Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
276 KB
Nội dung
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẮC GIANG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn: Sinh học lớp 9 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (2 điểm) Trình bày chức năng chính của các cơ quan và các hệ cơ quan ở cơ thể người: Vận động, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, da, dần kinh và giác quan, nội tiết. Câu 2: (3 điểm) Hãy trình bày các chức năng chủ yếu của prôtêin đối với tế bào và cơ thể? Nêu ví dụ cụ thể để giải thích (nếu có). Câu 3: (2 điểm) Nguyên nhân làm cho bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài được giữ nguyên qua nguyên phân và giảm phân đi qua một nửa qua giảm phân? Bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài được giữ nguyên qua nguyên phân và giảm đi một nửa giảm phân có ý nghĩa như thế nào? Câu 4: (3điểm) Một tế bào trứng của một số cá thể động vật được thụ tinh với sự tham gia của 1048576 tinh trùng. Số tinh nguyên bào sinh ra số tinh trùng này có 3145728 NST đơn ở trạng thái chưa nhân đôi. Các tinh nguyên bảo này đều có nguồn gốc từ một tế bào mầm. 1) Hãy xác định bộ NST lưỡng bội của loài. 2) Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra bao nhiêu NST đơn cho quá trình nguyên phân của tế bào mầm? 3) Hợp tử được tạo thành từ kết quả thụ tinh của tế bào trứng nói trên nguyên phân liên tiếp 3 đợt đã lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào để tạo ra bao nhiêu NST đơn? Câu 5: (4 điểm) Ở một bệnh nhân: Người ta đếm thấy trong bộ nhiễm sắc thể có 45 chiếc, gồm 44 chiếc nhiễm sắc thể thường và 1 chiếc nhiễm sắc thể giới tính X. a. Bệnh nhân là nam hay nữ? Vì sao? b. Đây là loại bệnh gì? Biểu hiện bên ngòai và biểu hiện sinh lí ra sao? c. Giải thích cơ thế sinh ra trẻ bị bệnh trên và lập sơ đồ minh họa? Câu 6: (3 điểm) Ở một loại côn trùng, tính trạng mắt đen trội so với tính trạng mắt nâu. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Khi cho giao phối giữa cá thể có mắt đen với cá thể có mắt nâu thu được F1 đều có mắt xám. a. Hãy nêu đặc điểm di truyền của tính trạng màu mắt nói trên và lập sơ đồ lai mắt xám. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai. Câu 7: (3 điểm) a. Một gen ở vị khuẩn có chiều dài 0,51µ m và có 3600 liên kết hiđrô. Xác định số lượng từng loại nuclêôtít của gen. b. Xét về mặt cấu tạo hóa học, các gen khác nhau phân biệt nhau ở những đặc điểm nào? c. Nếu trong quá trình tự nhân đôi, gen đó tạo ra 1 gen mới có số lượng các nu A=T=900, G=X=601 thì đây là hiện tượng gì? Nêu hậu quả của hiện tượng đó? ĐỀ CHiNH THỨC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẮC GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn: Sinh học lớp 9 Câu Nội dung Điểm 1 2 Cơ quan và hệ cơ quan Chức năng Vận động Nâng đỡ và bảo vệ cơ thể. Giúp cơ thể cử động và di chuyển. 0,25 Tuần hòan Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxi đến các tế bào và vận chuyển chất thải, cacbonic từ tế bào đến các cơ quan bài tiết. 0,25 Hô hấp Thực hiện trao đổi khí oxi, cacbonic giữa cơ thể và môi trường 0,25 Tiêu hóa Tiếp nhận, biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được. 0,25 Bài tiết Thải loại ra khỏi cơ thể các chất cặn bã và các chất độc hại để duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể. 0,25 Da Bảo vệ cơ thể, điều hòa thân nhiệt, bài tiết, thụ cảm 0,25 Thần kinh và giác quan Điều khiển, điều hòa phân phối hoạt động của các cơ quan. 0,25 Nội