Các thành phần khác

Một phần của tài liệu Tổng quan về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của một số dược liệu có tác dụng điều trị gout (Trang 73)

7. Bàn luận

4.4. Các thành phần khác

-Quả mọng nước (> 78%); Carbohydrat như các saccarid, pectin chiếm 11-17% Chất xơ khoảng 2%. Hàm lượng protein (≈ 1%), chất béo (≈ 0,2%) và năng lượng (>

50 – 70kcal) thấp [195].

-Hàm lượng purin rất thấp (7,1mg/100g quả tươi). Anh đào ngọt là một trong

những trái cây tươi nghèo purin nhất.

-Lượng nhỏ salicylat và độc tốc cyanogen glycosid.

-Các Vitamin: Vitamin A, Vitamin B, Vitamin C, đặc biệt là Vitamin C; các chất

khoáng, phần lớn là K, Mg, P và Ca.

5. Sử dụng trong dân gian và y học cổ truyền

Nhờ đặc tính làm se (do thành phần tanin) và lợi tiểu mà cành cây Anh đào ngọt được dùng để chữa một số bệnh về đường tiết niệu như viêm bàng quang, viêm thận, bí

tiểu và các bệnh về khớp, đặc biệt là gout (thống phong). Người Pháp còn có phong tục treo cây Anh đào ngọt trong nhà với mục đích hạ sốt [92].

Quả Anh đào ngọt có tác dụng nhuận tràng nhờ hàm lượng đường cao [195].

6. Tác dụng dược lý

6.1. Các tác dụng có ý nghĩa trong điều trị gout

6.1.1. Tác dụng chống oxy hóa in vitro

Nhờ sự có mặt của các hợp chất phenolic, đặc biệt là các anthocyanin trong thành phần mà quả Anh đào có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh. Cơ chế phối hợp tác dụng của các hoạt chất này khiến hiệu lực chống oxy hóa của quả Anh đào vượt trội so với nhiều loại trái cây khác có vai trò cũng như thành phần tương đồng như Anh đào

chua (sour cherry), dâu tây, việt quất, mâm xôi… [173]

a)Tác dụng dọn dẹp gốc tự do DPPH in vitro

Dịch chiết (methanol và nước-aceton) từ quả Anh đào có khả năng ức chế gốc tự do DPPH ở mô hình in vitro với hiệu lực từ 2,4 – 3,5% [118].

b)Tác dụng chống oxy hóa in vitro

Theo nhiều khảo sát, tác dụng chống oxy hóa của quả Anh đào càng mạnh khi vỏ quả có màu càng đậm, phản ánh hàm lượng anthocyanin càng cao. Kết quả một số phép đo hiệu lực chống oxy hóa in vitro của quả Anh đào ngọt được thể hiện ở bảng 4.15.

Bảng 4.15. Hiệu lực chống oxy hóa in vitro của quảAnh đào ngọt

(theo một sốđơn vị khác nhau)

Đơn vịđo lường (Hiệu lực chống oxy hóa in vitro) Kết quả

(mg/100g quảtươi) TLTK

Tương đương acid ascorbic (AEAC, µg/mLol/100g) 8,00 – 17,2 [195]

Tương đương trolox (TEAC, µg/mLol TE/100 g) 211

[87] Khả năng khử ferric của huyết tương (FRAP,

µg/mLol/100g) 170

Khả năng chống oxy hóa in vitro của quả Anh đào ngọt có mối quan hệ tỉ lệ

thuận với tổng lượng hợp chất phenolic trong thành phần (hình 4.6) [118]. Ngoài ra, quan hệ tỉ lệ thuận giữa khảnăng chống oxy hóa in vitro với tổng lượng Anthocyanin, với tổng lượng vitamin C và các hợp chất phenolic, với nồng độ acid p- coumaroylquinic, nồng độ catechin… trong quả Anh đào ngọt cũng gặp trong một số

báo cáo riêng lẻ [195].

