi nhằm đo sự hiểu biết, suy luận, hay khả năng áp dụng các nguyên lý vào vào những trường hợp mới nên được trình bày dưới hình thức mới Nếu nội dung các câu hỏi giống hay tương tự các thí dụ trong sách giáo khoa, hoặc đã trình bày ở lớp, câu trả lời đúng có thể nhờ vận dụng trí nhớ hơn là nhờ các khả năng tư duy khác mà ta cần thẩm định
- Lưu ý các điểm liên hệ về văn phạm giúp học sinh có thể nhận biết cách trả lời
- Cẩn thận khi dùng hai câu trả lời trong hai phương án có sẵn có hình thức hay ý nghĩa trái nhau, nếu một trong hai câu là câu trả lời đúng nhất Khi chỉ có hai câu trái nhau trong số các phương án cho sẵn để chọn, thí sinh sẽ nghĩ không lẽ cả hai câu đều sai, nên chỉ tập trung vào một trong hai câu này, câu hỏi trở nên có dạng hai phương án để chọn Do đó nếu thích, chúng ta có thể đưa ra bốn câu có ý nghĩa trái nhau từng đôi một
- Cẩn thận khi dùng các cụm từ “ Không câu nào trên đây đúng” hoặc
Trang 31“Tất cả các phương án đều đúng” như là một trong những phương án để chọn,
vì về mặt văn phạm các mệnh đề này thường không ăn khớp với các câu hỏi
- Câu trả lời đúng nhất hay hợp lý nhất phải được đặt ở các vị trí khác nhau một số lần tương đương nhau
- Tránh dùng các thể phủ định trong các câu hỏi Người ta thường nên nhấn mạnh khía cạnh xác định hơn khía cạnh phủ định trong kiến thức Khi bắt buộc phải dùng những từ này, nên gạch dưới hay in đậm để học sinh chú ý hơn
Đối với việc xây dựng các công cụ đo lường kết quả học tập, cụ thể là việc xây dựng các bộ đề thi TNKQ dùng trong thi kiểm tra giữa kỳ hay hết học phần áp dụng trong các trường đại học, ta chỉ quan tâm đến thang bậc năng lực nhận thức Với hầu hết các bộ đề được sử dụng trong nhà trường hiện nay, chỉ có thể đánh giá được ba bậc nhận thức đầu là Biết, Hiểu và Vận dụng Để có thể đánh giá được các năng lực nhận thức ở cấp độ cao hơn, phải thông qua các hình thức đánh giá khác như bài tập lớn, khoá luận…
1.2.2 Xây dựng bảng trọng số của môn học
Để đề thi có thể đánh giá đúng mục tiêu của môn học, cấu trúc đề thi phải được xây dựng phù hợp với cấu trúc của môn học và các yêu cầu khối lượng kiến thức tương ứng Mỗi đề thi được xây dựng phục vụ cho những mục đích nhất định Tuỳ theo mục đích thi người viết đề thi phải thiết kế số câu hỏi và thể loại câu hỏi phù hợp tương ứng Vì thế trước khi xây dựng đề thi chúng ta cần xác định mục đích cụ thể của đề thi Mục đích của đề thi phải định ra được những nội dung kiến thức và cấp độ kiến thức cần kiểm tra (cấp độ kiến thức tương ứng với thang bậc về năng lực nhận thức) Tất cả những yêu cầu này được thể hiện trong bảng trọng số đề thi Về mặt nguyên tắc, đề thi TNKQ hết học phần bao phủ hết nội dung kiến thức môn học, cho nên bảng trọng số của đề thi tương ứng với bảng trọng số kiến thức của môn học
Trang 32Với các đề thi TNKQ thông thường thì bảng trọng số chỉ được xây dựng với ba mức độ nhận thức là “nhận biết”, “hiểu” và “vận dụng” tương ứng với các mức độ khó của đề thi là “dễ”, “vừa” và “khó” Có thể lấy một ví dụ về bảng trọng số đề thi như sau:
Bảng 1.1: Ví dụ về bảng trọng số của 1 đề thi hết học phần
gồm 60 câu trắc nghiệm
Mức độ năng lực nhận thức Nội dung Nhận biết
