Tổng quan về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của một số dược liệu có tác dụng điều trị gout

124 757 3
Tổng quan về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của một số dược liệu có tác dụng điều trị gout

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Acid uric là sản phẩm của quá trình chuyển hóa các protein có nhân purin trong cơ thể. Acid uric có vai trò quan trọng trong các cơ chế duy trì huyết áp, chống ox y hóa, điều hòa miễn dịch trong cơ thể 150. Tuy nhiên, tăng acid uric máu, đặc biệt là tình trạng tăng acid uric máu mạn tính, lại là nguyên nhân của nhiều vấn đề về sức khỏe như gout, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh đái tháo đường t yp II 162. Trong đó, gout là dạng bệnh viêm khớp thường gặp nhất; không những thế, theo nhiều nghiên cứu gần đây, gout và các bệnh liên quan tới tăng acid uric máu đang ngày càng trở nên phổ biến, ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Theo một nghiên cứu năm 2000, t ỷ lệ mắc gout ở Việt Nam là khoảng 0,14% dân số, và đang có xu hướng ngày một tăng cao 7. Hiện nay, điều trị gout đã có phác đồ và liệu trình rõ ràng, với 2 nhóm thuốc chính là các thuốc giảm đau, chống viêm và các thuốc giúp hạ nồng độ acid uric máu. Trong đó, hạ acid uric máu là mục tiêu hàng đầu; các thuốc giảm đau, chống viêm có vai trò điều trị triệu chứng trong những đợt cấp 7, 8. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị thay đổi khá nhiều trên các nhóm bệnh nhân khác nhau; đồng thời, các tác dụng không mong muốn cũng gây ảnh hưởng lớn đến việc duy trì liệu trình 71. Các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs) là nguyên nhân phổ biến của những rối loạn trên đường tiêu hóa (loét dạ dàytá tràng…); các thuốc gây tăng thải acid uric như probenecid, sulfinpyrazon lại tỏ ra kém hiệu quả trên những bệnh nhân suy giảm chức năng thận, thậm chí trong nhiều trường hợp còn gây sỏi thận urat. Nhóm thuốc làm giảm tổng hợp acid uric như allopurinol, febuxostat được sử dụng phổ biến nhất trên lâm sàng với hiệu quả tương đối tốt, nhưng cũng có không ít tác dụng không mong muốn. Allopurinol độc với gan, gây tổn thương thận, ban da, kích ứng đường tiêu hóa, các phản ứng quá mẫn tuy hiếm gặp nhưng nặng nề và có thể gây tử vong. Febuxostat gây rối loạn chức năng gan, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt…7, 8, 71. Vì vậy, việc tìm kiếm các dược liệu bổ sung vào phác đồ điều trị gout và các bệnh liên quan tới tăng acid uric máu nhằm khắc phục những nhược điểm gặp phải với các thuốc tân dược đang trở thành mối quan tâm trong phát triển thuốc mới. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa và địa hình đa dạng, tiềm năng về dược liệu của Việt Nam là rất lớn. Các nhà khoa học Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ĐINH VĂN HÙNG TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ GOUT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI 2014 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ĐINH VĂN HÙNG TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ GOUT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Thái An Nơi thực hiện Bộ môn Dược liệu HÀ NỘI 2014 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài em đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình từ thầy cô, gia đình và bạn bè. Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo mà em vô cùng kính trọng PGS.TS.Nguyễn Thái An, giảng viên Bộ môn Dược liệu – trường Đại học Dược Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em nhiệt tình, chu đáo, động viên và khích lệ em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thiện được đề tài này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên trong bộ môn Dược liệu nói riêng và tất cả các thầy cô trong trường nói chung đã tận tình dạy dỗ, trang bị kiến thức cho em trong suốt quãng thời gian 5 năm học tập đầy ý nghĩa. Đồng thời, em muốn gửi lời cảm ơn tới những người thân yêu trong gia đình, bạn vè, những người thường xuyên động viên và tạo điều kiện cho em thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn các quý vị đại biểu và các bạn đã đến tham dự buổi bảo vệ. Trong phạm vi hạn chế của khóa luận, những kết quả thu được không thể phản ánh hết tất cả những thông tin thực tế và cũng khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và bạn bè. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Đinh Văn Hùng MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 1.1. Đối tượng nghiên cứu 3 1.2. Phương pháp nghiên cứu 3 Chương 2. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH GOUT VÀ ĐIỀU TRỊ 5 2.1. Định nghĩa bệnh gout 5 2.2. Dịch tễ học 5 2.3. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và phân loại gout 6 2.3.1. Tăng AU máu 6 2.3.2. Cơ chế bệnh sinh của Gout 6 2.3.3. Phân loại Gout 7 2.4. Điều trị 8 2.4.1. Nguyên tắc 8 2.4.2. Điều trị cơn Gout cấp hoặc đợt cấp của Gout mạn 8 2.4.3. Phòng cơn Gout cấp tái phát 9 2.4.4. Điều trị Gout ở giai đoạn mạn tính 9 2.5. Vai trò của dược liệu trong phòng và điều trị gout 11 2.5.1. Phương pháp điều trị gout theo y học cổ truyền 11 2.5.2. Vị trí, vai trò của các dược liệu trong điều trị gout 12 Chương 3. TÁC DỤNG ỨC CHẾ ENZYM XANTHIN OXIDASE, HẠ NỒNG ĐỘ ACID URIC MÁU CỦA MỘT SỐ FLAVONOID 20 3.1. Vị trí, vai trò của enzym XO và các chất ức chế enzym XO 20 3.1.1. Enzym XO 20 3.1.2. Các chất ức chế enzym XO 20 3.1.3. Vị trí, vai trò của các chất ức chế enzym XO 21 3.2. Tác dụng ức chế enzym XO, hạ nồng độ AU máu của một số flavonoid 21 Chương 4. TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ GOUT A. ACTISÔ 27 1. Tên khoa học. 27 2. Phân bố 27 3. Bộ phận dùng 27 4. Thành phần hóa học 27 4.1. Lá 27 4.2. Thân 28 4.3. Ngọn có hoa 29 4.4. Cụm hoa 29 5. Sử dụng trong dân gian và y học cổ truyền 30 6. Tác dụng dược lý 30 6.1. Các tác dụng có ý nghĩa trong điều trị gout 31 6.2. Các tác dụng khác 31 7. Bàn luận 33 B. CÚC HOA TRẮNG 36 1. Tên khoa học 36 2. Phân bố 36 3. Bộ phận dùng 36 4. Thành phần hóa học 36 4.1. Tinh dầu 36 4.2. Các thành phần khác 36 5. Sử dụng trong dân gian và y học cổ truyền 38 6. Tác dụng dược lý 38 6.1. Các tác dụng có ý nghĩa trong điều trị gout 38 6.2. Các tác dụng khác 44 7. Bàn luận 44 C. NGẢI CỨU 47 1. Tên khoa học 47 2. Phân bố 47 3. Bộ phận dùng 47 4. Thành phần hóa học 47 4.1. Tinh dầu 47 4.2. Các thành phần ngoài tinh dầu 48 5. Sử dụng trong dân gian và y học cổ truyền 49 6. Tác dụng dược lý 50 6.1. Các tác dụng có ý nghĩa trong điều trị gout 50 6.2. Các tác dụng khác 53 7. Bàn luận 54 D. ANH ĐÀO NGỌT 57 1. Tên khoa học. 57 2. Phân bố 57 3. Bộ phận dùng 57 4. Thành phần hóa học 57 4.1. Đường 57 4.2. Các acid hữu cơ 57 4.3. Các hợp chất phenolic 57 4.4. Các thành phần khác 59 5. Sử dụng trong dân gian và y học cổ truyền 59 6. Tác dụng dược lý 59 6.1. Các tác dụng có ý nghĩa trong điều trị gout 59 6.2. Các tác dụng khác 62 7. Bàn luận 62 E. CÂY CÀ PHÊ 65 1. Tên khoa học 65 2. Phân bố 65 3. Bộ phận dùng 65 4. Thành phần hóa học 65 4.1. Thân 65 4.2. Lá…………………………………………………………………………… 65 4.3. Hoa 65 4.4. Quả 65 4.5. Hạt 66 5. Sử dụng trong dân gian và y học cổ truyền 68 6. Tác dụng sinh học 68 6.1. Các tác dụng có ý nghĩa trong điều trị gout 68 6.2. Các tác dụng khác 70 7. Bàn luận 71 F. MÁN ĐỈA 74 1. Tên khoa học 74 2. Phân bố 74 3. Bộ phận dùng 74 4. Thành phần hóa học 74 5. Sử dụng trong dân gian và y học cổ truyền 76 6. Tác dụng dược lý 76 6.1. Các tác dụng có ý nghĩa trong điều trị gout 76 6.2. Các tác dụng khác 81 7. Bàn luận 82 G. TÔ MỘC 84 1. Tên khoa học. 84 2. Phân bố 84 3. Bộ phận dùng. 84 4. Thành phần hóa học 84 4.1. Gỗ 84 4.2. Lá 86 5. Sử dụng trong dân gian và y học cổ truyền 86 6. Tác dụng dược lý 86 6.1. Các tác dụng có ý nghĩa trong điều trị gout 86 6.2. Các tác dụng khác 90 7. Bàn luận 92 Chương 5. KẾT LUẬN 94 Chương 6. ĐỀ XUẤT 96 DANH MỤC CÁC TÊN VIẾT TẮT A - F  Ac-ME: dịch chiết Methanol từ cành và lá Mán đỉa.  