Hình 4.6. Mối tương quan tỉ lệ thuận giữa tổng lượng hợp chất phenolic toàn phần (TPC) và khảnăng chống oxy hóa toàn phần (TAA) in vitro của dịch chiết 70%

ethanol từAnh đào [118]

Các nghiên cứu sâu hơn về thành phần cho thấy, Cyanidin (dạng aglycon) trong quả Anh đào là hoạt chất có khả năng chống oxy hóa tốt nhất: ở nồng độ thấp hơn

nhiều (5µg/mL) nhưng hiệu lực chống oxy hóa của cyanidin lại mạnh nhất trong số các anthocyanin, thậm chí tương đương với một số chất chống oxy hóa tổng hợp như tert-

butylhydroquinon, hydroxytoluen và hydroxyanisol đã butyl hóa, đồng thời vượt trội so với Vitamin e (tất cả đều ở nồng độ 10µg/mL). Tác dụng chống oxy hóa của Cyanidin

3-O-rutinosid cũng mạnh hơn so với Cyanidin 3-O-glucosyl-rutinosid, qua đó khẳng

định mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa số lượng phân tử đường trong cấu trúc với hiệu lực chống oxy hóa của các Anthocyanin [173].

6.1.2. Tác dụng chống viêm in vitro

Tương tự tác dụng chống oxy hóa, tác dụng chống viêm của quả Anh đào cũng

rất mạnh, thậm chí là mạnh nhất trong số các thực phẩm hiện đang được sử dụng [193]. Thử nghiệm in vitro trên các enzym COX (COX-1 và COX-2, 2 enzym có vai trò quan trọng trong phản ứng viêm) [173] cho thấy, anthocyanin toàn phần (nồng độ

125µg/mL) và cyanidin (nồng độ 5µg/mL) từ quả Anh đào có hiệu lực ức chế gần

tương đương với 2 NSAIDs phổ biến là Ibuprofen và Naproxen (nồng độ 10µg/mL).

Thêm vào đó, tác dụng này có xu hướng mạnh hơn và chọn lọc hơn trên COX-2, thậm chí mạnh hơn so với ibuprofen và naproxen (bảng 4.16). Đây là kết quả hết sức có ý nghĩa, vì COX-2 (chứ không phải COX-1) mới là enzym tham gia vào quá trình viêm bệnh lý trong cơ thể. Hướng nghiên cứu các thuốc có tác dụng ức chế chọn lọc trên COX-2 đang được chú trọng nhằm giảm liều, tăng tác dụng và giảm tác dụng phụ của các NSAIDs.

Bảng 4.16. Hiệu lực ức chế hai enzym COX-1 và COX-2 của các anthocyanin từ quả Anh đào, so với hai NSAIDs phổ biến là ibuprofen và naproxen [173]

Đối tượng thử nghiệm Nồng độ (µg/mL)

Hiệu lực ức chế (%) COX-1 COX-2

Anthocyanin toàn phần trong quả 125 28,8 47,4

Cyanidin 5 38,7 46,8 Cyanidin 3-O-glucosyl-rutinosid 10 ≈ 4 ≈ 5 Cyanidin 3-O-rutinosid ≈ 8 ≈ 7 Chứng dương Ibuprofen 47,5 39,8 Naproxen 54,3 41,3

Bên cạnh đó, có thể thấy mối tương quan tỉ lệ nghịch giữa số lượng phân tử đường trong cấu trúc với tác dụng trên enzym COX của các anthocyanin (tương tự tác dụng chống oxy hóa), khi hiệu lực ức chế xếp theo chiều giảm dần từ cyanidin

(algycon, không gắn đường), đến cyanidin 3-O-rutinosid (1 phân tửđường) và yếu nhất là cyanidin 3-O-glucosyl-rutinosid (2 phân tửđường) [173], [201].

6.1.3. Tác dụng hạ nồng độ AU máu

Nghiên cứu của Robert A. Jacob và cộng sự trên 10 phụ nữ khỏe mạnh (từ 22- 40 tuổi) cho thấy, ăn 2 suất quả Anh đào ngọt (khoảng 280g) giúp giảm trung bình 14,5% nồng độ AU trong máu sau 5 giờ. Nồng độ AU trong nước tiểu cũng tăng rõ rệt.

Xét trên mối tương quan giữa AU và Creatinin, nghiên cứu cũng đặt ra 3 giả thiết về cơ

chế hạ nồng độ AU máu của quả Anh đào ngọt: [87]

-Qua làm tăng mức lọc cầu thận (GFR)

-Qua làm giảm quá trình tái hấp thu ở ống thận.

-Kết hợp của 2 cơ chế trên

6.1.4. Hiệu quả giảm nguy cơ tái phát cơn gout cấp

Kết quả khảo sát trên 633 bệnh nhân gout (độ tuổi trung bình là 54) [213] cho thấy, bổ sung quả Anh đào ngọt trong chế độ dinh dưỡng (dạng quả tươi, nước ép hoặc

cả 2) giúp giảm tới 35% nguy cơ tái phát cơn gout cấp.

