1. Trang chủ
  2. » Đề thi

TRƯỜNG THPT XUÂN DIỆU Bình Định ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2013 2014 MÔN VĂN

4 603 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 72 KB

Nội dung

SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TNTHPT NĂM HỌC 2013 - 2014 TRƯỜNG THPT XUÂN DIỆU MÔN: NGỮ VĂN 12 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm có 03 câu) Câu 1 (3,0 điểm): Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ”Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” (Quang Dũng- Tây Tiến) a- Quang Dũng đã sử dụng các thủ pháp nghệ thuật nào trong đoạn thơ trên? (1,0 điểm) b- Trong các thể thơ thất ngôn Đường luật (tứ tuyệt, bát cú) giữa thanh bằng và thanh trắc trong mỗi dòng thơ thường phân bố theo tỉ lệ nào? (0,5 điểm) c-Xét về mặt sử dụng thanh điệu, đoạn thơ sau có sự tương phản gay gắt giữa dòng thơ nào với dòng thơ nào? (0,5 điểm) d- Sử dụng thanh điệu như vậy góp phần gợi tả nội dung gì? (1,0 điểm) Câu 2. (3,0 điểm) Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về lời khuyên sau đây: “Hãy vui với người đang vui, hãy khóc với người đang khóc!”. Câu 3. (4 điểm): Nhân vật người đàn bà hàng chài (“Chiếc thuyền ngoài xa”) và nỗ lực đi tìm “những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” của nhà văn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975. Hết ………………………………………………………………………………… MA TRẬN Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng 1. Đọc hiểu - Các thủ pháp nhà thơ Quang Dũng đã thể hiện trong đọan thơ: - Biết tỉ lê B/T trong thất ngôn Đường luật - Nhận biết sự đối lập thanh điệu giữa dòng thơ đầu và dòng thơ cuối khổ. - Nêu được giá trị gợi tả của cách sử dụng thanh điệu độc đáo của tác giả. Số câu: 1 Tỉ lệ: 30% (10% x 10 điểm = 1,5 điểm) (10% x 10 điểm = 1,5 điểm) 30% x 10 = 3,0 2. Làm văn Biết được thực chất vấn đề là Bàn luận để thấy được ý nghĩa, tác Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội. Bài làm 1 2.1 Nghị luận xã hội kêu gọi sự đồng cảm sẻ chia giữa người với người trong cuộc sống. dụng, lời khuyên; từ đó nêu bài học cho bản thân, phê phán thói vô cảm đang có xu hướng lan tràn trong xã hội. có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, hợp lí; dẫn chứng sinh động, xác thực, diễn đạt mạch lạc, trong sáng Số câu: 1 Tỉ lệ: 30% (10% x 10 điểm = 1,0 điểm) (10% x 10 điểm = 1,0 điểm) 10% x 10 = 1,0 điểm 30% x 10 = 3,0 đ 2.2 Nghị luận văn học - Những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại - Từ phân tích nhân vật, biết làm rõ một ý kiến về tác giả văn học. Phân tích hình ảnh người đàn bà hàng chài để làm rõ nỗ lực phát hiện “những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” của Nguyễn Minh Châu trong bước chuyển mình mạnh mẽ của cuộc sống và văn học trước sau mốc 1986 Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác NL và phương thức biểu đạt, biết cách làm bài nghị luận văn học Số câu: 1 Tỉ lệ: 40% (40% x10 điểm = 4,0 điểm) 40% x10 đ = 4,0 đ Tổng cộng 2,0 điểm 2,0 điểm 6,0 điểm 10 điểm ĐÁP ÁN Câu 1 (3 điểm) a- Các thủ pháp nhà thơ Quang Dũng đã thể hiện trong đọan thơ: Học sinh kể đúng một thủ pháp hưởng 0,25 điểm): - Sử dụng từ láy tượng hình - Đối lập thanh điệu - Tương phản - Điệp từ ngữ b-Trong các thể thơ thất ngôn Đường luật (tứ tuyệt, bát cú) giữa thanh