ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN VĂN NĂM 2014 ĐỀ 2

5 1.1K 0
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN VĂN NĂM 2014 ĐỀ 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN VĂN NĂM 2014 ĐỀ 2 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Trường THPT Nguyễn Trường Tộ GV: Huỳnh Thị Thu Hiền A. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm) Câu 1 (3.0 đ) Cho ngữ liệu sau: Miếng đất dọc chân thành phía ngoài cửa Tây vốn là đất công. Ở giữa có con đường mòn nhỏ hẹp, cong queo, do những người hay đi tắt giẫm mãi thành đường. Đó cũng lại là cái ranh giới tự nhiên giữa nghĩa địa những người chết chém hoặc chết tù, ở về phía tay trái, và nghĩa địa những người nghèo, ở về phía tay phải. Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ. 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào trong chương trình Ngữ văn 12 mà em đã học? Của tác giả nào? (0.5đ) 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn? Đặt nhan đề? (1.0đ) 3. Nêu ý nghĩa chi tiết “con đường mòn”? (0.75đ) 4. Phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên? (0.75đ) B. PHẦN VIẾT I. Nghị luận xã hội ( 3.0 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến của Lep Tôn-xtôi: Xấu hổ trước mọi người là một tình cảm tốt nhưng xấu hổ trước bản thân mình còn tốt hơn. II. Nghị luận văn học: Thí sinh chọn một trong hai đề 1. Theo chương trình chuẩn (4.0 điểm) Phân tích vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong đoạn thơ sau Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương. (Sóng – Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 12, tập 1) 2. Theo chương trình nângcao (4.0 điểm) Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. MA TRẬN, ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA NĂM HỌC 2013 – 2014 MÔN : NGỮ VĂN KHỐI 12 A. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA I. Mục tiêu đề kiểm tra Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: - Phần đọc – hiểu: nắm nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản, hiểu ý nghĩa của văn bản. biết đặt tên văn bản. Những hiểu biết về từ ngữ, ngữ pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản. Một số biện pháp nghệ thuật và tác dụng của chúng. - Phần viết: vận dụng kiến thức văn học và hiểu biết xã hội để giải quyết một vấn đề về văn học và xã hội. II. Hình thức đề kiểm tra: tự luận. III. Thiết lập ma trận. - Liệt kê các chuẩn kiến thức - kĩ năng của chương trình Ngữ văn 12. - Chọn nội dung cần đánh giá. - Thực hiện các bước thiết lập ma trận. - Xác định khung ma trận. Ma trận đề kiểm tra Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Phần A: Đọc – hiểu văn bản Nhận biết được tên tác phẩm, tác giả và các biện pháp tu từ được sử dụng. Nêu được nội dung chính của đoạn văn. Hiểu được ý nghĩa các chi tiết. Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng. Đặt được tên nhan đề cho đoạn trích. Số câu, số điểm, Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 3 30% Phần B: I. Nghị luận xã hội Biết cách làm một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. Rút ra bài học nhận thức từ vấn đề đã nêu. Số câu, số điểm, Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 3 30% II: Nghị luận văn học Biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn xuôi, đoạn trích thơ. Những hiểu biết về tác phẩm, đoạn thơ. Câu 1: - Phân tích được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu được thể hiện cụ thể qua nỗi nhớ và lòng chung thủy. - Những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích. Câu 2: - Phân tích được những phẩm chất đặc trưng của hình tượng cây xà nu - Phân tích được ý nghĩa của hình tượng rừng xà nu đối với dân làng Xô Man và con người Tây Nguyên trong chiến tranh. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 4 40% Tổng số câu, Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 3 Số điểm: 10 100% ĐÁP ÁN A. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm) Câu 1 (3đ) 1. “Thuốc” của Lỗ Tấn 2. Đoạn văn miêu tả hình ảnh nghĩa địa, nơi bà mẹ Thuyên và Hạ Dụ gặp nhau ở cuối tác phẩm. Nhà văn đặc biệt chú ý đến hình ảnh con đường mòn giữa nghĩa địa, chia cắt nghĩa địa thành hai, mộ những người chết chém hoặc chết tù, ở về phía tay trái, và nghĩa địa những người nghèo, ở về phía tay phải. Đặt nhan đề: Con đường mòn, hình ảnh nghĩa địa 3. Ý nghĩa chi tiết con đường mòn: “Con đường mòn” là biểu tượng của tập quán xấu đã trở thành thói quen, suy nghĩ đương nhiên của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ. Ở đây, con đường mòn chia cắt nghĩa địa người chết chém là người