Hiệu lực tác dụng thống nhất trên các đối tượng và không chịu ảnh hưởng của

các yếu tố nguy cơ khác, gồm các yếu tố không thay đổi theo thời gian (di truyền, giới

tính, chủng tộc…) và các yếu tố thay đổi theo thời gian (chỉ số BMI, lượng purin, lượng rượu tiêu thụ; việc sử dụng các thuốc điều trị gout, thuốc lợi tiểu …).

Đặc biệt khi kết hợp với liệu trình Allopurinol, nguy cơ tái phát cơn gout cấp

giảm tới 75% so với khi không sử dụng quả Anh đào ngọt, hoặc không sử dụng

Allopurinol. Kết quả này mở ra một hướng mới nhiều triển vọng giúp tăng hiệu lực phác đồ điều trị gout tiêu chuẩn.

6.2. Các tác dụng khác

Bên cạnh đặc tính chống oxy hóa, chống viêm nổi bật nhờ các hợp chất phenolic, quả Anh đào cũng có một số tác dụng đáng ghi nhận khác của độc tố Cyanogen glycosid như tăng cường chức năng hô hấp, hỗ trợ tiêu hóa ở liều nhỏ và đặc biệt là chống ung thư [22].

7. Bàn luận

Anh đào ngọt là một loại thực phẩm phổ biến, có giá trị ứng dụng cao trong ngành công nghiệp thực phẩm và được yêu thích ở nhiều nước trên thế giới [185].

Không những vậy, giá trịdược liệu của loại quả này cũng hết sức đa dạng, đặc biệt là

đối với bệnh gout:

-V thành phn hóa hc

Nổi bật nhất trong thành phần quả Anh đào ngọt là các hợp chất phenolic, đặc biệt là nhóm Anthocyanin [65], [76], [195]. Bên cạnh vai trò quyết định đến màu sắc, chất lượng quả, Anthocyanin chính là nhóm hợp chất tạo nên hiệu lực cao chống oxy hóa, chống viêm, có ý nghĩa rất lớn trong phòng ngừa và điều trị gout [118], [173].

Về giá trị thực phẩm, Anh đào ngọt là trái cây có hàm lượng protein, lipid, năng lượng và purin thấp; giàu vitamin (đặc biệt là vitamin C) và các nguyên tố vi lượng [92], [195]. Đây là những yếu tố lý tưởng đối với thực phẩm cho bệnh nhân gout, với mục tiêu phòng ngừa bệnh gout tái phát và tiến triển.

-V kinh nghim s dng trong dân gian và y hc c truyn:

Trên thực tế, cành cây Anh đào ngọt là dược liệu đã có kinh nghiệm sử dụng

trong điều trị các bệnh về khớp, đặc biệt là gout. Tác dụng lợi tiểu của Anh đào ngọt có tính ứng dụng cao trong phòng ngừa, điều trị gout cũng như một số rối loạn về thận là nguyên nhân/hậu quả (sỏi urat) của gout [92].

Tác dụng nhuận tràng của quả Anh đào ngọt giúp ổn định đường tiêu hóa, phòng ngừa những rối loạn do tác dụng phụ của một số thuốc tân dược điều trị gout [195].

-V tác dng sinh hc:

Chống oxy hóa và chống viêm là hai đặc tính nổi bật nhất của quả Anh đào

ngọt, đã được chứng minh có hiệu lực tương đương với một số NSAIDs hiện đang được sử dụng. Các tác dụng này có vai trò quan trọng trong phòng chống nguyên nhân và triệu chứng của không chỉ gout mà còn nhiều tình trạng bệnh lý khác có liên quan [56].

Đóng góp chính vào đặc tính này là vai trò của các thành phần phenolic, trong đó

chủđạo là nhóm Anthocyanin. Đặc biệt, tác dụng chống viêm của quảAnh đào ngọt có

xu hướng ưu tiên hơn trên enzym COX-2 [173] – đây là hướng phát triển thuốc được chú trọng trong những năm gần đây, nhằm tăng hiệu quả cũng như giảm tác dụng phụ

Những nghiên cứu về sử dụng quả Anh đào trên bệnh nhân gout cho thấy các tác dụng hạ nồng độ AU máu [87], giảm nguy cơ tái phát cơn gout cấp [213]. Không những vậy, quả Anh đào ngọt và Allopurinol còn thể hiện tác dụng hiệp đồng trong phòng ngừa gout [213], mở ra một hướng ứng dụng mới giúp tăng hiệu lực điều trị,

nhưng giảm được liều và tác dụng phụ của Allopurinol.

Như vậy, không chỉ dừng lại ở vai trò là một loại thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân gout, mà quả Anh đào ngọt còn thể hiện nhiều đặc tính điều trịđáng quý, có tính ứng dụng cao trong phòng, điều trị gout và nhiều tình trạng bệnh lý có liên quan.

E. CÂY CÀ PHÊ

1. Tên khoa học: Coffea sp., họ Cà phê (Rubiaceae) [4].

Hiện nay có rất nhiều giống Cà phê được trồng rộng rãi trên thế giới, có thể được chia vào 3 loài sau [4]:

-Coffea arabica L. – Cà phê chè.

-Coffea canephora Pierre ex Froehn. – Cà phê vối.

-Coffea liberica Bull. Ex Hierr. – Cà phê mít.

2. Phân bố [4]

-Thế gii: Cà phê mọc hoang và được trồng phổ biến ở khu vực khí hậu nhiệt

đới ở cả Bắc và Nam bán cầu.

-Vit Nam: Cà phê ở Việt Nam là do người Pháp đưa vào từ cuối thế kỷ XIX,

đầu thế kỷ XX. Hiện nay ở Việt Nam có đủ cả 3 loại Cà phê (Cà phê chè, Cà phê vối, Cà phê mít), phân bố trải dài từ Bắc vào Nam, trong đó khu vực Tây Nguyên – Đông

Nam Bộ có diện tích canh tác lớn nhất.

3. Bộ phận dùng: Hạt. Ngoài ra còn dùng lá [4].

4. Thành phần hóa học

Thành phần phổ biến nhất trong toàn bộ cây Cà phê là Caffein, các thành phần

khác thay đổi đa dạng tùy thuộc vào bộ phận của cây [4].

4.1. Thân: Hoạt chất đáng kể nhất trong thân cây Cà phê là Caffein (0,08%)

4.2. Lá: Lá của loài Coffea arabica L. chứa caffein (0,5-1%, nhiều hơn trong lá non),

acid pipecolic, prolin và hydroxyprolin.

4.3. Hoa: Ngoài caffein (0,5-0,9%), hoa của Coffea arabica L. còn chứa một số hợp chất thơm có N: các dẫn chất phenylethan, các epoxygeraniol (2,3-epoxygeraniol và 6,7-epoxygeraniol)

4.4. Qu: Tương tựnhư lá, quả chưa chín của loài Coffea arabica L. cũng chứa caffein (0,9%), acid pipecolic, prolin và hydroxyprolin. Ngoài ra, trong quả chín còn nhiều hợp chất dễbay hơi như:

 Hexanal (21%)  2-(E)-hexanal (11%)  3-methyl-1-butanol (9%)  3-methyl-1-butanal (8,5%) Decanal (0,19%) Methylhexanoat (0,33%) Pulegon (0,44%) α-isomenthon (0,45%)

 1-hexanol (8,4%) 2-nonanon (0,55%)

4.5. Ht

Đây là bộ phận được sử dụng chính của cây Cà phê, nguyên liệu chính để tạo nên thức uống cũng có tên gọi “Cà phê”. Nổi bật nhất trong thành phần hạt Cà phê là nhóm hoạt chất phenolic (dẫn chất acid clorogenic) và các hợp chất chứa nitơ (trong đó

có caffein), với nhiều tiềm năng ứng dụng trong điều trị gout nói riêng và các hội chứng chuyển hóa nói chung.

4.5.1. Hạt Cà phê sống: thành phần hóa học tương đối đa dạng, có thể chia thành một số nhóm sau

a) Các glucid: Đây là thành phần chiếm tỷ lệ lớn nhất (> 50% khối lượng hạt khô)

5-8% là đường khử, saccarose và lượng nhỏ mannitol.

Các polysaccarid: Rafinose và Stachynose.

Một số thành phần khác có thể kể đến là Galactomanan, Xylan, Araban, Hemicellulose, Celluose, tinh bột (tuy nhiên hạt già không chứa tinh bột)

b) Các lipid

 10-15% là các glycerid của các acid palmitic, acid stearic, acid oleic và acid linoleic.

 5% là một số lipid không xà phòng hóa có khung sterol và diterpen như Cafestol

và Kahweol.

c) Các acid hữu cơ và dẫn chất

 Một số acid thường gặp trong thực vật như Acid oxalic, Acid citric, Acid ursolic; lượng nhỏ Acid malic.

 Các ester của acid quinic và các acid cùng họ với acid caffeic (acid p-coumaric và acid ferulic)

 Acid phenol: trong nhóm này Acid clorogenic chiếm tỷ lệ lớn nhất (5-10%) và tồn tại ở nhiều dạng đồng phân, gồm:

Acid clorogenic chính danh (chiếm phần lớn): Acid caffeyl-3-quinic, thường kết hợp với caffein dưới dạng phức chất với kali (kali caffein clorogenat)

Acid neoclorogenic: Acid caffeyl-5-quinic.

Acid isoclorogenic: hỗn hợp các ester gồm 2 phân tử acid caffeic liên kết với 1 phân tử acid quinic.

d) Các hợp chất chứa nitơ

 Protid: 10-15%.

 Trigonellin (tiền vitamin B3), Nicotinamid (2mg%)

 Các base purin: Xanthin (0,06-0,32%), Guanin, Adenin.

 Các alkaloid nhân purin: Caffein (1-2,5%), Theobromin, Theophyllin. Hàm

lượng caffein trong hạt Cà phê thay đổi đa dạng tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ, hạt

Coffea canephora Pierre ex Froehn. có hàm lượng 1,5-3%; Coffea arabica L. là 0,8- 1,5%; hạt một số loài Cà phê dại thậm chí còn không chứa caffein [1].

e) Các hợp chất khác: Đáng kể nhất là Tanin. 4.5.2. Hạt Cà phê chín (đã qua rang, chế biến)

Tác động của nhiệt và các enzym làm thay đổi thành phần và tỷ lệ các thành phần trong hạt Cà phê chín so với hạt Cà phê sống.

a) Các glucid: Thay đổi tương đối nhiều – Saccarose và các Polysaccarid không hòa tan bị chuyển hóa, tạo thành nhiều hợp chất hòa tan.

b) Các acid hữu cơ và dẫn chất: Các acid clorogenic bị phân hủy một phần, nhất là

3 đồng phân không tạo phức với caffein.

c) Các hợp chất chứa nitơ: Caffein và Trigonellin giảm, Nicotinamid tăng mạnh (13-43mg%).

d) Các thành phần khác: 5% nước bay hơi, các chất vô cơ không đổi. Một số hợp chất tạo nên mùi thơm của hạt Cà phê chín được liệt kê ở bảng 4.17.

Bảng 4.17. Một số chất thơm trong thành phần hạt Cà phê chín [4]

Chất thơm C. arabica (mg/kg) C. robusta (mg/kg) 2-furfurylthiol 1,08 1,73 Methional 0,24 0,095 3-mercapto-3-methylbutyl format 0,13 0,115 2-ethyl-3,5-dimethylpyrazin 0,33 0,94 2,3-diethyl-5-methylpyrazin 0,095 0,31

Guaicol 4,2 28,2 4-vinylguaicol 64,8 177,7 4-ethylguaicol 1,63 18,1 Vanillin 4,8 16,1 (E)-β-damescenon 0,195 0,205 4-hydroxy-2,5-dimethyl-3(2H)-furanon 109 57 3-hydroxy-4,5-dimethyl-2(5H)-furanon 1,47 0,63 5-ethyl-3-hydroxy-4-methyl-2(5H)-furanon 0,16 0,085 5-ethyl-4-hydroxy-2-methyl-3(2H)-furanon 17,3 14,3

5. Sử dụng trong dân gian và y học cổ truyền

Cà phê đã trở thành một loại đồ uống từ cách đây gần 1000 năm [1] và ngày càng trở nên phổ biến. Uống Cà phê giúp tỉnh táo, làm giảm cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi [4].

Trong Y học cổ truyền, Cà phê và nước sắc lá Cà phê có tác dụng lợi tiểu, dùng

để chữa phù thũng và hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, Cà phê còn giúp làm sạch đại tràng; tiêu mỡ; tiêu độc rượu và thuốc phiện [1], [4].

Hạt Cà phê sống được dùng để chữa đau đầu [1]; giã nát ngâm với rượu uống chữa tê thấp, sốt rét [4].

Một phần của tài liệu Tổng quan về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của một số dược liệu có tác dụng điều trị gout (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)