bằng và thanh trắc trong mỗi dòng thơ thường phân bố theo tỉ lệ: 3B/4T hoặc 4B/3T (nói chung là tỉ lệ 4/3) (0,5 điểm) c- Xét về mặt sử dụng thanh điệu, đoạn thơ sau có sự tương phản gay gắt giữa dòng thơ thứ nhất với dòng thơ thứ tư? (0,5 điểm) d- Câu thơ đầu nhiều vần trắc phù hợp để gợi tả sự nhọc nhằn của đoàn quân khi vượt quãng đường đèo dốc hiểm trở, gập ghềnh, vô tận….Câu thơ nghe như có hơi thở nặng nhọc của người lính (0,5 điểm). Câu cuối toàn vần bằng phù hợp với trạng thái lâng lâng khi đoàn quân tạm dừng chân trên dốc núi, trải ra trước tầm mắt là một không gian rộng lớn, với những mái nhà thấp thoáng trong màn mưa núi giăng giăng (0,5 điểm). * Cách cho điểm: + Cho điểm tối đa khi HS trả lời chính xác, trình bày rõ ràng. + Tuỳ mức độ sai sót của học sinh, GV linh động cho điểm. Câu 2 (3 điểm): a.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp, chính tả, . 2 b.Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song nhất thiết lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí, thuyết phục; cần làm rõ các ý chính sau: Yêu cầu Điểm 1- Mở bài: Nêu được vấn đề nghị luận (Dẫn dắt, dẫn lại câu nói, thực chất ý nghĩa của lời khuyên: kêu gọi, nhen ươm sự sẻ chia, đồng cảm giữa con người với con người) 0,5 đ 2-Thân bài a- Giải thích ý kiến: Cần quan tâm đến người chung quanh bằng sự đồng cảm, sẻ chia với những vui /buồn, hạnh phúc/ khổ đau, thành công/ thất bại, gian khó, hoạn nạn của họ b- Bàn luận ý kiến: - Người ta thường vui khi đạt được thành công, hạnh phúc. Sự sẻ chia, đồng cảm của người chung quanh có tác dụng cổ vũ, khích lệ để họ có thêm động lực ý chí để vươn đến thành công, hạnh phúc cao hơn (Nêu dẫn chứng) - Người ta thường buồn/khóc khi gặp thất bại, khổ đau. Sự sẻ chia, đồng cảm của người chung quanh có tác dụng động viên, nâng đỡ để họ vượt qua trạng thái bi quan, nặng nề, tiếp tục nỗ lực để có được niềm vui thành công và hạnh phúc trong tương lai (nêu dẫn chứng). - Khẳng định lời khuyên trên là lời kêu gọi, nhen ươm cho cách sống đúng và đẹp; đem lại nhiều niềm vui và quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống, phù hợp với đạo lí dân tộc - Phê phán hiện tượng thờ ơ, vô cảm với người chung quanh, lối sống ích kỉ chỉ biết đến lợi ích riêng mình (dẫn chứng). 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,25 đ 0,5đ 3- Kết bài: Khái quát vấn đề, liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hành động của bản thân 0,5 đ Lưu ý : - Chỉ cho điểm tối đa khi thi sinh đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức - Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng và hợp lí thì vẫn được chấp nhận Câu 3 (4 điểm) a/ Yêu cầu về kĩ năng: - Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài: Phân tích nhân vật trong tác phẩm để làm rõ một nhận định về tác giả. - Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp; chữ viết phải cẩn thận, dễ đọc, trình bày sạch sẽ, đúng quy cách. b/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần nắm những kiến thức chung về thể loại, tác giả, tác phẩm nhân vật. Bài làm có thể trình bày nhiều theo cách khác nhau, miễn là nêu được các ý chính sau. Nội dung cần thể hiện Điểm tối đa 1.Mở bài Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, nhân vật người đàn bà hàng chài để làm rõ: nhà văn