tiết Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường, duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể. 0,25 2 3 1. Chức năng cấu trúc: Prôtêin là thành phần cấu tạo của chất nguyên sinh, xây dựng nên bào quan và màng sinh chất. Từ đó hình thành các đặc điểm hình thái của các mô, các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể. VD: prôtêin Histôn tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể 0,5 2. Chức năng xúc tác qua các quá trình trao đổi chất: Các phản ứng sinh hóa trong cơ thể được xúc tác bởi các enzim. Bản chất của enzim là prôtêin. VD: Enzim ARN - pôlimeraza tham gia vào quá trình tổng hợp ARN. 0,5 3. Chức năng điều hòa các quá trình trao đổi chất: Các tuyến nội tiết tiết ra hooc môn để điều hòa các quá trình trao đổi chất. Các hooc môn phần lớn là prôtêin. VD: Hooc môn Insulin điều hòa hàm lượng đường trong máu. 0,5 4. Chức năng bảo vệ: Prôtêin tạo nên các kháng thể để bảo vệ cơ thể 0,5 5. Chức năng vận động: Prôtêin cấu tạo nên các loại cơ có vai trò vận động cơ thể. VD: Cơ tim co bóp, dạ dày, ruột (cơ trơn) co bóp, cơ ở tay, chân (cơ vân) cử động 0,5 6. Cung cấp năng lượng: Lúc thiếu hụt gluxit, lipít, tế bào có thể phân hủy prôtêin cung cấp năng lượng cho tế bào cơ thể hoạt động. 0,5 3 2 ĐỀ CHÍNH THỨC - Nguyên nhân làm cho bộ NST giữ nguyên trong nguyên phân: Có sự tự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào. - Nguyên nhân làm cho bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa trong giảm phân: + Giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp nhưng sự tự nhân đôi của NST chỉ xảy ra có 1 lần. + Có sự phân li của hai nhiễm sắc thể trong cặp NST tương đồng. 0,25 0,25 - Ý nghĩa + Nguyên nhân là cơ chế duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của lòai qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ cơ trong sinh sản vô tính. + Giảm phân làm cho giao tử chỉ chứa bộ NST đơn bội, khi giao tử đực và cái kết hợp với nhau trong thụ tinh đã khôi phục NST lưỡng bội đặc trưng của lòai. + Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế duy trì ổn định bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài qua các thế hệ trong sinh sản hữu tính 0,25 0,25 0,5 4 3 a. b. c. Tính được bộ NST lưỡng bội của lòai: 2n=12 áp dụng công thức: số NST đơn môi trường nội bào cung cấp =2n.(2 k - 1) Tính được: Số tinh nguyên bào = 2 k = 3145728: 12=262144 => Số NST đơn môi trường nội bào cung cấp =12.(262144- 1)=3145714(NST) Hợp tử được tạo thành từ kết quả thụ tinh của tế bào trứng nói trên nguyên phân liên tiếp 3 đợt đã lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào để tạo ra số NST đơn là: 2n.(2 3 -1)= 12.7 = 84 (NST) 3 0,5 0,5 1 5 4 a Bệnh nhân là nữ. Giải thích: Vì: ở người bình thường bộ NST có 46 chiếc. Trong đó có 1 NST giới tính: XX là nữ, XY là nam. Bệnh nhân không có NST Y mà chỉ có NST X nên bệnh nhân là nữ. 0,5 0,5 b Bệnh nhân chỉ có 1 NST giới tính X: Đây là hội chứng tớcnơ (OX) - Biểu hiện bên ngòai: lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển - Biểu hiện sinh lí: không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí nhớ và không có con 0,5 0,5 0,5 c * Cơ chế sinh ra trẻ bị bệnh: - Trong giảm phân do các tác nhân gây đột biến dẫn đến cặp NST giới tính của tế bào tạo giao tử của bố hoặc mẹ không phân li, tạo ra 2 loại giao tử: Giao tử chứa cả cặp NST giới tính (n+1) và giao tử không chứa NST giới tính (n-1). - Trong thụ tinh, giao tử không chưa NST giới tính (n-1) kết hợp với giao tử