ACTH: hormon kích vỏ thượng thận (adrenocorticotropic hormon, hay corticotropin)  AEAC: khả năng chống oxy hóa tương đương Acid ascorbic (Ascorbic acid equivalent antioxidant capability)  ALT/ALAT: Alanin Aminotransferase  AST/ASAT: Aspartate Aminotransferase  AU: Acid uric  BHT: Hydroxytoluen đã butylat hóa (Butylated hydroxytoluen)  BMI: Chỉ số khối cơ thể (Body mass index)  CAT: Catalase  COX: Cyclooxygenase (I và II)  CRP: Protein C phản ứng (Creactive protein)  DPPH: 2,3-diphenyl-2-picrylhydrazyl hydrat.  DSS: Dextran natri sulfat (Dextran sulfate sodium)  ECS: Dịch chiết Ethanol 95% từ lõi gỗ tô mộc (Caesalpinia sappan L.)  ED 50 : liều có tác dụng tối đa trên 50% đối tượng thử.  eGFR: mức lọc cầu thận ước tính (estimated glomerular filtration rate)  EO: tinh dầu từ dược liệu  FRAP: khả năng khử ferrric của huyết tương. (Ferric reducing ability of plasma) G – L  GGT: γ-glutamyltransferase  GSH: Glutathion  HGRPT: Hypoxanthin-guanin phosphoribosyltransferase  Hs-CRP: Protein C phản ứng độ nhạy cao (high-sensitivity C-reactive protein)  IC50: Nồng độ ức chế 50% chất thử  iNOS: enzym NO synthetase cảm ứng (Inducible NO synthetase)  Ki: hằng số ức chế  LD50: Liều gây chế 50% động vật thí nghiệm  LPO: quá trình peroxy hóa lipid (Lipid peroxidation)  LPS: Lipopolysaccharid  LPx: quá trình peroxid hóa liposome. M – S  M/ME: dịch chiết Methanol từ dược liệu  MDA: Malonyldialdehyd  MIC: Nồng độ ức chế tối thiểu (đối với vi sinh vật) (Minimal inhibitory concentration)  MSU: Mono natri urat (Mono sodium urat)  MW: dịch chiết Methanol : nước (1:1) từ dược liệu  NO: oxid nitric.  NSAIDs: các thuốc giảm đau, chống viêm có cấu trúc phi steroid (Nonsteroidal anti-inflammatory drugs)  NT: không được thử nghiệm (No test)  NTCA: Acid N-nitroso-thiazolidin-4-carboxylic hay Nitrosothioprolin  NTMCA: Acid N-nitroso-2-methylthiazolidin-4-carboxylic  OGTT: thử nghiệm dung nạp glucose đường uống (oral gluocose tolerance test)  PRPP: phosphoribosyl pyrophosphatase  RSA/FRSA: Tác dụng dọn gốc tự do (Radical/Free radical scavenger ability)  SOD: Superoxid dismutase. T – Z  TAA/TAC: khả năng chống oxy hóa toàn phần (Total antioxidant ability/capability)  TCA: Thioprolin [...]... các dược liệu (thành phần hóa học, tác dụng giảm đau, chống viêm, chống oxi hóa, ức chế enzym xanthin oxidase) là cần thiết Vì vậy, đề tài Tổng quan về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của một số dược liệu có tác dụng điều trị gout được thực hiện trên 7 dược liệu (Actisô, Cúc hoa trắng, Ngải cứu, Anh đào ngọt, Cà phê, Mán đỉa, Tô mộc) với các mục tiêu cụ thể sau: 1 Tổng hợp thông tin về tác dụng. .. xanthin oxidase và hạ nồng độ AU máu của một số nhóm hợp chất flavonoid thường gặp 2 Tổng hợp thông tin về thành phần hóa học của các dược liệu 3 Tổng hợp thông tin về các tác dụng sinh học, đặc biệt là các tác dụng có thể ứng dụng trong điều trị gout (giảm đau, chống viêm, chống oxi hóa, ức chế enzym xanthin oxidase, hạ nồng độ acid uric máu) của các dược liệu 3 Chương 1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN... thường và liệu trình sử dụng thuốc Vậy nên, ứng dụng các dược liệu và hoạt chất từ dược liệu có tác dụng giảm đau trong điều trị gout, với ưu điểm lớn về tính an toàn, cũng là một trong những hướng nghiên cứu hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả điều trị - Tác dụng