1. Trang chủ
  2. » Đề thi

thpt nguyễn huệ bình định ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN VĂN NĂM 2014 - ĐỀ SỐ 1

10 2,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 193,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ ============= ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN VĂN NĂM 2014 - ĐỀ SỐ 1 (Giáo viên: Trần Ngọc Tuấn) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ là trích trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng "Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi". Câu 1: Nêu của đoạn thơ? Câu 2: Chọn lựa và phân tích một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? Câu 3: Chỉ bằng 5 câu đơn, hãy ghi lại cảm xúc của anh/chị khi đọc đoạn thơ trên. II. PHẦN THI VIẾT (7,0 điểm) Câu 1: M. Farađây có nói: “Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại”. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên. Câu 2: Hiệu quả nghệ thuật của tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. HẾT MA TRẬN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN VĂN NĂM 2014 - ĐỀ SỐ 1 Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Văn học - Tây Tiến. - Nêu chủ đề đoạn thơ. - Cảm xúc khi đọc đoạn thơ. Số câu 1 C 1C 2 C Số điểm 1.0 1.0 2.0 Tỉ lệ 10 % 10 % 15 % 2. Tiếng việt - Phân tích phép tu từ và giá trị của chúng Số câu 1 C 2 C Số điểm 1.0 1.5 Tỉ lệ 10 % 15% 3. Làm văn * Nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý. Nhận biết về một vấn đề đạo lý quan trọng. Hiểu một vấn đề đạo lý quan trọng Vận dụng kiến thức kỹ năng để làm bài:Nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý 0.5 1.25 1.75 3.5 35% * Nghị luận văn học: Tình huống truyện trong “Vợ nhặt”. Vận dụng kiến thức kỹ năng để làm bài: Nghị luận văn học về “Vợ nhặt” (Kim Lân) 1.0 2.5 3.5 35% Tổng số câu 6 C Tổng số điểm 10 Tỉ lệ 100% HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ SỐ 1 I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Câu Đáp án Điểm Ý Nội dung P H Ầ N Đ Ọ C H I Ể U Câ u 1 - Chủ đề: Llời ước hẹn thủy chung, son sắt với mảnh đất, với con người miền Tây, với những người đồng đội từng chia sẻ thiếu thốn, gian nguy, từng vào sinh ra tử. 1.0 Câ u 2 - Biện pháp tu từ: Nói giảm, nói tránh: về (Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi) - Tác dụng: làm cho câu thơ giảm đi sự mất mát, đau thương mà thay vào đó là sự bi tráng, hào hùng. 1.0 câu 3 Trên cơ sở nội dung đoạn thơ, học sinh ghi lại cảm xúc. 1.0 NLXH M. Farađây có nói: “Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại”. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên. 3.5 Yêu cầu: - Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về kiến thức xã hội, học sinh cần làm được nội dung vấn đề. Học sinh có thể có nhiều cách khai thác, trình bày nhưng bài viết cần đạt đến những nội dung sau: 1 Nêu và dẫn vấn đề cần nghị luận 0.25 2 * Giải thích - Khi chúng ta nhìn lại cuộc sống của mình, rất dễ dàng để nhận ra mọi việc đều đến rồi đi. Niềm vui, nỗi đau, sự khen ngợi, chê trách, khó khăn, dễ dàng, thành đạt, thất bại và bao nhiêu điều khác nữa. - Tình người là những tình cảm đẹp đẽ của con người, gắn kết những trái tim. Nó có thể là tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bè bạn, và cao hơn cả là tình người nói chung. Đó có thể là những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất từ sự quan tâm, chăm sóc nhau trong cuộc sống đến những tình cảm lớn lao hơn mang tính giai cấp, cộng đồng. * Đánh giá, Bàn bạc, mở rộng vấn đề - Câu nói trên có tác dụng như một sự nhắc nhở rằng mọi thứ đều có không gian, thời gian nhất định của nó, một quy luật cơ bản là không có điều gì tồn tại mãi mãi. - Cuộc sống chỉ tồn tại lâu bền nhất khi được nuôi dưỡng bởi suối nguồn của tinh người.