Do yêu cầu về thời gian và cách xây dựng bộ công cụ, đề khảo sát chỉ bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 theo 2 nội dung Phần đọc hiểu văn b
Trang 1SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2013-2014 TRƯỜNG THPT THỜI GIAN: 120 phút (Không tính thời gian phát đề)
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
GV: Lê Thị ngọc Tuyết
ĐỀ CHÍNH THỨC
I MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Đề khảo sát được biên soạn nhằm kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12.
Do yêu cầu về thời gian và cách xây dựng bộ công cụ, đề khảo sát chỉ bao quát một
số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 theo 2 nội dung Phần đọc hiểu văn bản và phần viết văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận Các câu hỏi tự luận chủ yếu kiểm tra kĩ năng tạo lập văn bản theo các thao tác và phương thức biểu đạt đã học
Qua kết quả kiểm tra, học sinh tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ
đó điều chỉnh hoạt động học tập để đạt hiệu quả.
- Về kiến thức: Cần có kiến thức phong phú về văn học và xã hội, có chiều sâu và
phương pháp viết bài cô đọng, hàm súc để viết được bài nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
- Về kĩ năng: Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để đọc- hiểu văn bản,
viết bài văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội chuẩn xác, hấp dẫn.
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Hình thức: Tự luận
Cách tổ chức kỉểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra phần tự luận trong 120 phút.
III THIẾT LẬP MA TRẬN
- Liệt kê tên các nội dung cần kiểm tra.
- Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy.
- Xác định khung ma trận.
Trang 2KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Chủ đề
Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1
Đọc hiểu
văn bản
Bầm ơi
Nhận biết được tình cảm sâu nặng của anh chiến sĩ dành cho mẹ.
- Hiểu được nội
dung và nghệ thuật của văn bản
Viết được cảm nhận của bản thân về văn bản.
Số câu: 1
Số điểm: 2,0 Số câu: ½ câu Số điểm: 1,0 Số câu: ½ câu Số điểm: 1,0 Số điểm: Số câu
1,0
Số câu
Số điểm:
1,0
Số câu: 1 2,0 điểm
Chủ đề 2
Làm văn
Nghị luận
xã hội
- Nắm được vấn đề cần nghị luận là một tư tưởng, đạo lí.
- Hiểu được các bước nghị luận trong một bài văn, hiểu được lĩnh vực để lập luận, dẫn chứng cụ thể.
Vận dụng những kiến thức về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt
để trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về một tư tưởng, đạo lí.
Số câu
Số điểm: 3,0
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu: 1
Số điểm: 3
Số câu: 1
Số điểm 3,0
Chủ đề 3
Làm văn
Nghị luận
văn học
Nhớ được một
số nét cơ bản
về tác giả Kim Lân, hoàn cảnh sáng tác, những chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm Vợ nhặt đã học và xác định đúng kiểu bài nghị luận văn học
Hiểu được nội dung biểu đạt;
phát hiện được các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật đặc sắc; nhận ra được
ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm
; biết nhận ra nét đặc sắc của nhân vật.
vật
Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt
để trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về một nhân vật văn học.
Số câu: 1,0
Số điểm: 5,0 Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số câu: 1 Số điểm
5,0
Tổng số
câu: 03
Tổng số
điểm
Tỉ lệ %
Số câu:1/2
Số điểm: 1,0 10%
Số câu: 1/2
Số điểm: 1,0 10%
Số câu: 2
Số điểm: 8,0 80%
Số câu: 3
Số điểm: 10,0 100%
Trang 3SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TN THPT NĂM HỌC 2013 - 2014
TRƯỜNG THPT
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU THỜI GIAN: 120 phút (Không tính thời gian phát đề)
(Học sinh làm bài trên giấy thi)
ĐỀ CHÍNH THỨC Đề 1
PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1 ( 2,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
BẦM ƠI
( Trích- Tố Hữu)
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…
Bầm ơi có rét không bầm
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương thầm bấy nhiêu!
Bầm ơi sớm sớm chiều chiều
Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
Con ra tuyền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước cả đôi mẹ hiền.
a Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
b Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.
c Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ?
d Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, anh chị nghĩ gì về người mẹ của anh?
PHẦN VIẾT VĂN
Câu 2 ( 3,0 điểm)
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con…”
( Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra)
Từ việc người mẹ không “ cầm tay” dắt con đi tiếp mà “ buông tay” để con tự đi, anh / chị
hãy viết một bài văn ngắn bàn về tính tự lập.