1.2.3 Xây dựng ngân hàng đề thi trắc nghiệm cho môn học
Để thực hiện việc triển khai thi TNKQ một cách rộng rãi đòi hỏi phải có một ngân hàng câu hỏi TNKQ Đây là cơ sở dữ liệu để xây dựng các đề thi một cách độc lập, có độ tin cậy, độ bao phủ kiến thức đồng đều cho các lần thi Vừa là nguồn dữ liệu cho sinh viên và cả giáo viên học tập Việc tiến hành xây dựng ngân hàng câu hỏi thi phải theo đúng những quy trình và nguyên tắc kiểm tra đánh giá đã trình bày ở trên Cụ thể phải tiến hành theo các bước sau:
Trang 331 Xác định rõ mục tiêu đào tạo của từng giai đoạn cần kiểm tra đánh giá
2 Các chuyên gia chuyên ngành kết hợp cùng chuyên gia kiểm tra đánh giá xây dựng cấu trúc đề thi, bảng trọng số, hình thức và thể loại thi riêng phù hợp cho từng chuyên ngành theo yêu cầu của từng giai đoạn
3 Hội thảo để lấy ý kiến về các cấu trúc đề thi, bảng trọng số, hình thức
và thể loại thi vừa được xây dựng và thẩm định, công nhận các sản phẩm đó
4 Các chuyên gia chuyên ngành soạn thảo các câu hỏi thi theo bảng trọng số và cấu trúc thi đã được xây dựng và thông qua
5 Nghiệm thu các câu hỏi thô
6 Loại bỏ các câu hỏi không đạt chuẩn quy định chung Sửa lại một số câu cho phù hợp, viết bổ sung một số câu hỏi mới
7 Thử nghiệm để lấy kết quả đánh giá và hoàn thiện hơn các câu hỏi thi
8 Lưu trữ các câu hỏi thi theo lĩnh vực kiến thức và các độ dễ khó khác nhau trong ngân hàng dữ liệu
9 Trước khi tổ chức thi các chuyên gia căn cứ theo yêu cầu và mục tiêu đào tạo của từng đợt thi tổ hợp đề thi theo đúng yêu cầu về độ khó của câu hỏi thi và các yêu cầu về kiến thức sinh viên cần đạt được
10 Sau khi thi, kết quả thi phải được phân tích xử lý và đánh giá để
có các thông tin phản hồi như đã nêu trong quy trình và nguyên tắc kiểm tra đánh giá
11 Sau khi có các kết quả xử lý phân tích, các câu hỏi thi được hoàn thiện lại
12 Hàng năm có tổ chức viết thêm các câu hỏi thi để bổ sung ngân hàng
dữ liệu và đồng thời loại bỏ các câu hỏi không còn phù hợp với phát triển của mục tiêu đào tạo và năng lực thực sự của sinh viên trong từng giai đoạn
Trang 34Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Những định hướng, trọng tâm nghiên cứu
2.1.1 Chuyên đề nghiên cứu thứ nhất
Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bộ đề thi TNKQ, luận văn phải xuất phát từ việc đánh giá chất lượng của các bộ đề thực tế đã sử dụng tại nhà trường qua xử lý số liệu kết quả thi của các môn học (50 môn học) Từ kết quả thi đã được xử lý và lý thuyết về đo lường đánh giá có thể cho phép kết luận sơ bộ về chất lượng các bộ đề này (về độ tin cậy, độ giá trị…) Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp thống kê phân tích, xử lý số liệu trên phần mềm SPSS, QUEST, kết hợp với phương pháp chuyên gia qua việc thẩm định độ giá trị nội dung, độ gía trị cấu trúc… của các bộ đề thi
2.1.2 Chuyên đề nghiên cứu thứ hai