(d/c) - Thực tế, có những con người chạy theo quyền chức, danh lợi sốngthiếu chân thành, đề cao cái tôi cá nhân, lợi dụng hoặc xu nịnh kẻ khác mà đánh mất nhân tâm, đánh mất tình người > một lối sống ti tiện và thiếu tình người.( d/c) * Bài học thực tiễn - Ý nghĩa của câu nói: Hãy sống yêu thương nhau. Đó là đạo đức 1.0 1.5 0.5 của con người. Sống với tấm lòng rộng lượng, vị tha, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua mọi lỗi lầm, sai phạm của người khác và không bao giờ nhắc đến - Liên hệ và bài học cho bản thân về động cơ sống và cách sống sao cho tình người còn mãi. 3 Khẳng định vấn đề 0.25 Nghị luận văn học Hiệu quả nghệ thuật của tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. 3.5 Yêu cầu - Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn Nghị luận về nhân vật văn học, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. - Về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về tác phẩm “Vợ nhặt”, cần làm bật nổi bật tính hiệu quả nghệ thuật của tình huống truyện: Học sinh có thể có nhiều cách khai thác, trình bày nhưng bài viết cần đạt đến những ý chính sau: 1 Giới thiệu chung. 0.25 2 - Tình huống truyện thể hiện ngay trong đầu đề tác phẩm “vợ nhặt”. Vợ mà nhặt. Thông thường lấy vợ ( chồng) là một trong 3 việc quan trọng của đời người. - Tình huống như vậy lại xảy ra trong nạn đói chết người khiến cả xóm ngụ cư ngạc nhiện, cụ Tứ ngạc nhiên và chính Tràng cũng bối rối. - Nhưng chính trong hoàn cảnh bi đát, tuyệt vọng ấy lại làm ba con người cùng khổ nương tựa vào nhau, cùng nhau hi vọng vào tương lai. Cả ba đều biến đổi và biến đổi sâu sắc nhất là bà cụ Tứ, người mẹ nghèo đôn hậu, thương con trai, con dâu và thương mình. - Trong tình huống đặc biệt ấy, nhà văn đã để cho nhân vật tự bộc lộ tính cách và họ đã không mất niềm tin vào sự sống, vẫn cưu mang đùm bọc nhau cùng xây dựng gia đình, hi vọng vào ngày mai tươi sáng. - Tình huống truyện cũng tạo cho nhà văn có tiếng nói riêng tố cáo thực dân phong kiến đã gây ra nạn đói khủng khiếp, đã hạ giá phẩm chất con người đến mức rẻ mạt, vợ theo, “nhặt vợ với câu nói đùa và bốn bát bánh đúc…( Tức là tiếng nói tố cáo tội ác bằng hình tượng, giàu tính nghệ thuật, không đại ngôn, hô khẩu hiệu, tố khổ…). 1.5 1.5 3 Đánh giá chung. 0.25 Đọc đoạn thơ là trích trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng "Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi". Câu 1: Nêu chủ đề của đoạn thơ? (Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc) Câu 2: Chọn lựa và phân tích một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? Câu 3: Chỉ bằng 5 câu đơn, hãy ghi lại cảm xúc của anh/chị khi đọc đoạn thơ trên. II. PHẦN THI VIẾT (7,0 điểm) Câu 1: M. Farađây có nói: “Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại”. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên. Câu 2: Hiệu quả nghệ thuật của tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ ============= ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN VĂN NĂM 2014 - ĐỀ SỐ 2 (Giáo viên: Trần Ngọc Tuấn) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 1.Cho đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi: Tiếp theo lái xuồng là một bầy sấu, con này buộc nối đuôi con kia, đen ngòm như khúc cây khô dài. Mỗi con sấu, hai chân sau thúc ké trên lưng, hai chân trước tự do, quạt nước cầm chừng như tiếp sức với Tư Hoạch để đẩy chiếc bè quái dị kia đi nhẹ nhàng. Thực tế hay là chiêm bao? Người thì đứng há miệng sửng sốt rồi toan chạy vào nhà trốn. Người khác khấn vái lâm râm, e nay mai xóm này bị trừng phạt của quỷ thần. Vài người dạn hơn, bơi xuồng ra giữa sông, nhìn bầy sấu nọ cho tỏ rõ rồi rước Tư Hoạch vào bờ hỏi han rối rít. (Trích Bắt sấu rừng U Minh Hạ - Sơn Nam) Câu 1: Hãy cho biết Đoạn văn trên đã miêu tả lại cảnh tượng gì? Qua đó, tác giả thể hiện chủ đề gì? Câu 2: Trong đoạn văn, tác giả có sử dụng những biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng của những biện pháp tu từ ấy? Câu 3: Từ đoạn văn, anh/ chị có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong thời đại hiện nay? II. PHẦN THI VIẾT (7,0 điểm) Câu 1: Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh, chị về thói vô cảm trong bản tin sau: “Một hình ảnh hết sức xấu xí và vô cảm là hàng trăm người hồ hởi, vui vẻ tràn ra đường “hôi của” khi cả ngàn thùng bia chở trên một chiếc xe tải bị đổ xuống đường sau một vụ tai nạn. Vụ việc xảy ra lúc 14g ngày 4-12 ở khu vực vòng xoay Tam Hiệp, TP Biên Hòa (Đồng Nai), trước sự bất lực và gào khóc đến khản cổ của tài xế Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê tỉnh Bình Định), người điều khiển chiếc xe bị nạn chở khoảng 1.500 thùng bia Tiger. Những người dân chứng kiến vụ việc bức xúc nói nhìn cảnh tượng này chẳng khác gì một vụ “cướp của”. Những người “hôi của” tranh nhau giành giật các thùng bia còn nguyên bị rớt xuống đường và thu gom các lon bia văng ra khỏi thùng. Trong đó, nhiều người lấy cả những thùng bia còn nguyên vẹn, một số người thì lấy túi đựng số lon bia lẻ ” (Theo báo điện tử: http://tuoitre.vn). Câu 2: Những suy nghĩ và đánh giá của anh (chị) về người vợ nhặt – người đàn bà không tên trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân . MA TRẬN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN VĂN NĂM 2014 - ĐỀ SỐ 2 Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Văn học - Bắt sấu rừng U Minh Hạ - Nội dung và chủ đề đoạn văn Nêu mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người Số câu 1 C 1 C 2 C Số điểm 1.0 1.0 2.0 Tỉ lệ 10 % 10 % 20 % 2. Tiếng việt - Phân tích phép tu từ và giá trị của chúng Số câu 1 C 1 C Số điểm 100 1.0 Tỉ lệ 10 % 10% 4. Làm văn * Nghị luận xã hội về vấn đề đời sống Nhận biết về một vấn đề đời sống Hiểu một vấn đề đời sống Vận dụng kiến thức kỹ năng để làm bài:Nghị luận xã hội về vấn đề đời sống 0.5 1.25 1.75 3.5 35% * Nghị luận văn học: suy nghĩ và đánh giá về người vợ nhặt Vận dụng kiến thức kỹ năng để làm bài: Nghị luận văn học về “Vợ nhặt” (Kim Lân) 1.0 2.5 3.5 35% Tổng số câu 9 C 3 C 1 C 1 C 14 C Tổng số điểm 2,25 0,75 2,0 5, 0 10 Tỉ lệ 22,5% 7,5 % 20% 50% 100% HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ SỐ 2 I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Câu Đáp án Điểm Ý Nội dung P H Ầ N Đ Ọ C H I Ể U Câ u 1 1 2 - Nội dung: Đoạn văn trên miêu tả cảnh đàn sấu rừng U