Nguyễn Minh Châu luôn khát khao đi tìm “những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” kể hai chặng đường sáng tác trước và sau 1975. Người đàn bà hàng chài là nhân vật thể hiện rõ nỗ lực đó của tác giả trong bước chuyển mình mạnh mẽ của cuộc sống và văn học đầu thập niên 80 của thế kỉ XX. 0,5 2 .Thân bài 3,0 điểm a - Giải thích nhận định: “Những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”: là cách nói ẩn dụ (hạt ngọc) để chỉ các vẻ đẹp, cái quý báu thuộc phương diện tinh thần 0,5 3 không hiển lộ, không thể nhìn là thấy ngay; cũng có nghĩa là những vẻ đẹp thường thường bị khuất lấp bởi cái bề ngoài tầm thường, thậm chí là thô kệch, xấu xí… b- Phân tích để làm nổi bật những đặc điểm ngoại hình, hành động (lẳng lặng rời thuyền lên bãi cát đến chỗ những chiếc xe quân sự hỏng, cam chịu đòn chồng, khóc lạy đứa con, lặng lẽ về thuyền) của nhân vật người đàn bà hàng chài trong buổi sáng tinh sương trên biển. Qua đây, HS chỉ ra được nhà văn đã khơi dậy ở người đọc niềm cảm thông sâu sắc với cuộc sống lam lũ của chị, cũng như nỗi đau khổ ê chề (khi ngồi lại với đứa con trai) của người phụ nữ này vì hành vi bạo lực của chồng . c- Phân tích để làm nổi bật vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài qua câu chuyện ở tòa án huyện. Qua đó, nhà văn giúp người đọc hiểu thêm về lai lịch cũng như những đặc điểm, tính cách của chị. Ẩn sau cái vẻ bề ngoài xấu xí là vẻ đẹp tâm hồn luôn ửng sáng: thương con, hi sinh tất cả vì con, cảm thông, hiểu được những bức xúc bên trong của chồng, sẵn sàng chịu mọi thua thiệt về mình, thấy hạnh phúc khi vợ chồng con cái sống hòa thuận vui vẻ. d- Về nghệ thuật: Lựa chọn phương thức trần thuật theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện trực tiếp chứng kiến và tham gia vào câu chuyện; chọn lựa chi tiết miêu tả, tiêu biểu, kết hợp kể tả và bộc lộ nội tâm (đặc biệt là đoạn kết, có sự gián cách về thời gian) cho thấy một cái tôi nghệ sĩ luôn trăn trở, soi rọi vào mọi ngóc ngách của cuộc đời và con người để phát hiện nâng niu “những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” . 1,0 1,0 0,5 3- Kết bài - Đánh giá khái quát về nhân vật người đàn bà hàng chài. - Người đàn bà hàng chài là kiểu nhân vật mới của Nguyễn Minh Châu thể hiện tinh thần nhân đạo mang ý nghĩa nhân bản và nhân văn, và cái nhìn nhiều chiều, nhiều mặt về cuộc sống và con người của nhà văn trước thềm Đổi mới 0,5 Lưu ý : Chỉ cho điểm tối đa khi thi sinh đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức . Bài điểm không là bài không viết được gì, hoặc viết một đoạn ngắn vô nghĩa, không liên quan đến đề. …………… Hết ………… 4 . SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TNTHPT NĂM HỌC 2013 - 2014 TRƯỜNG THPT XUÂN DIỆU MÔN: NGỮ VĂN 12 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) . giấu trong bề sâu tâm hồn con người” của nhà văn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975. Hết ………………………………………………………………………………… MA TRẬN Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng 1 mang ý nghĩa nhân bản và nhân văn, và cái nhìn nhiều chiều, nhiều mặt về cuộc sống và con người của nhà văn trước thềm Đổi mới 0,5 Lưu ý : Chỉ cho điểm tối đa khi thi sinh đạt cả yêu cầu về kĩ

Ngày đăng: 28/07/2015, 11:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w