Câu 3 ( 5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật thị trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn
Kim Lân.
( Ngữ văn 12 Ban Cơ bản, tập 2, NXB Giáo dục, tr.24)
Trang 4.Hết
SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TN THPT NĂM HỌC 2013- 2014
TRƯỜNG THPT
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Thời gian: 120 phút (Không tính thời gian phát đề
HƯỚNG DẪN CHẤM
I Hướng dẫn chung
1 Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí
sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
2.Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám kháo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo
3 Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 ( lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm)
II Đáp án và thang điểm
Câu 1
(2,0 đ)
Đọc văn bản Bầm ơi ( trích- Tố Hữu)
“ … Ai về thăm mẹ quê ta
… Yêu bầm yêu nước cả đôi mẹ hiền”
A Yêu cầu về kỹ năng: Đọc – hiểu văn bản
B Yêu cầu về kiến thức:
Cần đạt các ý sau:
a Điều gợi anh chiến sĩ nhớ tới mẹ là: Heo heo gió núi, lâm thâm mưa
phùn.
Anh chiến sĩ nhớ những hình ảnh của mẹ như:
“ Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non.”
b Những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng là:
“Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu”
c Anh chiến sĩ đã dùng cách nói để làm yên lòng mẹ là:
- So sánh nỗi khổ, tái tê lòng mẹ với nỗi khổ của mình Động viên, an ủi
mẹ.
d Viết cảm nhận về người mẹ trong văn bản:
- Nghèo khổ, vất vả, lam lũ
- Giàu tình cảm yêu thương con, yêu nước, yêu cách mạng.
1,0
1,0
Câu 2
(3,0đ)
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay
mà nói: “ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con…”
( Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra)
Từ việc người mẹ không “ cầm tay” dắt con đi tiếp mà “ buông tay”
để con tự đi, anh / chị hãy viết một bài văn ngắn bàn về tính tự lập.
a Yêu cầu về kỹ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn
đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp Biết vận dụng
phối hợp nhiều thao tác nghị luận.
b Yêu cầu về kiến thức
Trang 5Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần sự chân thành, hợp
lí, thiết thực, chặt chẽ và có sức thuyết phục Cần nêu được các ý cơ bản:
-Cầm tay: dẫn dắt, chở che cho con Buông tay: để con tự đi, tự khám phá thế giới.
- Qua việc buông tay để con tự đi, người mẹ muốn con mình phải tự lập Tự lập là tự làm những việc của mình, không nhờ vả, ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.
- Ở mỗi lứa tuổi, hoàn cảnh, việc thể hiện tính tự lập khác nhau Chẳng hạn lứa tuổi học sinh khác lứa tuổi trưởng thành,…
0,5
- Con người cần có tính tự lập vì không phải lúc nào cũng có người làm giúp
ta mọi việc Tự lập giúp con người lớn khôn, khẳng định và hoàn thiện bản thân ( dẫn chứng)
- Tự lập không có nghĩa là không cần đến sự giúp đỡ của mọi người Trước những khó khăn quá lớn của chúng ta cũng cần sự chia sẻ của người khác ( dẫn chứng)
- Để tự lập, cần có những yếu tố nhất định: tự tin, kỹ năng sống,…
1,0
- Phê phán những kẻ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác ( dẫn chứng) 0,5
- Rút ra bài học nhận thức và hành động, rèn luyện thái độ sống đúng đắn 0,5
Câu 3 Cảm nhận về nhân vật thị trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim
Lân.
( Ngữ văn 12 Ban Cơ bản, tập 2, NXB Giáo dục, tr.24)
a Yêu cầu về kỹ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi, biết cách cảm nhận về nhân vật trong tác phẩm truyện Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở nắm vững tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, học sinh có
thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được những nội dung cơ bản sau:
- Cảm nhận bối cảnh nạn đói 1945 xuất hiện nhân vật
- Cảm nhận diễn biến tâm lí nhân vật thị:
+ Lần Tràng gặp đầu tiên hồn nhiên, nhí nhảnh
+ Lần Tràng gặp lại con ma đói, đánh mất nữ tính, chao chát, chỏng lỏn và chấp nhận theo không Tràng.
+ Trên đường về nhà Tràng bóng dáng một cô dâu
+ Vào nhà Tràng thất vọng, lo lắng
+ Sau một đêm có nơi nương tựa một người đàn bà hiền hậu, đúng mực
1,5
- Cảm nhận nghệ thuật: Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ,…
1,0
- Qua nhân vật toát lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm 0,5