Minh Hạ bị người bắt sấu trói lại, giong về và thái độ của dân trong xóm trước cảnh tượng đó. - Chủ đề: Hình ảnh thiên nhiên U Minh bí ẩn, dữ dội và hình ảnh con người Việt Nam nơi này hiền lành, chân chất mà dũng cảm, tài trí. 1.0 Câ u 2 Biện pháp tu từ: - So sánh: “Sấu… đen ngòm như khúc cây khô dài” Tác dụng: miêu tả sinh động hình ảnh sấu rừng U Minh. - Liệt kê: Người thì…, người khác…., vài người… Tác dụng: miêu tả những thái độ khác nhau của mọi người, nhấn mạnh tính li kì của câu chuyện. câu 3 So sánh mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong thời xưa và nay, rút ra nhận xét, bài học. - Xưa: Con người chinh phục thiên nhiên. - Nay: Con người có nhiều hành động tàn phá thiên nhiên. 1.0 NLXH Trình bày suy nghĩ của anh, chị về thói vô cảm trong bản tin 3.5 Yêu cầu: - Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề vấn đề đời sống. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về tác dụng của sách và những tình bạn cao đẹp để làm rõ yêu cầu đề. Học sinh có thể có nhiều cách khai thác, trình bày nhưng bài viết cần đạt đến những nội dung sau: 1 Nêu và dẫn vấn đề cần nghị luận 0.25 2 1. Nhận định chung về hiện tượng: hiện tượng “hôi của” được nêu trong bản tin là một hiện tượng xấu cho thấy sự vô cảm, vô nhân đạo, vô lương tâm một cách đáng báo động. Hình ảnh này cho thấy sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức, nhân cách của một bộ phận con người trong xã hội ta. 2. Bàn luận - Tác hại của hiện tượng: + Việc “hôi của” được nêu trong bản tin trên là một hành động cho thấy sự xuống cấp đạo đức trầm trọng. Hành động ấy đi ngược lại với truyền thống nhân đạo cao đẹp của con người Việt Nam. + Có một bộ phận những người vô cảm trước nỗi đau của người khác. Mặc dù tài xế Hồ Kim Hậu đã van xin khẩn thiết nhưng đoàn người vẫn ồ ạt, tranh giành nhau để lấy bia. Thậm chí còn trèo lên cả thùng xe để cướp. Số tài sản bị mất lên đến 310 triệu đồng. Nếu không có tiền để trả, dứt khoát anh Hậu phải ngồi tù. + Việc làm của những kẻ hôi của là hạ thấp nhân cách của mình, tạo nên một hình ảnh xấu về con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Cần lên án, phê phán mạnh mẽ hành động trên của 0.5 1.5 những kẻ hám lợi cho bản thân mà quên đi nỗi đau của người khác. Cần có sự can thiệp của pháp luật để răn đe, giáo dục những kẻ tham gia trong hành động trên. - Bên cạnh việc hôi của đáng tiếc ở trên, chúng ta cũng thấy nhiều hình ảnh đẹp đối ngược: vụ lật xe bia ở Đà Nẵng, ở Hội An nhưng người dân lại ra bảo vệ cho tài xế, giúp tài xế thu dọn hàng hoá trong trật tự và bảo đảm tài sản không mất cắp. Nhiều trang mạng xã hội và báo Tuổi trẻ đã đăng tải thông tin về tài xế Hậu và quyên góp cho tài xế này. 3. Bài học cho bản thân: nhận thức việc làm của những kẻ hôi của ở trên là xấu, bản thân cần tránh những hành động trên. Ra sức học tập và rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách cho bản thân, sống biết yêu thương, sẻ chia với những khó khăn của người khác 0.5 0.5 3 Khẳng định vấn đề 0.25 Nghị luận văn học Những suy nghĩ và đánh giá của anh (chị) về người vợ nhặt – người đàn bà không tên trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân 3.5 Yêu cầu - Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn Nghị luận về nhân vật văn học, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. - Về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về tác phẩm “Vợ nhặt”, cần làm bật nổi bật được suy nghĩ và đánh giá về nhân vật người “ợ nhặt”. Học sinh có thể có nhiều cách khai thác, trình bày nhưng bài viết cần đạt đến những ý chính sau: 1 Giới thiệu chung. 