phản nghịch, người CM với nghĩa địa người chết bệnh là nhân dân lao động nghèo khổ chính là biểu tượng cho mối quan hệ lỏng lẻo giữa nhân dân và CM. Người dân TQ lúc bấy giờ ngu muội, thiếu hiểu biết về chính trị và người làm CM thì lại xa rời quần chúng nhân dân. Hình ảnh “con đường mòn” còn là biểu tượng để nói lên căn bệnh mê tín, lạc hậu, ngu muội đã đưa người dân Trung Hoa đến những bi kịch: cái chết Hạ Du (người CM) và tiểu Thuyên (người chết bệnh). Do đó, cần một thứ thuốc để chữa bệnh thể xác lẫn tinh thần cho toàn xã hội. 4. Nghệ thuật: - Ẩn dụ: chi tiết con đường mòn - So sánh: Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ → rất nhiều mộ, hệ quả tất yếu của tình trạng ngu muội, lạc hậu của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ. B. PHẦN VIẾT I. Nghị luận xã hội a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội có sử dụng kết hợp các thao tác lập luận đã học; có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí. Cần làm rõ các ý sau Giới thiệu vấn đề nghị luận (0.5đ) - Nhận định, đánh giá của Lep Tôn-xtôi về ý nghĩa của tâm lí biết hổ thẹn trước người khác về lỗi lầm, hạn chế của bản thân, đặc biệt ý nghĩa hơn là tâm lí biết hổ thẹn trước bản thân mình. - Đề cao tính tự giác về danh dự cá nhân, xem đó như một phẩm chất cao quý của nhân cách. Giải thích ý kiến (0.5đ) - Xấu hổ trước mọi người: là trạng thái tâm lí, cảm xúc của con người thấy hổ thẹn khi mình có lỗi hay thua kém người khác - Xấu hổ trước bản thân mình là ý thức phục thiện, hướng thiện nằm sâu trong bản chất con người. Đây là thái độ tự giác của lương tri, lương tâm. Bàn luận (1.5đ) - Biết xấu hổ là ý thức được hạn chế của bản thân, từ đó tự giác vươn lên khắc phục những nhược điểm, hoàn thiện mình về năng lực và nhân cách.(0.25đ) - Người biết xấu hổ trước bản thân mình là người kiểm soát được hành vi, việc làm của mình vì thế hạn chế được những sai lầm không đáng có.(0.25đ) - Phân biệt xấu hổ và tự ti (0.5đ) - Phê phán những người không biết xấu hổ. (0.5đ) Bài học nhận thức và hành động (0.5 điểm) Bản thân cần nhận thức sâu sắc xấu hổ không phải chỉ là một trạng thái tâm lí mà còn là một tình cảm tốt đẹp góp phần hoàn thiện nhân cách con người. II. Nghị luận văn học 1. Theo chương trình chuẩn (4.0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau - Nêu được vấn đề cần nghị luận (0.5đ) - Nội dung: + Nỗi nhớ của người phụ nữ trong tình yêu: cồn cào, dạt dào, tha thiết, cháy bỏng, mãnh liệt, thường trực. Nỗi nhớ kéo dài theo thời gian, bao trùm khắp không gian, nhớ cả trong ý thức và tiềm thức. Nỗi nhớ được bộc lộ một cách chyaan thành, mạnh mẽ, táo bạo. (2.0đ) + Lòng chung thủy vô hạn của người phụ nữ trong tình yêu -> vẻ đẹp và sự lâu bền của tình yêu (1.0đ) - Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ, kết cấu song hành, chiếu ứng hai hình tượng sóng và em. Phép nhân hóa, phép điệp (điệp từ, điệp cấu trúc), cách nói khẳng định. Khổ thơ bọc lộ nỗi nhớ dài với 6 câu. Giọng thơ dào dạt, nức nở, tha thiết. (1.0đ) - Đánh giá tổng quát về nội dung và nghệ thuật. (0.5đ) 2. Theo chương trình nâng cao (4.0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn xuôi có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau - Nêu được vấn đề cần nghị luận (0.5 điểm) - Ý nghĩa tả thực: + Cây xà nu là vẻ đẹp tiêu biểu của núi rừng Tây Nguyên (0.5 điểm) + Cây xà nu bị giặc tàn phá, hủy diệt (0.75 điểm) + Cây xà nu có sức sống mãnh liệt (0.75 điểm) + Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống của dân làng Xô Man (0.5 điểm) - Ý nghĩa biểu tượng + Gợi những mất mát, đau thương, gợi những phẩm chất kiên cường, bất khuất, gợi sức sống bất diệt (1.0 điểm) - Nghệ thuật: sử thi, nhân hóa, ẩn dụ, phép điệp,… (0.5 điểm) - Đánh giá chung về hình tượng cây xà nu (0.5 điểm) Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi HS đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. . ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN VĂN NĂM 20 14 ĐỀ 2 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Trường THPT Nguyễn Trường Tộ GV: Huỳnh Thị Thu. Ngữ văn 12, tập 1) 2. Theo chương trình nângcao (4.0 điểm) Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. MA TRẬN, ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA NĂM HỌC 20 13 – 20 14 MÔN. ngày mừng thọ. 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào trong chương trình Ngữ văn 12 mà em đã học? Của tác giả nào? (0.5đ) 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn? Đặt nhan đề? (1.0đ) 3. Nêu ý nghĩa

Ngày đăng: 25/07/2015, 22:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan