Trong y học cổ truyền, bệnh gout được gọi là bệnh “thống phong”, thuộc phạm
trù chứng tý. Nguyên nhân gây chứng tý là do ngoại tà, gồm phong – hàn – thấp xâm
nhập vào cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại khớp, gây đau, co duỗi khó khăn [3].
Ban đầu bệnh còn ở cơ biểu kinh lạc, bệnh để lâu thì tà khí vào gân xương gây
tổn thương tạng phủ, chức năng của khí huyết tân dịch rối loạn, tân dịch ứ trệ thành
đàm, khí huyết ngưng trệ thành ứ, đàm ứ kết mà thành u cục hạt tophi quanh khớp, dưới da. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương đến can thận, làm biến dạng các khớp
và tái phát nhiều lần [17].
Theo biện chứng luận trị y học cổ truyền, các vị thuốc điều trị thống phong
(gout) có thể được chia thành các nhóm sau: [3], [6], [9], [17]
a)Khu phong, tán hàn, trừ thấp (1)
Nhóm thuốc này phần lớn có vị đắng, cay; tính ấm (ôn); quy kinh tỳ, can, thận. Thuốc có tác dụng khứ phong thấp (do vị cay), tán hàn (do tính ôn), chỉ thống, thư ân thông lạc. Ví dụ: độc hoạt, uy linh tiên, thương truật, sa nhân, hậu phác… [3], [6]
Các vị thuốc này phần lớn vị đắng, ngọt; tính ấm; quy kinh can, thận nên có tác dụng khứ phong thấp, bổ can thận, cường gân cốt. Ví dụ: Ngũ gia bì, tang ký sinh, cẩu
tích… [3], [17]
c) Khứ phong thấp, thanh nhiệt(3)
Các vị thuốc này phần lớn vị cay, đắng; tính hàn; quy kinh can, tỳ, thận. Có tác
dụng khứ phong thấp, thông lạc chỉ thống, thanh nhiệt tiêu thũng.Ví dụ: Hoàng bá, tỳ
giải, phòng kỷ, xa tiền tử… [3]
Như vậy có thể thấy, các nhóm dược liệu điều trị gout trong y học cổ truyền đều có xu hướng tập trung vào giải quyết nguyên nhân gây bệnh: loại trừ các yếu tố ngoại
tà gây nên chứng tý (khử phong, trừ thấp, tán hàn), tăng cường dinh dưỡng (thông kinh lạc, tăng tưới máu) và khôi phục chức năng cho hệ xương khớp (bổ can thận, cường
gân cốt). Bên cạnh đó, nhóm (1) và (3) cũng có vai trò điều trị triệu chứng: giảm đau
do gout (chỉ thống) và chống viêm (thanh nhiệt).