0.25 2 * Ý 1: Về cả nh ngộ , xuất hiện trong tác phẩm, người vợ nhặt chỉ là một con số không tròn trĩnh : không tên tuổi, không quê hương, không gia đình, không nghề nghiệp… Từ đầu đến cuối tác phẩm chị chỉ được gọi bằng “thị”- một cách gọi phiếm định giành cho chị và tất cả những người phụ nữ có cảnh ngộ và số phận đáng thương và tội nghiệp như chị. - Cân dung của người phụ nữ ấy hiện ra ngay từ đầu là những nét không mấy dễ nhìn : đó là hình ảnh của người đàn bà gầy vêu vao, ngực gầy lép, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt, quần áo thì rách như tổ đỉa. * Ý 1: Về tính cách : - Trước khi trở thành vợ Tràng, thị là một người phụ nữ ăn nói chỏng lỏn, táo bạo và liều lĩnh : Lần gặp đầu tiên, thị chủ động làm quen ra đẩy xe bò cho Tràng và “liếc mắt cười tít” với Tràng.Lần gặp thứ hai, thị “sầm sập chạy tới”, “sưng sỉa nói” và lại còn “đứng cong cớn” trước mặt Tràng. Đã vậy, thị còn chủ động đòi ăn. Khi được Tràng mời ăn bánh đúc, thị đã cúi gằm ăn một mạch bốn bát bánh đúc. Ăn xong còn lấy đũa quẹt ngang miệng và khen ngon… à Có thể nói, tất cả những biểu hiện trên của thị suy cho cùng cũng là vì đói.Cái đói trong một lúc nào đó nó có thể làm biến dạng tính cách của con người.Nói điều này, chắc chắn nhà văn thật sự xót xa và cảm thôngcho cảnh ngộ đói nghèo của người lao động. - Khi trở thành vợ Tràng, thị đã trở về với chính con người thật của mình là một người đàn bà hiền thục, e lệ, lễ phép, đảm đang . + Điều đó được thể hiện qua dáng vẻ bẽn lẽn đến tội nghiệp của thị khi bên Tràng vào lúc trời chạng vạng ( thị đi sau Tràng ba bốn bước, cái nón rách che nghiêng, “rón rén, e thẹn” , ngượng nghịu,“chân nọ bước díu cả vào chân kia” )à thật tội nghiệp cho cảnh cô dâu mới theo chồng về nhà : một cảnh đưa dâu không xe hoa, chẳng pháo cưới mà chỉ thấy những khuôn mặt hốc hác u tối của những người trong xóm và âm thanh của tiếng quạ, tiếng khóc hờ người chết tang thương… + Sau một ngày làm vợ, chị dậy sớm, quét tước, dọn dẹp cho căn nhà khang trang, sạch sẽ. Đó là hình ảnh của một người vợ biết lo toan, thu vén cho cuộc sống gia đình – hình ảnh của một người vợ hiền, một cô dâu thảo. + Trong bữa cơm cưới giữa ngày đói, chị tỏ ra là một phụ nữ am hiểu về 1.5 1.5 thời sự khi kể cho mẹ và chồng về câu chuyện ở Bắc Giang người ta đi phá kho thóc của Nhật. Chính chị đã làm cho niềm hy vọng của mẹ và chồng thêm niềm hy vọng vào sự đổi đời trong tương lai. 3 Đánh giá chung. 0.25 . văn Kim Lân. HẾT MA TRẬN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN VĂN NĂM 2 014 - ĐỀ SỐ 1 Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Văn học - Tây Tiến. -. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ ============= ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN VĂN NĂM 2 014 - ĐỀ SỐ 1 (Giáo viên: Trần Ngọc Tuấn) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0. truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ ============= ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN VĂN NĂM 2 014 - ĐỀ SỐ 2 (Giáo viên: Trần Ngọc Tuấn) I.

Ngày đăng: 28/07/2015, 11:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w