chống oxy hóa: bên cạnh khả năng ức chế enzym XO, làm gián đoạn quá trình bệnh sinh của gout và một số tình trạng bệnh lý có liên quan, các tác. .. các dược liệu bổ sung vào phác đồ điều trị gout và các bệnh liên quan tới tăng acid uric máu nhằm khắc phục những nhược điểm gặp phải với các thuốc tân dược đang trở thành mối quan tâm trong phát triển thuốc mới Với khí hậu nhiệt đới gió mùa và địa hình đa dạng, tiềm năng về dược liệu của Việt Nam là rất lớn Các nhà khoa học Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng 2 điều trị gout của một số dược liệu. .. dược liệu trong điều trị gout - Tác dụng ức chế enzym xanthin oxidase in vitro và in vivo, hạ nồng độ acid uric máu in vivo của các flavonoid - Thành phần hóa học, kinh nghiệm sử dụng trong dân gian và nghiên cứu hiện đại về tác dụng dược lý của 7 dược liệu nói trên 1.2.4 Bàn luận, từ đó đưa ra kết luận và đề xuất 5 Chương 2 ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH GOUT VÀ ĐIỀU TRỊ 2.1 Định nghĩa bệnh gout Gout là bệnh lý... dược liệu có tác dụng phòng, điều trị gout và một số tình trạng bệnh lý có liên quan - Tra cứu nguồn tài liệu qua Internet, thư viện tại trường Đại học Dược Hà Nội, thư viện Quốc gia - Tham khảo các nguồn tài liệu nghiên cứu trên: Sciencedirect, Springerlink, American Chemistry Society, ISIknowledge, Pubmed; các tạp chí về Y, Dược học và thực phẩm 1.2.2 Thống kê dữ liệu - 7 dược liệu có tác dụng điều trị. .. chứng học, kết hợp với phương hướng điều trị gout theo y học cổ truyền và phác đồ điều trị gout 19 của y học hiện đại, có thể thấy nổi bật lên vai trò phòng ngừa và điều trị của 6 tác nhân dược liệu sau: ● Tác nhân ức chế enzym XO ● Tác nhân giảm đau ● Tác nhân chống oxy hóa ● Tác nhân lợi tiểu ● Tác nhân chống viêm ● Tác nhân giúp tăng tuần hoàn máu Bên cạnh đó, với mục tiêu phòng ngừa, điều trị các... trị gout và một số tình trạng bệnh xương khớp có liên quan theo kinh nghiệm dân gian và y học hiện đại - Các flavonoid được chứng minh có tác dụng ức chế enzym xanthin oxidase, hạ nồng độ acid uric máu trong một số mô hình nghiên cứu in vivo và in vitro 4 1.2.3 Chọn lọc – phân tích – tổng hợp dữ liệu - Về cơ chế bệnh sinh, triệu chứng học bệnh gout và các thuốc điều trị - Vai trò của các dược liệu. .. điều trị gout, trong đó, ứng dụng đặc tính và tác dụng của các dược liệu và hoạt chất từ dược liệu là một hướng tiếp cận đáng chú ý ● Các rối loạn trên đường tiêu hóa: với các triệu chứng ở mức độ nhẹ, các tác nhân có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng có thể mang lại hiệu quả tốt Đối với các triệu chứng ở mức độ nặng như viêm, loét dạ dày-tá tràng, có thể phòng ngừa và điều trị bằng các tác nhân có. .. điều trị triệu chứng do gout Đây lại là một tác dụng rất phổ biến của các dược liệu, cũng như các hợp chất có nguồn gốc dược liệu (các hợp chất phenolic, các terpen…), với độ an toàn vượt trội so với các thuốc tân dược hiện có, đặc biệt là khi sử dụng lâu dài [201] Bởi vậy, nghiên cứu và phát triển những tác nhân này có ý nghĩa rất lớn trong tăng cường và tối ưu hóa liệu trình điều trị gout - Tác dụng . TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ĐINH VĂN HÙNG TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ GOUT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ . TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ĐINH VĂN HÙNG TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ GOUT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người. là cần thiết. Vì vậy, đề tài Tổng quan về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của một số dược liệu có tác dụng điều trị gout được thực hiện trên 7 dược liệu (Actisô, Cúc hoa trắng, Ngải

Ngày đăng: 28/07/2015, 17:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan