ĐỀ THI THỬ MÔN NGỮ VĂN 12 I/MA TRẬN ĐỀ II/ĐỀ: Câu 1(2điểm) : Nêu ý nghĩa hai dòng thơ: “ Không ai chôn cất tiếng đàn Tiếng đàn như cỏ mọc hoang” (Trích “Đàn ghi ta của Lor-ca” của ThanhThảo) Câu 2 (3 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau của Lep-Tôn-xtôi : “Xấu hổ trước mọi người là một tình cảm tốt, nhưng xấu hổ trước bản thân mình còn tốt hơn” Câu 3:(5điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh: …Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức. Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh một phương (Ngữ Văn 12 Cơ bản, Tập một, NXB Giáo dục) III/ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM NGỮ VĂN 12 Cấp Tên độ chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Đọc hiểu văn bản Hiểu được ý nghĩa hai câu thơ trong bài “Đàn ghi-ta của Lor-ca” Số câu: số điểm: Tỉ lệ %: 1 2,0 20% Số câu: 1 Số điểm: 2,0 20% Làm văn nghị luận xã hội . Biết vận dụng những kiến thức về kiểu bài nghị luận bàn về một tư tưởng đạo lí, kết hợp với các thao tác lập luận để trình bày những suy nghĩ của bản thân về vấn đề cần nghị luận. Số câu, số điểm, Tỉ lệ % 1 3,0 30% 1 3,0 30 % Làm văn nghị luận văn học Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại; kết hợp các thao tác NL và phương thức biểu đạt cùng với cách làm một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ để phân tích một đoạn thơ. Số câu, số điểm, Tỉ lệ % 1 5,0 50% 1 5,0 5,0 % Tổng số câu, Tổng số điểm Tỉ lệ % 1 2,0 20% 2 8,0 80% 3 10 100% Câu Đáp án Điểm Câu 1 HS có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng đảm bảo được hai ý cơ bản sau: + Sức sống bất diệt của nghệ thuật Lor- ca. 1,0 + Nỗi xót tiếc thiếu vắng người cách tân nghệ thuật theo di chúc của Lor-ca. 1,0 Câu 2 Trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến của Lep Tôn-xtôi : “Xấu hổ trước mọi người là một tình cảm tốt, nhưng xấu hổ trước bản thân mình còn tốt hơn” 3,0 a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết bài nghị luận xã hội. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng , không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được các ý sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,5 - Giải thích: Xấu hổ là một trạng thái tâm lí, cảm xúc của con người khi thấy mình có lỗi hay thua kém người khác. + Xấu hổ trước mọi người: hổ thẹn trước những người khác về lỗi lầm, hạn chế của bản thân. + Xấu hổ trước bản thân: một phẩm chất cao quí của nhân cách. 0,75 - Bàn luận + Biết xấu hổ trước mọi người: là người ý thức được hạn chế của bản thân, từ đó tự giác vươn lên khắc phục những nhược điểm, hoàn thiện mình về năng lực và nhân cách + Biết xấu hổ trước bản thân: là người kiểm soát được hành vi, việc làm của mình, vì thế hạn chế được những sai lầm không đáng có. Đây là thái độ tự giác của lương tri, lương tâm, là ý thức phục thiện, hướng thiện nằm sâu trong bản chất con người + Phê phán những người không biết xấu hổ 1,25 - Bài học nhận thức và hành động: Bản thân cần nhận thức sâu sắc, xấu hổ không chỉ là trạng thái tâm lí mà còn là một tình cảm tốt đẹp góp phần hoàn thiện nhân cách con người. 0.5 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Câu 3 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh: 1.Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn thơ: - Xuân Quỳnh: là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca chống Mĩ. Thơ của chị là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc đời thường, bình dị; nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong tình yêu. -Sóng:Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. -Đoạn thơ trích nằm ở giữa của bài thơ khắc họa rõ nét nỗi nhớ mong, sự thủy chung trong tình yêu. 0,5 2. Sáu câu thơ đầu -Nỗi nhớ bao trùm cả không gian và thời gian: đối lập: lòng sâu-mặt nước, ngày -đêm 0,5 -Nỗi nhớ thường trực, không chỉ tồn tại khi thức mà cả khi ngủ, len lỏi cả vào trong giấc mơ, trong tiềm thức (cả trong mơ còn thức). 0,5 -Nỗi nhớ của một tình yêu mãnh liệt (ngày đêm không ngủ được). 0,5 -Mượn hình tượng sóng để nói lên nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thỏa, nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ của mình (Lòng em nhớ đến anh). 0,5 3. Bốn câu cuối: - Khẳng định lòng thủy chung: dù ở phương nào, nơi nào, dù cuộc đời có vạn biến em cũng chỉ hướng về anh –một phương.( phương bắc, phương nam, xuôi, ngược, là những hình ảnh gợi những trắc trở, vạn biến trong cuộc đời, “một phương” khẳng định sự bất biến, duy nhất) 1,0 4.Một số điểm đặc sắc về mặt nghệ thuật của đoạn thơ: 0,5 -Thể thơ năm chữ được dùng một cách sáng tạo, thể hiện nhịp của sóng biển, nhịp lòng của thi sĩ. -Các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích hợp cho việc diễn tả nỗi nhớ mãnh liệt: con sóng ( 3 lần), dưới lòng sâu- trên mặt nước, dẫu xuôi-dẫu ngược. - Đánh giá chung về đoạn thơ, nêu suy nghĩ của bản thân. 0,5 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. . được ý nghĩa hai câu thơ trong bài “Đàn ghi-ta của Lor-ca” Số câu: số điểm: Tỉ lệ %: 1 2, 0 20 % Số câu: 1 Số điểm: 2, 0 20 % Làm văn nghị luận xã hội . Biết vận dụng những kiến thức về kiểu. luận để trình bày những suy nghĩ của bản thân về vấn đề cần nghị luận. Số câu, số điểm, Tỉ lệ % 1 3, 0 30 % 1 3, 0 30 % Làm văn nghị luận văn học Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về. một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ để phân tích một đoạn thơ. Số câu, số điểm, Tỉ lệ % 1 5,0 50% 1 5,0 5,0 % Tổng số câu, Tổng số điểm Tỉ lệ % 1 2, 0 20 % 2 8,0 80% 3 10 100% Câu