Xuất phát từ thực tế là các bộ đề thi TNKQ trong nhà trường có chất lượng không giống nhau Câu hỏi đặt ra là “Vậy thì những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng của các bộ đề thi TNKQ”? Có thể bỏ qua các yếu tố như điều kiện bên ngoài, ta nhận thấy yếu tố ảnh hưởng lớn nhất chính là từ phía những người xây dựng bộ đề thi này Bằng kinh nghiệm thực tiễn công tác cũng như tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực đo lường đánh giá giáo dục, tác giả mạnh dạn đề xuất một bộ công cụ đo các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bộ đề thi TNKQ thực hiện trên nhóm mẫu là giáo viên tham gia xây dựng đề thi Chất lượng một bộ đề thi nói chung phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng chủ yếu và trực tiếp là các yếu tố tác động đến chính bản thân người ra đề Trong điều kiện giảng dạy hiện nay, có thể khái quát thành 5 nhóm yếu tố giả thuyết có ảnh hưởng đến người ra đề, đó là:
- Thời gian đầu tư cho công việc thiết kế trắc nghiệm
Trang 35- Động cơ của người thiết kế trắc nghiệm
- Mức độ người ra đề được trang bị kỹ thuật thiết kế trắc nghiệm
- Sự quan tâm của nhà trường
- Tính chất, đặc điểm của các nhóm môn học
Từ 5 nhóm yếu tố tác động trên, luận văn sẽ xây dựng một mẫu phiếu hỏi, lấy thông tin từ nhóm giáo viên xây dựng đề Lưu ý là các phiếu này sẽ được đánh dấu tương ứng với chất lượng đề thi của cá nhân đó Với kết quả
xử lý 50 mẫu phiếu điều tra sẽ chỉ ra được các yếu tố có tương quan chặt trong nhóm 5 yếu tố được thăm dò
2.1.3 Chuyên đề nghiên cứu thứ ba
Trên cơ sở kết quả của hai nghiên cứu nói trên, ta sẽ tiến hành đánh giá tương quan được lượng hoá thành số giữa các mẫu phiếu đánh giá và chất lượng đề thi trong nhóm mẫu kết quả thi Từ đó sẽ cho các kết luận cụ thể về mối quan hệ giữa các nhóm yếu tố ảnh hưởng và chất lượng đề thi Những đánh giá này được thực hiện trên bảng trụ xoay (crosstab) kết hợp với phương pháp chuyên gia
Với những phân tích ở trên, sau khi thực hiện xong ba chuyên đề nghiên cứu, đặc biệt là chuyên đề nghiên cứu thứ ba, luận văn sẽ chỉ ra được các yếu
tố ảnh hưởng thực sự tới chất lượng xây dựng đề thi TNKQ, từ đó có những
đề xuất giải pháp nhằm cải thiện chất lượng xây dựng đề thi của nhà trường
2.2 Thiết kế mẫu phiếu điều tra đối với giáo viên
Để thuận tiện trong việc lượng hoá các item trong phiếu hỏi, chúng tôi sử dụng thang bậc đánh giá theo 5 mức độ đồng ý với 27 item của phiếu hỏi là các phát biểu thuận chiều, 03 phát biểu là phát biểu nghịch chiều (khi xử lý phải đổi điểm ngược lại) và 03 phát biểu mở (cung cấp thông tin khi đánh giá bằng phương pháp chuyên gia)
Trang 36Trong bảng hỏi, 5 nhóm yếu tố đã kể trên sẽ được chia thành 30 item theo cấu trúc sau:
- Thời gian đầu tư cho công việc: 03 item
- Động cơ của người thực hiện: 05 item
- Mức độ được trang bị kỹ thuật : 16 item
- Sự quan tâm của nhà trường: 03 item
- Tính chất các nhóm môn học: 03 item
Qua phân bố các item trong cấu trúc trên, dễ nhận thấy yếu tố thứ 3
“Mức độ nắm vững kỹ thuật ra đề TNKQ của giảng viên” có trọng số lớn hơn
cả Điều này không phải là một nhận định quá chủ quan mà nó được xây dựng trên kinh nghiệm cá nhân, thăm dò dư luận đám đông và ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm về đo lường đánh giá trong giáo dục
Mẫu phiếu dùng trong nghiên cứu của luận văn sử dụng thang bậc đánh giá được lượng hoá thành 5 mức như sau:
0 = Hoàn toàn không đúng / hoàn toàn không đồng ý
1 = Cơ bản không đúng / cơ bản không đồng ý
2 = Đúng một phần / đồng ý một phần/ phân vân
3 = Cơ bản đúng / cơ bản đồng ý
4 = Hoàn toàn đúng / hoàn toàn đồng ý
Các nội dung trong phiếu đánh giá cụ thể như sau:
Yếu tố “Thời gian dành cho công việc” được đánh giá qua 3 item (từ 1 đến 3)
1- Tôi đã đầu tư nhiều thời gian cho việc ra đề thi TNKQ
2- Nhà trường bố trí thời gian đủ cho giáo viên xây dựng bộ đề thi TNKQ 3- Tôi đã áp dụng thử bộ đề thi trước khi thi kết thúc môn học
Yếu tố “Động cơ của người thực hiện” được đánh giá qua 5 item (từ 4 đến 8)
4- Tôi thực sự hứng thú đối với việc áp dụng phương pháp thi TNKQ 5- Tôi đã dành thời gian tìm hiểu kỹ về thi TNKQ
Trang 377- Tôi cho rằng thi TNKQ là không cần thiết
8- Tôi nhận thấy thi TNKQ là tiện lợi và khoa học
Yếu tố “Mức độ nắm vững kỹ thuật ra đề TNKQ của giảng viên” được đánh giá qua 16 item (từ 9 đến 24)
9- Bộ đề thi TNKQ dùng để đánh giá SV được thiết kế theo ma trận kiến thức của môn học tôi giảng dạy
10- Bộ đề thi TNKQ tôi thiết kế có thể phân loại được sinh viên theo lực học 11- Bộ đề thi TNKQ tôi thiết kế không quá khó, phù hợp với lực học trung bình của sinh viên
12- Tôi hiểu rõ từng câu hỏi và có thể trả lời đúng từng câu hỏi trong bộ
đề thi của mình mà không cần tới đáp án
13- Tôi đã được tập huấn những kiến thức cơ bản về kỹ thuật ra đề thi TNKQ
14- Các câu hỏi trong đề thi phù hợp với thời lượng của từng nội dung trong đề cương chi tiết môn học
15- Số lượng các câu hỏi trong đề thi phân bố đều ở các nội dung và bao quát cả chương trình môn học
16- Tôi đã bỏ ra khá nhiều thời gian để tự nghiên cứu về kỹ thuật ra đề thi TNKQ
17- Tôi đã trao đổi về nội dung bộ đề thi TNKQ trong nhóm giảng viên của Bộ môn
18- Bộ đề thi TNKQ của tôi được thiết kế chung cho cả nhóm môn học trong Bộ môn
19- Sau mỗi lần thi tôi thường đánh giá chất lượng đề (các đặc tính đo lường) để bổ sung và chỉnh sửa bộ đề thi
20- Tôi thiết kế đề thi TNKQ chủ yếu dựa trên kinh nghiêm cá nhân 21- Tôi chưa nắm được kỹ thuật phân tích item
22- Tôi chưa nắm được lý thuyết hồi đáp IRT
23- Tôi biết sử dụng phần mêm SPSS để đánh giá độ tin cậy
24- Tôi biết sử dụng phần mêm Quest hoặc Conquest để phân tích item
Yếu tố “Sự quan tâm của nhà trường” được đánh giá qua 3 item (từ 25 đến 27)
25- Nhà trường khuyến khích việc áp dụng thi TNKQ
26- Xây dựng đề thi TNKQ được coi là một tiêu chuẩn nhằm đánh giá đổi mới phương pháp giảng dạy
Trang 3827- Nhà trường có hỗ trợ kinh phí thích đáng cho việc xây dựng đề thi TNKQ
Yếu tố “Tính chất các nhóm môn học” được đánh giá qua 3 item (từ
28 đến 30)
28- Môn học tôi giảng dạy phù hợp với việc thi TNKQ
29- Tôi cho rằng đề thi TNKQ chỉ phù hợp với một số môn học
30- Tôi cho rằng tính chất các nhóm môn học có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng đề thi TNKQ
Ngoài ra phiếu đánh giá còn có thêm 3 item nhằm lấy thêm thông tin:
31 Anh chị giảng dạy môn học thuộc nhóm nào?
a Nhóm Toán, Lý, Hoá c Nhóm Ngoại ngữ
b Nhóm Văn, Chính trị xã d Nhóm các môn Kỹ thuật
32 Theo anh chị, yếu tố nào (trong 5 nhóm yếu tố trên) có ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình ra đề thi TNKQ của giảng viên?