bình thương mang NST giới tính X tạo hợp tử XO (2n-1), phát triển thành cơ thể bị bệnh Tớcnơ. * lập sơ đồ min họa: 0,5 Tế bào sinh giao tử: Mẹ Bố XX XY Giao tử: X XY, O Hợp tử: XO Thể XO (2n-1): Bệnh tớcnơ 0,5 0,5 6 3 a. b. c. Theo đề bài quy ước: Gen A: Quy định mắt đen, Gen a: Quy định mắt nâu Biện luận: P: Mắt đen x Mắt nâu F1 đều có mắt xám - Suy ra màu mắt di truyền theo hiện tượng tính trạng trội không hoàn toàn. - Màu mắt đen là tính trạng trội không hoàn toàn so với màu mắt nâu, mắt xám là tính trạng trung gian. - Các kiểu gen: AA : Mắt đen, Aa: Mắt xám, aa: Mắt nâu - Sơ đồ lai: P: AA (mắt đen) x aa (mắt nâu) Gp: A a F1: Aa (100% mắt xám) Biện luận: - Một cơ thể P mắt đen, kiểu gen AA tạo 1 loại giao tử duy nhất mang A. - ở F1: 50% mắt đen (kiểu gen AA): 50% mắt xám (kiểu gen Aa). => Cơ thể P còn lai tạo được 2 loại giao tử: A và a => kiểu gen Aa: Mắt xám Sơ đồ lai: P: AA (mắt đen) x Aa (mắt xám) Gp: A A, a F1: AA : Aa (100% mắt xám) Kiểu hình: 50% mắt đen : 50% mắt xám Biện luận: - Một cơ thể P có mắt nâu, kiểu gen aa tạo 1 loại giao tử duy nhất mang a. - ở F1 có 50% mắt nâu : 50% mắt xám => cơ thể P còn lai tạo được 2 loại giao tử a, A => kiểu gen Aa, kiểu hình mắt xám. Sơ đồ lai: P: aa (mắt nâu) x Aa (mắt xám) Gp: a A, a F1: Aa : aa (100% mắt xám) Kiểu hình: 50% mắt đen : 50% mắt xám Kiểu hình: 50% mắt xám : 50% mắt nâu 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 7 3 a. Xác định số lượng từng loại nu của gen: - N = =2 4,3 1051,0 4 x x 3000 (Nu) - 2A + 3G=3600 2A+2G=3000 0,25 0,5 b. c. => A=T=900 (Nu) G=X=600 (Nu) Xét vềmặt cấu tạo, các gen phân biết nhau ở: số lượng, thành phần và tình tự sắp xếp các nuclêôtít. Gen mới có số lượng nu tăng 1 cặp (G-X) so với gen ban đầu => đã xảy ra hiện tượng đột biết gen. Đây là loại đột biến thêm một cặp nuclêôtít. * Hậu quả: - Đột biến gen làm biến đổi cấu trúc phân tử AND => biến đổi cấu trúc các loại prôtêin mà nó mã hóa => biến đổi đột ngột và gián đoạn ở kiểu hình. - Các loại đột biến gen hiện ra kiểu hình đa số có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã chọn lọc và duy trì lâu đời trong tự nhiên. - Đột biến gen có tính thuận ngịch làm gen trội có thể biến thành gen lặn và ngược lại. 0,5 0,5 0,5 0,25 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẮC GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2011 - 2012 Môn: Sinh học lớp 9 Thời gian làm bài: 150 phút Câu Hướng dẫn chấm Điểm Câu 1 Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong các cơ chế di truyền + Cơ chế nhân đôi của ADN: Các nuclêôtít ở mỗi mạch khuôn liên kết với các nuclêôtít tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (A-T, G- X) + Cơ chế tổng hợp ARN: Các nuclêôtít ở mạch luôn liên kết với các nuclêôtít tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (U của môi trường liên kết với A của mạch gốc, A của môi trường liên kết với T của mạch gốc; G của môi trường liên kết với X mạch gốc) + Trong cơ chế tổng hợp chuỗi axit amin: Các nuclêôtít ở bộ ba đối mã khớp bổ sung với các nuclêôtít của bộ bba mã sao trên mARN (A-U, G-X) 0,5 0,5 0,5 Câu 2 * Đối với sinh vật sản sinh vô tính: + Trong sinh sản vô tính: thế hệ mới được tạo thành từ 1 hoặc 1 nhóm TB của cơ thể mẹ tách ra không qua thụ thinh. + Nguyên phân đảm bảo cho TB con sinh ra có bộ NST giống hệt nhau và giống hệ bộ NST của TB mẹ. + Do đó cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể được đảm bảo nhờ quá trình nguyên phân. - Đối với sinh vật sinh sản hữu tính: + Cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể được đảm bảo nhờ kết hợp quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. + Trong sinh sản hữu tính mỗi cá thể được phát triển từ 1 hợp tử. Nhờ quá trình NP hợp tử phát triển thành cơ thể mà tất cả các tế bào sinh dưỡng trong cơ chế đó đều có bộ NST giống bộ NST của hợp tử (2n) + Khi hình thành giao tử nhờ quá trình GP các giao tử chứa bộ NST đơn bội (n), giảm đi 1/2 so với TBSD + Khi thụ tinh sự kết hợp hai bộ NST đơn bội (n) của hai giao tử đực và cái trong hợp tử đã khôi phục bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho loài 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 Câu 3 Nguyên nhân cơ bản làm phát sinh các bệnh di truyền ở người a/ Tác động của môi trường và ô nhiễm của môi trường sống: Đây là nguyên nhân quan trọng và phổ biến. Có rất nhiều nguồn ô nhiễm gây tác hại. Song, có thể khái quát các yếu tố sau: - Các chất phóng xạ (tạo ra từ các vụ nổ do thử vũ khí hạt nhân). Các chất này đi vào khí quyển rồi phát tán qua môi trường sống . - Các chất thải hóa học do hoạt động công nghiệp và do con người gây ra như chạy máy nổ, đốt cháy - Các chất thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu đặc biệt là chất độc hóa học mà Mỹ rải xuống miền Nam nước ta gây hậu quả lâu dài. - Các chất trên phát tán ra môi trường rồi xâm nhập vào cơ thể người qua 0,25 0,25 0,25 không khí, nước uống, thực phẩm trở thành các tác nhân gây đột biến và tạo ra các bệnh di truyền. b/ Hiện tượng hôn phối gần: Sự kết hôn giữa những người có quan hệ họ hàng thân thuộc, làm cho các gen đột biến lặn có hại được có điều kiện tổ hợp lại thành các kiểu gen đồng hợp lặn gây di truyền ở đời sau. c/ Sinh con ở tuổi quá lớn: Bố, mẹ sinh con ở tuổi quá cao, con dễ mắc bệnh di truyền hơn bình thường là do các yếu tố gây đột biến trong cơ thể bố, mẹ trong một thời gian dài trước đó bây giờ có điều kiện tác động với nhau để tạo kiểu gen gây hại ở con. 0,25 0,5 0,5 Câu 4 * Ở những loài sinh sản hữu tính: - Quá trình sinh sản là sự kết hợp giữa 2 cơ chế: giảm phân và thụ tinh. - Trong giảm phân có sự trao đổi chéo ở kì đầu và sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể ở kì sau I từ đó tạo ra vô số các laọi giao tử khác nhau về ngồn gốc nhiễm sắc thể. - Trong thụ tinh có sự kết hợp nhẫu nhiên giữa 2 loại giao tử đực và cái từ đó tổ hợp lại các gen của cơ thể bố, mẹ tạo ra nguồn biến dị tổ hợp lại các gen của cơ thể bố, mẹ tạo ra nguồn biến dị tổ hợp vô cùng phong phú Tính đa dạng cao. * Còn ở các lòai sinh sản vô tính: Do sự sinh sản được thực hiện nhờ cơ chế nguyên phân nên các cơ thể con được sinh ra giống nhau và đều giống cơ thể mẹ nên không có biến dị tổ hợp Tính đang dạng thấp (0,5 điểm) 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5 * Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN. - Khi bắt đầu: Phân tử ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn tách nhau dần dần và các nuclêôtít trên mạch đơn sau khi được tách ra lần lượt liên kết với các Nuclêôtít do trong môi trường nội bào để dần hình thành mạch mới. - Khi kết thúc: Hai phân tử ADN con được tạo thành rồi đóng xoắn và sau này chúng được phân chi cho 2 tế bào thông qua quá trình phân bào. - Kết quả: Hai phân tử ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ. * Nêu các điểm giống nhau và khác về cấu trúc của Gen và ADN: - Giống nhau: + Đều được cấu tạo từ 4 loại Nuclêôtít: A,T,G và X. + Đều có cấu trúc 2 mạch xoắn lại và có liên kết giữa các Nuclêôtít trên 2 mạch theo NTBS: A-T, G-X - Khác nhau: Gen có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN, Mỗi phân tử ADN chứa đựng nhiều gen * Mối quan hệ giữa hoạt động ADN với hoạt động của Gen: + Hiện tượng ADN tháo xoắn và nhân đôi tạo điều kiện cho các gen nằm trên nó nhân đôi và truyền thống tin di truyền. + Hoạt động truyền thông tin di truyền của các gen cũng góp phần vào việc thực hiện các chức năng truyền đạt thông tin của các phân tử ADN. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 6 Xét tỉ lệ phân tính ở F 2 : - Tính trạng chiều cao cây: 0,25 1 2 Cao : thấp = (100 + 202 + 98) : (32 + 64 + 32)= 3 : 1 Cao là trội hoàn toàn so với thấp - Tính trạng màu sắc hoa: Đỏ : hồng : trắng = (100 + 32) : (2002 + 64) : (98 + 32)= 1:2:1 Hoa đỏ là trội không hoàn toàn so với hoa trắng - Quy ước gen: Gen A: quy định tính trạng cây cao Gen a: quy định tính trạng cây thấp Kiểu gen BB: hoa trắng Kiểu gen Bb: hoa hồng - Biện luận quy luật di truyền: Từ tỉ lệ 3 cao : 1 thấp cặp gen quy định chiều cao cây ở F 1 là: Aa x Aa Từ tỉ lệ 1 đỏ: 2 hồng : 1 trắng cặp gen quy định màu sắc hoa ở F 1 là: Bb x Bb Xét chung cả hai tính trạng: 100 : 202 : 98 : 32 : 64 : 32 = 3 : 6 : 3 : 1 : 2 : 1 = (3 : 1) (1 : 2 : 1) F 2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó chứng tỏ hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau và tuân theo quy luật phân ly độc lập của Men Đen. - Kết hợp lại ta có kiểu gen của F 1 là: AaBb P thuần chủng F 1 đồng tính có kiểu gen là AaBb P có hai sơ đồ lai: P: Cây cao hoa đỏ x cây thấp hoa trắng AABB x aabb P: Cây thấp hoa đỏ x cây cao hoa trắng aaBB x AAbb Viết sơ đồ lai từ P F 2 - Biện luận tìm kiểu gen giao phối với F1 Để F 2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1 = (1 : 1)x(1 : 1) Từ tỉ lệ ở F 2 1 : 1 F 1 Aa x aa Từ tỉ lệ ở F 2 1 : 1 F 1 Bb x bb, hoặc Bb x BB AaBb x aaBB (cao hồng x thấp đỏ) AaBb x aabb (cao hồng x thấp trắng) Viết 2 sơ đồi lai 0,25 0,25 0,25 1 0,5 0,5 Câu 7 - Câu lúa nói trên thuộc dạng đột biến thể tam bội. - Cơ chế hình thành: do sự không phân ly của cặp NST mang alen trong a trong quá trình giảm phân nên hình thành loại giao tử không bình thường mang cả hai alen a(aa), giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang alen A hình thnàh hợp tử Aaa (tam bội). Câu 8 * Xác định tên loài: - Tổng số NST đơn trong các giao tử được tạo thành là: 3120 x 2 = 6240 (NST) - Số giao tử được thu tinh = số hợp tử được tạo ra = 20 - Số giao tử được tạo ra là: 20 x 12,5% = 160 giao tử - Số NST đơn trong một giao tử là: n= 6240 : 160 = 39 => Bộ NST 2n= 2x 39 = 78 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 => Đây là lòai Gà * Xác định giới tính: - Tổng số NST đơn trong các tế bào sinh giao tử = Tổng số nhiễm sắc thể MT cung cấp cho quá trình giảm phân = 3120 (NST). - Số tế bào tham gia giảm phân tạo giao tử là: 3120 : 78 = 40 (tế bào) - Số giao tử được tạo ra từ một tế bào sinh giao tử là: 160 : 40 = 4 (giao tử) Vậy đây là cơ thể đực Câu 9 a/ Tế bào đang ở kỳ giữa của lần phân bào của 2 giảm phân. - Vì: số lượng NST kép trong tế bào lúc này đã giảm đi một nửa so với tế bào mẹ và các NST kép đang tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. b/ Chỉ tiêu Kỳ giữa Kỳ sau Số tâm động 8 16 Só cromatit 16 16 Số NST đơn 0 16 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 Câu 10 a) Số lượng từng loại Nu của ADN: - Theo nguyên tắc bổ sung ta có: %A + %G = 50% Vậy: %G = 50% - %A = 32% Số Nu loại A = 0,18.N Số Nu loại G= 0,32.N - Theo đề bài, ta có: 2A + 3G= 4752 (1) => 2.(0,18.N) + 3.(0,32.N)= 4752 => N= 3600 Nu Vậy A=T= 0,18.3600 = 648 Nu G=X= 0,32.3600 = 1152 Nu b) Nếu ADN tự nhân đôi 4 đợt, môi trường cung cấp: A=T= (2 4 - 1). 648 = 9720 Nu G=X= (2 4 - 1). 1152= 17280 Nu 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẮC GIANG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: Sinh học lớp 9 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (2 điểm) a. Tại sao trong phép lai phân tích, nếu kết quả lai có hiện tượng đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội có phải kiểu gen đồng hợp? Nếu có hiện tượng phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp? b. Vì sao thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt còn các tính trạng lặn là các tính trạng xấu? Câu 2: (2 điểm) a. Nêu những đặc điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính trong một tế bào lưỡng bội (2n)?. b. Các gen sắp xếp trên một NST ở ruồi gấm tại các vùng địa lý khác nhau như sau: 1. ABCDEFGHI 2. HEFBAGCDI. 3. ABFEDCGHI 4. ABFCGHEDI 5. ABFEHGCDI. Biết sắp xếp ở 1 là sắp xếp ban đầu, các đảo đoạn khác nhau có thể xuất hiện theo trình tự thế nào? Câu 3 (1 điểm). Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen sau đây: P AaBbCcDdEe x aaBbccDdee. a. Tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng là bao nhiêu? b. Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống mẹ là bao nhiêu? c. Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống bố là bao nhiêu? d. Tỉ lệ đời con có kiểu hình khác bố mẹ là bao nhiêu? Câu 4 (2 điểm). Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa một cặp gen dị hợp (Aa), mỗi gen đều dài 4080 Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết hiđrô; genlựan a có 3240 liên kết hiđrô. a. Số lượng từng loại nuclêôtít trong mỗi loại giao tử bình thường chưa gen nói trên bằng bao nhiêu? b. Khi có hiện tượng giảm phân I phân li không bình thường thì số lượng từng loại nuclêôtít trong mỗi loại giao tử được hình thành bằng bao nhiêu? c. Nếu cho các loại giao tử không bình thường đó tái tổ hợp với giao tử bình thường chứa gen lặn nói trên thì số lượng từng loại nuclêôtít của mỗi loại hợp tử bằng bao nhiêu? [...]... nào sinh cũng là 25% 0,25 * Quy luật phân li của Menđen - Vẫn đúng b 0,5 - Vì: Quy luật phân li của Menđen chỉ sự phân li của các alen mà không nói về sự phân li của tính trạng 0,5 *2 alen của cùng 1 gen: 2 alen có thể tương tác với nhau theo kiểu trội - lặn hoàn toàn hoặc trội khong hoàn toàn hoặc đồng trội PHÒNG GD &D ĐT TP BẮC GIANG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn: Sinh lớp. .. trội - lặn hoàn toàn mà đồng trội (mỗi alen biểu hiện kiểu hình của riêng mình) thì quy luật phân li của Menđen có còn đúng hay không, giải thích? Hai alen thuộc cùng 1 gen có thể tương tác với nhau hay không, giải thích? PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẮC GIANG HDC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: Sinh học lớp 9 Thời gian làm bài: 150 phút Hướng dẫn chấm Câu Điểm 1 4 - Phép... 600 1 Xác định quy luật di truyền chi phối hai tình trạng trên và viết sơ đò lai phù hợp 2 Để xác định kiểu gen của một cây có hoa đỏ, hạt trơn ngời ta làm thế nào? Giải thích HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Câu 1 (2 điểm) Hướng dẫn chấm Thang điểm 1 - Cắt bỏ nhị từ khi chưa chín hoa ở cây chọn làm mẹ để ngăn 025 ngừa sự tự thụ phấn - Khi nhị đã chín, ông lấy phấn hoa trên cây được chọn làm... 0,5 - 1 ABCDEFGHI đảo đoạn CDEF thành 3 ABFEDCGHI 0,5 - 2 ABFEDCGHI đảo đoạn DCGH thành 5 ABFEHGCDI 0,5 - 5 ABFEHGCDI đảo đoạn ABFEH thành 2 HEFBAGCDI 0,5 - 5 ABFEHGCDI đảo đoạn EHGC thành 4 ABFCGHEDI b 1 3 5 0,5 2 4 3 2 - a) = 1/2 A x 3/4B x 1/2C x 3/4D x 1/2E = 9/128 ABCDE 0,5 - b) = 1/2a x 3/4B x 1/2c x 3/4D x 1/2e = 9/128 aBcDe 0,5 - c) = 1/2A x 3/4 B x 1/2C x 3/4D x 1/2 E = 91/218 0,5 - d) = 1 -. .. 3 0.25 - ở các loài sinh sản vô tính, nguyên nhân là cơ chế trì tính ổn định 0.25 bộ NST đặc trưng của loài qua cá thế hệ - ở cá loài sinh sản hữu tính, cơ chế trì tính ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ là sự phối hợp của cả các quá trình: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh Câu 4 (2 điểm) Hướng dẫn chấm Thang điểm 1 - Dạng đột biến: Đột biến thể dị bội (2n+1) 0.5 - Cơ chế phát sinh: ở... qui định tính trạng hoa đỏ; Aa qui định tính trạng hoa hồng; aa qui định tính trạng hoa trắng (học sinh có thể qui ước bằng chữ cái khác) Tỷ lệ 1:2:1 là kết quả của phép lai Aa x Aa + Hạt trơn: hạt nhăn = 3:1, ậy tính trạng hạt trơn trội hoàn toàn so với hạt nhăn 0.25 0.25 Qui ước: B- qui định tính trạng hạt trơn, bb qui định tính trạng hạt nhăn 0.25 0.25 Tỷ lệ 3:1 là kết quả của phép lai Bb x Bb - Xét... bài ra: + A - hạt trơn > a- hạt nhăn; B - có tua cuốn > b - không tua cuốn a 1 + F1 dị hợp hai cặp gen F2 xuất hiện 3 loại kiểu hình phân li với tỷ lệ 1/2/1 hai cặp gen di truyền liên kết với nhau theo kiểu liên kết đối 1 kiểu gen của P là Ab/Ab, aB/aB - Lập SĐL để xác định tỷ lệ mỗi loại kiểu hình ở F2: 1 hạt trơn, không tua: 2 hạt trơn, có tua: 1 hạt nhăn, có tua 6 1 2 - Có thể vì mỗi lần sinh là một... với giao tử bình thường n = 12 tạo ra hợp tử 2n+1 = 25 (Học sinh có thể diễn đạt bằng sơ đồ) 0.5 2 Só nhóm gen liên kết : 12 3 Hậu quả: - Đột biến dị bội làm giảm sức sống và khả năng sinh sản của 0.25 sinh vật - Đột biến da bội làm tăng hàm lượng AND trong tế bào lên gấp 0.25 bội dẫn đến cường độ trao đổi chất, tăng kích thước, cơ quan và khả năng chống chịu với môi trường Câu 5 (2 5điểm) Hướng dẫn... nhị trên cây chọn làm mẹ 2 - Mối tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy 0.5 định - Trong tế bào sinh dưỡng các nhân tố di truyền tồn tại thành từng 0.5 cặp - Do sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền của bố mẹ đã 0.5 tạo ra hai loại giao từ với tỷ lệ ngang nhau Câu 2: (2 điểm) Hướng dẫn chấm Thang điểm 1 Hình thái của NST thể hiện qua các kỳ của chu kỳ tế bào: - Đầu kỳ trung... : 2 : 1 a Xác định kiểu gen của bố mẹ và viết sơ đồ lai minh họa Biết rằng gen trội là trội hoàn toàn, các tính trạng đều do một gen quy định b Cho F1 lai phân tích đời con có tỷ lệ kiểu hình như thế nào? Câu 6: (1điểm) a ở người, bệnh bạch tạng do alen a gây ra, alen A quy định người bình thường Gen quy định tính trạng nằm trên NST bình thường Trong 1 gia đình bố mẹ đều da bình thường sinh con trai . - 1). 648 = 972 0 Nu G=X= (2 4 - 1). 1152= 172 80 Nu 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẮC GIANG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: Sinh học. của hiện tượng đó? ĐỀ CHiNH THỨC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẮC GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn: Sinh học lớp 9 Câu Nội dung. ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẮC GIANG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn: Sinh học lớp 9 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (2 điểm) Trình bày chức năng chính của các cơ quan và