33 Anh chị có kinh nghiệm như thế nào về ra đề thi TNKQ:
Các item 07, 21, 22 và 29 là các phát biểu nghịch chiều, khi xử lý kết quả phải lấy điểm số theo chiều ngược lại
Các item còn lại trong bảng kẻ là các phát biểu thuận chiều, khi xử lý kết quả phải lấy điểm số dương
Các item 31, 32, 33 là các phát biểu mở nhằm cung cấp thêm thông tin cho người xử lý
Điểm số lượng hoá của phiếu hỏi bằng tổng đại số điểm của các item
trong bảng kẻ (Giá trị của điểm số tổng cộng mặc định là tương quan chặt với điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng đề thi TNKQ)
Trang 39Chương 3
XỬ LÝ SỐ LIỆU THI VÀ KẾT QUẢ PHIẾU ĐIỀU TRA
3.1 Xử lý số liệu kết quả thi TNKQ
3.1.1 Phân tích độ khó của item
Độ khó của item được dùng để tạo ra sự phân biệt giữa những người làm trắc nghiệm Mức độ khó của item được định nghĩa dựa trên tỷ lệ người trả lời đúng item đó Phân tích độ khó của item chỉ phù hợp cho những trắc nghiệm đánh giá thành tích hay năng khiếu, những trắc nghiệm cho phép bộc
lộ tối đa năng lực của người làm trắc nghiệm Phân tích độ khó không phù hợp cho những trắc nghiệm đánh giá nhân cách hay quan điểm thái độ
Độ khó của từng item trực tiếp ảnh hưởng đến độ tin cậy và độ giá trị (hiệu lực) của trắc nghiệm Ví dụ, một trắc nghiệm có 50 item nhưng có 20 item quá khó (tất cả sinh viên đều nhận điểm 0 trên các item này) Như vậy, phân bố điểm của trắc nghiệm gồm 50 item này cũng giống như phân bố điểm của trắc nghiệm chỉ gồm 30 item Khi đó, độ khó của các item đã thực
sự làm giảm độ dài của trắc nghiệm Về mặt lý thuyết, độ dài của trắc nghiệm giảm sẽ làm giảm độ tin cậy của trắc nghiệm và cũng làm giảm độ hiệu lực của trắc nghiệm [4]
Công thức tính độ khó của item:
P = (Số người trả lời đúng trên item) / N
P: Độ khó của item
N: Tổng số người trả lời item
P có gía trị từ 0,0 đến 1,0 Giá trị của P càng gần 0,0 thì độ khó của item càng tăng Ngược lại, giá trị của P càng gần 1,0 thì độ khó càng giảm Độ khó của item không phải chỉ có một giá trị cố định mà ngược lại mỗi khi trắc nghiệm được làm với một mẫu nào đó, ta lại có một giá trị xác định Độ khó
có thể thay đổi tuỳ thuộc vào trình độ, năng lực của người làm trắc nghiệm
Trang 40Một item có độ khó phù hợp nhất khi P nằm xung quanh 0,5 Tuy nhiên, để đánh giá được độ khó của item phù hợp nhất cho trắc nghiệm cần căn cứ vào mục đích của trắc nghiệm và kiểu item
Độ khó của item không chỉ nói lên mức độ nắm vững / không nắm vững (kiến thức hay kỹ năng) của người làm trắc nghiệm mà nhiều khi trả lời đúng
là do đoán mò Đối với những item có hai lựa chọn (đúng / sai) hay có nhiều lựa chọn, xác suất đoán trúng là 50% hay 25% (nếu là 4 lựa chọn) Như vậy
độ khó tối ưu (optimal item dificulty) được tính theo công thức sau:
Điểm giữa P do đoán đúng = 1,0 – (khả năng có thể đoán đúng) / 2
Độ khó tối ưu cho đoán đúng = điểm giữa P + khả năng đoán đúng
Độ khó của item sẽ ảnh hưởng đến điểm của trắc nghiệm Những item quá khó (P < 0,1) sẽ làm giảm điểm trung bình, thu hẹp phạm vi điểm vì hầu hết mọi người mất điểm trên những item này hoặc có điểm là do đoán mò Điều này có thể ảnh hưởng đến điểm số của những người làm trắc nghiệm Những item quá dễ sẽ làm mọi người đều có điểm trên item đó, do đó sự khác nhau giữa những người đạt điểm cao nhất (được xem là có năng lực tốt nhất) và những người có điểm thấp nhất (được xem là có năng lực tồi nhất)
có điểm ngang nhau ở những item này do vậy độ phân biệt sẽ có giá trị gần bằng 0 Điều này sẽ ảnh hưởng đến độ hiệu lực của trắc nghiệm
3.1.2 Phân tích độ phân biệt của item
Phân tích độ phân biệt là chỉ ra mức độ khác biệt trong cách trả lời item ở những mẫu người khác nhau Không giống như phân tích độ khó, phân tích độ phân biệt thích hợp cho hầu hết các kiểu trắc nghiệm
Một item có độ phân biệt tốt là khi trả lời item đó, hầu hết những người
có điểm trắc nghiệm cao trả lời đúng, đồng thời những người có điểm trắc nghiệm thấp trả lời sai